10 núi lửa khủng khiếp nhất thế giới

25 Tháng Mười Hai 201811:02 CH(Xem: 10055)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ TƯ 26 DEC 2018


10 núi lửa khủng khiếp nhất thế giới


(P.1) 30/10/2018


Vesuvius


Khi núi lửa Vesuvius phun, nhiệt độ môi trường xung quanh nó lên tới 500 độ C, còn sức mạnh của núi lửa Krakatoa tương đương với 13.000 quả bom nguyên tử. Dưới đây là danh sách 10 núi lửa nguy hiểm nhất trong lịch sử nhân loại, theo đánh giá của Time.


image039


Vesuvius là tên một ngọn núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples ở phía nam Italy. Nó phun trào hơn 30 lần kể từ khi người ta biết tới sự tồn tại của nó. Lần phun trào khủng khiếp nhất xảy ra vào năm 79. Tro bụi và dung nham phun ra khỏi miệng núi trong nhiều ngày. Lượng tro mà Vesuvius phun ra đủ lớn để bao phủ hoàn toàn hai thành phố Pompeii và Stabiae.


Nhiệt độ môi trường lên tới 500 độ C. Sức ép của hơi nóng khủng khiếp đã khiến các cơ quan nội tạng của cơ thể ngừng hoạt động trong một khoảnh khắc cực ngắn, không đầy một tích tắc. Nhiều người dân ở quanh núi lửa chết mà không kịp có phản xạ tự vệ hoặc tỏ ra đau đớn. Đó là kết luận của các nhà khảo cổ Italy, sau khi nghiên cứu 80 bộ xương bị vùi trong tro bụi ở những ngôi mộ thuyền quanh chân núi Vesuvius.
Một người còn sống kể lại rằng một tiếng nổ lớn đột ngột vang lên, sau đó tro bụi đổ ập xuống thành phố trong lúc người dân cố gắng chạy. Không ai biết chính xác tổng số người chết trong thảm họa năm 79, song các nhà khảo cổ cho rằng con số đó phải trên 1.000. Đợt phun trào cũng làm thay đổi dòng chảy của sông Sarno và nâng cao đáy bờ biển.
 
Krakatoa


image040


Krakatoa là hòn đảo núi lửa nằm giữa đảo Java và đảo Sumatra của Indonesia. Vào năm 1883, một ngọn núi lửa trên đảo Krakatoa tỉnh giấc với sức mạnh gấp 13.000 lần một quả bom nguyên tử. Âm thanh phun trào của khói và dung nham bay xa tới vài nghìn km, tức là tới tận những hòn đảo nằm ở bờ biển phía đông châu Phi.

Vài trăm người trong một thị trấn trên đảo Sumatra gần đó chết gần như ngay lập tức khi những đám tro đỏ rực đốt cháy nhà của họ. Hoạt động của núi lửa Krakatoa gây nên những cơn siêu sóng thần và chúng cuốn người dân ra biển. Khoảng 36.000 người thiệt mạng vì thảm họa, còn đảo Krakatoa chìm xuống đáy đại dương.

Tuy nhiên, vào năm 1927 các nhà thám hiểm nhìn thấy một hòn đảo mới mọc lên tại vị trí của đảo Krakatoa. Người ta gọi nó là Anak Krakatoa (con của Krakatoa). Ngày nay Anak Krakatoa vẫn phun dung nham vào không khí.


St. Helen


image041


Núi lửa St.Helen ở Mỹ ngủ yên hơn 120 năm trước khi phun trào vào năm 1980. Thời gian chuẩn bị cho sự phun trào này lên tới hai tháng. Vào lúc 8h32 sáng 18/5/1980, một trận động đất có cường độ 5,1 độ Richter gây nên vụ nổ ở sườn núi lửa St. Helen. Vụ nổ khiến mặt phía bắc của núi sạt lở. Tro bụi nóng và dung nham phụt lên với tốc độ ít nhất 480 km/h và lan xa khoảng 24 km. Cùng lúc đó một cột khói hình nấm có chiều cao gần 26 km bay lên không trung, phủ kín ba bang gần đó.

Spokane, một thành phố cách núi lửa chừng 400 km về phía đông bắc, chìm trong bóng tối. Khi mưa rơi xuống những người dân ở bang Washington, Idaho và Montana nhìn thấy những giọt nước đen và bụi mịn. 57 người và vài nghìn động vật chết vùi bụi, còn tổng diện tích những khu rừng bị hủy diệt vào khoảng 320 km2. Vào năm 1982, quốc hội Mỹ và Tổng thống Ronald Reagan quyết định thành lập Đài tưởng niệm núi lửa quốc gia St. Helen xung quanh núi lửa này.
 

Tambora


image042


8 là mức tối đa trong chỉ số phun trào núi lửa. Vào năm 1815 núi lửa Tambora hoạt động với chỉ số phun trào là 7. Vụ phun trào xảy ra trên đảo Sumbawa thuộc lãnh thổ Indonesia ngày nay và khiến cả một vùng chìm vào bóng tối. Đó là lần phun trào núi lửa mạnh nhất trong lịch sử hiện đại. Những dòng sông nham thạch nóng thoát ra khỏi miệng núi cao khoảng 4.000 m, giết chết ngay lập tức khoảng 10.000 người. Núi lửa phun ra một lượng tro, bụi, nham thạch và khí có tổng thể tích vào khoảng 50 tỷ m khối. Một lượng khí sulphur dioxide (SO2) khổng lồ cũng bay vào khí quyển. Vài chục nghìn người chết bởi dung nham, tro bụi, sóng thần, bệnh tật và đói.

Thảm họa Tambora còn gây tác động lớn đối với khí hậu thế giới. Đám mây bụi từ núi lửa Tambora khiến nhiệt độ toàn cầu giảm từ 0,4 tới 0,7 độ C. Một năm sau đó, nhiều khu vực ở châu Âu và Bắc Mỹ không có mùa hè. Sương giá khiến mùa màng tại Canada và vùng New England của Mỹ thất bát. Châu Âu cũng khốn đốn vì sự suy giảm nhiệt độ. Bản thân núi lửa Tambora co lại tới vài nghìn mét, còn đỉnh của nó biến thành một hố lớn.


Mauna Loa


image043


Bang Hawaii của Mỹ là nơi được tạo nên bởi những đảo núi lửa và nó cũng là nơi có Mauna Loa, ngọn núi lửa lớn nhất thế giới. Mauna Loa (nghĩa là Núi dài) trong ngôn ngữ của thổ dân Hawaii) nằm trên đảo Big Island, bang Hawaii. Ngoài danh hiệu “núi lửa lớn nhất thế giới”, nó còn có đỉnh cao gần 4.175 m.

Mauna Loa cũng là núi lửa hoạt động thường xuyên nhất thế giới. Kể từ năm 1843 tới nay nó phun trào 33 lần, trong đó lần cuối cùng xảy ra vào năm 1984. Với chiều dài 60 km và chiều rộng 48 km, Mauna Loa chiếm khoảng một nửa diện tích của đảo Big Island. Khối lượng của nó bằng khoảng 85% khối lượng của tất cả đảo tại Hawaii.


(Con tiếp)


https://www.dulich4phuong.net/du-lich/318/10-nui-lua-dang-so-nhat-the-gioi-p1.html
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16817)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17447)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16991)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17598)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17364)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17275)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16720)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19198)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23620)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19172)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17947)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24626)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18723)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18303)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24925)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18234)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18939)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19743)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20281)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18090)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».