Căng thẳng Biển Đông : Việt-Trung cố tránh kịch bản 2014

18 Tháng Bảy 20196:58 CH(Xem: 9092)
VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 19 JULY 2019

image015image016image017
Căng thẳng Biển Đông : Việt-Trung cố tránh kịch bản 2014

Trọng Nghĩa 18-07-2019

Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014.REUTERS/Martin Petty
Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014.REUTERS/Martin Petty

Vào thượng tuần tháng 7 này, tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam đã lại đối đầu với nhau trên Biển Đông, tại khu vực Bãi Tư Chính gần quần đảo Trường Sa, một khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Thông tin này ngày càng được nhiều nguồn ngoại quốc tiết lộ, trong bối cảnh cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều thông tin nhỏ giọt, và phản ứng dè dặt. Theo các quan sát viên được báo chí quốc tế ngày 17/07/2019 trích dẫn, cả hai chính quyền Việt Nam và Trung Quốc như đang cố tránh không để kịch bản 2014 tái diễn.

Tiếp theo tiết lộ ngày 09/07/2019 của giáo sư Ryan Martinson, Trường Hải Chiến Hoa Kỳ (Naval War College), về vụ tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 được ba tàu hải cảnh hộ tống đã tiến vào vùng Bãi Tư Chính và bị tàu kiểm như và cảnh sát biển Việt Nam bám sát, vào hôm qua, 17/07, hai trung tâm tham vấn Mỹ là Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng Nâng Cao (C4ADS) đã thông tin rõ hơn về vụ thâm nhập, nêu bật tính chất nghiêm trọng của tình hình.

Các sự cố có tính chất nghiệm trọng như thế, nhưng theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm qua, cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều không đề cập nhiều đến cuộc đối đầu mới trên Biển Đông.

Lý do là cả hai nước đều muốn tránh một tình trạng căng thẳng dữ dội như vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, làm dấy lên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp nước Việt Nam.

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tỏ ý hy vọng rằng Việt Nam sẽ tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với vùng biển bị tranh chấp, và không có những hành động có thể làm phức tạp tình hình.Theo Reuters, tuyên bố trên đây là lời công nhận đầu tiên từ phía Bắc Kinh về sự cố tại Bãi Tư Chính.

Bắc Kinh đã nêu đích danh Việt Nam trong lúc một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, khi trả lời một câu hỏi của báo chí, đã tuyên bố chung chung về những diễn biến gần đây tại Biển Đông, mà không nêu tên Trung Quốc và sự cố tàu Trung Quốc thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. South China Morning Post còn ghi nhận rằng truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không đề cập đến vụ việc.

Về phản ứng của Trung Quốc và Việt Nam trước sự cố Bãi Tư Chính, hãng tin Anh Reuters cũng nhận định thái độ dè dặt, từ cả hai phía.

Về quy mô sự cố tại Bãi Tư Chính, theo hai trung tâm nói trên được Reuters trích dẫn, thì tại khu vực lô dầu khí Cá Rồng Đỏ, tàu khảo sát Trung Quốc cùng ba tàu hải cảnh hộ tống đã bị chín chiếc tàu Việt Nam bám sát để theo dõi.

Trước đó, trong một sự cố riêng rẽ tại một lô dầu khí khác do tập đoàn Nga Rosneft khai thác, chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc mang số hiệu Hải Cảnh 35111 đã có động thái mà CSIS gọi là « đe dọa » nhắm vào các chiếc tàu Việt Nam hoạt động tại giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản được tập đoàn Nga thuê để khoan dò tại lô này. CSIS cho biết cụ thể là vào ngày 02/07, khi tàu Việt Nam đang rời khỏi giàn khoan Hakuryu-5, thì bị chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc lao tới xông vào giữa đội tàu, với tốc độ cao, chỉ cách tàu Việt Nam 100 mét.

Malaysia tập trận tên lửa để đối phó với Trung Quốc

Theo một số viện tư vấn ở Hoa Kỳ, trong những ngày gần đây, tuần duyên Trung Quốc không chỉ đối đầu với tàu Việt Nam, mà còn tiếp cận ở khoảng cách nguy hiểm (80 mét) với tàu chở dầu Malaysia tại Biển Đông.

Bộ Quốc Phòng Malaysia thông báo Hải quân nước này hôm 15/07/2019 có đợt tập trận, phóng thử tên lửa.

Hỏa tiễn chống hạm được bắn từ tầu hộ tống Kasturi (Type FS 1500) và một trực thăng của Hải Quân. Theo thông báo của Hải Quân Hoàng Gia Malaysia, thành công của cuộc tập trận tên lửa chống hạm cho phép quốc gia này sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ hòa bình và các lợi ích quốc gia trên Biển Đông.

Cuộc tập trận hỏa tiễn chống hạm nói trên là nằm trong khuôn khổ của hai cuộc tập trận lớn mang tên « Kerismas » và « Taming Sari ».

Theo giới quan sát, đây là một hành động biểu dương lực lượng hiếm có tại Biển Đông của quân đội Malaysia, trong bối cảnh đe dọa từ Trung Quốc gia tăng. Lần tập trận với tên lửa chống hạm gần đây nhất của Malaysia là vào năm 2014.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:
 
Đả đảo HD-981
Đả đảo HD-981


Giàn khoan HD 981 và trò đánh lạc hướng của Trung Quốc?

Chủ Nhật, 286/2015
 
Vị trí mới của giàn khoan HD 981
Vị trí mới của giàn khoan HD 981

Mấy ngày gần đây, dư luận trong nước lại xôn xao và chú ý đặc biệt tới thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 trở lại hoạt động phi pháp ở Biển Đông. Theo truyền thông đưa tin, thông tin từ Cục an toàn Hàng hải của Trung Quốc, giàn khoan HD 981 đã quay trở lại biển Đông và sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại phía tây bắc Hoàng Sa. Vị trí (có tọa độ 17 độ 3, 75 phút kinh Đông; 109 độ 59,05 phút vĩ Bắc) này thuộc vùng biển phía nam cửa vịnh Bắc Bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa. Cũng theo thông báo này, giàn khoan HD 981 sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại đây từ ngày 25/6 đến ngày 20/8/2015.

Thông tin trên đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia, các hãng thông tấn trong và ngoài nước, đặc biệt thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận và người dân Việt Nam. Bởi trước đó, cách đây hơn 1 năm, ngày 01/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau hơn 2 tháng đấu tranh quyết liệt tại thực địa và trên mặt trận ngoại giao, cùng với đó là sức ép từ quốc tế, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống khỏi vùng biển của Việt Nam vào ngày 15/7/2014. Chính vì vậy, thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại hoạt động trái phép gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thu hút sự chú ý lớn của dư luận.

Thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại hoạt động phi pháp ở Biển Đông đến ngay sau khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sắp hoàn thành việc cải tạo đảo phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Ngày 16/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc sắp hoàn tất việc cải tạo một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Tuyên bố trên trang mạng của bộ này viết: “Theo thông tin từ các cơ quan chức năng cung cấp, theo đúng lịch trình ban đầu, dự án xây dựng và bồi đắp trên một số đảo và bãi ngầm ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ được hoàn tất sớm”.

Sau khi tuyên bố sắp hoàn thành xây dựng, cải tạo đảo phi pháp ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã ngay lập tức di chuyển giàn khoan HD 981 quay trở lại hoạt động ở Biển Đông. Với cá nhân tôi, đây là chiêu trò của Trung Quốc nhằm đánh lừa sự chú ý của dư luận.

Ai cũng biết, cải tạo đảo ở Trường Sa có ý nghĩa như thế nào trong việc cụ thể hóa mưu đồ “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc, biến Trường Sa thành căn cứ quân sự để chi phối toàn bộ Biển Đông. Việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo, xây dựng đảo đang bị cộng đồng quốc tế, dư luận thế giới và nhân dân Việt Nam cực lực lên án, bởi vậy Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành việc cải tạo đảo để tránh sự chú ý của dư luận, của cộng đồng quốc tế vào vấn đề này, Trung Quốc muốn tạo sự đã rồi đối với thế giới, nhằm chính thức hóa lập trường của nước này rằng các công trình xây dựng, bồi đắp đảo ở quần đảo Trường Sa là để phục vụ phát triển kinh tế, tự do đi lại, bảo vệ môi trường, cứu hộ cứu nạn…

Việc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại Biển Đông, Trung Quốc muốn hướng đến mục đích thứ hai, đó là thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, đặc biệt là của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đối với di biến động của giàn khoan HD 981 mà quên đi việc chú ý tới các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc. Lợi dụng việc Việt Nam và thế giới sẽ chú ý hơn tới hoạt động của giàn khoan HD 981 Trung Quốc sẽ âm thầm tiếp tục tiến hành các hoạt động cải tạo đảo phi pháp.

Cần khẳng định rằng, cải tạo, xây dựng đảo nguy hiểm gấp hàng triệu lần so với hoạt động của giàn khoan HD 981, và đó cũng mới là mục đích chính của Trung Quốc. Theo quan điểm cá nhân, Trung Quốc sẽ chưa thể hoàn tất việc cải tạo, xây dựng đảo và họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này cho tới khi hoàn thành, và dự kiến thời điểm hoàn thành sẽ là năm 2017. Từ nay tới lúc đó Trung Quốc sẽ không từ bỏ hoạt động của mình. Bởi vậy, với cá nhân tôi, giàn khoan HD 981 chỉ là một trò đánh lạc hướng của Trung Quốc mà thôi.

Chúng ta cần hết sức cảnh giác, theo dõi mọi diễn biến của giàn khoan HD 981 nhưng không được quên rằng, Trung Quốc vẫn đang âm thầm tăng tốc việc xây dựng, cải tạo đảo ở Trường Sa, biến Trường Sa thành căn cứ quân sự để cụ thể hóa mưu đồ độc chiếm Biển Đông, hiện thực hòa giấc mơ “đường lưỡi bò” phi pháp của Bắc Kinh. Việt Nguyễn

23 Tháng Hai 2014(Xem: 19543)
Quần đảo Senkaku, khu vực tranh chấp căng thẳng giữa Nhật và Trung Quốc. Cả hai nước đều cho người đổ bộ lên đảo này cắm cờ quốc gia của họ xác định quyền chủ quyền. Vị trí quần đảo này không đơn thuần vì tiềm năng dầu khí mà do yếu tố quân sự chiến lược đối với Đông Nam Á và tây Thái bình Dương;
20 Tháng Hai 2014(Xem: 16659)
Vào hôm nay, 17/02/2014, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã kết thúc vòng công du châu Á đã lần lượt đưa ông đến Hàn Quốc, Trung Quốc, và Indonesia. Mục tiêu tiềm ẩn của chuyến thăm được cho là để thúc đẩy thêm chiến lược « xoay trục » hay « tái cân bằng » của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
16 Tháng Hai 2014(Xem: 14830)
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng John Kerry tại Đại sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh hôm 15/2/2014 : Quan hệ Mỹ – Trung cần phản ánh nguyên tắc không đối đầu, không xung đột, tôn trọng lẫn nhau.
13 Tháng Hai 2014(Xem: 15149)
Trung Quốc đang ngày càng mạnh bạo trong khẳng định chủ quyền Hoa Kỳ sẽ “giúp” Philippines nếu Trung Quốc chiếm các đảo tranh chấp trên Biển Đông, theo lời chỉ huy trưởng các hoạt động hải quân của Mỹ.
10 Tháng Hai 2014(Xem: 14228)
VOA Thứ sáu, 07/02/2014 Châu Á đổ tiền mua vũ khí vì sức mạnh quân sự của Trung Quốc
05 Tháng Hai 2014(Xem: 14964)
Xin gửi bài viết “Nhớ Ngày Hoàng Sa 19/1” kèm theo Thơ Hịch Biển Đông và Kế sách Cứu Nước được thi hóa thành Kinh Thư. Rất mong được bạn gửi tới 10 người, trong đó ít nhất 1 blog, 1 website.
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 14972)
Chuyến hải trình khoan tìm dầu khí ở Biển Đông do Trung Quốc dẫn đầu và tài trợ sẽ xuất phát từ Hong Kong vào ngày 28/1 hướng ra vùng biển đang có tranh chấp chủ quyền giữa Bắc Kinh với các nước láng giềng bao gồm Việt Nam.
26 Tháng Giêng 2014(Xem: 17438)
Lê Trí: Theo Hiroyuki Noguchi với địa thế hiểm yếu và độc đáo đặc biệt trên “bàn cờ” toàn khu vực Đông Nam Á, vịnh Cam Ranh của Việt Nam có thể là “thanh kiếm sắc” chặn đứng mưu đồ “thò” ra Biển Đông của “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tự vẽ.
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 14772)
MASSACHUSETTS - Cuộc chiến trên biển gây nhiều thương vong cho phía Việt Nam năm 1974 đã được đưa ra ‘mổ xẻ’ dưới nhiều lăng kính khác nhau của các nhà nghiên cứu gốc Việt tại Đại học Harvard hôm 11/1.
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 14858)
Tiến sỹ Ngô Như Bình, Giám đốc chương trình tiếng Việt tại trường đại học danh tiếng nằm ở bang Massachusetts, cho VOA Việt Ngữ biết, cuộc hội thảo được tổ chức để đánh dấu tròn 40 năm trận hải chiến đẫm máu.
12 Tháng Giêng 2014(Xem: 16200)
Xuất Chiêu Chiến Hạm Nộ Kình NgưThủy Chiến Phong Ba Mãn Đình Hồng I. Trước và sau cuộc chiến Việt Nam Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 15667)
Nhắc đến thời chiến tranh Việt Nam, dư luận thường chú ý đến cuộc chiến trên bộ nhiều hơn trên sông ngòi, biển cả. Hải quân tuy đóng vai trò yểm trợ hỏa lực cho của quân bộ chiến, pháo hạm Biển Đông vẫn không phải là lực lượng xung kích chính bởi chưa có trận tiếp cận nào từ biển đánh vào đất liền.
06 Tháng Giêng 2014(Xem: 14298)
Lực lượng tuần duyên Đài Loan (CGA) đang có kế hoạch triển khai tàu tuần tra 3.000 tấn tới Ba Bình, đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam hiện bị Đài Bắc chiếm đóng phi pháp.
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 15314)
Đây là tàu ngầm đầu tiên trong tổng số 6 tàu ngầm Kilo 636 được đóng cho Việt Nam tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở thành phố St.Petersburg, Nga. Dự kiến, Nga sẽ bàn giao xong gói 6 chiếc tàu ngầm vào năm 2016. HQ182 Hà Nội là chiếc đầu tiên Nga giao cho Việt Nam.
01 Tháng Giêng 2014(Xem: 15857)
Một số tư liệu giải mật gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho người ta biết rõ hơn về thái độ lưng chừng của Mỹ trước tranh chấp quanh quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đầu thập niên 1970.
24 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15531)
Trung Quốc đã hành động một cách « vô trách nhiệm » trong một vụ đối đầu với một chiếc tàu Hải quân Mỹ trong tháng này tại vùng Biển Đông. Trên đây là lời tố cáo đích danh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel hôm 19/12/2013. Đây là phản ứng chính thức đầu tiên của Washington về sự cố Mỹ - Trung mới trên Biển Đông từng được nhiều giới chức quốc phòng Hoa Kỳ tiết lộ trong những ngày qua, và mới chỉ được Bắc Kinh xác nhận ngày 18/12.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15124)
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry hôm thứ Ba ngày 17/12 đã cảnh báo Trung Quốc không nên thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông trong khi ông đang ở Manila, hãng tin Pháp AFP cho hay.
16 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15049)
Ngoại trưởng Mỹ sẽ có cuộc hội kiến với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tại Hà Nội. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vắng mặt do phải tham dự hội nghị thượng đỉnh Nhật Bản-ASEAN.
11 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14694)
Nam Triều Tiên tuyên bố một vùng phòng không được nới rộng chồng lấn với khu phòng không mà Trung Quốc mới loan báo. Bộ Quốc phòng Nam Triều Tiên hôm nay nói rằng khu phòng không mới của Nam Triều Tiên, sẽ có hiệu lực từ ngày 15 tháng 12, bao gồm không phận trên Ieodo, một bãi đá ngầm trong các vùng biển ngoài khơi bờ biển miền Nam của Triều Tiên, mà Trung Quốc gọi là Suyan.
08 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15168)
Một học giả Việt Nam chuyên theo dõi tình hình Biển Đông dự đoán Trung Quốc có khả năng áp đặt một vùng phòng không lên vùng biển mà họ hiện có tranh chấp với các quốc gia Đông Nam Á ‘nếu như họ thành công trên Biển Hoa Đông’.