Bắc Kinh sẽ làm gì ở Biển Đông năm 2019?

02 Tháng Giêng 20197:41 CH(Xem: 9869)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ NĂM  03 JAN 2019


Bắc Kinh sẽ làm gì ở Biển Đông năm 2019?


image017


Văn Khoa


01/01/2019 


Một số chuyên gia dự đoán trong năm 2019, Trung Quốc sẽ đưa vũ khí mới xuống Trường Sa và Mỹ vẫn sẽ điều tàu chiến áp sát đảo nhân tạo phi pháp ở Biển Đông.


image018

Trung Quốc xây dựng nhiều cơ sở phi pháp trên đá Chữ Thập. AMTI/CSIS


Mới đây, chuyên gia Gregory Poling, giám đốc chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiến cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ), khẳng định trong năm 2018, Trung Quốc đã bước vào giai đoạn mới của việc quân sự hóa các đảo nhân tạo phi pháp trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.


Báo The Rappler dẫn lời ông Poling nói rõ Trung Quốc lần đầu tiên điều máy bay vận tải quân sự tới đá Vành Khăn bị nước này bồi đắp và biến thành đảo nhân tạo, lắp đặt thiết bị gây nhiễu tiên tiến ở đá Vành Khăn và đá Chữ Thập, triển khai tên lửa đối không cùng tên lửa hành trình diệt hạm trên một số đảo nhân tạo phi pháp.


Cũng theo ông Poling, trong năm 2018, Trung Quốc tiếp tục đưa tàu hải quân đến Trường Sa và cho các tàu của lực lượng dân quân biển hiện diện ở khu vực. Ngoài ra, Trung Quốc hồi tháng 5 lần đầu tiên cho oanh tạc cơ H-6K hạ cánh xuống đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Trung Quốc cũng đã xây dựng cấu trúc mới phi pháp trên Đá Bông Bay thuộc nhóm đảo An Vĩnh, quần đảo Hoàng Sa.


Mưu đồ của Trung Quốc


Ông Poling cho rằng Trung Quốc đang áp dụng mô hình quân sự hóa ở Hoàng Sa đối với các đảo nhân tạo phi pháp ở Trường Sa cho nên sau khi đã điều máy bay quân sự, lắp đặt tên lửa, Bắc Kinh sẽ đưa chiến đấu cơ xuống Trường Sa. Ông Poling còn nói rằng Trung Quốc đã xây dựng tổng cộng 72 nhà chứa chiến đấu cơ ở Trường Sa và khẳng định nước này không thể xây nhà chứa máy bay chỉ để trống.


Ngoài ra, nhà phân tích về chiến lược quốc phòng tại Viện nghiên cứu Chính sách chiến lược Úc (ASPI) Malcom Davis dự đoán trong năm 2019, Trung Quốc có thể đưa vũ khí mới tới đá Vành Khăn và Chữ Thập, theo CNN. Ông Davis còn dự đoán trong lúc gia tăng quân sự hóa, Trung Quốc có thể tiến tới tuyên bố vùng biển nằm giữa các đảo nhân tạo phi pháp là lãnh hải của nước này. “Trung Quốc sẽ không từ bỏ ý định kiểm soát toàn bộ Biển Đông. Về mặt cơ bản, điều Trung Quốc muốn là biến Biển Đông thành ao nhà của họ”, ông Davis khẳng định.


Hồi tháng 11, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tuyên bố muốn hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC) trong vòng 3 năm nữa, đồng thời cam đoan nước này không tìm kiếm “quyền bá chủ hoặc bành trướng”. Tuy nhiên, theo chuyên gia Poling, việc đưa ra thời hạn 3 năm là cách Trung Quốc trì hoãn để có thể tiếp tục quân sự hóa ở Biển Đông. Ông cho rằng nếu trong 3 năm mà cảm thấy chưa có thể kiểm soát Biển Đông, Trung Quốc sẽ đưa ra thời hạn 3 năm khác, theo The Rappler.


Nguy cơ đụng độ gia tăng?


Nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã nhiều lần cho chiến hạm áp sát một số đảo nhân tạo phi pháp trong các hoạt động bảo vệ tự do hàng hải. Hồi tháng 9, trong lúc áp sát một đảo nhân tạo phi pháp, nếu không đổi hướng, một tàu khu trục Mỹ có thể bị tàu Trung Quốc đâm.


Tại một hội nghị ở Bắc Kinh mới đây do tờ Hoàn Cầu thời báo tổ chức, đại tá không quân Trung Quốc Đới Húc, chủ tịch Viện An toàn và Hợp tác hải dương Trung Quốc, phát biểu rằng nếu tàu chiến Mỹ đi vào vùng biển Trung Quốc một lần nữa, “tôi đề xuất nên đưa 2 tàu chiến ra: một chiếc để ngăn chặn và chiếc còn lại để đâm vào nó. Chúng ta không cho phép tàu chiến Mỹ gây rối tại lãnh hải của mình”.


Giới phân tích thận trọng cho rằng phát ngôn của ông Đới không đại diện cho quân đội Trung Quốc. Tuy nhiên, cựu chỉ huy các chiến dịch tại Trung tâm Tình báo hỗn hợp của Bộ tư lệnh Thái Bình Dương Mỹ (được đổi thành Bộ tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương) nhận định việc phát ngôn đó của ông Đới được đăng trên website của quân đội Trung Quốc cho thấy mức độ ủng hộ nào đó trong lực lượng này. “Mục tiêu là xem liệu Mỹ có lùi bước hay không để tránh vụ việc như thế”, ông Schuster nhận định.


“Chính quyền Tổng thống (Donald) Trump sẽ không lùi bước trước áp lực từ Trung Quốc”, chuyên gia Davis nhận định, lập luận làm như thế “sẽ gây tổn hại nghiêm trọng tới độ đáng tin cậy của Mỹ và khuyến khích Trung Quốc lấn lướt”. Ông Davis dự đoán trong năm 2019, hải quân Mỹ sẽ tiếp tục cho chiến hạm sát đảo nhân đạo phi pháp nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền quá đáng của Trung Quốc, theo CNN./( Thanh Niên)
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13798)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13372)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14550)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14165)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15752)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14770)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14664)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15428)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19680)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14383)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 17989)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.