Biển Đông: "Trật tự ở Biển Đông thuộc về ai?"

08 Tháng Mười Một 201811:14 CH(Xem: 10062)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 09 NOV 2018


Biển Đông: "Trật tự ở Biển Đông thuộc về ai?"


image012


VN hội thảo về Biển Đông: Nguyên trạng tiếp tục bị thay đổi, làm xói mòn trật tự quốc tế

image013

Hoàng Sơn


08/11/2018 Thanh Niên Online


Đó là nhận định của ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam tại phiên khai mạc hội thảo khoa học quốc tế Biển Đông lần thứ 10 với chủ đề: “Hợp tác vì An ninh và Phát triển khu vực”.


image014

Ông Nguyễn Vũ Tùng, Giám đốc Học viện Ngoại giao Việt Nam phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo. ẢNH: HOÀNG SƠN


Hội thảo do Học viện Ngoại giao Việt Nam (DAV), Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Biển Đông (FESS) và Hội Luật gia Việt Nam (VLA) tổ chức, khai mạc tại TP.Đà Nẵng vào sáng ngay 8.11 và sẽ bế mạc vào ngày 9.11.


Theo ông Nguyễn Vũ Tùng, sau 10 năm tổ chức, hội thảo đã quy tụ hơn 300 diễn giả, khoảng 2.000 lượt đại biểu Việt Nam và quốc tế tham dự. Cũng sau 10 năm, hình thức và chương trình nghị sự trở nên ổn định, gồm: cập nhật tình hình trên Biển Đông; phân tích chính sách của các nước liên quan; làm rõ các vấn đề nổi lên; thảo luận các hướng, các giải pháp giải quyết tình hình trên Biển Đông và các khuyến nghị các Chính phủ liên quan.


“Qua các nghiên cứu, các hội thảo, công trình xuất bản, nhận thức của xã hội, nhận thức của những người hoạch định chính sách đã tăng lên. Vấn đề Biển Đông trở thành một trong những chủ đề chính của hoạch định chính sách của nhiều nước”, ông Tùng nhận định.


image015

Hội thảo lần này là lần thứ 10 thu hút nhiều chuyên gia quốc tế nghiên cứu về Biển Đông . ẢNH: HOÀNG SƠN


“Nhận thức của xã hội cũng tăng lên, càng ngày có nhiều người của những nước liên quan quan tâm hơn đến vấn đề Biển Đông và dựa trên những thông tin đa chiều, đa dạng hơn”.


Theo ông Tùng, những ngày đầu tổ chức, có những chủ đề tại hội thảo làm cho giới nghiên cứu e dè, chưa dám trao đổi thẳng thắn bởi sự không hiểu biết, nghi kị lẫn nhau.


Tuy nhiên, sau một thời gian, khi lòng tin được xây dựng và củng cố, các đại biểu tham gia đã thoải mái thảo luận những vấn đề trước đây được cho là nhạy cảm.


“Cá nhân tôi nhận thấy, càng bàn nhiều về vấn đề Biển Đông thì chúng ta càng có lợi về mặt học thuật nhưng điều này còn có một góc độ khác là vấn đề Biển Đông tiếp tục là một vấn đề phức tạp trong quan hệ quốc tế và khu vực trên thế giới”, ông Tùng nói.


image016

Trong 2 ngày làm việc, hội thảo sẽ thảo luận với 8 phiên với 8 chủ đề . ẢNH: HOÀNG SƠN


Cũng theo ông Tùng, nỗ lực của khu vực và quốc tế để làm cho tình hình Biển Đông giảm căng thẳng để hướng tới những giải pháp hòa bình, đảm bảo an ninh và phát triển hợp tác vẫn chưa được như mong muốn. Gốc rễ của tranh chấp Biển Đông dù được bàn đến nhưng chưa được xử lý về mặt chính sách và thực tiễn.


Ông nhận xét rằng nguyên trạng trên Biển Đông tiếp tục bị thay đổi theo hướng làm xói mòn trật tự quốc tế, hạn chế các thành phần hợp tác và xói mòn lòng tin giữa các nước liên quan. Trong khi đó, những khuyến nghị từ hội thảo liên quan đến giải quyết tình hình Biển Đông dù đã một phần tác động đến các nhà hoạch định chính sách nhưng phần lớn chưa đạt…


“Chúng ta với tư cách là các chuyên gia tiếp tục đưa ra các khuyến nghị xác đáng giúp các Chính phủ liên quan phối hợp hành động, cải thiện môi trường an ninh phát triển chung, nhất là tiếp tục đề xuất các giải pháp xây dựng củng cố và tận dụng các cơ chế an ninh của khu vực trong việc giải quyết hòa bình các vấn đề phức tạp ở Biển Đông”, ông Tùng nói.


Trong 2 ngày, hội thảo sẽ làm việc với 8 phiên với sự tham dự của 220 đại biểu, bao gồm 89 học giả quốc tế, 31 đại diện đến từ 22 cơ quan đại diện nước ngoài tại Việt Nam, gần 100 học giả, đại biểu Việt Nam.


image017

Ngoài các chuyên gia quốc tế, hội thảo còn có sự tham dự của đại diện ngành chức năng Việt Nam . ẢNH: HOÀNG SƠN


Thẩm phán Kriangsak Kittichairasee, Thẩm phán Toà án Luật biển Quốc tế (ITLOS), sẽ có bài phát biểu chính tại hội thảo.


Chủ đề chính ở các phiên thảo luận bao gồm:


- Phiên 1, các chuyên gia sẽ thảo luận chủ đề Biển Đông: trung tâm của khu vực Ấn Độ Dương – Châu Á - Thái Bình Dương.


- Phiên 2: Biển Đông - tiêu điểm: 10 năm nhìn lại. Phiên 2 sẽ đánh giá tình hình Biển Đông hiện nay trong tương quan với 10 năm trước, qua đó phác họa những nguyên trạng cũng như những thay đổi trên thực địa, trong đánh giá của các chính phủ và trong quan hệ giữa các bên có liên quan.


Phiên này cũng xem xét các cách ghi chép lịch sử và câu chuyện khác nhau từ cùng một sự việc để xác định những điểm tương đồng và khác biệt về mặt tư duy, nhận thức và diễn giải, những yếu tố làm sai lệch thực tế và gây phức tạp thêm cho vòng luẩn quẩn hành động và phản ứng qua lại.


Theo sát những thăng trầm của mức độ căng thẳng, các diễn giả sẽ tìm cách nhận diện những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những thay đổi cả về thực tiễn và tư duy.


- Phiên 3 có chủ đề Lập trường và Yêu sách của các bên: tiếp nối và điều chỉnh. Phiên 3 cung cấp đưa ra tổng kết về quan điểm và yêu sách của các bên tranh chấp trong một thập kỷ qua.


Phản ứng của bên yêu sách liên quan đến phán quyết trong vụ kiện lịch sử giữa Philippines và Trung Quốc ngày 12.7.2016 là đặc biệt quan trọng bởi nó phản ánh cách thức các tiến trình pháp lý có thể ảnh hưởng tới hành vi của các chủ thể liên quan.


image018

Các đại biểu dự hội thảo trao đổi . ẢNH: HOÀNG SƠN


- Phiên 4: các nước lớn: can dự hay không can dự.


- Phiên 5 có chủ đề xây dựng lực lượng trên Biển Đông.


- Phiên 6, chủ đề là xây dựng lòng tin, ngoại giao phòng ngừa và giải quyết tranh chấp.


- Đáng chú ý, phiên 7 với chủ đề các nhân tố mới có thể tạo bất ổn trên Biển Đông sẽ đề cập các vấn đề mới phát sinh có khả năng phá vỡ trật tự ở Biển Đông.


- Và phiên cuối cùng Trật tự và bất ổn trên Biển Đông: tổng kết quá khứ và định hình tương lai.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15688)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14734)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15026)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17472)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15029)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15644)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14801)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17082)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 15853)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 15965)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16631)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17456)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16730)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 17990)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16607)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22093)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
13 Tháng Ba 2014(Xem: 16389)
Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng và bộ tham mưu quốc phòng đứng trên nóc tầu ngầm Kilo 636 của Nga chế tạo. Trong chuyến đi thăm Nga trước đây, Tt Dũng đã mua của Nga 6 tầu ngầm lớp Kilo là thế hệ hiện đại nhất của Nga có nhiều đặc tính phù hợp với Biển Đông. Cảng Cam Ranh là nơi bảo trì cho Kilo.
09 Tháng Ba 2014(Xem: 16236)
Tư lệnh Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Hoa Kỳ kêu gọi Trung Quốc minh định các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh theo bản đồ đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông. Trung Quốc cần chứng minh rõ ràng mục đích của mình. Các nước láng giềng với Trung Quốc sẽ không bỏ qua các vấn đề tranh chấp. Hoa Kỳ sẽ không ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cần có cách giải tỏa các vấn đề này để tránh những sự tính toán sai lầm.
06 Tháng Ba 2014(Xem: 162396)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ.
02 Tháng Ba 2014(Xem: 19143)
Philippines hôm 27/2 đã kêu gọi Hà Nội và các nước khác cùng Manila tham gia vụ kiện chống lại việc nhận chủ quyền phần lớn diện tích biển Đông của Trung Quốc.