Đài Loan, « Hàng không Mẫu hạm Mỹ » chĩa vào Trung Quốc

25 Tháng Mười 20186:20 CH(Xem: 9757)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 26 OCT 2018


Đài Loan, « hàng không mẫu hạm Mỹ » chĩa vào Trung Quốc


Minh Anh 25/10/2018


image010

Bản đồ eo biển Đài Loan.Wikimedia Commons


Từ hai năm nay, tình hình eo biển Đài Loan bỗng căng thẳng trở lại, sau gần 20 năm sóng yên gió lặng . Sự việc một lần nữa cho thấy rõ tầm quan trọng địa chính trị của hòn đảo tự trị này trong cuộc đọ sức chiến lược dai dẳng giữa Mỹ và Trung Quốc từ hơn nửa thế kỷ qua.


Ngược dòng lịch sử, ngay từ năm 1945, khi Liên Hiệp Quốc ra đời, Đài Loan đã từng là một thành viên thường trực trong Hội Đồng Bảo An. Quan hệ hợp tác quân sự giữa Mỹ và Đài Loan cũng đã có ngay từ lúc đó. Năm 1954, Washington và Đài Bắc từng ký kết một Hiệp ước Quốc phòng Hỗ tương. Đối với tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower lúc bấy giờ, hiệp ước này nằm trong chiến lược « kềm hãm » (containment) thế giới cộng sản.


Đài Loan: Tiền đồn quân sự của Mỹ tại Thái Bình Dương


Nhưng đến ngày 25/10/1971, Đài Loan đã bị Hoa Kỳ và cộng đồng quốc tế tước mất chiếc ghế thành viên thường trực tại Hội Đồng Bảo An, để nhường chỗ cho nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Bởi vì, trước đó, vào ngày 01/01/1979, Hoa Kỳ dưới thời tổng thống Richard Nixon và Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đã chính thức thiết lập bang giao.


Thông cáo chung ghi rõ : « Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ thừa nhận chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc là chính phủ duy nhất hợp pháp tại Trung Quốc. Trong khuôn khổ này, người dân Mỹ chỉ duy trì quan hệ văn hóa, thương mại và nhiều mối quan hệ khác không chính thức với người dân Đài Loan (….). Chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận vị thế của Trung Quốc theo đó chỉ có một nước Trung Hoa duy nhất và Đài Loan là một phần của Trung Quốc ».


Điều mỉa mai là Hoa Kỳ chưa bao giờ đoạn giao với Đài Bắc và không ngừng « chọc tức » Trung Quốc khi vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho Đài Loan từ mấy chục năm qua. Các nhà chiến lược Mỹ vẫn luôn xem Trung Quốc như là một thách thức, một mối đe dọa đến sự thống trị cũng như an ninh quốc gia Mỹ.


Hơn ba tháng sau khi chính thức ký kết thiết lập quan hệ song phương với Trung Quốc, ngày 10/04/1979, Thượng Viện Mỹ thông qua Taiwan Relations Act. Theo hiệp ước này, Washington cam kết cung cấp vũ khí sao cho hòn đảo tự trị này có thể tự vệ trong trường hợp bị tấn công. Tuy nhiên, văn bản không bao gồm điều khoản phòng vệ hỗ tương như hiệp ước trước đây buộc Hoa Kỳ phải trực tiếp bảo vệ Đài Loan.


Dù vậy, có những lúc Hoa Kỳ cũng phải nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc. Ngày 17/08/1982, Washington ký với Bắc Kinh một thỏa thuận đồng ý giảm bớt lượng vũ khí bán cho Đài Bắc, để rồi cũng chính Hoa Kỳ vi phạm thỏa thuận này 10 năm sau đó khi thông báo bán 150 chiến đấu cơ F-16 cho Đài Loan năm 1992, bất chấp phản đối của Trung Quốc.


Năm 2010 đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong cuộc đối đầu Mỹ – Trung. Ngày 29/01/2010, chính quyền Obama sau khi được Quốc Hội thông qua đã thông báo bán vũ khí cho Đài Loan với tổng giá trị nằm trong khoảng 6,4 tỷ đô la. Hợp đồng xuất khẩu vũ khí cho Đài Loan bao gồm tên lửa hành trình Patriot PAC-3, trực thăng Black Hawk, tên lửa chống tầu chiến Harpoon, tầu chiến chống mìn và vật liệu chiến tranh điện tử.


Và mới đây nhất, ngày 25/09/2018, bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo đã thông qua một kế hoạch bán vũ khí mới trị giá 330 triệu đô la. Theo đó, Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan các linh kiện rời, linh kiện thay thế cho các chiến đấu cơ và vận tải F-16, C-130, và F-5. Thông báo được đưa ra cùng ngày các biện pháp áp thuế của Mỹ nhắm vào 200 tỷ đô la hàng nhập khẩu của Trung Quốc bắt đầu có hiệu lực.


Theo đánh giá của giới chuyên gia, các vụ mua bán vũ khí này càng cho thấy rõ eo biển Đài Loan vẫn là tâm điểm của cuộc đối đầu Mỹ – Trung. Trên bình diện chiến lược, Đài Loan được xem như là một tiền đồn quan trọng cho quân đội Mỹ tại vùng Thái Bình Dương. Hòn đảo tự trị này là một phần của pháo đài chống Trung Quốc của Hoa Kỳ đi từ Nhật Bản cho đến Ấn Độ, đi qua cả Hàn Quốc, Philippines, Indonesia và Việt Nam.


Một hàng rào do Mỹ dựng nên nhằm cản trở Trung Quốc mở rộng ảnh hưởng tại Đông Á. Đài Bắc trong khuôn khổ này chẳng khác gì một chiếc hàng không mẫu hạm của Mỹ đang chĩa mũi vào lãnh thổ Trung Quốc.


Pháo đài dân chủ tại Đông Á


Bà Valerie Niquet, chuyên gia Quỹ Nghiên Cứu Chiến Lược Pháp trong chương trình « Địa Chính Trị » của ban tiếng Pháp đài RFI nhận định rằng cuộc đọ sức Mỹ – Trung không chỉ trên phương diện quân sự mà cả trong mặt trận hệ tư tưởng.


Đài Loan gần như hội nhập hoàn toàn các giá trị phổ quát quốc tế về dân chủ, tôn trọng nhân quyền. Đối nghịch với bên kia bờ eo biển là một nước Trung Quốc theo chế độ độc tài với hệ tư tưởng lỗi thời. Chính vì lý do này mà ngày càng có nhiều người dân đảo Đài Loan không tin vào ý tưởng hợp nhất với một chế độ như Trung Quốc hiện nay.


Trong khi đó, Bắc Kinh không ngừng nỗ lực thâu tóm Đài Bắc để phá vỡ vòng kềm tỏa của Mỹ. Chính quyền Bắc Kinh đặt mục tiêu sáp nhập Đài Loan trở lại với Trung Quốc từ đây đến năm 2050, một năm sau ngày kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa. Sự hợp nhất này được xem như là một yếu tố chủ đạo cho tiến trình « trỗi dậy quốc gia » mà ông Tập Cận Bình mong muốn, và tiến trình này sẽ phải hoàn thành vào giữa thế kỷ XXI.


Do vậy, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình ngày càng tỏ ra xác quyết hơn và tăng tốc cô lập Đài Loan. Ngày nay, chưa đầy 20 nước là vẫn còn giữ quan hệ với Đài Bắc, trong số này có tòa thánh Vatican. Về điểm này, ông Emmanuel Dubois de Prisque, nhà nghiên cứu thuộc Viện Thomas More trên đài RFI ngày 13/10/2018 có nhận xét như sau :


« Đài Loan đang thua trong cuộc chiến ngoại giao, trong cuộc đối đầu trực diện về ngoại giao. Ví dụ hai bên đấu tranh với nhau để có quyền hiện diện tại Liên Hiệp Quốc. Đương nhiên, Đài Loan đã bị gạt ra khỏi phần lớn các định chế quốc tế. Như vậy, rõ ràng là Đài Loan đã thua trên mặt trận ngoại giao. Nếu như hiện nay vẫn còn một số nước Trung Mỹ và châu Mỹ La Tinh tiếp tục công nhận Đài Loan, theo tôi, đó chỉ là vì chính quyền Donald Trump gây áp lực để tình trạng này được duy trì.


Nhưng trên một lĩnh vực khác, có thể Đài Loan đang thắng, đó là trận chiến về tư tuởng. Có nghĩa là Đài Loan ngày càng được công nhận như một dạng quốc gia dân chủ, hòa đồng với phần lớn các nước trên thế giới. Quan hệ ngày càng được thặt chặt giữa Đài Loan với các nước lớn như Nhật Bản, Hoa Kỳ và trong một chừng mực nào đó, với một số nước Đông Nam Á.


Như vậy, trên lĩnh vực tư tưởng, hay « quyền lực mềm », Đài Loan đang thắng. Chứ còn trong lĩnh vực ngoại giao thuần túy, theo tôi, Đài Loan đã thua. »


Nhưng việc bà Thái Anh Văn đắc cử tổng thống và đảng Dân Tiến  PPD của bà kiểm soát các cơ quan hành pháp và Nghị viện tại Đài Loan đã trở thành một rào cản lớn cho tham vọng hợp nhất một nước Trung Hoa của ông Tập Cận Bình. Cũng như đa số người dân Đài Loan, đảng PPD bác bỏ chủ trương của Trung Quốc « một nhà nước, hai thể chế » và dường như muốn độc lập. Một lằn ranh đỏ không nên vượt qua theo như cảnh cáo của Trung Quốc.


Mặc dù Đài Loan và Trung Quốc có quan hệ chặt chẽ trên phương diện thương mại, thậm chí có thể nói nền kinh tế của hòn đảo « phản nghịch » này lệ thuộc nhiều vào thị trường và lao động Trung Quốc, nhưng tư tưởng độc lập về chính trị vẫn chiếm đa số tại Đài Loan. Ông Emmanuel Dubois de Prisque cho biết tiếp :


« Trên sân khấu chính trị Đài Loan, người ta rất muốn có quyền tự quyết, chứ không phải chỉ lựa theo quan hệ với Trung Quốc. Đôi khi họ còn chống Trung Quốc trên một số hồ sơ, ví dụ trong vấn đề toàn cầu hóa về kinh tế. Tân đảng chính trị, Đảng Lực Lượng Thời Đại (New Power Party) được thành lập vào cuối 2014 đầu 2015, sau các cuộc biểu tình chống việc xích lại gần Trung Quốc về kinh tế. Họ quan tâm đến chủ đề mãi lực, nhà ở, cho dù đằng sau các chủ đề này vẫn là vấn đề quan hệ với Trung Quốc.


Rõ ràng là có một sân khấu chính trị Đài Loan độc lập, không nhất thiết chỉ quan tâm đến vấn đề Trung Quốc và mong muốn có quyền tự quyết một cách độc lập các vấn đề quan hệ của Đài Loan, trong những hồ sơ riêng của Đài Loan. »


Tuy nhiên, theo quan điểm của chuyên gia Valerie Niquet, chính quyền Bắc Kinh có thể dùng kinh tế như là một công cụ để gây áp lực và tác động đến chính sách đối nội của Đài Bắc. Về điểm này, ông De Prisque có lưu ý rằng Trung Quốc khó có thể thực hiện ý đồ đó:


« Tại Đài Loan, có một sự nghi ngại rất lớn đối với mọi hình thức can thiệp của Trung Quốc vào hòn đảo này. Các cơ quan truyền thông của Trung Quốc gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc tại Đài Loan. Hòn đảo này không hề đóng cửa về kinh tế đối với Trung Quốc, nhưng Đài Loan lại đóng cửa, ngăn chặn ảnh hưởng văn hóa, chính trị của Trung Quốc. Đó là một sự thật. Nguyên nhân là Đài Loan có tâm lý muốn bảo toàn chủ quyền, độc lập của mình. »


Trung Quốc vừa là "bạn" vừa là "đối thủ"


Về mặt hình thức, Hoa Kỳ vẫn ủng hộ chính sách một nước Trung Hoa duy nhất, mà Washington đã công nhận từ năm 1979. Nhưng theo quan sát của ông Emmanuel Dubois de Prisque, lập trường này dường như đang có những thay đổi, nhất là kể từ khi ông Donald Trump lên cầm quyền.


« Dường như có một điều gì đó đã xẩy ra, trong những năm vừa qua và có liên quan đến việc Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ. Trước đây, người ta có ý tưởng là Trung Quốc và Đài Loan cùng thuộc về một nước Trung Hoa và ý tưởng này thể hiện rõ nét vào thời điểm tổng thống Mỹ Nixon và ngoại trưởng Kissinger sang Trung Quốc vào năm 1971. Ý tưởng này đã biến mất cùng với ảo tưởng về một tiến trình dân chủ hóa Trung Quốc. Tôi nghĩ là người ta ghi nhận rõ điều này và đây là một sự thay đổi lớn trong quan điểm của mọi người khi xem xét hồ sơ Đài Loan. »


Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc là một mối đe dọa trong khu vực và do vậy cần phải được kềm tỏa. Và « tỉnh phản nghịch » Đài Loan này, theo như cách gọi của Trung Quốc tiếp tục là một công cụ hữu ích cho Mỹ để gây áp lực với Trung Quốc và tái định hình mối quan hệ lẫn nhau.


Nhằm bảo vệ quyền tự quyết cho Đài Loan, Hoa Kỳ vẫn sẽ tiếp tục bảo đảm an ninh cho hòn đảo và gia tăng trang bị vũ khí cho Đài Bắc. Quân đội Đài Loan sắp tới sẽ được cung cấp khoảng một trăm chiến xa M1A2 Abrams của Mỹ để tăng cường cho đội xe thiết giáp, thay thế các chiếc M60 và M48 đã quá lỗi thời.


Bộ trưởng Quốc Phòng Đài Loan còn tiết lộ rằng đảo này đang thương lượng với Mỹ về một hợp đồng mua các chiến đấu cơ F-35B, có thể cất và hạ cánh thẳng đứng, cho phép không cần sử dụng đến các đường băng cất và hạ cánh dài dễ bị các tên lửa đạn đạo của Trung Quốc tấn công, bảo đảm độ linh hoạt cao trong điều kiện xảy ra chiến sự.


Những thông tin sẽ không mấy gì làm cho Trung Quốc hài lòng. Trong bối cảnh hiện nay, Bắc Kinh càng tỏ ra khẳng định sức mạnh siêu cường của mình, Hoa Kỳ càng tiếp tục khai thác Đài Loan như một vũ khí đàm phán và một công cụ gây áp lực với Bắc Kinh. Chỉ có điều chiến lược kềm hãm này có nguy cơ dẫn đến một cuộc đối đầu địa chính trị phức tạp và nguy hiểm cho thế giới !

27 Tháng Bảy 2014(Xem: 17175)
Thuyết trình tại Quảng Châu, cựu Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton chỉ trích Trung Quốc muốn giải quyết song phương với các nước láng giềng về tranh chấp lãnh hải tại Biển Đông. Cựu tổng thống Mỹ vừa ghé thăm Việt Nam trong khuôn khổ chương trình vận động cho Quỹ Clinton chống AIDS/Sida.
24 Tháng Bảy 2014(Xem: 16158)
Vào đầu tháng 5 vừa qua, Trung Quốc đã cho triển khai giàn khoan nước sâu Hải Dương-981 trái phép trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Ngoài giàn khoan, Trung Quốc còn triển khai một đội tàu lớn, bao gồm cả các tàu quân sự, quanh giành khoan.
22 Tháng Bảy 2014(Xem: 16333)
Thông tin “giàn khoan 981 của Trung Quốc đã ngừng di chuyển ở vị trí nằm sâu hơn trong vùng biển của Việt Nam” đã gây hiểu lầm và hoang mang trong một bộ phận dư luận ở Việt Nam.
17 Tháng Bảy 2014(Xem: 15138)
Trong chiều hướng gia tăng sản xuất năng lượng ngoài khơi, Trung Quốc đang nghiên cứu khả năng xây dựng nhà máy nổi để khai thác khí đốt ở Biển Đông.
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17695)
Việc Trung Quốc tiếp tục đưa các giàn khoan vào Biển Đông, trong đó có giàn khoan Nam Hải 9 đến cửa Vịnh Bắc Bộ, theo tôi là hành động không thiện chí giữa lúc hai bên đang có những tiếp xúc và Việt Nam kiên trì giải quyết vụ việc giàn khoan Hải Dương 981 bằng các biện pháp hòa bình. Hành động tiếp tục đưa giàn khoan là vi phạm thỏa thuận giữa lãnh đạo hai nước.
13 Tháng Bảy 2014(Xem: 15012)
AP hôm nay 12/07/2014 cho hay một giới chức cao cấp Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đề nghị với các quốc gia tranh chấp xung quanh Biển Đông ngừng xây dựng mới, để giảm thiểu nguy cơ bùng nổ xung đột tại khu vực này. Phó trợ lý Ngoại trưởng Mỹ không cho rằng chỉ có một bên phải chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng này, nhưng phê phán cách hành xử « đơn phương và khiêu khích » của Trung Quốc.
08 Tháng Bảy 2014(Xem: 22416)
Trong phạm vi bài viết này, tạm gọi nó là kênh đào xuyên Đông Nam Á, để dễ hình dung tầm quan trọng của nó và tác động của nó vào tình hình chính trị của Thái Lan và nhất là Việt Nam hiện nay. Kênh đào này dĩ nhiên nó mang lại lợi ích cho toàn bộ Đông Nam Á nói riêng và giao thương hàng hải quốc tế nói chung, nhưng vì nó sẽ nối Vịnh Thái Lan vào Ấn Độ Dương nên trực tiếp ảnh hưởng tới Thái Lan, và sau đó, tới Việt Nam và Campuchia (không kể Singapore và Malaysia).
06 Tháng Bảy 2014(Xem: 17144)
Doanh nghiệp sắm 100 con tàu cùng ngư dân bám biển: 45 tàu sẽ về VN trong tháng 8. (TNO) Trao đổi với Thanh Niên Online hôm nay 6.7, ông Phạm Ngọc Lâm, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đức Khải, cho biết ngay trong tuần tới ông sẽ sang Hàn Quốc để đàm phán và quyết định đưa 12 con tàu cá vỏ sắt đầu tiên về nước.
03 Tháng Bảy 2014(Xem: 15387)
Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
01 Tháng Bảy 2014(Xem: 14947)
VnExpress - Trung Quốc, với lực lượng mạnh hơn, đang tăng sức ép ở Hoàng Sa nhằm thử quyết tâm của Việt Nam, nhưng Bắc Kinh cũng có hai điểm yếu mà Hà Nội nên tận dụng, một chuyên gia an ninh châu Á Thái Bình Dương nhận xét.
29 Tháng Sáu 2014(Xem: 16589)
Đây là một trường hợp phải lên tiếng bây giờ, nếu không sẽ mất cơ hội mãi mãi. Trung Quốc muốn tăng mức độ uy hiếp các nước ở Á Châu, bằng cách trừng phạt và áp lực các nước này, để họ đừng lên tiếng phản đối những gì mà Trung Quốc đang làm.
26 Tháng Sáu 2014(Xem: 16172)
Hình ảnh ghi lại tại khu vực Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trái phép cho thấy các tàu nước này hung hãn vây ép, chặn đầu, khóa đuôi, đâm va tàu Cảnh sát biển Việt Nam. Ảnh: Canhsatbien Trong cuộc họp báo của Bộ Ngoại giao chiều nay, ông Thu thông tin rằng, từ ngày 16 đến 25/6, Trung Quốc thường xuyên sử dụng từ 109 đến 125 tàu thuyền các loại để bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981. Trong số này có khoảng 4 đến 6 tàu chiến, gồm các chủng loại tàu hộ vệ tên lửa, tàu tên lửa tuần tiễu tấn công nhanh, tàu quét mìn.
24 Tháng Sáu 2014(Xem: 17398)
Trong cuộc họp với các đồng nghiệp Việt Nam, Chuẩn Đô đốc Vladimir Dmitriev nói rằng phía Việt Nam đã sắp xếp giải quyết tất cả các vấn đề liên quan đến chuyến thăm này. Chuyến thăm diễn ra trong bầu không khí thân ái. Ông cũng bày tỏ tin tưởng rằng các tàu của Hạm đội Thái Bình Dương sẽ còn ghé thăm Cam Ranh, nhằm tiếp tục tăng cường sự tương tác giữa lực lượng Hải quân Nga và Hải quân Việt Nam.
22 Tháng Sáu 2014(Xem: 16489)
Giàn khoan "Nam Hải số 9" đang được kéo tới cửa vịnh Bắc Bộ - nơi hai nước đang bàn để phân định. Vị trí hạ đặt cách đảo Cồn Cỏ của Việt Nam 130 hải lý, cách đảo Lý Sơn 140 hải lý.
20 Tháng Sáu 2014(Xem: 19455)
Súng trên đảo Đá Nam, một tiền đồn hiểm yếu trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo khu vực biển bắc quần đảo Trường Sa. Đá Nam cách Song Tử Tây độ 3,5 hải lý, đảo vừa là tai mắt phòng thủ mạn tây nam Song Tử Tây, vừa liên hợp mạn bắc trống trải với đảo Thị Tứ (hiện ta đang kiểm soát). Đá Nam gắn liền với Song Tử Tây như hai chị em.
18 Tháng Sáu 2014(Xem: 17261)
Một nhà nghiên cứu về Biển Đông của Việt Nam nói rằng các bằng chứng mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc đưa ra để chứng minh cho ‘chủ quyền không thể chối cãi’ của họ đối với quần đảo Hoàng Sa là ‘không có giá trị pháp lý’.
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24061)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19671)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15674)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14504)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.