TQ nói Thủ tướng Nhật 'đạo đức giả'

30 Tháng Ba 201412:00 SA(Xem: 17463)

TQ nói Thủ tướng Nhật 'đạo đức giả'

BBC - thứ sáu, 28 tháng 3, 2014 

image038

Hãng tin Kyodo nói ông Abe (phải) đã đưa chuyện tranh chấp lãnh hải liên quan tới TQ ra hội nghị G7

Trung Quốc tức giận phản ứng trước việc Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe so sánh hành động của Bắc Kinh trong các tranh chấp lãnh hải trên biển Hoa Đông và Biển Đông với hành động của Nga trong vấn đề Crimea, theo hãng tin Reuters.

Hãng tin Kyodo của Nhật Bản nói Thủ tướng Shinzo Abe đã đưa vấn đề tranh chấp chủ quyền biển ra hội nghị G7 ở The Hague vào tháng này và cảnh báo Trung Quốc đang cố ‘gây sức ép để thay đổi tình hình, và sự kiện tương tự như Crimea có thể xẩy ra ở Châu Á.’

Trung Quốc sau đó đã mạnh mẽ phản đối bình luận của ông Abe và cho rằng ông này là ‘đạo đức giả.’

Phát ngôn nhân Ngoại giao Hồng Lỗi hôm thứ Sáu cho biết lời nói của ông Abe là hoàn toàn vô nghĩa, đồng thời chỉ trích Thủ tướng Nhật Bản bằng ngôn từ phê phán hiếm thấy.

image039
“Chúng tôi đã nói từ rất lâu rằng vị lãnh đạo Nhật Bản này một mặt thì luôn kêu gọi cải thiện quan hệ Nhật-Trung, mặt khác lại nói xấu Trung Quốc trên trường quốc tế. Những bình luận trên một lần nữa cho thấy bộ mặt thật của ông ta,” ông Hồng Lỗi nói trong một buổi họp báo.

“Ông Abe đang nỗ lực một cách tuyệt vọng để làm lạc lối dư luận quốc tế với những dối trá có chủ đích nhằm bôi xấu Trung Quốc. Nhưng điều này không thể bịt mắt được cộng đồng quốc tế.”

"Chúng tôi đã nói từ rất lâu rằng vị lãnh đạo Nhật Bản này một mặt thì luôn kêu gọi cải thiện quan hệ Nhật-Trung, mặt khác lại nói xấu Trung Quốc trên trường quốc tế. Những bình luận trên một lần nữa cho thấy bộ mặt thật của ông ta."

Phát ngôn nhân Hồng Lỗi

Ông Hồng Lỗi nói rằng Nhật Bản đã “cướp giật” bất hợp pháp quần đảo không người ở mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, còn phía Nhật gọi là Senkaku.

Trung Quốc ‘cương quyết’ bảo vệ chủ quyền ở biển Hoa Đông và biển Đông, nhưng Bắc Kinh muốn giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, ông Hồng Lỗi nói.

Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của đối thoại cấp cao, nhưng cho rằng quả bóng đang ở phía Trung Quốc.

“Đáng tiếc là Trung Quốc và Hàn Quốc duy trì quan điểm rằng Nhật Bản phải hành động trước. Nhưng rõ ràng hai bên không sẵn sàng nhượng bộ về vấn đề lịch sử và chủ quyền,” ông Kishida nói.

“Tôi e rằng đối thoại sẽ không bao giờ có nếu đối thoại chỉ diễn ra khi vấn đề được giải quyết.”

Mối quan hệ giữa Tokyo và Seoul cũng căng thẳng bởi tranh chấp ở một quần đảo khác, và bởi việc Hàn Quốc giữ quan điểm Nhật Bản đã không hối lỗi về hành vi hiếu chiến thời Thế chiến đệ nhị.

Thủ tướng Abe đã gặp Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye trong hội nghị ba bên do Hoa Kỳ tổ chức tại The Hague tuần này, nhưng chưa có cuộc gặp chính thức nào giữa hai nhà lãnh đạo được tổ chức.

Vấn đề quá khứ cũng khiến mối quan hệ Nhật-Trung căng thẳng, đặc biệt trong hai năm qua khi tranh chấp chủ quyền giữa hai bên gia tăng.

Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở vùng biển Đông giàu tài nguyên cũng khiến Bắc Kinh có mâu thuẫn với Việt Nam và Philippines, trong khu vực mà cả Đài Loan, Malaysia, và Brunei cũng tuyên bố lãnh thổ./

++++++++++++++++++++

RFI Chủ nhật 30 Tháng Ba 2014

Trường Sa : Tàu Philippines phá vòng vây Trung Quốc, đổ bộ lên Bãi Cỏ Mây

image016

Tàu Tuần duyên Trung Quốc đang tìm cách cắt đường tàu tiếp tế Philippines trên đường đến bãi Second Thomas Shoal (Trường Sa) ngày 29/03/2014. Ảnh của phóng viên Reuters trên tàu Philippines.

REUTERS/Erik De Castro

Trọng Nghĩa

Tại khu vực Bãi Second Thomas Shoal (tên Việt Nam : Bãi Cỏ Mây ; tên Philippines : Ayungin; tên Trung Quốc : Nhân Ái) hiện do Manila kiểm soát, nhưng đang bị tuần duyên Trung Quốc phong tỏa, vào hôm qua 29/03/2014, một chiếc tàu tiếp tế Philippines đã vượt qua được vòng vây của tuần duyên Trung Quốc để đổ bộ lên bãi. Ngoài ra, thất bại của tàu Trung Quốc trong việc ngăn chặn diễn ra dưới sự chứng kiến tận mắt của truyền thông quốc tế.

Sau thất bại hôm 09/03, khi hai tàu tiếp tế dân sự của mình - bị tuần duyên Trung Quốc phong tỏa bãi Second Thomas Shoal chặn đường - phải trở lui, vào hôm qua, Manila lại phái một con tàu khác đến tiếp tế cho đơn vị Thủy quân lục chiến của Philippines đồn trú tại đấy. Điểm khéo léo của Chính quyền Manila lần này là cho nhiều nhà báo quốc tế đi theo chiếc tàu tiếp liệu.

Theo tường trình của hãng tin Anh Reuters, hành trình của chiếc tàu Philippines - thuộc loại nhỏ - diễn ra suôn sẻ cho đến lúc bị một chiếc tàu tuần duyên Trung Quốc phát hiện khi cách bãi Second Thomas Shoal khoảng một tiếng đồng hồ. Tàu Trung Quốc đã tăng tốc và đến kèm sát bên trái chiếc tàu Philippines, hụ còi cảnh cáo ít nhất ba lần .

Sau vài phút, tàu Trung Quốc chạy chậm lại, vào lúc một tầu tuần duyên lớn hơn xuất hiện, di chuyển nhanh để vượt lên cắt ngang đường đi của tàu Philippines.

Phia Trung Quốc đã dùng bằng tiếng Anh gọi radio cho tàu Philippines, cảnh cáo rằng con tàu đã đi vào « lãnh thổ Trung Quốc ». Thuyền trưởng chiếc tàu dân sự Philippines đã trả lời rằng nhiệm vụ của ông là đến tiếp tế cho quân đội Philippines đồn trú trên bãi.

Thay vì dừng lại hoặc trở lui, chiếc tàu Philippines đã tăng tốc độ, lách chiếc tàu Trung Quốc ở phía trước và rốt cuộc đã chạy được vào vùng biển nông mà tàu tuần duyên Trung Quốc không vào được.

Thế là sau đó chiếc tàu đã cặp được vào bãi Second Thomas Shoal, và đưa lương thực, nước uống lên trên chiếc tàu cũ mắc cạn trên bãi được dùng làm chỗ ở cho tám người lính Thủy quân lục chiến Philippines có nhiệm vụ canh giữ bãi này.

Tất cả các động thái ngăn chặn, hù dọa, cũng như phản ứng kiên quyết và khéo léo của chiếc tàu Philippines đã diễn ra dưới sự chứng kiến của một phái đoàn nhà báo, kể cả nhà báo quốc tế, đi theo chuyến tàu.

Ngoài ra, còn có một phi cơ Hải quân Mỹ, một máy bay quân sự Philippines và một phi cơ Trung Quốc cũng bay trên không theo dõi chiếc tàu Philippines vào những thời điểm khác nhau.

Theo ghi nhận của hãng Reuters, vụ săn đuổi hôm thứ Bảy là một biểu hiện cụ thể hiếm thấy về tình hình căng thẳng thường xuyên diễn ra trên vùng Biển Đông, một trong những điểm nóng của khu vực. Vụ này cũng là một lời cảnh tỉnh, cho thấy rõ thái độ quyết đoán biết là dường nào của Bắc Kinh trong việc áp đặt yêu sách chủ quyền trên những khu vực rất xa bờ biển Trung Quốc.

Có thể nói là khi cho phóng viên quốc tế tháp tùng theo con tàu, chính quyền Manila đã thành công trên mặt trận truyền thông, nêu bật được thế ỷ mạnh hiếp yếu của Bắc Kinh.

Dù đã tiếp tế thành công, nhưng chính quyền Manila vẫn xem xét khả năng chính thức phản đối Bắc Kinh về mưu toan ngăn chặn thứ hai này.

Về phần Trung Quốc, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này vào tối hôm qua đã lên tiếng cho rằng hành động của Philippines không ảnh hưởng đến thực tế là bãi này thuộc chủ quyền của Trung Quốc, và Bắc Kinh « sẽ không bao giờ chấp nhận việc Philippines chiếm giữ bãi Nhân Ái (tên Trung Quốc đặt cho Second Thomas Shoal) dưới bất kỳ hinh thức nào »./

23 Tháng Mười 2015(Xem: 11586)
Vòng tròn lớn: Không gian và vùng biển quần đảo Trường Sa. Vòng tròn nhỏ: Đảo nhân tạo Chữ Thập, điểm đảo có vị trí chiến lược quan trọng trong an ninh hàng hải và an ninh khu vực.
11 Tháng Mười 2015(Xem: 12583)
Từ đảo Cô Lin nhìn sang đảo Gạc Ma Trung cộng chiếm của VN năm 1988. Ảnh Thiềm Thừ. Ảnh dưới: Tứ giác hỏa lực chéo. Đồ họa VĂN HÓA
06 Tháng Mười 2015(Xem: 14134)
Dự án kênh đào Kra của Trung Quốc. Đồ họa Văn Hóa
30 Tháng Chín 2015(Xem: 13509)
Biển Đông là trung tâm của trục quan hệ giữa Việt Nam với 2 siêu cường Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hiện nay Biển Đông đang nóng lên không chỉ bởi các hành động leo thang bành trướng của Bắc Kinh trong việc theo đuổi, thúc đẩy yêu sách chủ quyền vô lý, phi pháp đường lưỡi bò bằng nhiều thủ đoạn nguy hiểm, mà còn bởi đã không có gì tiến triển trên thực tế sau cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Tập Cận Bình và ông Obama.
25 Tháng Chín 2015(Xem: 12765)
"Lúc đó không những an ninh, ổn định và hòa bình khu vực Biển Đông và các nước xung quanh bị đe dọa, mà mọi hoạt động hàng không hàng hải của Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hoa Kỳ, Ấn Độ... qua tuyến đường huyến mạch trọng yếu này cũng phải theo "nội quy" do Trung Quốc đặt ra, và lẽ dĩ nhiên nếu điều này xảy ra thì nó sẽ đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ trên thực tế bị đánh bật khỏi khu vực." Tứ giác hỏa lực chéo: Su Bi (2013), Chữ Thập (1988), Gạc Ma (1988), Vành Khăn (1995). Đồ họa: VĂN HÓA
20 Tháng Chín 2015(Xem: 16989)
Trong 4 đường băng xây dựng trái phép ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam, công trình trên bãi đá Chữ Thập do Trung Quốc đang cải tạo dẫn đầu về quy mô cũng như tốc độ phát triển.
17 Tháng Chín 2015(Xem: 14514)
Khu vực tàu cá VN bị bắn giết thuyển trưởng trên vùng biển giáp ranh Việt Nam, Thái Lan và Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
15 Tháng Chín 2015(Xem: 17754)
Khu vực tàu cá VN bị bắn trên vùng biển giáp ranh VN Thái Lan Malaysia. Đồ họa: VĂN HÓA map
14 Tháng Chín 2015(Xem: 14829)
Bốn tàu cá Kiên Giang bị hải tặc nước ngoài bắn hồi tuần trước làm một người chết và một người bị thương nặng. Các tàu này lúc đó đang đánh bắt trên ‘ngư trường truyền thống giáp ranh giữa Việt Nam, Malaysia và Thái Lan’ thì bị hai ca nô xả súng tấn công.
06 Tháng Chín 2015(Xem: 15959)
- "Xử lý đúng đắn" biển Đông là xử lý ra sao? - Việt - Phi sẽ ký hiệp định đối tác chiến lược.
31 Tháng Tám 2015(Xem: 14202)
."Mạnh ai nấy chiếm Hồn ai nấy giữ"
27 Tháng Tám 2015(Xem: 13696)
Mạng lưới 7 hải cứ quân sự của Trung Quốc ở Trường Sa, đảo Chữ Thập là hải cứ tiền tiêu khống chế trực tiếp tuyến đường hàng hải đi từ eo Malacca - Singapore qua eo biển Luzon - Cao Hùng. Hải cứ này đã có sân bay dài tr6en 3km, quân hải cảng và kho hậu cần tiếp tế cho các chuyến hải trình tỏa ra các hướng (các mũi tên tỏa ra từ trung tâm Chữ Thập - chấm đỏ trên hải đồ. Trên đầu mũi tên đỏ là đảo Phú Lâm, quân cảng lớn thứ hai sau căn cứ tầu ngầm Hải Nam.) Chấm xanh bên bờ biển Philippines là cảng Subic, bên bờ biển Việt Nam là cảng Cam Ranh. Không gian nối liền Subic và Cam Ranh sẽ nằm trong vùng phòng không ADIZ nếu TQ thiết lập. Mỹ từng kêu gọi tự do hàng hải và tự do hàng không ở Biển Đông nhưng chiến lược độc chiếm Biển Đông của TQ đã tiến hành từng bước từ năm 1949, 1956, 1974, 1988, 1995, 2013. (Hải đồ VĂN HÓA map)