Bắc Kinh muốn gì ở đảo Thị Tứ?

07 Tháng Ba 20197:25 CH(Xem: 11422)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 08 MAR 2019


Bắc Kinh muốn gì ở đảo Thị Tứ?


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

08/3/2019


image017


Đảo Thị Tứ (Thitu Island - chấm đỏ số 1) tọa độ 11°03′11″B 114°17′5″Đ. Thị Tứ là hòn đảo quý trong cuộc tranh chấp hiện nay, dù Philippines đang làm chủ từ năm 1956, có binh lính canh giữ nhưng rất yếu về hỏa lực lẫn phòng thủ.


Theo wikipedia, "Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.


Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ, cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).


Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. Thị Tứ có sân bay dài 1.260 m được xây dựng vào năm 1975".


Trang Wikipedia thiếu sót không nói vào khoảng năm 19701971, Philipppines đưa quân ra chiếm thêm đảo Song Tử Đông, nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 10 hải lý. Việc Philppines chiếm Song Tử Đông của VNCH vào thời điểm bấy giờ còn là một bí ẩn lịch sử vì sao VNCH lại để xẩy ra như vậy.  


image018

Bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Đông do Hải quân VNCH dựng không biết nay còn không hay đã bị quân Philippines phá hủy. Ảnh tư liệu của VH.


Việt Nam có nên đòi lại đảo Song Tử Đông?


Nếu Bắc Kinh chiếm được đảo Thị Tứ, họ sẽ uy hiếp trực tiếp và rất gần căn cứ đảo Song Tử Tây của Việt Nam, làm chủ tình hình vùng biển cực bắc quần đảo Trường Sa và tiếp cận gần bãi Cỏ Rong của Philippines được đánh giá có trữ lượng dầu khí rất lớn.


Căn cứ Su Bi, Chữ Thập và Vành Khăn là tam giác hỏa lực quan trọng nhất trong số 7 căn cứ do Bắc Kinh xây dựng ở giữa biển Trường Sa. Chấm vàng: khoảng cách từ Cam Ranh (Nha Trang) đến đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn và đảo An Bang.


Một trong các đặc điểm của đảo Thị Tứ quan trọng nhất là đảo có nguồn nước ngọt, có đất đai tốt cho thực vật sinh sôi, diện tích lớn gần 40 ha chỉ sau đảo Ba Bình (Đài Loan chiến từ năm 1956), chân đảo cao ráo hơn 3 mét so với mặt biển, bãi biển đẹp lý tưởng, có sân bay đủ dài cho vận tải cơ C-47, C-15 lên xuống.


Chiếm được đảo Thị Tứ, Bắc Kinh có thể di dân cả ngàn người đến sinh sống trên hòn đảo này.


Một giải pháp ôn hòa có thể đem lại cho đảo Thị Tứ là Bắc Kinh có thể trao đổi, mặc cả, hoặc mua, thuê vài trăm năm đảo Thị Tứ với chính phủ Philippines./ (lkt)

image019

  Ngày 22/4/2014, bổn báo Lý Kiến Trúc đứng lênh đênh trên ca nô vượt sóng ra Trường Sa chiêm ngưỡng vô số hạt ngọc nguyên thủy tụ lại giữa Biển Đông (góc phải). Rất tiếc vì phải đi theo đoàn, bổn báo không có thể lội vào đảo Cát giữa Biển Đông xin một bụm mang về Mỹ để làm gia tài của Mẹ quê hương.

image020

Nhân chuyến đi thăm quần đảo Trường S 10 ngày đêm năm 2014, bổn báo Lý Kiến Trúc khám phá ra bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây do Hải quân VNCH xây dựng năm 1956.

.

image021image022

Đảo Thị Tứ nhìn từ trên không


Dưới đây là bản tin của báo Thanh Niên


Rộ tin tàu Trung Quốc bao quanh đảo Thị Tứ


Văn Khoa


06/03/2019


Ngày 5.3, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho hay Bộ Quốc phòng nước này đang kiểm tra thông tin các tàu Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận những doi cát gần đảo Thị Tứ, theo AP.


image023

Một người lính Philippines trên đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát. Reuters


Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát.


Giới chức Philippines khẳng định Trung Quốc đã điều các tàu giám sát và đội tàu tới 3 doi cát mới nổi gần đảo Thị Tứ từ năm 2017 để ngăn chặn Philippines chiếm giữ những thực thể này.


Cùng ngày, trang tin News.com.au loan tin dân quân biển Trung Quốc vây quanh, kiểm soát các doi cát và ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận khu vực.


Trước đó, vào hôm 4.3, báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời một quan chức Philippines cho hay bất cứ khi nào ngư dân nước này tiến tới doi cát cách đảo Thị Tứ khoảng 3 km đều bị tàu Trung Quốc đuổi đi.


Trước thông tin trên, nhiều nhà hoạt động Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila để phản đối, theo trang Benarnews.


Hồi tháng trước, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố một số hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai nhiều tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu cá tới xung quanh đảo Thị Tứ từ khoảng tháng 7.2018, khi Philippines tiến hành hoạt động xây dựng trên đảo này./
21 Tháng Ba 2016(Xem: 13220)
Trả lời hãng tin Anh, tư lệnh Hải Quân Mỹ nói rõ là « đã nhận thấy tàu Trung Quốc đang có một số hoạt động đại loại như hoạt động khảo sát » tại một khu vực có thể sắp trở thành nơi được bồi đắp. Khu vực được ông Richardson nói đến là bãi cạn Scarborough ở phía bắc quần đảo Trường Sa, cách vịnh Subic của Philippines khoảng 200km về phía Tây.
19 Tháng Giêng 2016(Xem: 12709)
05 Tháng Giêng 2016(Xem: 11988)
Trọng Nghĩa Đăng ngày 05-01-2016 Sửa đổi ngày 05-01-2016 18:09