Đài Loan, « Hàng không Mẫu hạm Mỹ » chĩa vào Trung Quốc

25 Tháng Mười 20186:20 CH(Xem: 9863)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 26 OCT 2018


Đài Loan, « hàng không mẫu hạm Mỹ » chĩa vào Trung Quốc


Minh Anh 25/10/2018


image010

Bản đồ eo biển Đài Loan.Wikimedia Commons


Từ hai năm nay, tình hình eo biển Đài Loan bỗng căng thẳng trở lại, sau gần 20 năm sóng yên gió lặng . Sự việc một lần nữa cho thấy rõ tầm quan trọng địa chính trị của hòn đảo tự trị này trong cuộc đọ sức chiến lược dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc từ hơn nửa thế kỷ qua.


Ngược dòng lịch sử, ngay từ năm 1945, khi Liên Hiệp Quốc ra đời, Đài Loan đã từng là một thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An. Quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Đài Loan cũng đã có ngay từ lúc đó. Năm 1954, Washington và Đài Bắc từng ký kết một Hiệp ước Quốc phòng Hỗ tương. Đối với tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower lúc bấy giờ, hiệp ước này nằm trong chiến lược « kềm hãm » (containment) thế giới cộng sản.


Đài Loan: Tiền đồn quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương


Nhưng đến ngày 25/10/1971, Đài Loan đã bị Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế tước mất chiếc ghế thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An, để nhường chỗ cho nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Bởi vì, trước đó, vào ngày 01/01/1979, Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chính thức thiết lập bang giao.


Thông cáo chung ghi rõ : « Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thừa nhận chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là chính phủ duy nhất hợp pháp tại Trung Quốc. Trong khuôn khổ này, người dân Mỹ chỉ duy trì quan hệ văn hóa, thương mại và nhiều mối quan hệ khác không chính thức với người dân Đài Loan (….). Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận vị thế của Trung Quốc theo đó chỉ có một nước Trung Hoa duy nhất và Đài Loan là một phần của Trung Quốc ».


Điều mỉa mai là Hoa Kỳ chưa bao giờ đoạn giao với Đài Bắc và không ngừng « chọc tức » Trung Quốc khi vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan từ mấy chục năm qua. Các nhà chiến lược Mỹ vẫn luôn xem Trung Quốc như là một thách thức, một mối đe dọa đến sự thống trị cũng như an ninh quốc gia Mỹ.


Hơn ba tháng sau khi chính thức ký kết thiết lập quan hệ song phương với Trung Quốc, ngày 10/04/1979, Thượng Viện Mỹ thông qua Taiwan Relations Act. Theo hiệp ước này, Washington cam kết cung cấp vũ khí sao cho hòn đảo tự trị này có thể tự vệ trong trường hợp bị tấn công. Tuy nhiên, văn bản không bao gồm điều khoản phòng vệ hỗ tương như hiệp ước trước đây buộc Hoa Kỳ phải trực tiếp bảo vệ Đài Loan.


Dù vậy, có những lúc Hoa Kỳ cũng phải nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc. Ngày 17/08/1982, Washington ký với Bắc Kinh một thỏa thuận đồng ý giảm bớt lượng vũ khí bán cho Đài Bắc, để rồi cũng chính Hoa Kỳ vi phạm thỏa thuận này 10 năm sau đó khi thông báo bán 150 chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan năm 1992, bất chấp phản đối của Trung Quốc.


Năm 2010 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung. Ngày 29/01/2010, chính quyền Obama sau khi được Quốc Hội thông qua đã thông báo bán vũ khí cho Đài Loan với tổng giá trị nằm trong khoảng 6,4 tỷ đô la. Hợp đồng xuất khẩu vũ khí cho Đài Loan bao gồm tên lửa hành trình Patriot PAC-3, trực thăng Black Hawk, tên lửa chống tầu chiến Harpoon, tầu chiến chống mìn và vật liệu chiến tranh điện tử.


Và mới đây nhất, ngày 25/09/2018, bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo đã thông qua một kế hoạch bán vũ khí mới trị giá 330 triệu đô la. Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan các linh kiện rời, linh kiện thay thế cho các chiến đấu cơ và vận tải F-16, C-130, và F-5. Thông báo được đưa ra cùng ngày các biện pháp áp thuế của Mỹ nhắm vào 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực.


Theo đánh giá của giới chuyên gia, các vụ mua bán vũ khí này càng cho thấy rõ eo biển Đài Loan vẫn là tâm điểm của cuộc đối đầu Mỹ – Trung. Trên bình diện chiến lược, Đài Loan được xem như là một tiền đồn quan trọng cho quân đội Mỹ tại vùng Thái Bình Dương. Hòn đảo tự trị này là một phần của pháo đài chống Trung Quốc của Hoa Kỳ đi từ Nhật Bản cho đến Ấn Độ, đi qua cả Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và Việt Nam.


Một hàng rào do Mỹ dựng nên nhằm cản trở Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Đông Á. Đài Bắc trong khuôn khổ này chẳng khác gì một chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ đang chĩa mũi vào lãnh thổ Trung Quốc.


Pháo đài dân chủ tại Đông Á


Bà Valerie Niquet, chuyên gia Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp trong chương trình « Địa Chính Trị » của ban tiếng Pháp đài RFI nhận định rằng cuộc đọ sức Mỹ – Trung không chỉ trên phương diện quân sự mà cả trong mặt trận hệ tư tưởng.


Đài Loan gần như hội nhập hoàn toàn các giá trị phổ quát quốc tế về dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đối nghịch với bên kia bờ eo biển là một nước Trung Quốc theo chế độ độc tài với hệ tư tưởng lỗi thời. Chính vì lý do này mà ngày càng có nhiều người dân đảo Đài Loan không tin vào ý tưởng hợp nhất với một chế độ như Trung Quốc hiện nay.


Trong khi đó, Bắc Kinh không ngừng nỗ lực thâu tóm Đài Bắc để phá vỡ vòng kềm tỏa của Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu sáp nhập Đài Loan trở lại với Trung Quốc từ đây đến năm 2050, một năm sau ngày kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sự hợp nhất này được xem như là một yếu tố chủ đạo cho tiến trình « trỗi dậy quốc gia » mà ông Tập Cận Bình mong muốn, và tiến trình này sẽ phải hoàn thành vào giữa thế kỷ XXI.


Do vậy, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng tỏ ra xác quyết hơn và tăng tốc cô lập Đài Loan. Ngày nay, chưa đầy 20 nước là vẫn còn giữ quan hệ với Đài Bắc, trong số này có tòa thánh Vatican. Về điểm này, ông Emmanuel Dubois de Prisque, nhà nghiên cứu thuộc Viện Thomas More trên đài RFI ngày 13/10/2018 có nhận xét như sau :


« Đài Loan đang thua trong cuộc chiến ngoại giao, trong cuộc đối đầu trực diện về ngoại giao. Ví dụ hai bên đấu tranh với nhau để có quyền hiện diện tại Liên Hiệp Quốc. Đương nhiên, Đài Loan đã bị gạt ra khỏi phần lớn các định chế quốc tế. Như vậy, rõ ràng là Đài Loan đã thua trên mặt trận ngoại giao. Nếu như hiện nay vẫn còn một số nước Trung Mỹ và châu Mỹ La Tinh tiếp tục công nhận Đài Loan, theo tôi, đó chỉ là vì chính quyền Donald Trump gây áp lực để tình trạng này được duy trì.


Nhưng trên một lĩnh vực khác, có thể Đài Loan đang thắng, đó là trận chiến về tư tuởng. Có nghĩa là Đài Loan ngày càng được công nhận như một dạng quốc gia dân chủ, hòa đồng với phần lớn các nước trên thế giới. Quan hệ ngày càng được thặt chặt giữa Đài Loan với các nước lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và trong một chừng mực nào đó, với một số nước Đông Nam Á.


Như vậy, trên lĩnh vực tư tưởng, hay « quyền lực mềm », Đài Loan đang thắng. Chứ còn trong lĩnh vực ngoại giao thuần túy, theo tôi, Đài Loan đã thua. »


Nhưng việc bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống và đảng Dân Tiến  PPD của bà kiểm soát các cơ quan hành pháp và Nghị viện tại Đài Loan đã trở thành một rào cản lớn cho tham vọng hợp nhất một nước Trung Hoa của ông Tập Cận Bình. Cũng như đa số người dân Đài Loan, đảng PPD bác bỏ chủ trương của Trung Quốc « một nhà nước, hai thể chế » và dường như muốn độc lập. Một lằn ranh đỏ không nên vượt qua theo như cảnh cáo của Trung Quốc.


Mặc dù Đài Loan và Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ trên phương diện thương mại, thậm chí có thể nói nền kinh tế của hòn đảo « phản nghịch » này lệ thuộc nhiều vào thị trường và lao động Trung Quốc, nhưng tư tưởng độc lập về chính trị vẫn chiếm đa số tại Đài Loan. Ông Emmanuel Dubois de Prisque cho biết tiếp :


« Trên sân khấu chính trị Đài Loan, người ta rất muốn có quyền tự quyết, chứ không phải chỉ lựa theo quan hệ với Trung Quốc. Đôi khi họ còn chống Trung Quốc trên một số hồ sơ, ví dụ trong vấn đề toàn cầu hóa về kinh tế. Tân đảng chính trị, Đảng Lực Lượng Thời Đại (New Power Party) được thành lập vào cuối 2014 đầu 2015, sau các cuộc biểu tình chống việc xích lại gần Trung Quốc về kinh tế. Họ quan tâm đến chủ đề mãi lực, nhà ở, cho dù đằng sau các chủ đề này vẫn là vấn đề quan hệ với Trung Quốc.


Rõ ràng là có một sân khấu chính trị Đài Loan độc lập, không nhất thiết chỉ quan tâm đến vấn đề Trung Quốc và mong muốn có quyền tự quyết một cách độc lập các vấn đề quan hệ của Đài Loan, trong những hồ sơ riêng của Đài Loan. »


Tuy nhiên, theo quan điểm của chuyên gia Valerie Niquet, chính quyền Bắc Kinh có thể dùng kinh tế như là một công cụ để gây áp lực và tác động đến chính sách đối nội của Đài Bắc. Về điểm này, ông De Prisque có lưu ý rằng Trung Quốc khó có thể thực hiện ý đồ đó:


« Tại Đài Loan, có một sự nghi ngại rất lớn đối với mọi hình thức can thiệp của Trung Quốc vào hòn đảo này. Các cơ quan truyền thông của Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc tại Đài Loan. Hòn đảo này không hề đóng cửa về kinh tế đối với Trung Quốc, nhưng Đài Loan lại đóng cửa, ngăn chặn ảnh hưởng văn hóa, chính trị của Trung Quốc. Đó là một sự thật. Nguyên nhân là Đài Loan có tâm lý muốn bảo toàn chủ quyền, độc lập của mình. »


Trung Quốc vừa là "bạn" vừa là "đối thủ"


Về mặt hình thức, Hoa Kỳ vẫn ủng hộ chính sách một nước Trung Hoa duy nhất, mà Washington đã công nhận từ năm 1979. Nhưng theo quan sát của ông Emmanuel Dubois de Prisque, lập trường này dường như đang có những thay đổi, nhất là kể từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền.


« Dường như có một điều gì đó đã xẩy ra, trong những năm vừa qua và có liên quan đến việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Trước đây, người ta có ý tưởng là Trung Quốc và Đài Loan cùng thuộc về một nước Trung Hoa và ý tưởng này thể hiện rõ nét vào thời điểm tổng thống Mỹ Nixon và ngoại trưởng Kissinger sang Trung Quốc vào năm 1971. Ý tưởng này đã biến mất cùng với ảo tưởng về một tiến trình dân chủ hóa Trung Quốc. Tôi nghĩ là người ta ghi nhận rõ điều này và đây là một sự thay đổi lớn trong quan điểm của mọi người khi xem xét hồ sơ Đài Loan. »


Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa trong khu vực và do vậy cần phải được kềm tỏa. Và « tỉnh phản nghịch » Đài Loan này, theo như cách gọi của Trung Quốc tiếp tục là một công cụ hữu ích cho Mỹ để gây áp lực với Trung Quốc và tái định hình mối quan hệ lẫn nhau.


Nhằm bảo vệ quyền tự quyết cho Đài Loan, Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục bảo đảm an ninh cho hòn đảo và gia tăng trang bị vũ khí cho Đài Bắc. Quân đội Đài Loan sắp tới sẽ được cung cấp khoảng một trăm chiến xa M1A2 Abrams của Mỹ để tăng cường cho đội xe thiết giáp, thay thế các chiếc M60 và M48 đã quá lỗi thời.


Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan còn tiết lộ rằng đảo này đang thương lượng với Mỹ về một hợp đồng mua các chiến đấu cơ F-35B, có thể cất và hạ cánh thẳng đứng, cho phép không cần sử dụng đến các đường băng cất và hạ cánh dài dễ bị các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc tấn công, bảo đảm độ linh hoạt cao trong điều kiện xảy ra chiến sự.


Những thông tin sẽ không mấy gì làm cho Trung Quốc hài lòng. Trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh càng tỏ ra khẳng định sức mạnh siêu cường của mình, Hoa Kỳ càng tiếp tục khai thác Đài Loan như một vũ khí đàm phán và một công cụ gây áp lực với Bắc Kinh. Chỉ có điều chiến lược kềm hãm này có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu địa chính trị phức tạp và nguy hiểm cho thế giới !

18 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16528)
Tòa án Trọng tài Thường trực đã ra hạn cho Philippines là từ nay cho đến ngày 15/3/2015 phải cung cấp thêm luận chứng bằng văn bản. Tòa án Trọng tài Thường trực vẫn tiếp tục yêu cầu Bắc Kinh phải trả lời các luận điểm mới của Manila trước ngày 16/6/2015.
14 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 18082)
Tham luận của đại diện đủ VN là tiến sĩ Trần Công Trục (nguyên trưởng Ban biên giới Chính phủ) khẳng định rằng VN có đầy bằng chứng cả về lịch sử lẫn pháp lý để khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông, còn Trung Quốc gần như không có lập luận pháp lý nào ngoài việc sử dụng sức mạnh.
11 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16625)
Trung Quốc có thể đã bí mật thiết lập khu nhận dạng phòng không – ADIZ trên Biển Đông, mà không tuyên bố công khai để tránh bị phản đối, theo tin của Trung tâm Thông tin Kanwa, có trụ sở đặt ở Canada.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17322)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16951)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17605)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17159)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17749)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17492)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17391)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16839)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19326)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23761)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19268)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 18083)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24807)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18847)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18454)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 25041)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18354)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.