Bắc Kinh muốn gì ở đảo Thị Tứ?

07 Tháng Ba 20197:25 CH(Xem: 11665)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 08 MAR 2019


Bắc Kinh muốn gì ở đảo Thị Tứ?


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

08/3/2019


image017


Đảo Thị Tứ (Thitu Island - chấm đỏ số 1) tọa độ 11°03′11″B 114°17′5″Đ. Thị Tứ là hòn đảo quý trong cuộc tranh chấp hiện nay, dù Philippines đang làm chủ từ năm 1956, có binh lính canh giữ nhưng rất yếu về hỏa lực lẫn phòng thủ.


Theo wikipedia, "Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.


Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ, cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).


Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. Thị Tứ có sân bay dài 1.260 m được xây dựng vào năm 1975".


Trang Wikipedia thiếu sót không nói vào khoảng năm 19701971, Philipppines đưa quân ra chiếm thêm đảo Song Tử Đông, nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 10 hải lý. Việc Philppines chiếm Song Tử Đông của VNCH vào thời điểm bấy giờ còn là một bí ẩn lịch sử vì sao VNCH lại để xẩy ra như vậy.  


image018

Bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Đông do Hải quân VNCH dựng không biết nay còn không hay đã bị quân Philippines phá hủy. Ảnh tư liệu của VH.


Việt Nam có nên đòi lại đảo Song Tử Đông?


Nếu Bắc Kinh chiếm được đảo Thị Tứ, họ sẽ uy hiếp trực tiếp và rất gần căn cứ đảo Song Tử Tây của Việt Nam, làm chủ tình hình vùng biển cực bắc quần đảo Trường Sa và tiếp cận gần bãi Cỏ Rong của Philippines được đánh giá có trữ lượng dầu khí rất lớn.


Căn cứ Su Bi, Chữ Thập và Vành Khăn là tam giác hỏa lực quan trọng nhất trong số 7 căn cứ do Bắc Kinh xây dựng ở giữa biển Trường Sa. Chấm vàng: khoảng cách từ Cam Ranh (Nha Trang) đến đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn và đảo An Bang.


Một trong các đặc điểm của đảo Thị Tứ quan trọng nhất là đảo có nguồn nước ngọt, có đất đai tốt cho thực vật sinh sôi, diện tích lớn gần 40 ha chỉ sau đảo Ba Bình (Đài Loan chiến từ năm 1956), chân đảo cao ráo hơn 3 mét so với mặt biển, bãi biển đẹp lý tưởng, có sân bay đủ dài cho vận tải cơ C-47, C-15 lên xuống.


Chiếm được đảo Thị Tứ, Bắc Kinh có thể di dân cả ngàn người đến sinh sống trên hòn đảo này.


Một giải pháp ôn hòa có thể đem lại cho đảo Thị Tứ là Bắc Kinh có thể trao đổi, mặc cả, hoặc mua, thuê vài trăm năm đảo Thị Tứ với chính phủ Philippines./ (lkt)

image019

  Ngày 22/4/2014, bổn báo Lý Kiến Trúc đứng lênh đênh trên ca nô vượt sóng ra Trường Sa chiêm ngưỡng vô số hạt ngọc nguyên thủy tụ lại giữa Biển Đông (góc phải). Rất tiếc vì phải đi theo đoàn, bổn báo không có thể lội vào đảo Cát giữa Biển Đông xin một bụm mang về Mỹ để làm gia tài của Mẹ quê hương.

image020

Nhân chuyến đi thăm quần đảo Trường S 10 ngày đêm năm 2014, bổn báo Lý Kiến Trúc khám phá ra bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây do Hải quân VNCH xây dựng năm 1956.

.

image021image022

Đảo Thị Tứ nhìn từ trên không


Dưới đây là bản tin của báo Thanh Niên


Rộ tin tàu Trung Quốc bao quanh đảo Thị Tứ


Văn Khoa


06/03/2019


Ngày 5.3, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho hay Bộ Quốc phòng nước này đang kiểm tra thông tin các tàu Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận những doi cát gần đảo Thị Tứ, theo AP.


image023

Một người lính Philippines trên đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát. Reuters


Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát.


Giới chức Philippines khẳng định Trung Quốc đã điều các tàu giám sát và đội tàu tới 3 doi cát mới nổi gần đảo Thị Tứ từ năm 2017 để ngăn chặn Philippines chiếm giữ những thực thể này.


Cùng ngày, trang tin News.com.au loan tin dân quân biển Trung Quốc vây quanh, kiểm soát các doi cát và ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận khu vực.


Trước đó, vào hôm 4.3, báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời một quan chức Philippines cho hay bất cứ khi nào ngư dân nước này tiến tới doi cát cách đảo Thị Tứ khoảng 3 km đều bị tàu Trung Quốc đuổi đi.


Trước thông tin trên, nhiều nhà hoạt động Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila để phản đối, theo trang Benarnews.


Hồi tháng trước, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố một số hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai nhiều tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu cá tới xung quanh đảo Thị Tứ từ khoảng tháng 7.2018, khi Philippines tiến hành hoạt động xây dựng trên đảo này./
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13832)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)
06 Tháng Tám 2015(Xem: 13404)
XEM THÊM: Trung Quốc tuyên bố ngừng bồi lấp trên biển Đông.
04 Tháng Tám 2015(Xem: 14586)
* Hội nghị ASEAN khai mạc * Về tự do hàng hải Biển Đông
03 Tháng Tám 2015(Xem: 14192)
Ảnh trên: Trung Quốc đã cải tạo, xây dựng bãi đá Chứ Thập thành đảo nổi nhân tạo trở nên một căn cứ hỏa lực lớn nhất thuộc khu vực biển quần đảo Trường Sa, với sân bay quân sự dài trên 3km, hải cảng, kho tiếp liệu, đài ra đa, pháo binh ... nó là bộ não liên hợp với các căn cứ đảo nhân tạo khác. Theo các chuyên gia nghiên cứu biển Đông, căn cứ Chữ Thập sẽ là bộ tổng chỉ huy vùng phòng không (ADIZ) sớm muộn gì Trung Quốc cũng lập ra trong vòng 2 năm tới. Tất cả các hoạt động hải không quân kể cả thương thuyền vận tải băng ngang qua biển Đông đều phải "thông báo trước" cho căn cứ Chữ Thập. Ảnh dưới: Đồ họa không gian khu vực biển quần đảo Trường Sa - Văn Hóa map.
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 15781)
Ảnh trên AP: Quân đội Mỹ - Phi trong lễ khai mạc cuộc tập trận chung "Balikatan 2015" tại thành phố Quezon, Philippines, ngày 20/4/2015. (Giữa Google images): Phi kéo xác tầu chiến cũ bám trụ tại bãi Cỏ Mây sẽ biến thành căn cứ hỏa lực. Vòng tròn đỏ trên bản đồ dưới là vị trí bãi đá Cỏ Mây, cứ điểm đảo chiến lược của biển Tây Philippines. VĂN HÓA map.
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 14805)
Ảnh trên: biển Hoa Đông (wikipedia.org); Ảnh dưới: Trục tứ giác Biển Đông (Văn Hóa map).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 14699)
Khai mạc vũ đài Trường Sa: Cam Ranh cách đảo Chữ Thập khoảng 250 hải lý, Chữ Thập cách Trường Sa Lớn khoảng 60 hải lý, cách Subic khoảng 600 hải lý. Đô Đốc Swift "Thị sát mặt trận, triển khai thế hệ LCS, Freedom, Independence". Hải đồ: Văn Hóa map
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 15488)
"Phiên nghe tranh luận của Philippines bắt đầu hôm 7/7 và có thể kết thúc vào ngày 13/7. Trung Quốc không tham gia phiên xử."
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 19732)
"Tổng thống Obama cho biết Hoa Kỳ cũng quan tâm đến những hoạt động bất hợp pháp tại Biển Đông và yêu cầu các bên tranh chấp hãy tìm cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình, dựa trên các công ước và luật pháp quốc tế."
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 14436)
Ảnh trên: Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 18042)
Ảnh trên: Giàn khoan nước sâu Hải Ngưu của Trung Quốc. Ảnh dưới: Biển bạc đảo Đá Nam.