Nguyễn Nhã: Nhớ ngày Hoàng Sa 19/1/1974. / Lý Kiến Trúc: Xuân Giáp Ngọ biết chúc Biển Đông những gì…

05 Tháng Hai 201412:00 SA(Xem: 14962)

Nguyễn Nhã: Nhớ ngày Hoàng Sa 19/1/1974. / Lý Kiến Trúc: Xuân Giáp Ngọ biết chúc Biển Đông những gì…

++++++++++++++

image044-content
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.

 Cùng nhau nhé!

www.hannguyennguyennha.com

www.amthuc.net.vn

Blog/Hãn Nguyên Nguyễn Nhã Foundation

 

NHỚ NGÀY HOÀNG SA 19 THÁNG 1

 

Hãn Nguyên Nguyễn Nhã, tiến sĩ sử học

 

Thắm thoát đã 40 năm rồi! Tôi còn nhớ như ín đúng ngày mùng Ba Tết, tôi đang chúc tết ở nhà Giáo sư Nguyễn Đăng Thục, tác giả tác phẩm Tư Tưởng Việt Nam, nguyên Khoa trưởng (Hiệu Trưởng) Trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn, tôi nghe Đài phát Thanh Sàigòn đưa tìn Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, thú thật tôi thật sự xúc động.

Thật sự tôi cũng không hiểu tại sao tôi lại xúc động đến như thế.Bởi một người nghiên cứu lịch sử như tôi đã được rèn luyện tinh thần khách quan khoa học về những biến cố lịch sử mới có thể tiếp cận được sự thật lịch sử.Khi triệu tập một số người trong Ban biên tập thông qua ý kiến chuẩn bị một số Tập San Sử Địa đặc khảo về Hoàng Sa & Trường Sa thì cũng đã có người nêu ý kiến rằng Tập San Sử Địa phải giữ tính khách quan khoa học, đừng đưa vấn đề thời sự chính trị vào Tập san nghiên cứu, nhất là lại đưa ra một số báo nói về vấn đề thời sự chính trị như thế. Có người viện dẫn các báo, đài đang hàng ngày nêu lên trang báo tít lớn vấn đến thời sự “hải chiến Hoàng Sa”.

 

Tôi cũng liên tưởng ngay đến có lần một vị giáo sư dạy tôi về phương pháp sử học, tuy có khen nội dung các số tạp san đã xuất bản song đã phê bình lời lẽ thiếu khách quan trong Lá thư Tòa soạn mà chính tôi đã viết, mang tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước .Tôi nghĩ vị giáo sư khả kính ấy rất có lý, nhất là trong không khí học thuật ở Miền Nam lúc bấy giờ, tính thần “ phi chính trị” rất cao, song tôi không trả lời vị giáo sư ấy mà chỉ ậm ừ cho phải phép. Thật sự lúc bấy giờ tôi đã không”lý luận lý trí” mà chỉ “lý luận con tim”. Con tim có lý của nó, vậy thôi !

Trong buổi họp Ban Biên tập, tôi chỉ lắng nghe và tôi tuyên bố tôi sẽ suy nghĩ để quyết định như các số chủ đề khác, Lúc bấy giờ tôi cũng biết một số người thân thiết với “ Mặt Trận” trong đó có nhà biên khảo Đông Tùng, tên thật là Nguyễn Tư Hồng gốc Nghệ An, đã bị bắt đầy ra Côn Đảo; năm 1963 khi Chính quyền TT Ngô Đình Diệm bị đổ, ông mới được thả. Chính ông đã nhiều lần thuyết phục tôi rằng hiện Tập San Sử Địa rất có uy tín về học thuật, các cơ quan nhà nước từ Phủ quốc Vụ Khanh đặc trách Văn Hóa, Bộ Ngoại Giao, Bộ Thông Tin… đang nhập cuộc nghiên cứu về vấn đề Hoàng Sa, nếu Tập san ra số chủ đề không ra gì, sẽ mất uy tín. Tôi cũng chỉ ậm ừ, không trả lời, song trong bụng tôi lại thấy tự ái dâng trào, tôi lại quyết làm để xem ai hơn ai. Và con tim tôi đã thắng lý trí, tôi đã âm thầm gửi thư riêng đến các học giả ở trong và ngoài nước. Thật không ngờ chỉ trong ba thàng, nội dung có thể tạm hoàn thành một số đặc khảo về Hoàng Sa& Trường Sa.

 

Song, lý trí của tôi lại buộc tôi suy nghĩ, tôi quyết định không ra ngay số đặc khảo để bị mang tiếng là tham gia vào thời sự chính trị, mà sẽ ấn hành vào dịp kỷ niệm một năm mất Hoàng Sa. Thế là được mọi người tán đồng , nhất là có thêm thời giờ để làm cẩn thận hơn, nhất là về tôi có 4 bài viết trong đó có bài tham gia với tên Hoàng Việt Sơn trong bài Thư mục chú giải của Nhóm các anh Nguyễn Văn Hường, Lâm Vĩnh Thế, Nguyễn Nhật Tấn, Trần thế Đức ( về chuyên môn phải để là thư tịch mới đúng).

 

Ngày 20 tháng 1 năm 1975, kỷ niệm 1 năm thất thủ chứ không phải kỷ niệm Chiến thắng ngày 19/1, khi Trung Quốc dùng võ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa, với tính cách Trưởng Ban tổ chức, tôi phát biểu giới thiệu GS Trần Văn Quế, đại diện 5 vị Quốc lão chủ tọa( trong đó có Nhà thơ yêu nước Á Nam Trần Tuấn Khải) phát biểu khai mạc Triển lãm Sử liệu minh chứng chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa và ấn hành Tập San Sử Địa số 29, đặc khào về Hoàng Sa& Trường Sa tại Thư Viện Quốc Gia, tôi quá xúc động khiến mọi người ôm nhau khóc ròng như Nhật Báo Sóng Thần hồi ấy đã đưa tin.

 

Cũng từ đó, không biết bao lần, tôi cứ nghẹn ngào rơi lệ khi có ai nhắc đến ngày 19/1. Ngay ngày 16/8/ 2012 khi tôi tham gia hội thảo tại Đại Học Harvard về Biển Đông do Hội Sinh viên Việt Nam tại Vùng Boston mở rộng tổ chức, khi nghe một vị nữ tiến sĩ Việt Nam hỏi các diễn giả về sự kiện Hoàng Sa ngày 19/1, tôi đã xúc động mà trả lời rằng câu hỏi của bạn đã làm nhói trái tim tôi và sau tôi được đọc một bài viết của một bạn trẻ với bài “ Một Tiến sĩ sử học đã rơi lệ trên đất nước Mỹ”. Bạn trẻ sinh viên du học ấy cũng nói rất cảm động và tự thấy xấu hổ chưa làm được gì cho Đất nước.

 

Ngày 21/12/ 2013 vừa qua khi tôi nói chuyện về Chủ quyền VN tại Hoàng Sa & Trường Sa qua Hồ sơ tư liệu bằng tiếng Anh hơn 500 trang đã được hoàn chỉnh mà chưa có phương tiện phổ biến trên thế giới tại Đại học Melbourne ( Úc ), ngay khi tôi mở đầu buổi nói chuyện rằng vừa rồi xem Đoạn Video clips về Hải chiến Hoàng Sa do Đài Đồng Nai ở trong nước vừa mới phát, tôi lại liên tưởng đến câu chuyện kể trong một bàn ăn sau buổi nói chuyện về Hoàng Sa của Hội Kỹ Thuật Kinh Tế Biển TP.HCM tổ chức, một sĩ quan hải quân có thuật lại rằng sau ngày Trung Quốc chiếm Hoàng Sa, TRUNG QUỐC có tổ chức một buổi liên hoan chào mừng “Chiến Thắng Tây Sa”, đã mời Đoàn hải quân VNDCCH lúc đó đang có mặt ở Hải Nam.

Đoàn có đánh điện về cấp trên rằng sẽ không tham dự. Cấp trên hỏi sao lại không tham dự thì Đoàn trả lời “Không muốn vỗ tay”.

 

Nhắc đến người Việt Nam bất cứ chính kiến nào cũng như thế, tôi lại nghẹn ngào rơi lệ. Cuối buổi nói chuyện một nữ du học sinh ờ Úc cũng lên phát biểu nhận xét về không khí vừa sôi nổi vừa quá khích gay gắt của một số cử tọa và đã ôm lấy tôi mà khóc.

Và không hiểu tại sao ngay giờ này đây, viết đến đây nước mắt tôi cũng đang dàn dụa, nghẹn ngào!

Rôi nghĩ nước mắt nghẹn ngào cho sự kiện ngày 19/1, ngày Hoàng Sa biết đâu sẽ làm cho người Việt Nam ở trong và ngoài nước , nhất là các bạn trẻ sẽ bừng tỉnh rằng suốt thế kỷ XX Việt Nam là nạn nhân của Thời cuộc quốc tế!

 

 Có lẽ lý lẽ con tim của một người công dân Việt Nam như tôi đã được tôi trình bày vào Ngày 18 tháng 1 năm 2003, khi tôi bảo vệ Luận án tiến sĩ:” Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa&Trường Sa, tôi đã phổ biến một bản văn bản:”Thử đặt Vấn đề Hoàng Sa dưới góc độ học thuật”, tôi kêu gọi các nhà nghiên cứu trên thế giới nhất là những nhà nghiên cứu, giới học thuật ở Trung Quốc cùng chia xẻ với tôi nguyện vọng đi tìm sự thật lịch sử. Tôi cũng kêu gọi giới trẻ Việt Nam học suốt đời, góp phần phát triển giáo dục đại học Việt Nam ngày càng chất lượng cao hầu xây dựng cho đất nước một nền kính tế tri thức phát triển trong thế kỷ XXI.Tôi cũng kêu gọi mọi người Việt Nam yêu nước ở trong và ngoài nước không phân biệt chính kiến, sắc tộc, tôn giáo, địa phương hãy quên và bỏ qua những hận thù trong quá khứ, hãy hướng về tương lai. Kế thừa truyền thống lấy chữ Tâm làm đầu mà năm 1992 khi làm phim Thăng Long Hà Nội Xưa, tôi cùng GS Trần Quốc Vượng đã khấn trước Đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa rằng “xin Đức Vua phù hộ cho sự hòa giải, hòa hợp dân tộc thực sự”. Tôi cũng nhắc qua một món nợ khác mà tôi phải trả là đem âm nhạc dân tộc, đem hát thơ vào trường học để giáo dục cho các thế hệ trẻ vừa để giữ hồn dân tộc, tạo lòng tự hào dân tộc, bỏ đi những xấu xí của người Việt Nam để mở ra một kỷ nguyên mới cho Việt Nam hùng cường.

 

 Nhân ngày kỷ niệm 40 năm Trận hải chiến Hoàng Sa 19/1, ngày Hoàng Sa của người Việt Nam bất cứ ở đâu, tôi xin thắp nén hương dâng lên các liệt sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 19/1/1974 và cũng xin nhắc lại lời nói không bao giờ quên trong nói chuyện cùng với nhà cựu ngoại giao Dương Danh Dy tại trường Đại Học Ngoại Thương tại Hà Nội năm 2011, khi tôi nói bất cứ ai làm cho Đất nước suy hèn đều có tội với Tổ tông và Dân tộc thì một nữ sinh viên đã phát biểu rằng “vậy thì bất cứ ai vô cảm với Hoàng Sa, Trường Sa đều có tội với Tổ tông và Dân tộc”.

 Hịch biển Đông

 

Nội dung "Hịch biển đông" của tác giả Mai Trinh & Hãn Nguyên Nguyễn Nhã sẽ được trình diễn trong đêm hát thơ 19/01/2014 chủ đề: "Hịch Biển Đông & Trường Ca Biển Đông Dậy Sóng.



"Gươm súng treo đầu ngọn sóng.

Đông Hải sục sôi...

Dân Nam sẽ thay Trời hành Đạo

Vì câu Đại Nghĩa Chí Nhân.

Sấm chuyển ngang mày...

Quyết ra tay lèo lái với cuồng phong..."


1

Hỡi Dân Việt hướng Biển Đông
Cùng ASEAN quyết một lòng như Ta
Xứng danh Nam Quốc Sơn Hà
Biển Đông bão chuyển mồ ma nghịch thù

2

Ta nghe tiếng gọi Thiên thư
Khiến ta sôi máu khư khư lời thề
Nước non non nước ngủ mê
Hãy bừng tỉnh dậy xây quê hương mình


3

Làm sao cho biết sự tình
Đâu còn đồng chí như mình tưởng đâu
Thù nhà thù nước từ lâu
Từ năm bẩy chín biết đâu là thù

4

Hội nghị ngày ấy Thành Đô
Người ta lầm tưởng đã mua nước mình
Tưởng ta chịu ép thật tình
Thành khu tự trị, nước mình còn đâu

5

Người Nam ta hãy cùng nhau
Đại Hòa Dân Tộc bỏ đau hận thù
Được như thế sáng suốt ư
Tầm nhìn xa rộng quyết từ ngày mai

6

Rồng thiêng khi đã vươn vai
Trời cao biển rộng sông dài... Hề chi !
Dương vây Đông Hải .. xá gì
Lòng tham giặc cướp Tiểu nhi lắm trò

7

Tép tôm an phận ao hồ
Đừng ra Biển lớn quanh co đắm chìm
Mệnh Trời thấu tỏ cơ duyên
Làm sao xâm lược đảo điên đắc thời!

8

Người đông của cũng dư rồi
Túi tham không đáy hỏi Trời nào dung
Tội vì quen thói tàn hung
Thuồng luồng mà cứ tưởng chừng kình nghê

9

Biển Đông đã sẵn lời thề
Trời cao dăng lưới cá trê chui đầu
Đã vào miệng vực thâm sâu
Đường ra khó thóat khỏi chầu Diêm Vương

10

Đừng quen gieo rắc tai ương
Ngàn năm đô hộ máu xương đã nhiều
Nợ dầy biết trả bao nhiêu
Đừng vây thêm máu, chớ liều! một khi...

11

Nếu còn nhất điểm lương tri
Hãy quay về với đường đi ban đầu
Ghi lòng ngôn trọng Khổng Khâu
"Kỉ Sở Bất Dục.." chắc hầu gì quên?

12

Biển Đông còn khắc tuổi tên
Cát Vàng, Song Tử một nền đấu tranh
Bảo an cương thổ lũy thành
Phải đâu hoang đảo mà tranh chủ quyền

13

Ba trăm năm cũ lưu truyền
Lễ Khao Lề vọng chẳng hiềm bão giông
Máu xương đã thắm non sông
Hiếu trung với nước đã hồng lòng son

14

Sự đời dù bé cỏn con
Ở sao phải đạo “Vuông Tròn” mới hay
Nhớ câu "Hàm huyết ..." xưa nay
"Tiên ô tự khẩu..." người hay dạy người

15

Muốn yên con cháu đời đời
Có ngày mở mặt có thời vẻ vang
Phải nên học cách Dân Nam
Giữ câu Âm Đức kẻo hàng lệ rơi

16

Người người đi ngược đi xuôi
Vẫn không ra khỏi Luật Trời biển dâu
Cho dù hưng thịnh đến đâu
Cũng không tránh khỏi ngày sau lụi tàn

17

Sống cho tử tế đàng hoàng
Bằng không thì cũng lầm than tiêu đời
Nhớ đừng diễu võ dương oai
Tay chân thượng hạ mép dài ngoa ngôn

18

"Đạo huyền vi tựa Thái sơn" *
Cớ sao để thẹn linh hồn cổ nhân
"Bách Gia Chư Tử" tinh thần
Mà nay mang tiếng ngoại xâm, ích gì!

19

Hỏa phong đã nhập can tì
Lửa gian thiêu đốt tham si ngút ngàn
"Hành tương tựu mộc (tác) nhân nan" **
Nhất thời "lưu xú" "uế" ngàn năm sau

20

Vạn sinh thế giới cùng đau
Thế nên đâu để cơ cầu nảy sinh
Vẫn còn pháp trị nghiêm minh
Kiến trong miệng chén miệng bình chẳng lo?!

21

Nước non với bản dư đồ (ai cũng cơ đồ)
Quê hương trách nhiệm chung lo mọi người
Biển Đông còn có đất trời
Không lo quốc nạn có hồi oan gia!

22

Ta nghe Tiếng vọng Sơn hà
"Tầm nhìn xa rộng, âm tà tiêu vong"
Hoàng Sa nào có thay lòng
Nén hương Cố Quốc hoài trông ngày về

23

Thâu đêm quyên dục sang hè
Phải chăng Hồn Nước lê thê gọi hồn
Tiếng đâu sầm sập mưa nguồn
Trái tim không ngủ như còn thở than

24

Hãy bừng tỉnh hỡi Dân Nam
Đồng minh Đồng chí Bạn vàng, liệu thôi!
Xin đừng ảo tưởng xa xôi
Chỉ vì lợi ích một thời... rồi qua!

25

Răng Môi những tưởng thiết tha
Khi không cần nữa chuyển ra oán thù
Đồng minh lợi ích thế cờ
Tướng xe sĩ tốt thí... giờ bỏ rơi...

26

Thế gian hỡi thế gian ơi
Sao không thấy được cõi đời thủy chung
Thôi đừng hoang tưởng viển vông
Hãy bừng tỉnh lại mới hòng đổi thay

27

Hãy xây đất nước hôm nay
Trở thành cường quốc cho ngày xưa qua
Để không hổ thẹn ông cha
Nỗi đau thuộc quốc chỉ là mây tan

28

Biển Đông sóng vỗ ầm vang
Ta nghe Đông Hải xanh ngàn bể dâu
Không cho xử ép - ngẩng đầu
Thành Cường Quốc Biển trước sau Chủ Quyền

29

Sao cho biển đảo đất liền
Ngàn năm còn dấu Rồng Thiêng trở mình
Ngày mai chào đón Bình Minh
Toàn Dân Việt trọn thắm tình Non Sông

30

Hỡi dân Việt hãy đồng lòng
Cùng nhau xây dựng non sông phú cường
Bỏ qua thù hận lẽ thường
Một dàn bầu bí phải thương nhau cùng
./

 

Kế sách cứu nước – xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI

Thông tin liên quan:

Xem toàn bộ TS Nguyễn Nhã gửi đến BVN lá thư ngỏ văn xuôi dưới đây cùng với một bài hát nói và 408 câu thơ lục bát được ông chia thành 12 phần, ông gọi là 12 “hiền kinh quốc đạo”, hy vọng được sử dụng trong ngày giỗ vua Hùng hàng năm. Do khuôn khổ và tính chất của một trang mạng không chuyên văn thơ, chúng tôi xin trân trọng đăng lá thư và bài hát nói của ông, còn 12 “hiền kinh quốc đạo” thì đề nghị ông chuyển thẳng đến Ban tổ chức ngày giỗ vua Hùng để họ nghiên cứu sử dụng.

(Bauxite Việt Nam)


Tôi vốn là nhà sử học nghiên cứu lịch sử Việt Nam với cách nhìn ngàn năm trước hướng về ngàn năm sau, nhận thấy rằng hiện nay không còn là nguy cơ xâm lược mà thật sự đã xảy ra xâm lược lãnh thổ ở Biển Đông và xâm lược phá nát kinh tế văn hóa xã hội Việt một cách thâm sâu chưa từng có.

Song đây lại là thời cơ có một không hai của người Việt chúng ta, xin soạn thảo kế sách cứu nước và xây dựng nội lực đất nước hùng cường thế kỷ XXI, gửi tới quý lãnh đạo nhà nước, quý lãnh đạo chính trị, các doanh nhân cũng như toàn dân. Tôi ước mong tất cả người Việt chúng ta trong và ngoài nước phải bừng tỉnh, cần có tâm và có tầm, nhất là các bạn thanh niên hãy cương quyết xóa đi những gì xấu xí của người Việt, quyết bỏ qua một bên và hàn gắn những đau thương của thế kỷ XX với “một triệu người vui và một triệu người buồn”. Chúng ta vượt lên chính mình, nỗ lực không ngừng nghỉ xây dựng một nước Việt Nam hùng cường của thế kỷ XXI, sánh vai với các cường quốc năm châu bốn biển, quyết không còn là quốc gia bị lệ thuộc, nạn nhân của thời cuộc quốc tế, bị xử ép làm nhục và bị tụt hậu nữa!

Kế sách này phải là kế sách của toàn dân trước hết là của thanh niên đi tiên phong trong quá trình đại hòa dân tộc, mỗi người một kế hoạch nhỏ đầy sáng tạo xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Nhà nước là yếu tố quan trọng song nhất định từ bỏ mọi bao cấp kể cả bao cấp yêu nước.

Kế sách cứu nước này phải kế thừa sự khôn ngoan của cha ông hàng ngàn năm nay từ tuyên ngôn độc lập “Nam quốc sơn hà Nam đế cư / Tiệt nhiên định phận tại thiên thư” của Lý Thường Kiệt, “Văn hiến Bắc Nam mỗi nước mỗi khác” của Bình Ngô đại cáo, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, lòng nhân ái của Lý Thánh Tông, Trần Nhân Tông…

Kế sách cứu nước này phải là kế sách đấu tranh ngoại giao hòa bình đa phương hóa, đa dạng hóa, sử dụng sức mạnh tổng hợp thời đại toàn cầu.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược chứ không phải chỉ là sách lược giai đoạn, đoàn kết dân tộc, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, huy động lòng yêu nước toàn dân trong xây dựng nội lực đất nước hùng cường. Các công ty đều lấy mục tiêu góp phần phát triển đất nước, những gì hại cho quyền lợi đất nước quyết không làm…

Kế sách cứu nước này phải là kế sách trở về nguồn, giữ gìn bản sắc Việt, tạo lòng tự hào dân tộc, tự lập tự cường trong lịch sử đấu tranh cũng như trong xây dựng – xây dựng quốc đạo nhân chủ, thờ Quốc tổ, thờ anh hùng dân tộc. Những triết lý sống Việt là mẫu số chung của tất cả người ViệtNamkhông phân biệt chính kiến tôn giáo, địa phương, tạo động lực yêu nước chân chính phát triển đất nước hùng cường. Như người Nhật đã lấy ngày 31 tháng 12 hàng năm tất cả già trẻ lớn bé đến đền thờ Thần đạo thì người Việt chúng ta cũng lấy ngày 10 tháng Ba âm lịch tất cả đều đến đền thờ Quốc tổ, các đình, đền, miếu có biểu tượng Quốc tổ và anh hùng dân tộc để chiêm bái tỏ lòng đoàn kết dân tộc, quyết tâm trở về cội nguồn xây dựng đất nước hùng cường.

Kế sách cứu nước này phải là kế hoạch tạo niềm tin, cách mạng văn hóa xã hội, không được dối trá, nói dối, cùng xây dựng xã hội lành mạnh tử tế, pháp trị.

Kế sách cứu nước phải thật sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, đẩy mạnh phong trào thế giới du với hàng trăm ngàn, hàng triệu du học sinh, kể cả các thầy giáo đi học hỏi thu tóm những tinh hoa hiện đại của thế giới về xây dựng đất nước hùng cường, phải làm cuộc cách mạng văn hóa giáo dục xây dựng đất nước hiện đại hùng cường. Phải tạo động lực yêu nước trong đấu tranh và xây dựng, lấy mối nhục tụt hậu và bị cường quốc láng giềng xử ép, làm nhục làm động cơ hành động xây dựng đất nước.

Kế sách cứu nước này phải là chiến lược phát triển kinh tế biển, tạo cú hích cất cánh kinh tế Việt Nam như xây dựng cảng sâu nhất thế giới như cảng Vân Phong với đường cao tốc xuyên quốc gia không qua đèo nào, đoàn kết với các nước ASEAN để các nước ASEAN như Lào, Miến Điện, Campuchia, Thái Lan sử dụng.

Kế sách cứu nước ngoài chiến lược lâu dài trên, phải ưu tiên trước tiên tập trung chiến lược đối phó xâm lược ở Biển Đông với ngoại giao khôn ngoan hòa bình đa phương, đa dạng, tích cực phòng vệ vững chắc các hải đảo, quốc phòng toàn dân, mỗi ngư dân là một dân binh.

Phải như Trung Quốc từ trung ương có hẳn một viện nghiên cứu rất lớn về Biển Đông và nhiều cơ quan trực thuộc trung ương khác từ Viện Khoa học đến Bộ Tư lệnh Hải quân, cơ quan tình báo, tất cả thường xuyên tiến hành nghiên cứu, biên soạn tài liệu, tổ chức hội thảo… về chủ quyền biển đảo. Rồi đến các địa phương cấp tỉnh, mỗi tỉnh ven biển đều có nhiều cơ quan nghiên cứu về biển đảo cũng như đến các trường đại học, đều tham gia nghiên cứu, quảng bá chủ quyền của Việt Nam tại Hoàng Sa, Trường Sa và Biển Đông.

Với xâm lăng kinh tế, văn hóa xã hội thì quyết bảo vệ bản sắc Việt, xã hội lành mạnh, chống văn hóa, giáo dục nô dịch ngoại lai, xây dựng nền kinh tế tự lập tự cường, không lệ thuộc, đặc biệt cấp tốc bài trừ các hàng Trung Quốc và cách nuôi trồng Trung Quốc độc hại như rau củ quả, thực phẩm, các gia vị, phẩm màu, các đồ chơi cùng nhiều hàng hóa khác rất độc hại đang đe dọa đến sự sống còn của mỗi người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam!

 

Hát nói Chúc mừng năm mới 2013

 

(Hãn Nguyên Nguyễn Nhã)

 

Mừng chúc hai ngàn mười ba năm mới
Thế gian này tiến tới bình an
Chẳng còn xử ép nước Nam
Chẳng còn chịu nhục chẳng còn chịu thiệt

Tham lam quá mưu gian chiếm biển
Hung dữ ôi ý định bá quyền!
Việt Nam ơi ta quyết tiến lên
Giữ bản sắc giữ hồn thiêng Đất Việt

Giáo dục quốc sách hàng đầu đào tạo nhiều tuấn kiệt
Đưa Việt Nam thành cường quốc biển tương lai
Thanh niên rường cột ngày mai

(1/1/2013)

5. KINH THƯ

(KẾ SÁCH CƯU NƯỚC VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC ĐƯỢC THI HÓA)

 

1. Rồng Tiên hào khí thâm sâu

Bay lên hòa ánh nhiệm màu rồng thiêng

Soạn ra kế sách dựng nền

Hùng cường dân tộc phất lên ngọn cờ 

2. Đại hòa nhân chủ mong chờ

Bốn nghìn năm với giấc mơ cội nguồn

Đàn chim lạc trú muôn phương

Bay về tổ ấm đạo, đường Việt Nam

 3. Sách trời đã dạy ngàn năm

Sơn hà Nam quốc định phần cháu con

Rằng cần “thức tỉnh” luôn luôn

Biển Đông sóng lặng nước non mới bền 

4. “Tri tân ôn cố” cách nhìn

Nhìn ngàn năm cũ hướng ngàn năm sau

Kỷ nguyên hai mốt khởi đầu

Sẽ là thế kỉ “tiến mau hơn người” 

5. Không ngoa ngôn, chẳng quá lời

Bởi càng nguy khốn càng thời cơ ta

Thời cơ lớn chẳng đâu xa

Toàn dân đoàn kết đại hòa mừng thay 

6. Nước láng giềng dẫu nghìn tay

Đâu xâm lược nổi xứ này rồng thiêng

Chín điều kế sách thiêng liêng

Góp kinh luân, góp mối giềng cứu xây 

7. Nước non bởi nước non này

Của chung chẳng của riêng ai bao giờ

Nào người trọng trách âu lo

Cũng nên cộng sức vô bờ toàn dân 

8. Từ thanh niên đến doanh nhân

Đều là rường cột góp phần tương lai

Hãy vì thế giới ngày mai

Vì nòi giống Việt ngang vai với người 

9. “Cứu xây” chiến lược lâu dài

Phải đi kịp bước hôm nay sẵn sàng

Cuối đường hầm có “minh quang”

Dẫu gian nan “lửa thử vàng” trái tim 

10. Thưa cùng Quốc tổ thiêng liêng

Việt Nam thế kỉ rồng thiêng đây rồi

Bóng đêm tụt hậu xa vời

Tâm và tầm sánh bước người toàn dân

11. Quyết đem đại nghĩa chí nhân

 Thắng cường bạo bại hung tàn ngàn năm

Rửa hai mối nhục quyết tâm

Ép ta làm nhục còn thân nỗi gì!

12. Thanh niên ta hãy làm chi

 Mỗi người kế hoạch ta thì gắng xây

Việt Nam cường quốc là đây

Còn ai xử ép còn ai coi thường 

 

13. Chín điều kế sách noi gương
Cầm cân nảy mực thành chương sử vàng
Toàn dân đã quyết lên đàng
Trái tim khát vọng Việt Nam hùng cường

14. Thanh niên trụ cột mối giường
Nêu cao chính khí, tiền phương một lòng
Hùng tâm nhiệt huyết thủy chung
Quyết đem tuổi trẻ đáp cùng non sông
15. Đại hòa là bước tiên phong
Có hồn dân tộc tô hồng nắng mai
Đi lên những bước anh tài
Phát huy nội lực tương lai mạnh giàu
16. Mỗi người kế hoạch gồm thâu
Ngàn cây góp lại thành màu rừng xanh
Rồi bao sáng tạo, lũy thành
Cũng là cơ hội đấu tranh trường tồn
17. Quê hương đất nước cội nguồn
Của toàn dân Việt phải luôn giữ gìn
Nhắn cùng chính khách, thanh niên
Lòng yêu nước chẳng độc quyền một ai

18. Và rồi kế sách thứ hai

Kế thừa sự nghiệp lâu dài ngàn năm

Của cha ông chống ngoại xâm

Khôn ngoan, nhân ái quỷ thần phải kinh. 

19. “Sơn hà Nam quốc” oai binh

 Lý Thường Kiệt phá Tống bình được Chiêm

“Bình ngô đại cáo” còn thiêng

“Bắc Nam văn hiến”, cõi miền khác xa. 

 

20. “Hịch văn tướng sĩ” phong ba

Nguyên Mông tan tác mồ ma Bạch Đằng

“Đại Vương thống lĩnh” oai thần

Trần Hưng Đạo dậy tiếng tăm đời đời 

21. Thánh Tôn “đức trọng thần noi”

Vỗ an trăm họ, tha người phạm thân

Lý triều vững nghiệp tiền nhân

Nước non Đại Việt mùa xuân còn dài 

22. Đỉnh cao Yên Tử trùng mây

Trúc Lâm muôn trượng trầm bay rừng thiền

Tổ Thiền “định” vẫn chưa yên

Thượng Hoàng thiền tổ có phiền ngoại xâm?

23. Điều thứ ba phải có tầm

Rồi trong thế giới phẳng cần đa phương

Cần đa dạng giữ cội nguồn

Dụng công sức mạnh khẩn trương toàn cầu 

24. Sức cần tổng hợp dài lâu

Phát huy nội lực cao sâu vững bền

Ngoại giao khôn khéo làm nền

Chủ trương chính sách của nghìn năm qua

25. Rồi ra ta vẫn là ta

Cũng là kinh nghiệm ông cha thủa nào

Biển Đông dẫu có ba đào

Chủ quyền chân lý làm sao đổi dời

 

26. Điều tư chiến lược muôn đời

Không là sách lược một thời… mà thôi

Rồi Đoàn kết thật lên ngôi

Đại hòa dân tộc cái nôi trường tồn 

 

27. Lợi sao dân tộc thượng tôn

Toàn dân yêu nước không còn cách ngăn

Mong sao khí thế đời Trần

Bánh xe lịch sử xoay vần thời nay 

28. Vẻ vang thay nước non này

Vững tin như thế có ngày trời cho

Rồi sao nội lực chẳng lo

Cứ tin như thế còn chờ chúng ta… 

29. Khẩn trương hành động, kẻo mà

Bỏ qua cơ hội thật là tiếc thay

Nước non vẫn nước non này

Rồng thiêng đợi có hôm nay chuyển mình

30. Thứ năm điều rất phân minh
Cũng là kế sách thấm tình nước non
Hãy thờ Quốc tổ cội nguồn
Sao hồn Việt phải luôn luôn giữ gìn

31. Gió mưa vẫn một niềm tin
Phong ba càng vững con thuyền Việt Nam
Đại hòa nhân chủ thênh thang
Anh hùng dân tộc lại càng hiển linh
32. Về nguồn dòng chảy thêm tình
Dân gian văn hóa rất tinh làm nền
Ẩn trong triết lý sống bền
Là chung mẫu số con tim Lạc hồng

33. Tự hào dân tộc quyết không
Như phường vọng ngoại a tòng Bắc phương
"Chất Tàu" vốn lắm tai ương
Ta luôn tự chủ tự cường đấu tranh

34. Ta đi xây dựng hòa bình

Đừng quên Quốc tổ oai linh nước nhà

Mùng mười âm lịch tháng ba

Trẻ già lớn bé, chúng ta đến đền

35. Nêu cao biểu tượng quốc truyền

Hùng Vương chính khí thiêng liêng ngàn đời

Bao nhiêu tình tự giống nòi

Cũng không ra khỏi đạo người Lạc Âu

36. Tín ta lại đặt hàng đầu

Đó là kế sách mong cầu chúng ta

Rồi điều sáu quét gian tà

Gốc sâu bền rễ đó là lòng dân

37. Canh tân văn hóa khó khăn

Sao cho xã hội công bằng mới hay!

Quyết lời nói dối thôi ngay

Dối gian là giọt nước đầy tràn ly

38. Lòng tin, pháp trị lo chi

Nếu không tử tế có khi hại mình

Tự mình đào huyệt chôn mình

Bớt đi dối trá thì tình bền lâu

39. Niềm tin để sống cùng nhau

Để nuôi hy vọng nhiệm màu ngày mai

Nước nhà chắp cánh vươn vai

Bước đi những bước cao dài niềm tin

 40. Dạy người quốc sách thiêng liêng

Là điều thứ bảy đặt lên hàng đầu

Ước mong cứu nước mau mau

Đừng quên đẩy mạnh “phong trào nào” đi

41. Xuất dương du học một khi

Nâng cao kiến thức hãy vì tương lai

“Toàn cầu du” bước tiến dài

Để cho tri thức ngày mai sánh tầm

42. Tinh hoa thế giới là phần

Thưởng cho người hướng chữ tâm về nguồn

Sinh viên, nhà giáo triệu muôn

Tiếp thu sở học sở trường canh tân

43. Đi lên từ những khó khăn

Vượt qua tụt hậu, muôn phần hổ ngươi

Dã tâm “lấy thịt đè người”

Dã tâm xử ép “nhục ơi, láng giềng!”

44. Vì ai tích oán gieo phiền

Đã thành động lực, trợ duyên đổi đời

“Cảm ơn kẻ bách hại tôi

Để tôi lớn mạnh thành người hùng anh”

45. Hùng cường đất nước cho nhanh

Bởi ta có trái tim lành dựng xây

Nước nhà chỉ mốt mai đây

Thành rồng châu Á đến ngày quang vinh

46. Quyết kinh tế biển tiến nhanh

Việt Nam cất cánh đàn anh có ngày

Tám là kế sách này đây.

 

+++++++++++++++

Xuân Giáp Ngọ, biết chúc Biển Đông những gì?

image046

Lý Kiến Trúc

http://www.nhatbaovanhoa.com,

Chúc rằng:

Xuất chiêu chiến hạm nộ kình ngư
Thủy chiến phong ba mãn đình hồng

image048-content

I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải Quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.


image049
Bản chụp trang bìa Bạch thư về Hoàng Sa-Trường Sa của Bộ Ngoại Giao Việt Nam Cộng Hòa - Saigon năm 1975 và Dụ số 13 Nam Triều Quốc Ngữ Công Báo (trang 44) chiếu chỉ về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa trực thuộc tỉnh Thừa Thiên do Vua Bảo Đại ấn ký ngày 29 tháng 2, 1933. (Tư liệu của Văn Hóa Magazine)

Có lẽ vì như vậy, hầu như chính quyền hai miền Nam Bắc Việt Nam trước đây không đầu tư lớn vào lực lượng hải quân cai quản Biển Đông về lâu về dài. Miền Nam Việt Nam có hay chăng chỉ tuần tra duyên hải, ngoài khơi ỷ vào Hạm Đội 7. Miền Bắc tập trung toàn bộ sức lực vào các binh đoàn Nam tiến qua đường mòn Hồ Chí Minh.

Nhắc tới Biển Đông tất phải nhắc tới các sự kiện ở Vịnh Bắc Bộ và hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Suốt thời gian diễn ra chiến cuộc Việt Nam, Biển Đông chỉ xẩy ra vụ Maddox ở Vịnh Bắc Bộ năm 1964, vụ xâm nhập Vũng Rô Phú Yên (Trung Việt) năm 1965 và trận thủy chiến Hoàng Sa năm 1974 (cận kề dưới vĩ tuyến 17).

Vụ Maddox là cái cớ mở màn chiến dịch không tập miền Bắc; vụ Vũng Rô thúc đẩy Hải Quân Mỹ dính líu sâu hơn vào chiến cuộc; vụ Hoàng Sa, Hạm Đội 7 với sức mạnh vô địch khoanh tay nhìn Hoàng Sa như một “ngoại cảnh”! Sau năm 1975, vụ Gạc Ma năm 1988 (Johnson South Reef) chính là mở màn cho mặt trận Trường Sa giữa Hà Nội và Bắc Kinh sau này.

1. Hoàng Sa: lãnh thổ bất khả phân ly

Năm 1909, chính quyền Quảng Đông cho Paracels là đất vô chủ, bắt đầu tranh chấp chủ quyền.

Ngày 29 tháng 2 năm 1933, năm Bảo Đại thứ 13 (30Mars 1933), Vua Bảo Đại ra Dụ số 10 quyết định nhập các cù lao Hoàng Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên; về phương diện hành chánh các cù lao này thuộc dưới quyền quan tỉnh.

Ngày 11 tháng 3 năm 1945, Vua Bảo Đại tuyên bố quốc gia Việt Nam độc lập có chủ quyền toàn bộ lãnh thổ từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau trong đó bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Bảo Đại là quốc trưởng. Lá cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Quốc kỳ.

Tháng 12 năm 1946, quân Tưởng Giới Thạch đến giải giáp quân đội Nhật ở Hoàng Sa, Trường Sa, chính quyền Pháp cũng cho quân đóng xen kẽ.

Đầu năm 1947, Trung Hoa Dân Quốc (Tưởng Giới Thạch) đặt tên lại toàn bộ các đảo tại Hoàng Sa & Trường Sa, trong đó tên đảo lớn nhất Trường Sa là Thái Bình, tên một chiến hạm đến đảo cuối năm 1946.

Năm 1949, quân Tưởng bị Mao Trạch Đông hất ra Đài Loan.

Năm 1950, quân Tưởng bỏ Hoàng Sa kéo quân về trấn thủ Đài Loan (Formosa); thừa cơ Mao chiếm Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất.

Năm 1951, Hội nghị 51 nước diễn ra ở San Francisco, Thủ Tướng Trần Văn Hữu cầm đầu phái bộ quốc gia chính phủ Bảo Đại dõng dạc xác nhận trước quốc tế chủ quyền về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, toàn thể hội nghị không có nước nào phản đối, có vài nước phe CHCN đòi để cho Trung Quốc nhưng hội nghị không đồng ý.

Năm 1954, sau Hiệp Định Genève Pháp chuẩn bị rút toàn bộ khỏi Đông Dương, chính thức trao trả quần đảo Hoàng Sa dưới vĩ tuyến 17 cho chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Sau tháng 4 năm 1956, quân Pháp cuối cùng rút ra khỏi Đông Dương, thừa cơ Đài Loan chiếm đảo lớn nhất của Trường Sa là đảo Itu Aba mà họ gọi là Thái Bình. Sử gia Nguyễn Nhã gọi là đảo Ba Bình.

Vào khoảng đầu năm 1959, HQ Trung Úy Vũ Xuân An (sau này là HQ đại tá, định cư ở Canada) làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, tên Việt Nam sau này là đảo Quang Hòa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu. Đảo Ducan hình móng ngựa, chúng tôi phát hiện có cờ Trung Cộng và người rõ ràng trên đảo, nhưng chưa xác định được những người trên đó là quân hay dân. Chúng tôi (Đại úy Cổ Tấn tinh Châu) đổ bộ xuống, rất may mắn, đã không có một tiếng súng nổ khi chúng tôi hô “xung phong” ào ạt tiến lên đảo, bắt được tất cả là 60 “thanh niên” không trang bị vũ khí, rồi đưa ra chiến hạm của Trung úy An bằng xuồng của Trung cộng. (Xem bài viết của nhân chứngg cựu Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu trên http://www.nhatbaovanhoa.com, số ra ngày Thứ Sáu 17/1/2014).

image051-content

Từ trái: Phó đề Đốc Vũ Đình Đào và phu nhân; cựu Đại tá Cổ Tấn Tinh Châu và phu nhân trong buổi lễ kỷ niệm 40 năm trận Hoàng Sa tại Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ Westminster do Hội Hải quân Cửu Long tổ chức hôm 19/1/2014. Ảnh Văn Hóa 

image052
Đại đội Thủy quân Lục chiến dưới quyền chỉ huy của Đại úy Cổ Tấn Tinh Châu đổ bộ lên đảo Ducan năm 1959. Ảnh do tác giả cung cấp.

Ngày 27 tháng 1, 1973, Hiệp định đình chiến Paris ký kết kết thúc cuộc chiến Việt Nam trên bộ. Tháng 9, 1973, VNCH ra tuyên bố sáp nhật đảo Nam Yết và Thái Bình ở Trường Sa cùng 10 đảo khác thuộc vào lãnh thổ trên đất liền (tỉnh Phước Tuy-BBC) nhằm giữ quyền khai thác nguồn lợi thiên nhiên như dầu.

Ngày 11 tháng 1, 1974, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ra công bố “xác nhận chủ quyền của nước này Nam Sa, Tây Sa, Trung Sa và Đông Sa và toàn bộ các nguồn lợi tự nhiên xung quanh là thuộc về CHND Trung Hoa.” (BBC 23 tháng 1, 2013)

Ngày 19 tháng 1, 1974, quân Mao chiếm hẳn nhóm đảo Hoàng Sa Đông. Trong một bài viết trước đây khá lâu, tác giả tạm phân chia quần đảo Hoàng Sa tính từ 112 độ Bắc kéo xuống Nam, bên trái là cụm đảo Hoàng Sa Tây, bên phải là cụm đảo Hoàng Sa Đông. Hướng Tây nhìn về cù lao Ré, hướng Đông nhìn về đảo Luzon đất Phi.

Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Hải Quân CSVN đưa quân ra tiếp thu các đảo ở Trường Sa do quân đội VNCH trấn giữ.

2. Nhắc lại, một năm sau ngày ký hiệp định Paris, ngày 19 tháng 1, 1974, Trung Quốc điều động hạm đội của họ từ đảo Phú Lâm, đổ bộ cắm cờ lên một số đảo Hoàng Sa Tây, cho tầu cá võ trang khiêu khích kích động sát sườn chiến hạm Hải Quân VNCH.

Các chiến hạm VNCH tiến vào vũng biển Nguyệt Thiềm (Hoàng Sa Tây) đưa người nhái đổ bộ lên đảo Quang Hòa, súng nổ. Tuân theo bút tích chỉ thị của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, chiến hạm VNCH khai hỏa dẫn tới trận hải chiến lịch sử. Trong trận này, chiến hạm VNCh bắn chìm soái hạm Trung Quốc mang theo Tướng Tư Lệnh Ngụy Minh Sâm. Bên VNCH hy sinh hạm trưởng Thiếu Tá Ngụy Văn Thà.

Ý đồ nuốt trọn Hoàng Sa Tây từ lâu ấp ủ trong tham vọng khống chế Biển Đông của Bắc Kinh. Lợi dụng hiệp định Paris chưa ráo mực, Quân ủy Trung ương Trung Quốc gồm Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tiểu Bình, Tô Chấn Hoa đề nghị chiếm nốt Hoàng Sa Tây do Việt Nam Cộng Hòa đang trấn giữ; Mao Trạch Đông đồng ý chiếm trọn.

Vào thời điểm này, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu gác ngoài tai khoản “Saigon và chính phủ lâm thời miền Nam Việt Nam được kêu gọi hòa giải dân tộc, tổ chức bầu cử, chấm dứt xung đột võ trang,” ông mải mê “giành dân chiếm đất cắm cờ” với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, bỏ luôn kế hoạch tái chiếm Hoàng Sa do Đại Tướng Cao Văn Viên đề xuất. (*) Gần đây, tác giả có viết một bài trên tờ tạp chí Văn Hóa Magazine “Thủy chiến bất phân thắng bại, tại sao rút?”

Ngày 14 tháng 3 năm 1988, Hải Quân Trung Quốc xua chiến hạm xuống Nam Biển Đông bao vây, bắn phá bộ đội CSVN đồn trú trên đảo Gạc Ma (Johnson South Reef), bãi Collins (Johnson North Reef) và đụn cát Len Đao (Lansdowne Reef nằm trong cụm đảo Sinh Tồn Trường Sa), tàn sát 64 sĩ quan thủy thủ, bắn chìm 3 vận tải hạm của Hải Quân Bắc Việt. Hà Nội rất đau đớn trận này.

Hai trận Hoàng Sa tây và Gạc Ma đi vào lịch sử Biển Đông của Việt Nam.

Năm 1994-1995, Trung Quốc chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef). Năm 2012, Trung Quốc thừa thắng chiếm luôn bãi đá Scarborough Reef cách Palawan-Philippines khoảng 100km. Cả hai bãi đá này đều nằm trong vùng tranh chấp giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines.

II. Liệt cường muốn gì?

1. Nhìn thấy tính chất nguy hiểm về các hoạt động lấn chiếm du côn của Trung Quốc đội lốt dưới dạng tranh chấp chủ quyền, nhất là ở khu vực quần đảo biển Trường Sa, 10 nước trong khối ASEAN hoảng hốt ngồi lại với nhau tính kế.

Năm nước nhẩy vào tranh chấp trực tiếp là Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei và Taiwan; trong năm nước đó, Việt Nam chịu nhiều áp lực nhất của Trung Quốc, sau mới đến Philippines. Riêng Taiwan bình chân như vại ở đảo lớn Ba Bình. Cho đến nay, Philippines may mắn hơn Việt Nam, chưa phải trả giá bằng máu và khói súng. Có phải Trung Quốc nương tay với Phi chăng? Không, vì bên cạnh Phi là Hiệp ước quốc phòng hỗ tương (Liên minh phòng thủ) Mỹ-Phi 1951 còn sờ sờ.

Phản ứng của Mỹ đối với hành xử của Trung Quốc ra sao? Cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton nói: “Mỹ không tham dự vào tranh chấp ở Biển Đông, cũng không đứng về phía nào, chỉ bảo đảm an ninh con đường hàng hải quốc tế..” Tuyên bố cho thấy Mỹ thừa hiểu cách hành xử của Trung Quốc không chừa một hành động hung bạo nào chỉ là chiến thuật áp chế giành thế chủ động ở Biển Đông, nó được coi như cách gởi “thông điệp cứng” tới các nước nhỏ nhằm cảnh cáo xu hướng nghiêng dần về Mỹ.

Tất nhiên Mỹ cũng không vừa, một mặt vận động dư luận ASEAN cho thấy việc Trung Quốc tự vẽ đường lưỡi bò 9 đoạn đòi chủ quyền 85% diện tích Biển Đông rõ ràng là kiểu mới của chủ nghĩa đế quốc thực dân, thay vì mang lính đi xâm lược đất đai, mang hải quân đi “tuyên bố chủ quyền.” Chủ nghĩa đại dương này va chạm trực tiếp nền an ninh và quyền lợi chung của các quốc gia ven biển Đông Nam Á; một mặt Mỹ đóng vai “trung lập” không đối đầu quân sự, cũng không đứng về phe nào.

Bên cạnh các diễn đàn đa phương, đối thoại Shangri-La kết thúc, Hội nghị ARF 2010 bế mạc, với chiến thuật “ngoại giao pháo hạm,” cung hiến kỹ thuật tối tân thăm dò nguồn mỏ, từng bước Mỹ nhẩy sâu hơn nữa vào Biển Đông kéo theo đồng minh trợ lực, đưa chiến hạm vào thăm Sài Gòn, Cam Ranh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Manila, Singapore Chiến thuật này tỏ ra khá hữu hiệu bẻ gẫy chiến thuật “dụ khị” song phương của Trung Quốc.

Thế nhưng, song phương bí mật vẫn diễn ra giữa Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc kéo Việt Nam cùng phản ứng: “không quốc tế hóa vấn đề biển Nam Hải.” Phùng Quang Thanh, Nguyễn Tấn Dũng, Lê Khả Phiêu liên tục khẳng định: “Không thay đổi nguyên trạng Biển Đông, nước nào giữ được chỗ nào thì giữ lấy, chỗ nào còn trong vùng tranh chấp thì “đối thoại” với nhau.” Nguyễn Tấn Dũng Thủ tướng CSVN còn cả quyết quyền chủ quyền: “Việt Nam là nước trấn giữ được nhiều đảo nhất trong quần đảo Trường Sa.”

2. Chiến thuật

Chiến thuật “vừa đánh vừa đàm” của Trung Cộng là một trong nhiều biện pháp vũ lực khống chế Biển Đông. Chiến thuật “đánh” này điển hình như cho toán tầu cá võ trang 10-15 thước, liều mạng bao vây tàu thăm dò USNS Impeccable chỉ cách mũi tầu vài mét hôm 8 tháng 3, 2009, ngăn cản tàu này đang thăm dò đại dương ở hướng Tây Nam, cách Hải Nam 75 dặm (120km), buộc Impeccable phải quay lui.

Lần thứ hai 12 tháng 5, 2013, Trung Cộng cho chiến hạm tùy tùng mẫu hạm Liêu Ninh nghênh mũi cản ngang đầu tuần dương hạm USS Cowpens chỉ cách mũi tầu khoảng 100 yards (khoảng 91 mét) ở hướng Đông Nam-Đông.

Không tin tức nào nói rõ USS Cowpens cách đảo Hải Nam bao nhiêu dặm, hoặc là xâm lấn vào khu vực đặc quyền bao nhiêu dặm, nhưng hai phía đều đưa ra lập luận bảo vệ hoạt động của mình. Trung Cộng nói rằng rằng tàu Mỹ “bám theo đuôi Liêu Ninh quấy rối.” Mỹ nói rằng hành động của chiến hạm Trung Cộng là “vô trách nhiệm mang tính kích động.” Và cũng không biết hai chiến hạm “đối thoại” với nhau những gì trong lúc “ngang đối đầu,” sau cùng USS Cowpens quay lui!

Sự kiện hai cuộc đụng độ giữa Impeccable với tầu cá “đặc công biển” vũ trang, Cowpens với chiến hạm Trung Cộng không phải là cuộc “tao ngộ chiến” hay “thách thức chiến”Ư mà là khúc dạo đầu “Prelude Navy Sea” thử lửa có tính toán. Mỹ đưa tầu thăm dò, Trung Cộng đưa “đặc công biển”, Mỹ đưa tuần dương hạm “bám theo đuôi Liêu Ninh”, Trung Cộng đưa chiến hạm “ngang đối đầu.”

Vấn đề là hai con hổ biển có ý định thực sự “đối đầu” với nhau không, hay trong cuộc thử lửa bên này buộc bên kia thành một “đối đầu” trước. Vấn đề là không bên nào dại dột nổ súng trước. Hai con hổ biển nuốt nước miếng phục thế “rập rình.”

Các luật gia quốc tế về biển hiện vẫn chưa chỉ rõ biên độ hải phận quốc tế và 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế tính từ bờ có khoảng cách “an toàn” là bao nhiêu dặm, bao nhiêu mét, không như vùng phi quân sự có kẽm gai cột mốt qui định rõ trên đất liền. Ranh giới khoảng cách biển an toàn còn mơ hồ, do đó các bên sẽ còn phải ngồi với nhau để bàn về vấn đề này.

Tuy nhiên, xét về thái độ ứng xử của Mỹ qua hai trận “đụng”, Mỹ biểu tỏ sự khôn khéo khi “nhường một bước” trước sự hung hăng “mang tính kích động” (lời Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel) của một anh phú gia có vũ khí trong tay.

3. Chiến lược

Tôi tạm chia Biển Đông thành bốn vùng biển khác biệt. Vịnh Bắc Bộ, biển và đảo Hoàng Sa, biển và đảo Trường Sa, biển và đảo nam-tây nam Trường Sa (tính từ mũi Cà Mau kéo tới Hà Tiên, Phú Quốc giáp ranh Vịnh Thái Lan).

Vịnh Bắc Bộ là vùng biển có độ sâu cạn khoảng 60 mét, rộng khoảng 130,000 km2 kể như vùng đặc quyền an ninh giữa Việt Nam và Trung Cộng thông qua Hiệp định năm 2000. Toàn cảnh Vịnh Bắc Bộ không có cứ điểm đảo quan trọng ngoài đảo Bạch Long Vĩ; từ Hải Phòng, Thanh Hóa, Vinh nhìn thẳng ra hướng đông là đảo Hải Nam.

image055-content

Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine

 

Trong cuộc phỏng vấn của nhà báo lý Kiến Trúc với Đại sứ Lê Công Phụng Thứ trưởng Ngoại giao, cựu Trưởng ban biên giới, vào tháng 9, 2008, nhà báo có đề cập đến việc Việt Nam phải ký vội Hiệp định Phân định Vịnh Bắc Bộ năm 2000 chịu mất cả chục ngàn km2 biển do sức ép của Trung Cộng nhằm bảo vệ hướng tây căn cứ tầu ngầm nguyên tử xây dựng ở Hải Nam.

Phía Nam-Đông Nam Hải Nam là quần đảo Hoàng Sa (cách khoảng 230 hải lý). Hoàng Sa ví như phòng tuyến Maginot vừa bảo vệ quân cảng Hải Nam vừa khống chế con đường ngang chiến lược lao thẳng ra eo biển Luzon Philippines - Heng Chun Formosa. Hoàng Sa là vị trí quân sự tiền tiêu tiến về phương nam. Không chiếm lĩnh Hoàng Sa không thể thực hiện chính sách Hán hóa Biển Đông. Hoàng Sa cách cù lao Ré 123 dặm.

image057-content

Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine

image059-content

Quần đảo Hoàng Sa rộng khoảng 15, 000km2 - tính từ kinh tuyến bắn 112o chạy xuống nam chia Hoàng Sa ra hai phía Đông và Tây. Chú thích của Văn Hóa Magazine.

So với vùng biển Hoàng Sa, vùng biển Trường Sa rộng lớn hơn (khoảng 180,000 km2), phức tạp hơn. Tổng diện tích đảo, đá, đụn, cồn, bãi nổi bãi chìm chỉ có khoảng 11 km2, cho nên, việc di chuyển qua lại các quần thể đảo liên đới kể như rất ngắn đối với tốc độ duyên tốc đỉnh. Từ Cam Ranh đi tới Trường Sa khoảng hơn 500 km.

image061-content

Ảnh tư liệu của Văn Hóa Magazine

Dụng thế liên hoàn một số đảo liên đới, chỉ cách nhau độ 10 km, thiết lập một vành đai hỏa lực trung tâm, biến nó thành pháo lũy liên hợp uy hiếp biển đảo chung quanh, trận liệt nằm trong tầm ngắm của pháo. Nếu Gạc Ma, Cô lin, Len Đao quan sát trực diện đường đi từ Singapore tới Luzon, thì Scarborough quan sát trực diện Manila, cách vịnh Subic và bờ biển Manila không đầy 100 km.

Không có gì ngạc nhiên vì sao Trung Cộng cắn răng trước con mắt dè chừng của quốc tế khi ra tay tàn sát 64 sĩ quan thủy thủ vận tải của hải quân Bắc Việt để chiếm cho bằng được đảo Gạcma, Cô Lin, Len Đao ở mạn bắc Trường Sa (Mất Gạc Ma, Việt Nam cố thủ được Cô Lin và Len Đao), và vì sao Trung Cộng quyết tâm “cắm dùi” ở Scarborough Reef mạn đông bắc Trường Sa.

Với địa quân sự bao la ở Biển Đông, Trung Cộng phải mua ngay cái hàng không mẫu hạm thế hệ cũ của Nga về tân trang. Tuy nhiên Liêu Ninh chưa phải là mẫu hạm tiêu biểu của Trung Cộng, nhưng thích hợp với biển Hoàng Sa với diện tích khoảng 15,000 km2. Liêu Ninh là căn cứ nổi di động tôi tạm gọi là Liêu Ninh I khá lợi hại trong việc phòng thủ căn cứ tầu ngầm nguyên tử Hải Nam, ngăn chận ra vào eo biển Luzon-Cao Hùng. Tháng 1 vừa qua soái hạm Liêu Ninh I đã hoàn tất nhiệm vụ chỉ huy, điều hợp hạm đội hợp đồng tác chiến ở biển Hoàng Sa.

image062-content

Chấm đỏ trái: Scarborough; chấm đỏ phải: Manila. (Chú thích của Văn Hóa Magazine)

Với vị trí xung yếu của biển Trường Sa lại qui tụ quần thể đảo phức hợp, mặt trận Trường Sa khác hẳn Hoàng Sa. Trường Sa cần một hàng không mẫu hạm khác, tối tân hơn, tôi tạm gọi là Liêu Ninh II, nó sẽ bám ven bờ Subic-Manila, dựa vào Scarborough làm pháo đài trợ chiến, tung chiến hạm, chiến đấu cơ tiến vào con đường biển ngoằn ngoèo xuyên qua vịnh Leyte ra Thái bình dương.

Trong Thế chiến Thứ hai (tháng 10, 1944), lực lượng phía Nam của tướng Shoji Nishimura và tướng Kiyohide Shima xứ sở Phù Tang ẩn trú ở các căn cứ bí mật quần đảo Trường Sa (Ba Bình), tầu ngầm giấu dưới hang động ngầm, từ nơi này hải quân Nhật xuất kích tấn công hải quân Mỹ ở vịnh Leyte ven bờ Tây thái bình dương, nhưng thất bại.

Một vị trí trung tâm Trường Sa là đảo Thái Bình (Itu Aba Island), Sử Gia Nguyễn Nhã gọi là Ba Bình, đảo lớn nhất quần đảo Trường Sa. Năm 2012, Đài Loan đã cho xây thêm pháo đài súng cối tầm xa, đại bác tầm gần, dàn rada, phi trường quân sự C130 trên đảo này và lập doanh trại đồn trú cho Thủy quân Lục chiến.

Dù Ba Bình vẫn còn nằm trong vòng tranh chấp của 4 nước, nhưng Việt Nam và Trung Cộng hầu như không phản ứng mạnh về việc Đài Loan tăng cường quân sự ở đây. Chưa biết rõ ý đồ của Đài Loan muốn cái gì, nhưng việc xây pháo đài ở Ba Bình không thể tách rời với việc bảo vệ tài sản dầu mỏ đang có triển vọng khai thác.

Các cuộc gặp gỡ giữa Việt Nam và những nhân vật “nắm giữ chìa khóa Đông Á” đều hướng vào con đường hàng hải mà Trường Sa là khâu yết hầu lưu thông tàu bè qua lại với mật độ đông nhất thế giới. (Mỗi ngày có ít nhất 270 lượt tàu đi qua quần đảo Trường Sa - theo Wikipedia).

III. Bảo vệ lãnh thổ chủ quyền, bảo vệ tài sản dầu khí

1. Vũ đài Biển Đông: từ tranh chấp biển đảo đến tranh chấp dầu khí

Dù các bên kêu gọi các bất đồng trên biển phải được giải quyết trong “niềm tin chiến lược”, nó vẫn không che đậy được cơn sóng ngầm tranh chấp chủ quyền lịch sử biển đảo, quyền chủ quyền nguyên trạng, tái nguyên trạng. Viễn ảnh tươi sáng của nguồn năng lượng dầu mỏ, nguồn hải sản và các loại tài nguyên khác là một trong những nguyên nhân chính khởi phát vũ đài Biển Đông.

Nếu nhìn lại hoạt động “bên lề” của Trung Quốc ở Hội nghị 1951 San Francisco, trận cưỡng chiếm Hoàng Sa 1974, trận tàn sát Gạc Ma 1988, khởi điểm xuyên suốt kế hoạch vươn xa hơn nữa biển xanh phương Nam của Bắc Kinh.

Việt Nam cố thủ giữ được một số đảo quan trọng như Bạch Long Vĩ ở Vịnh Bắc Bộ và gần 30 đảo ở Trường Sa. Tuy nhiên cũng mất một số đảo bãi như đảo đá Hoa Lau 1983, mất bãi Kiêu Ngựa 1986, mất đá Kỳ Vân, mất đá Suối Cát 1987, mất bãi Thám Hiểm và đá Én Ca 1999 về tay Malaysia).

Căng thẳng nhất vẫn là Philippines mất Vành Khăn (Mischief Reef) 1994-1995, mất Scarborough Reef năm 2012. Đối với Philippines hai đảo này vừa có vị trí xung yếu vừa tiềm tàng mỏ dầu. Đó có thể cũng là việc vì sao ộng quyết chiếm Scarborough mà không chiếm đảo Trường Sa lớn của Việt Nam?

Vị trí Trường Sa lớn không phải là vị trí chiến lược như Scarborough. Cho đến nay gần như Scarborough, Vành Khăn trở thành “lãnh thổ chủ quyền tái nguyên trạng” của Trung Quốc.

Phản ứng về tầm mức quan trọng vụ Scarborough, 5 tháng 6, 2013, Đô Đốc Samuel Locklear, Tư Lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ tuyên bố: “Chúng tôi sẽ phản đối việc bất kỳ ai dùng vũ lực để thay đổi trạng thái nguyên trạng (status quo).” Ông nói thêm: “Chúng ta cần duy trì những gì ở đâu thuộc ai thì vẫn như thế cho tới khi chúng ta có được bộ qui tắc ứng xử hoặc một giải pháp mà các quốc gia liên quan chấp nhận một cách hòa bình.”

Phản ứng của Mỹ chỉ là phản ứng sau việc “cái cày đặt trước con trâu”!

Những cuộc lấn chiếm bật ra tranh luận về bản chất chiến lược của ộng. Trong các cuộc hội thảo quốc nội lẫn quốc tế có cả ộng, Mỹ tham dự, Việt Nam đã nhiều lần bẻ gẫy lập luận chứng cứ lịch sử của học giả Trung Quốc đưa ra đối với Biển Đông là vô giá trị.

Cuộc tranh chấp biển đảo thực tế đã bước sang giai đoạn tranh chấp mỏ dầu khí. Đây là giai đoạn Việt Nam phải đối đầu với nhiều thách thức, điển hình như vụ tranh chấp các lô khai thác dầu mỏ vùng Tư Chính-Vũng Mây, bồn trũng Nam Côn Sơn dù nó nằm trên thềm lục địa Việt Nam.

Giai đoạn mới của các quốc gia trực tiếp tranh chấp ở Biển Đông là giai đoạn vừa điều quân lính ra chiếm cứ, phòng thủ, xây dựng pháo đài, vừa tranh chấp vùng khai thác tài nguyên, vừa đàm phán song phương thỏa thuận lợi nhuận.

Trước cận ảnh dầu nổi lềnh bềnh trên thềm lục địa Việt Nam và Biển Đông, Việt Nam và ộng tỏ ra rất nhạy bén trong các cuộc đàm phán song phương.
Các cuộc họp thượng đỉnh giữa Nguyễn Minh Triết (2011) với Hồ Cẩm Đào, và mới đây ngày 19 tháng 6, 2013, Trương Tấn Sang - Tập Cận Bình ký kết các văn kiện hợp tác về Biển Đông và Vịnh Bắc Bộ theo khuôn khổ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, hai bên cùng có lợi trên các lĩnh vực, nhất là về hợp tác kinh tế - thương mại; nhắc lại, trước đó, tháng 4, 2010, trong cuộc họp song phương giữa Nguyễn Tấn Dũng với Tổng Thống Philippines Gloria Macapagal-Arroyo, Dũng đẩy đưa mồi chài: win-win solution.

Tranh chấp quyền lợi khai thác dầu khí đã vượt qua mức tranh chấp biển đảo. Tháng 9, 1989, cộng áp lực hai tập đoàn dầu khí Anh British Petroleum (BP) và Exxon Mobil không được cộng tác với Việt Nam trong một dự án thăm dò dầu khí ở bồn trũng Nam Côn Sơn nằm trên thềm lục địa Việt Nam.

Trong cuộc phỏng vấn của Nhà báo Lý Kiến Trúc với Đại sứ Michael Michalak tại Quận Cam hôm 10 tháng 10, 2008, ông Đại sứ nói rõ: “Chúng tôi phản đối việc Trung Hoa can thiệp vào việc các công ty của Hoa Kỳ tiến hành công việc kinh doanh của họ. Khu vực tư nhân, chuyện làm ăn, cần phải được phép tiếp tục hợp đồng với bất kỳ ai họ muốn. Giải quyết vấn đề là rất quan trọng và được quốc tế thừa nhận về tự do giao thương.”

Thế nhưng, cơ hội bằng vàng đã đến với Mỹỳ. Chẳng khác gì vụ Maddox “gài độ” năm 1965, BP và ExxonMobil “cáp độ” Việt Nam năm 1989. Trung Quốc nổi giận trước việc các đại công ty Mỹ làm ăn với Việt Nam. Phát biểu tại hội nghị Đối thoại Shangri-La 2010 hôm 5 tháng 6, 2010, Bộ Trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói: “Chúng tôi phản đối bất cứ hành động nào nhằm sách nhiễu các công ty của Mỹ cũng như của các quốc gia khác đang thực hiện hoạt động kinh tế hợp pháp (tại Biển Đông).”

Ngày 17 tháng 7, 2010, tại Hội nghị Asean Regional Forum (ARF) diễn ra tại Hà Nội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tuyên bố thẳng tuồn tuột quan điểm và chính sách của Hoa Kỳ đối với Biển Đông: “Tôi muốn nói ngắn gọn quan điểm của chúng tôi về vấn đề này. Hoa Kỳ, như mọi quốc gia, có lợi ích quốc gia trong việc tự do đi lại, tự do đi, ra vào vùng biển chung của châu Á, và tôn trọng luật pháp quốc tế ở Biển Đông. Chúng tôi chia sẻ những lợi ích không chỉ với các thành viên ASEAN hoặc những người tham dự Diễn đàn Khu vực ASEAN, mà còn với các quốc gia gần biển khác và cộng đồng quốc tế rộng hơn.”

Tháng 5, 2013, một động tác quân sự được coi là qui mô nhất của hải quân Trung Quốc khi điều động 3 hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, và Nam Hải thao diễn thị uy ở Biển Đông, trong lúc phái đoàn của họ đi phó hội Đối thoại Shangri-La đang diễn ra tại Singapore.

Ba chiến hạm Trung Quốc đã được điều đến chỉ trong vòng 5 hải lý cách Bãi Ayungin (bãi Cỏ Mây), nơi có khoảng một chục lính thủy quân lục chiến Philippines đang đóng quân trên một con tàu cũ mà Manila bị mắc cạn vào năm 1999 (BBC 27/31/5/2013).

Ngày 3 tháng 6, 2013, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam ông David Shear nhân chuyến viếng thăm Quận Cam, trong buổi nói chuyện tại Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí ông thông báo công ty Chevron vừa tìm thấy mỏ dầu lớn tại vịnh Thái Lan gần đảo Phú Quốc thuộc thềm lục địa Việt Nam. (1) Thông báo tin này củng cố khả năng đầu tư của Mỹ vào Việt Nam ngày càng lớn. Lời tuyên bố của Đại sứ Shear cùng thời điểm ba chiến hạm thuộc lớp tối tân nhất của Hoa Kỳ tập trận ở Singapore.

image063

Ngày 3 tháng 6, 2013, Đại sứ David Shear khi đến thăm Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí Quận Cam ông thông báo công ty Chevron tìm thấy mỏ dầu ở gần Vịnh Thái Lan trên thềm lục địa Việt Nam gần đảo Phú Quốc. (Nguồn: Google)


Ông Hank Tomlinson, Tổng giám đốc Chevron Việt Nam cho biết: “Chevron đang đàm phán với Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam về dự án khí ở ngoài khơi biển Đông trị giá 4 tỷ USD, trong đó Chevron sẽ góp 2,5 tỷ USD. Tính đến nay Chevron đã đầu tư 300 triệu USD làm công tác thăm dò.

Dự án nhằm cung cấp khí cho khu vực Mekong để chạy các nhà máy điện, đáp ứng nhu cầu điện năng. Nếu dự án sớm được Chính phủ phê duyệt, Chevron sẽ trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam từ trước đến nay” (theo EMSVN).

Nếu hai vụ BP và ExxonMobil Trung Quốc làm dữ thì đến vụ Chevron Trung Quốc im hơi lặng tiếng. Phải chăng Mỹ và Trung Quốc đã dọn được con đường đối tác với Việt Nam hay ngược lại Hà Nội đã “tranh thủ” làm ăn với hai siêu cường?

Nếu Mỹ dựa vào khả năng kỹ thuật và lợi nhuận trên nguyên tắc win-win solution thì Trung Quốc ỷ vào sức mạnh nước lớn áp chế nước nhỏ. Đó cũng là câu trả lời của làn sóng chống đối Trung Quốc rầm rộ ở trong nước Việt và hải ngoại. Lại càng “tội nghiệp” cho đảng CSVN tối tăm giữa hai lằn đạn; đối với “lửa gần nước xa”, phải cho phú gia Trung Quốc thuê rừng, bán mỏ Bauxite, cho trúng thầu hàng loạt hợp đồng béo bở để vừa hưởng lợi “nhóm lợi ích” vừa tránh cú đấm sau lưng.

Ảnh bản đồ các lô khai thác dầu mỏ vùng Tư Chính-Vũng Mây và bồn trũng Nam Côn Sơn nằm trên thềm lục địa Việt Nam.

Bơm sức cho ASEAN có sức mạnh trong đàm phán với Trung Quốc tiến tới thỏa thuận Bộ qui tắc cụ thể ứng xử Biển Đông (COC - tất nhiên trong đó phải có điều luật chung về khai thác mỏ dầu khí). Họp báo tại Hà Nội chiều 16/12/2013, Ngoại trưởng John Kerry thông báo Mỹ “hỗ trợ” 32,5 triệu đô la cho việc thực thi luật pháp hàng hải ở các nước Đông Nam Á; riêng với Việt Nam, ông nói rõ: “Chỗ nào có lợi thì hai bên (Mỹ-Việt) cùng làm.” Sau John Kerry, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cũng vừa bơm 20 tỉ đô la cho ASEAN.

2. Giải pháp và viễn ảnh

Dù ông Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng có nói bóng gió “cường quốc” nào đi nữa người ta vẫn hiểu vị trí an ninh và quyền lợi của Việt Nam-Biển Đông hiện phải đối mặt với tham vọng bá chủ Biển Đông của ông, chiến lược “xoay trục” lực lượng hải quân Mỹ về Châu ÁỬ Thái Bình Dương và cường quốc Thái Bình Dương Nhật Bản đang khuếch trương sức mạnh vào Đông Nam Á.

Đi trước một bước, Trung Quốc đã là nước đưa ra giải pháp cùng hợp tác - cùng khai thác Biển Đông - hai bên cùng có lợi. Nước nào đầu tiên tham gia vào giải pháp này: Việt Nam và ông. Đây là chiến thuật “đầu vào kinh tế, đầu ra chính trị”.

Tháng 10, 2013, đích thân Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng khai trương nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn ở tỉnh Thanh Hóa với mức đầu tư hơn 9 tỉ đô la, liên doanh giữa PetroVN, Kuwait và Nhật Bản. Nghi Sơn được xem là nhà máy lớn nhất Đông Nam Á. Tỉnh Thanh Hóa chỉ cách quân cảng Hải Nam chính đông khoảng hơn 300km.

Lý do rất hấp dẫn đối với các quốc gia ven biển, nếu tận dụng khai thác được các bồn trũng chứa mỏ dầu khí ở vịnh Bắc Bộ và Biển Đông, lợi nhuận trước mắt về chi phí vận chuyển sẽ tương tác với giá thành sản phẩm.

Các nhà máy Thanh Hóa, Dung Quất, Vũng Tàu, với công suất tổng thể hóa dầu và các phó sản lên đến hàng chục triệu tấn một năm, không kể đến việc bảo đảm an toàn năng lượng quốc gia, không kể đến việc cung cấp cho hai anh khổng lồ tiêu thụ là ộng và Nhật bản, chỉ riêng ASEAN thôi, dầu thô cũng có thể ảnh hưởng đến thị trường APEC. Việt Nam trở thành nước xuất cảng dầu đầu tiên ở Đông Nam Á.

Một góc cạnh của giải pháp cho một Biển Đông hòa bình không thể không tính tới việc hiện đại hóa lực lượng quân sự, nặng nhất là hải-không quân.
Động tác quốc phòng mới đây của Việt Nam tiếp nhận hai nguồn “viện trợ” vũ khí “không sát thương” của Mỹ và Nhật, mua vũ khí “sát thương” của Nga, thực hiện tuyên bố song phương hôm 14 tháng 11, 2013 giữa Trương Tấn Sang và Putin ký hợp đồng thăm dò-khai thác dầu khí ở thềm lục địa, thực hiện hợp đồng song phương giữa Hà Nội và Bắc Kinh cùng khai thác dầu mỏ vịnh Bắc Bộ (nhấn mạnh: ở khu vực còn đang tranh chấp), cho thấy chính sách hội nhập quốc tế của Việt Nam đã minh chứng chủ thuyết “quốc tế hóa uyển chuyển Biển Đông” trong hòa bình và win - win solution.

Khai thác nhu cầu hiện đại hóa quân lực nhằm đáp ứng tình thế mới của nhiều quốc gia trong khối ASEAN; cường quốc xuất khẩu vũ khí kín tiếng nhất không ai khác hơn: “chú Gấu Nga”. Chú Gấu thực hành tốt câu “Ngao cò tranh nhau ngư ông đắc lợi”, vả lại Việt Nam tỏ ra rất ưa thích món vũ khí của chú Gấu nên thẳng tay chi ra hàng chục tỷ đô la sắm tầu ngầm, chiến hạm, chiến đấu cơ, ra đa, tên lửa,.

Thời gian tiến tới ký kết COC cũng là thời gian cốt tủy để Trung Quốc và các bên (Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines) gia tăng lực lượng hải quân trên biển hầu có trọng lượng trên bàn hội nghị. Nó cho thấy vì sao Việt Nam thi đua phá kỷ lục qua việc mua “nhiều” mua “gấp” vũ khí Nga. (Tầu ngầm lớp Kilo 636, khu trục hạm lớp Gepard, chiến đấu cơ SU-MK2V, tên lửa Yakhont/SS-N-26,và cùng chủng loại một số vũ khí sắm của Nga).

Gần đây khi sự kiện ộng “nhận dạng phòng không” vùng biển Hoa Đông khiến quốc tế quốc nội om sòm, Việt Nam tảng lờ không ý kiến, phải chăng Bộ chính trị “phấn khởi” trước việc mặt trận Biển Đông đã được và đang “di dời” do sức hút của Hoa Đông, hay ở nơi nào khác, nhường chỗ cho một Biển Đông giầu có dầu khí và nỗ lực mưu tìm hòa bình trong mối tương tác đa phương. (5)

An ninh Biển Đông hay tài sản Biển Đông nếu bị một nước hay một liên minh quốc gia nào đó khống chế độc quyền chỉ tạo ra tình trạng mất cân đối cho toàn khu vực. Thế nhưng, không ai có thể lường được hết thời khắc lịch sử trước biến cố bất ngờ, mọi giải pháp sẽ tan theo mây khói một khi khói súng đầu tiên của phe nào đó lỡ lẩy cò.

Năm Giáp Ngọ, xin chúc sóng Biển Đông đừng vạ vào câu Sấm:

“Kình thôn đại chiến huyết do hồng.”

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Magazine- California tháng 1, 2014

(*)

- Đọc thêm bài viết chi tiết cùng tác giả trên Văn Hóa Magazine phỏng vấn cựu Thiếu Tá Nguyễn Văn Tý, nguyên trưởng phòng văn thư Bộ TTM nói về hồ sơ của Tướng Viên trình lên TT Thiệu.

- Đọc thêm chi tiết trận đánh trong sách “Can trường trong chiến bại” của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.

(1) Theo đánh giá của Bộ Năng lượng Mỹ, lượng dự trữ dầu đã được kiểm chứng ở Biển Đông là 07 tỉ thùng với khả năng sản xuất 2,5 triệu thùng/ngày. Theo đánh giá của Trung Quốc, trữ lượng dầu khí ở Biển Đông khoảng 213 tỷ thùng, trong đó trữ lượng dầu tại quần đảo Trường Sa có thể lên tới 105 tỷ thùng. Với trữ lượng này và sản lượng khai thác có thể đạt khoảng 18,5 triệu tấn/năm duy trì được trong vòng 15 - 20 năm tới. Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ và bờ biển miền Trung, (Biển Đông Wikileaks)

(2) Theo thống kê của Bộ Ngoại giao Việt Nam và số liệu của Ts Nguyễn Hồng Thao Trường Sa có khoảng 140 đảo, đá, bãi.

(3) Năm 1941- 1944, quân Nhật từ Tokyo, bắc ố đông bắc, tiến xuống nam, lập tổng hành dinh Okinawa - tràn xuống Formosa - chiếm Luzon - khống chế bán đảo Đông Dương - chiếm Malaysia, Miến Điện, Singapore, uy hiếp Tân tây nam, châu úc. Năm 1974- 2012, ngược lại, ộng lấy Biển Đông (Nam Hải) làm bàn đạp tiến ngược lên đông bắc, thọc qua tây Thái bình dương.

(4) Nhớ lại năm 1944, khi Thống tướng Mc Arthur thất bại ở Philippines tháng 3/1942) chạy sang Melbourne Úc, ông nói câu lịch sử: “I shall return”-Tôi sẽ trở lại! MacArthur đổ bộ lên đảo Leyte vào ngày 20/10/1944 tổng tư lệnh hai Hạm đội Thứ ba và Thứ bẩy thư hùng chiến thắng hạm đội hùng hậu số một của Nhật tại vịnh Leyte Gulf . Quân sử hải quân thế giới đánh giá trận Leyte Gulf là trận hải chiến lớn nhất thế giới. Sau chiến thắng quân Nhật ở Phi, dân Phi coi Thống Tướng McArthur như vị anh hùng dân tộc của họ.

(5) Thông tin về việc Trung Quốc vẽ ra vùng “nhận dạng phòng không biển Hoa Đông” làm nhiều người giật mình. Thật ra, các nhà quân sự quốc phòng không gian đã nhìn thấy “vùng nhận dạng chủ quyền không gian” từ khuya. Chủ quyền lãnh thổ của một quốc gia phải bao gồm cả chủ quyền trên không, đại dương và đất liền; tuy nhiên do thời điểm thực hiện quyền chủ quyền phòng không chưa tới lúc nóng bỏng hoặc là chưa đủ khả năng kiểm soát do còn yếu kém về kỹ thuật, về vũ khí nên ít ai để ý. Cứ xem vụ U 2 của Mỹ bay qua Nga, vụ thám thính cơ của Mỹ buộc phải hạ cánh ở Hải Nam, vụ phi công Lý Tống với chiếc Cesna bé tí bay tới “vùng nhận dạng không gian” Cuba thả truyền đơn. Cũng ông Lý Tống nhà ta rải truyền đơn từ vùng phòng không trên không gian Saigon. Vụ “nhận dạng không gian biển Hoa Đông” có thể hiểu thêm rằng Trung Quốc xác định vùng nhận dạng không gian Hoa Đông chính là xác định quyền chủ quyền từ trên không xuống mặt biển, hải đảo, tài nguyên đáy biển và quần đảo chiến lược Senkaku (Điếu Ngư) hiện đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản./ 

09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 17168)
Bộ Ngoại giao Trung Quốc hôm nay đã lên án một phúc trình của Mỹ về các tuyên bố nhận chủ quyền của Bắc Kinh ở biển Nam Trung Hoa (tức biển Đông), cho rằng nó đi ngược lại với cam kết không đứng về phía nào của Washington trong cuộc tranh chấp ở biển Đông.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16808)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17438)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16981)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17594)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17352)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17268)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16711)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19185)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23613)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19167)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17940)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24617)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18708)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18294)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24915)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18226)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18928)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19728)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20274)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…