Nhật Bản : Chính sách đại dương tập trung trên an ninh biển

15 Tháng Năm 20187:36 CH(Xem: 10205)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 16 MAY 2018


Nhật Bản : Chính sách đại dương tập trung trên an ninh biển


Trọng Nghĩa 15-05-2018


 image029

Các tàu của Hải Cảnh Trung Quốc và Cảnh Sát Biển Nhật Bản gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hiện đang có tranh chấp. Bức ảnh được Kyodo công bố ngày 10/09/ 2013.REUTERS/Kyodo


Chính quyền Tokyo hôm nay, 15/05/2018, đã thông qua một chính sách mới về đại dương, nêu bật mối quan tâm của Nhật Bản về vấn đề an ninh trên biển, trong bối cảnh đe dọa ngày càng tăng từ phía Trung Quốc và Bắc Triều Tiên. Trọng tâm mới này đã đi ngược lại với chính sách trước đây, chủ yếu tập trung trên việc phát triển tài nguyên biển.


Theo hãng tin Kyodo, chính sách đại dương của Nhật đã nêu lên các mối đe dọa đến từ hỏa tiễn đạn đạo Bắc Triều Tiên và các hoạt động của tàu Trung Quốc ở Biển Hoa Đông, chung quanh quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng đòi chủ quyền.


Trong cuộc họp với ủy ban chính phủ về chính sách biển, thủ tướng Shinzo Abe khẳng định : « Trong bối cảnh tình hình trên biển ngày càng nghiêm trọng, chính phủ sẽ nỗ lực trong việc bảo vệ cả lãnh hải quốc gia và lẫn lợi ích trên biển ».


Chính sách nói rõ là tình hình an ninh biển mà Nhật phải đối phó « có rất nhiều khả năng xấu đi nếu không có biện pháp nào được đưa ra. ». Nhận định này dự báo việc tăng thêm ngân sách quốc phòng trong thời gian tới đây.


Chính quyền Nhật còn có kế hoạch sử dụng các trạm radar trên bờ biển, máy bay và tàu thủy của Quân Đội và Lực Lượng Tuần Duyên, kết hợp với mạng lưới vệ tinh tối tân của Cơ Quan Thám Hiểm Không Gian Nhật Bản để tăng cường khả năng thu thập thông tin tình báo.


Chính sách về đại dương còn nhấn mạnh trên nhu cầu hợp tác giữa Lực lượng Tuần Duyên và Cơ Quan Ngư Nghiệp để tăng cường năng lực đối phó với nạn đánh cá lậu của Bắc Triều Tiên và quốc gia khác trong bối cảnh nạn đánh bắt trái phép đang gia tăng trong vùng biển Nhật Bản.


Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho các tuyến hàng hải, chính sách mới của Nhật cũng quy định việc phát huy chiến lược « Một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở cửa » mà thủ tướng Abe đang thúc đẩy, nhằm duy trì và củng cố một trật tự thông thoáng và tự do trong vùng, trên nền tảng tôn trọng Nhà Nước Pháp Quyền.
07 Tháng Tám 2016(Xem: 11678)
"Chiến tranh nhân dân" mở màn
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 10545)
Diễn biến ở Hội nghị Asean xứ nghìn voi
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 12541)
Ai sẽ khai thác tài nguyên cá ở Biển Đông? - Ngư phủ trăm năm đổi lấy nghề xuất khẩu lao động.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 11075)
"Theo bản tin ngắn của Tân Hoa Xã, trong cuộc gặp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ông Lý Khắc Cường đã kêu gọi Việt Nam “phối hợp với Trung Quốc cùng bảo vệ hòa bình và ổn định ở biển Đông”.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 11826)
- Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 12245)
* Scarborough, bãi Cỏ Mây đâu là mục tiêu gần nhất của TQ? * Biển Đông sẽ "chia đôi"?
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 10960)
Canh bạc lớn ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 10696)
Trên Biển Đông, Trung Quốc ngang ngược không thể đàm phán nổi, nay nếu việc nhờ bên thứ 3 là cơ quan tài phán quốc tế, và có thể là cả Liên Hợp Quốc can thiệp nữa mà không được thì chắc chỉ còn nước chuẩn bị cho phương án xấu nhất - đánh nhau.
01 Tháng Bảy 2016(Xem: 11126)
* Nếu TQ đánh chiếm đảo của Philippines, 2 Hàng không Mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan sẽ phản ứng ra sao? * Tuyên bố của Đại sứ Mỹ tại Phi có ý nghĩa gì?