Vương Nghị tới Hà Nội "nói chuyện" về Biển Đông hay COC? (*)

16 Tháng Chín 20186:52 CH(Xem: 10214)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ HAI 17 SEP 2018


Vương Nghị tới Hà Nội "nói chuyện" về Biển Đông hay COC? (*)


Việt Nam trao đổi thẳng thắn với TQ về vấn đề trên biển


LĐO | 16/09/2018


image013

Toàn cảnh phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày 16.9. Ảnh: BNG


Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển tại phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày 16.9.


Trong phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc ngày 16.9 tại thành phố Hồ Chí Minh, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã trao đổi và xác định một số trọng tâm công tác nhằm thực hiện hiệu quả nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững trong thời gian tới.


Hai bên nhất trí cho rằng, kể từ sau Phiên họp lần thứ 10 (4.2017) đến nay, quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục duy trì xu thế phát triển tích cực, tuy nhiên trong quan hệ giữa hai nước vẫn còn một số vấn đề tồn tại như:  Nhập siêu thương mại của Việt Nam từ Trung Quốc vẫn còn lớn; một số dự án doanh nghiệp Trung Quốc xây dựng cần khẩn trương thúc đẩy; tiến độ thực hiện các khoản viện trợ không hoàn lại cần đẩy nhanh hơn.


Hai bên nhất trí phối hợp chuẩn bị tốt cho các chuyến thăm, tiếp xúc giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước; triển khai hiệu quả hợp tác giữa hai Đảng. Hai bên nhất trí tiếp tục áp dụng các biện pháp hiệu quả thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển ổn định, bền vững, cân bằng, lành mạnh; ủng hộ doanh nghiệp hai nước triển khai hợp tác trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, trong đó có gạo, sắn, các sản phẩm sữa, một số loại hoa quả; tiếp tục tạo thuận lợi cho hoạt động của các Văn phòng xúc tiến thương mại của Việt Nam tại Trung Quốc; khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực có công nghệ tiến tiến, thân thiện với môi trường; tăng cường chỉ đạo doanh nghiệp hai bên tích cực phối hợp, giải quyết khó khăn và vướng mắc trong các dự án hợp tác.


Hai bên đã trao đổi thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; thúc đẩy các cơ chế đàm phán về vấn đề trên biển đạt kết quả thực chất; thực hiện toàn diện, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) nhằm bảo đảm môi trường thuận lợi cho tiến trình đàm phán COC; tiếp tục tinh thần hợp tác, xây dựng và tích cực cùng các nước ASEAN trao đổi các nội dung cụ thể, thực chất của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); kiểm soát tốt bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp, duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông.


Kết thúc Phiên họp, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Vương Nghị đã chứng kiến lễ ký “Biên bản Phiên họp lần thứ 11 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc”.


Trước đó, ngày 14.9.2018, Thứ trưởng Ngoại giao Lê Hoài Trung và Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu đã tiến hành cuộc gặp giữa hai Tổng Thư ký Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc./ Vân Anh.


(*) tựa của Văn Hóa.


image014

Ông Vương Nghị và ông Phạm Bình Minh chụp ảnh tại Hà Nội hồi tháng Tư.


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


- Kết quả chuyến đi sứ của Lê Hồng Anh:“Biển Việt Nam-Biển Trung Quốc”.
- Biển Đông tiêu tùng! “biển Việt Nam-Trung Quốc”
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15690)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14738)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15027)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17477)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15036)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15646)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14811)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17085)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 15855)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 15970)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16636)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17461)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16731)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 17992)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16614)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22097)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 16391)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16236)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162406)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19146)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.