Bắc Kinh muốn gì ở đảo Thị Tứ?

07 Tháng Ba 20197:25 CH(Xem: 11641)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG/HOA ĐÔNG  - THỨ SÁU 08 MAR 2019


Bắc Kinh muốn gì ở đảo Thị Tứ?


image002

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

08/3/2019


image017


Đảo Thị Tứ (Thitu Island - chấm đỏ số 1) tọa độ 11°03′11″B 114°17′5″Đ. Thị Tứ là hòn đảo quý trong cuộc tranh chấp hiện nay, dù Philippines đang làm chủ từ năm 1956, có binh lính canh giữ nhưng rất yếu về hỏa lực lẫn phòng thủ.


Theo wikipedia, "Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký Nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ.


Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ, cụ thể năm 1961 là tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn còn năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kì Hòa (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5).


Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. Thị Tứ có sân bay dài 1.260 m được xây dựng vào năm 1975".


Trang Wikipedia thiếu sót không nói vào khoảng năm 19701971, Philipppines đưa quân ra chiếm thêm đảo Song Tử Đông, nằm cách đảo Song Tử Tây khoảng 10 hải lý. Việc Philppines chiếm Song Tử Đông của VNCH vào thời điểm bấy giờ còn là một bí ẩn lịch sử vì sao VNCH lại để xẩy ra như vậy.  


image018

Bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Đông do Hải quân VNCH dựng không biết nay còn không hay đã bị quân Philippines phá hủy. Ảnh tư liệu của VH.


Việt Nam có nên đòi lại đảo Song Tử Đông?


Nếu Bắc Kinh chiếm được đảo Thị Tứ, họ sẽ uy hiếp trực tiếp và rất gần căn cứ đảo Song Tử Tây của Việt Nam, làm chủ tình hình vùng biển cực bắc quần đảo Trường Sa và tiếp cận gần bãi Cỏ Rong của Philippines được đánh giá có trữ lượng dầu khí rất lớn.


Căn cứ Su Bi, Chữ Thập và Vành Khăn là tam giác hỏa lực quan trọng nhất trong số 7 căn cứ do Bắc Kinh xây dựng ở giữa biển Trường Sa. Chấm vàng: khoảng cách từ Cam Ranh (Nha Trang) đến đảo Song Tử Tây, đảo Trường Sa lớn và đảo An Bang.


Một trong các đặc điểm của đảo Thị Tứ quan trọng nhất là đảo có nguồn nước ngọt, có đất đai tốt cho thực vật sinh sôi, diện tích lớn gần 40 ha chỉ sau đảo Ba Bình (Đài Loan chiến từ năm 1956), chân đảo cao ráo hơn 3 mét so với mặt biển, bãi biển đẹp lý tưởng, có sân bay đủ dài cho vận tải cơ C-47, C-15 lên xuống.


Chiếm được đảo Thị Tứ, Bắc Kinh có thể di dân cả ngàn người đến sinh sống trên hòn đảo này.


Một giải pháp ôn hòa có thể đem lại cho đảo Thị Tứ là Bắc Kinh có thể trao đổi, mặc cả, hoặc mua, thuê vài trăm năm đảo Thị Tứ với chính phủ Philippines./ (lkt)

image019

  Ngày 22/4/2014, bổn báo Lý Kiến Trúc đứng lênh đênh trên ca nô vượt sóng ra Trường Sa chiêm ngưỡng vô số hạt ngọc nguyên thủy tụ lại giữa Biển Đông (góc phải). Rất tiếc vì phải đi theo đoàn, bổn báo không có thể lội vào đảo Cát giữa Biển Đông xin một bụm mang về Mỹ để làm gia tài của Mẹ quê hương.

image020

Nhân chuyến đi thăm quần đảo Trường S 10 ngày đêm năm 2014, bổn báo Lý Kiến Trúc khám phá ra bia đá chủ quyền trên đảo Song Tử Tây do Hải quân VNCH xây dựng năm 1956.

.

image021image022

Đảo Thị Tứ nhìn từ trên không


Dưới đây là bản tin của báo Thanh Niên


Rộ tin tàu Trung Quốc bao quanh đảo Thị Tứ


Văn Khoa


06/03/2019


Ngày 5.3, phát ngôn viên Tổng thống Philippines Salvador Panelo cho hay Bộ Quốc phòng nước này đang kiểm tra thông tin các tàu Trung Quốc ngăn chặn ngư dân Philippines tiếp cận những doi cát gần đảo Thị Tứ, theo AP.


image023

Một người lính Philippines trên đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát. Reuters


Đảo Thị Tứ nằm trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Philippines kiểm soát.


Giới chức Philippines khẳng định Trung Quốc đã điều các tàu giám sát và đội tàu tới 3 doi cát mới nổi gần đảo Thị Tứ từ năm 2017 để ngăn chặn Philippines chiếm giữ những thực thể này.


Cùng ngày, trang tin News.com.au loan tin dân quân biển Trung Quốc vây quanh, kiểm soát các doi cát và ngăn cản ngư dân Philippines tiếp cận khu vực.


Trước đó, vào hôm 4.3, báo Philippine Daily Inquirer dẫn lời một quan chức Philippines cho hay bất cứ khi nào ngư dân nước này tiến tới doi cát cách đảo Thị Tứ khoảng 3 km đều bị tàu Trung Quốc đuổi đi.


Trước thông tin trên, nhiều nhà hoạt động Philippines đã tập trung trước Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila để phản đối, theo trang Benarnews.


Hồi tháng trước, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố một số hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc triển khai nhiều tàu hải quân, tàu hải cảnh và tàu cá tới xung quanh đảo Thị Tứ từ khoảng tháng 7.2018, khi Philippines tiến hành hoạt động xây dựng trên đảo này./
15 Tháng Sáu 2014(Xem: 24232)
Một báo cáo đáng tin cậy của Philippines cho biết Trung Quốc đang tiến hành các hoạt động cải tạo đất tại 5 bãi đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở Biển Đông.
12 Tháng Sáu 2014(Xem: 19802)
Trung Quốc đang xem xét việc mở rộng cơ sở lớn nhất của mình tại Bãi Chữ Thập thành một hòn đảo nhân tạo, với cả đường băng và hải cảng, để thúc đẩy mạnh mẽ sức mạnh quân sự ở Biển Đông, một học giả và một chuyên gia hải quân Trung Quốc cho hay. Bãi Chữ Thập (tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef), thuộc quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam), bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép kể từ năm 1988.
11 Tháng Sáu 2014(Xem: 15787)
(Dân trí) - Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách khu vực châu Á-Thái Bình Dương Daniel Russel hôm qua cho rằng Trung Quốc cần phải rút giàn khoan Hải Dương-981 và các bên tranh chấp trên Biển Đông nên giải quyết tranh chấp tại một tòa án quốc tế.
09 Tháng Sáu 2014(Xem: 14660)
Việt Nam hiện đang kiểm soát một số hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa Hải quân hai nước Việt Nam và Philippines đã có một ngày thi đấu thể thao tại quần đảo Trường Sa hôm Chủ nhật ngày 8/6 trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông ngày càng căng thẳng.
05 Tháng Sáu 2014(Xem: 15822)
Họ đang thực hiện bước đi chiến lược: Đâm chìm tàu cá ngư dân; biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp; hiện thực hóa đường lưỡi bò độc chiếm Biển Đông - trước mắt là Hoàng Sa.
02 Tháng Sáu 2014(Xem: 14860)
HD981 là giàn khoan là một tàu nửa chìm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa 3.000m, độ sâu giếng khoang tối đa 12.000m, dài 114m, rộng 90m, cao 136m và chia thành 5 tầng. Giàn khoan có trọng tải chính 30.000 tấn và là giàn khoan nước sâu đầu tiên do TC tự sản xuất với tổng chi phí 1 tỷ USD.
01 Tháng Sáu 2014(Xem: 15173)
Phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Thủ tướng Shinzo Abe nói Tokyo sẽ “ủng hộ tối đa” cho các nước Đông Nam Á, trong đó có một số nước có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc. “Tất cả các nước cần tôn trọng luật pháp quốc tế. Nhật sẽ ủng hộ tối đa cho nỗ lực của các nước ASEAN trong việc đảm bảo an ninh vùng biển và bầu trời, và triệt để duy trì tự do hàng hải và tự do hàng không.
29 Tháng Năm 2014(Xem: 17596)
Tàu Việt Nam và Trung Quốc vẫn đối đầu nhau ở vị trí xung quanh giàn khoan HD-981 Một tàu Trung Quốc đã đâm và làm chìm một tàu cá ở gần giàn khoan mà họ đưa ra Biển Đông hồi đầu tháng trên Biển Đông, các quan chức Việt Nam cho biết. Theo lực lượng tuần duyên Việt Nam, chiếc tàu cá này đã bị 40 tàu Trung Quốc bao vây trước khi nó bị tấn công. Tất cả 10 ngư dân trên tàu đều được cứu.
26 Tháng Năm 2014(Xem: 15180)
Giàn khoan 981 của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam là một nước cờ trên bàn cờ rất lớn mà Trung Quốc đã dựng sẵn từ hơn nửa thế kỷ trước. Liên quan đến vấn đề Trung Quốc (TQ) ngang nhiên đặt giàn khoan 981 thời gian qua, giới quan sát nhận định khai thác dầu khí chỉ là cái cớ. Đâu là chiến lược sứ mệnh của TQ trên khu vực biển Đông nói riêng và cả châu Á-Thái Bình Dương nói chung? Pháp Luật TP.HCM phỏng vấn PGS-TS Alexander L. Vuving (Trung tâm Nghiên cứu An ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương APCSS-Mỹ) xung quanh vấn đề này.
23 Tháng Năm 2014(Xem: 15820)
Năm hội đoàn trẻ ở miền Nam California vừa gởi ra một thông cáo báo chí cho biết sẽ tổ chức một cuộc biểu tình chống đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải, khi ông này đến dự một buổi lễ ở thư viện Richard Nixon, Yorba Linda.
20 Tháng Năm 2014(Xem: 14957)
TTO - Ngày 19-5, Cảnh sát biển VN cho biết Trung Quốc vẫn duy trì trên 90 chiếc tàu các loại bảo vệ giàn khoan Hải Dương 981 và bố trí các tàu bảo vệ trên nhiều hướng. Thậm chí, Trung Quốc đã điều máy bay chiến đấu bay 4 vòng trên tàu Cảnh sát biển VN.
17 Tháng Năm 2014(Xem: 17267)
Trao đổi với báo chí chiều nay ở Hà Nội, ông Nguyễn Văn Trung, Phó cục trưởng Cục Kiểm ngư (Bộ NN&PTNT) cho hay, trong 99 tàu này, có 38 tàu chấp pháp, 19 tàu phục vụ, 8 tàu kéo, 4 tàu chiến, 30 tàu cá vỏ sắt và các máy bay tuần thám.
14 Tháng Năm 2014(Xem: 15996)
TT - Tối 13-5, phóng viên Thuận Thắng từ điểm nóng Hoàng Sa điện thoại về tòa soạn cho biết: lúc 16g ngày 13-5, tàu cảnh sát biển của Việt Nam đã vào trong khu vực giàn khoan Hải Dương 981 ở vị trí cách giàn khoan chừng 7 hải lý để thực hiện quyền chấp pháp đối với vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
05 Tháng Năm 2014(Xem: 16129)
Giàn khoan 981 là giàn khoan siêu sâu hàng đầu của Trung Quốc Việt Nam vừa lên tiếng phản đối Trung Quốc đưa giàn khoan vào tác nghiệp trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.
16 Tháng Tư 2014(Xem: 16760)
Một công dân mạng Trung Quốc bình luận, tấm bản đồ quà tặng là “cái tát” từ bà Merkel. “Chúng tôi luôn được nói rằng, một số khu vực là phần không thể tách rời của Trung Quốc từ thời cổ đại, nhưng Merkel nói với chúng tôi là thậm chí ở thế kỷ 18, những khu vực này vẫn không thuộc về Trung Quốc”.
30 Tháng Ba 2014(Xem: 17637)
Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.
27 Tháng Ba 2014(Xem: 16891)
Ngày 30/03/2014 tới đây là thời hạn chót để Philippines đệ trình cho Tòa án Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ITLOS, bản ghi nhớ nêu rõ lập trường của Manila trong vụ kiện Bắc Kinh về các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông.
23 Tháng Ba 2014(Xem: 18165)
Trong bối cảnh tranh chấp biển đảo đang diễn ra giữa Việt Nam và Nhật Bản với Trung Quốc, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đã bắt đầu chuyến công du Nhật Bản từ ngày 16 đến 19/03/2014. Ngoài vấn đề kinh tế, một trọng tâm quan trọng trong chương trình nghị sự của ông Sang tại Nhật sẽ là hợp tác song phương Việt Nhật về an ninh trên biển.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 16770)
Đô đốc Harry Harris cảnh báo rằng các quốc gia thuộc khu vực Á Châu-Thái Bình Dương phải từ bỏ 'các hành động đơn phương và những lời lẽ làm tăng căng thẳng', nếu không khu vực này sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tương tự như cuộc khủng hoảng ở Crimea, mà nếu xảy ra sẽ phương hại tới nền kinh tế toàn cầu.
17 Tháng Ba 2014(Xem: 22270)
Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà