PLA tập trận đổ bộ, mục tiêu có thể là Pratas Reef, Vanguard Bank, hay Commodore Reef?

26 Tháng Năm 20207:36 SA(Xem: 8032)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG BIỂN HOA ĐÔNG - THỨ BA 26 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


PLA tập trận đổ bộ, mục tiêu có thể là Pratas Reef, Vanguard Bank, hay Commodore Reef?


image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

26/5/2020 (sưu tập)


Tầm ngắm của "Chiến khu miền Nam"


image001

Tam giác chiến lược, tầm ngắm của Bộ tư lệnh "Chiến khu miền Nam": Pratas Reef, Vanguard Bank, Commodore Reef. Hải đồ minh họa VănHoa Online 26/5/2020.Chấm tròn xanh là thành phố Cao Hùng-Đài Loan.


 image006

Quần đảo Đông Sa (Parats Reef) là nhóm đảo nằm ở vị trí 20°43B 116°42Đ, cách thủ đô Taiwan 850 km về hướng tây nam, cách cảng và trực thuộc quản lý của thành phố Cao Hùng 444 km, cách Hồng Kông 340 km về hướng đông nam, cách đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa 1.185 km. Gọi là quần đảo nhưng thực ra là gồm ba ám tiêu san hô vòng, ám tiêu vòng Đông Sa, ám tiêu vòng Bắc Vệ (còn gọi là bãi Bắc Vệ) và ám tiêu vòng Nam Vệ (còn gọi là bãi Nam Vệ). Trên ám tiêu vòng Đông Sa có một đảo san hô lớn nhất tên là đảo Đông Sa. Đảo có một sân bay với đường băng dài 1.500 mét. Các bãi ngầm Bắc Vệ và Nam Vệ hoàn toàn chìm ngập dưới nước, không có đảo nổi lên. Diện tích vùng biển quần đảo Đông Sa khoảng 5.000 km2.

image008

Quần đảo Đông Sa (Pratas Reef) cách Tp. Cao Hùng 444km, có sân bay dài 1,500m, hiện lính Đài Loan đang trấn giữ. Ảnh chụp từ màn hình SCMP/nguồn Thanh Niên.


image009

Pratas Reef nhìn từ không gian. Nguồn Wikipedia.


image011

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) nằm ở tây nam quần đảo Trường Sa gần đảo Côn Sơn.


image013

Một hải điểm có vị trí an ninh quân sự quan trọng nhìn bao quát về vùng biển phía Tây Nam là bãi Tư Chính (Vanguard Bank). Yếu tố đặc biệt của bãi Tư Chính là điểm tiếp cận ranh giới EEZ Việt Nam và vùng biển Quốc tế, nó là điểm quan sát cận cảnh tuyến hàng hải quốc tế. Con tàu trinh sát HD-8 từng lởn vởn ở vùng biển bãi Tư Chính khá lâu. Từ vị trí bãi Tư Chính, tầm quan sát nhìn sâu tới vùng biển phía nam liền lạc tới ranh giới EEZ của quần đảo Natuna, hiện do Indonesia đóng quân. 


image015

Rạn Commodore Reef (Việt Nam gọi là rạn đá Công Đo) là một rạn san hô vòng nằm khá gần quần đảo Palawan Philippinne, chiều dài khoảng 7 hải lý (13 km). Một bãi cát cao 0,5 m chia vùng biển làm hai phần không đều nhau. Hầu như toàn bộ đá Công Đo chìm dưới nước khi thủy triều lên, trừ cồn cát vừa đề cập và một hòn đá cao 0,3 m ở đầu phía đông của đá. Philippines chiếm đá Công Đo  ngày 26 tháng 7, 1980,  đóng quân nhưng chưa có dấu hiệu khai thác lớn ở rạn này, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nó có tầm vị trí chiến lược về quân sự. Commodore Reef nằm cách rạn Tiên Nữ 47 hải lý (87 km) hiện do lính VN quản lý (có hải đăng) về phía đông nam. Tiên nữ (Pigeon Reef) là thực thể san hô nằm xa nhất ở phía cực đông, cách đảo Trường Sa lớn 162 hải lý (300km). Hải đồ VH Map. (theo wikipedia). 


image017

Vị trí chiến lược của rạn san hô ngầm Commodore Reef thuộc EEZ Palawan, rơi vào lưỡi bò đoạn số 5 cũ. Commodore Reef rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh vì địa lý hình thể rạn này có thể bồi đắp thành đảo nhân tạo nổi,nó sẽ trở thành căn cứ quân sự ở cực nam quần đảo Trường Sa, khống chế Palawan và biển bắc Malaysia, Brunei, chặn con đường tiến vào Trường Sa (Spratly Islands) từ biển Sulu Sea.


image019

Commodore Reef (rạn san hô Công đo) nằm bên trong EEZ của Palawan..


image021image022


Lính Philippines đóng quân ở rạn Commodore Reef. Tài liệu chụp năm 1980.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Tàu sân bay Trung Quốc sẽ huấn luyện ở Biển Đông?


image024

Văn Khoa


25/05/2020  Thanh Niên Online


Một số nguồn tin quân sự Trung Quốc vừa tiết lộ với tờ South China Morning Post rằng một nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc sẽ tham gia cuộc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông trong mùa hè này.


image025

Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh trong lần tập trận trên Biển Đông tháng 1.2017. AFP


Tiết lộ trên được đưa ra sau khi Kyodo News hôm 11.5.2020  loan tin Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận đổ bộ bờ biển quy mô lớn ở biển nam Trung Hoa gần đảo Hải Nam trong tháng 8, với kịch bản chiếm quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát.


“Một nhóm tác chiến tàu sân bay (của Trung Quốc) sẽ đi qua quần đảo Đông Sa trong lúc trên đường đến vị trí tập trận và đến phía đông nam Đài Loan ở biển Philippines’, một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho hay. Nguồn tin cho biết thêm một số tàu chiến khác của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận đổ bộ gần Hải Nam, cách quần đảo Đông Sa khoảng 600 km về phía tây nam, nhưng cuộc tập trận không nhằm diễn tập chiếm quần đảo này.


image008

Quần đảo Đông Sa (Pratas Reef) ở biển nam Trung Hoa  đang do Đài Loan Kiểm soát. Chụp màn hình SCMP/nguồn Thanh Niên


“Chỉ có khoảng 200 binh sĩ Đài Loan đang đóng trú tại Đông Sa nên quân đội PLA không cần phải triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay để chiếm đảo nhỏ như thế”, nguồn tin khẳng định, nói rằng cuộc huấn luyện đổ bộ sắp tới nằm trong chương trình huấn luyện đều đặn của quân đội Trung Quốc. Nguồn tin còn nói: “PLA cần kiểm tra tất cả máy bay, chiến hạm và vũ khí ở Biển Đông để đánh giá các khả năng sẵn sàng tác chiến ở vùng biển này’.


Trong khi đó, ông Lu Li-Shih, từng làm việc tại Học viện Hải quân Đài Loan ở thành phố Cao Hùng, cho rằng lý do chính PLA sẽ không xem xét chiếm bất kỳ đảo nào Đài Loan đang kiểm soát ở Biển Đông là những đảo đó không còn có giá trị chiến lược đối với Bắc Kinh, theo South China Morning Post.


Ông Lu còn nhân định cả quần đảo Đông Sa và đảo Ba Bình, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Đài Loan kiểm soát, không còn giữ tầm quan trọng về địa lý chiến lược do Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng 7 đảo nhân đạo phi pháp trong quần đảo Trường Sa. Ông còn lưu ý Trung Quốc hiện có 3 đường băng dài khoảng 3 km trên 3 đảo nhân tạo phi pháp, đủ cho tất cả các loại máy bay quân sự lẫn dân sự hoạt động.


Nhà quan sát quân sự Chi Le-yi ở Đài Bắc thì cho rằng cuộc tập trận sắp tới và tình trạng gia tăng hoạt động trên biển và trên không của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện kế hoạch quân sự hóa toàn Biển Đông.


“Cuộc tập trận đổ bộ nằm trong việc huấn luyện đều đặn của hải quân thuộc PLA nhằm đạt mưu đồ của Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông. Tập trận đổ bộ có thể được xem là chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Đài Loan, nhưng nó có liên quan nhiều hơn đến việc PLA phát triển các hệ thống tác chiến cho bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông”, ông Chi nhận định.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16816)
“Trung Quốc có cách lý giải về lợi ích an ninh quốc gia để tuyên bố ADIZ ở bờ biển phía nam kéo dài khoảng 100 hải lý từ đường cơ sở ở vịnh Bắc bộ. Nếu như ADIZ được mở rộng hơn về phía nam khoảng 150 hải lý hoặc hơn, nó sẽ bao gồm các đảo thuộc Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc đang chiếm đóng. Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ bao gồm Hoàng Sa thì hành động này sẽ lại gây căng thẳng cho quan hệ hai nước” – Giáo sư Beckman bình luận.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17444)
Dự án trên bãi Chữ Thập (cách Sàigon khoảng 800km) là dự án thứ tư của Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa trong 18 tháng qua và cũng là dự án lớn nhất, IHS Jane's cho biết. Trung Quốc đã đặt một đơn vị đồn trú tại đây, với sự hỗ trợ của súng phòng không, vũ khí chống người nhái, các thiết bị liên lạc... Các hình ảnh được tạp chí IHS Jane's công bố hôm 21/11 cho thấy công trình thi công trên bãi Chữ Thập đã đạt đến chiều dài 3.000 mét, rộng 200-300 mét, đủ lớn để "xây dựng đường băng".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16991)
Hội nghị quốc tế về Biển Đông đã diễn ra ở Đà Nẵng trong hai ngày 17 và 18/11 với sự tham gia của hơn 200 học giả nghiên cứu về vấn đề này, trong đó có học giả đến từ các nước Trung Quốc, Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan và Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam đưa tin. Đây là hội nghị thường niên do Học viện Ngoại giao Việt Nam tổ chức. Hội nghị năm nay có có chủ đề: ‘Biển Đông: Hợp tác vì An ninh và Phát triển ở Khu vực’.
16 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17596)
Chu Châu (số hiệu 594), là tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Đảo thứ 18 của Trung Quốc, lần đầu tiên được triển khai để phục vụ chiến tranh chống tàu ngầm, trang tin USNI News của Viện Hải quân Mỹ ngày 12.11 dẫn lại thông tin từ tạp chí quốc phòng IHS Jane’s (Anh) cho biết.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17360)
TTO - 12-11-14, hội nghị ASEAN chính thức khai mạc tại Naypyidaw, thủ đô Myanmar. Biển Đông được đánh giá là chủ đề nóng nhất tại hội nghị.
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 17273)
“Việt Nam kiên quyết phản đối hành động phi pháp nêu trên của Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, nghiêm túc thực hiện DOC, chấm dứt ngay việc cải tạo, xây dựng công trình, phá vỡ nguyên trạng tại quần đảo Trưởng Sa và không để tái diễn những hành động sai trái tương tự”.
04 Tháng Mười Một 2014(Xem: 16719)
“Cả Việt Nam lẫn Ấn Độ đều nhận ra rằng nếu bây giờ không đương đầu với Trung Quốc, họ sẽ mất lãnh thổ vĩnh viễn” . Tuần báo Time Magazine trong số xuất bản ngày 27.10 đã đưa ra nhận định như trên sau chuyến viếng thăm Ấn Độ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
02 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19196)
Bill Hayton chứng minh rằng những yêu sách về chủ quyền ở Biển Đông của Tàu cộng dựa trên chứng cứ lịch sử là rác rưởi. Ông chỉ ra rằng những chứng cứ đó không thể nào đứng vững khi xem xét đến các văn chứng của triều Nguyễn của Việt Nam. Từ 1750, triều Nguyễn đã điều các đội hải quân ra trấn giữ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Đội quân triều Nguyễn còn có chức năng cứu vớt thuyền bị nạn, và mỗi chuyến hải hành, họ ghi lại trong sử sách rất cẩn thận.
30 Tháng Mười 2014(Xem: 23619)
Việt Nam từ giữa năm 2011 tới nay đã và đang thực hiện phong trào 'Góp đá xây dựng Trường Sa' do Trung ương Đoàn và báo Tuổi trẻ Thành phố Sàigon phát động. Truyền thông trong nước đưa tin nhiều về phong trào này, và công trình xây dựng đầu tiên được khánh thành là tại đảo Đá Tây thuộc huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa hồi tháng Ba 2012. Ảnh đảo Đá Tây trên do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp nhân chuyến “Hải trình 3 – Trường Sa HQ-571”.
26 Tháng Mười 2014(Xem: 19171)
Với việc Trung Quốc đẩy mạnh xây dựng các hoạt động bất hợp pháp, bao gồm mở rộng đường băng sân bay quân sự trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam) và xây mới sân bay trên đảo nhân tạo (trái phép) ở đá Chữ Thập, Trường Sa buộc các bên liên quan phải tăng cường khả năng phòng thủ, ví dụ như Đài Loan đang chốt giữ (trái phép) đảo Ba Bình cũng phải bỏ 100 triệu USD mở rộng đường băng và cầu cảng, tăng cường phòng thủ.
23 Tháng Mười 2014(Xem: 17945)
Tờ China Newsweek đưa tin Bắc Kinh đang xây dựng sân bay như một căn cứ chuyển tiếp cho lực lượng hải quân và không quân nước này. Trước đó, một số tờ báo đã đưa tin về ý đồ đẩy mạnh việc cải tạo đất tại các khu vực tranh chấp ở biển Đông. Tờ Want China Times của Đài Loan cho biết Lee Hsiang-chou, Tổng giám đốc cơ quan an ninh Đài Loan và Tư lệnh hải quân Trung Quốc Wu Shengli đã khảo sát năm hòn đảo ở Trường Sa. Ngoài ra, ông Wu cũng theo dõi các cuộc diễn tập quân sự trong thời gian khảo sát.
21 Tháng Mười 2014(Xem: 24624)
Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn đang lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi tìm hiểu một số đảo quan trọng vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
19 Tháng Mười 2014(Xem: 18721)
Đảo Chữ Thập năm trơ vơ giữa biển Trường Sa không có một đảo nào kế cận khống chế. TQ đang xây hải cảng, sân bay lớn trên đảo vào tháng 9/2014. Lập căn cứ Chữ Thập, hải quân TQ hầu như khống chế con đường lưu thông hàng hải qua lại eo biển Malacca. Năm 1993, Việt Nam kiểm soát 24 đảo, đá ngầm ở quần đảo Trường Sa, quân đồn trú chỉ 600 người, đến năm 2002, Việt Nam đã quản lý 29 đảo, đá ngầm, quân đồn trú tăng lên 2.020 người. Sân bay đảo Nam Yết, sân bay đảo Trường Sa Lớn lần lượt hoàn thành. “Hải Trình 3 Trường Sa” HQ-571 đã chở báo chí Việt Mỹ đi thăm các đảo quan trọng này vào tháng Tư, 2014. (Ảnh tư liệu Văn Hóa)
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18301)
Phát biểu tại một cuộc họp của Ủy ban Ngoại giao – Quốc phòng của Viện lập pháp ở Đài Bắc hôm 15/10, tổng giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Đài Loan Lý Tường Trụ cho biết, Đô đốc Ngô Thắng Lợi, Tư lệnh hải quân Trung Quốc, tháng trước đã đi thị sát năm hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 24922)
Báo Mỹ điểm danh các loại vũ khí trang bị và nhà thầu quốc phòng có thể giúp Việt Nam tăng cường năng lực quốc phòng phù hợp với ngân sách hiện nay. Việt Nam có thể mua máy bay, radar, pháo tự hành, tàu hộ vệ Mỹ. Tướng 4 sao Mỹ Wesley K. Clark: “Chiến lược xoay trục châu Á của chính quyền Obama được công bố vào cuối năm 2011 được cho là trực tiếp chống lại Trung Quốc, một sự thay đổi theo hướng ngăn chặn. Mỹ không chỉ điều chỉnh lực lượng mà còn tăng cường các thỏa thuận quốc phòng. Mỹ đang đàm phán TPP, nỗ lực này để tạo ra một khu vực tự do thương mại lớn bao gồm 11 quốc gia nhưng không có Trung Quốc”.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18233)
Hôm 07/10/2014, Tân Hoa Xã cho biết là nhờ phi đạo mới hoàn thành mà các phi cơ quân sự kể từ nay có thể lên xuống, qua đó “cải thiện khả năng phòng thủ của Trung Quốc trên hai quần đảo Tây Sa ( Hoàng Sa ) và Nam Sa ( Trường Sa)”. Đảo Phú Lâm có diện tích 2 km2, lớn hàng thứ ba sau đảo Ba Bình do Đài Loan chiếm, sau đảo Thị Tứ do Philippines chiềm. Với sự gia cố hiện nay của Trung Quốc, diện tích Phú Lâm đã lớn hơn trước nhiều, và nay đã trở thành một căn cứ Hải, Không, Thủy quân Lục chiến sẵn sàng ứng chiến.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18937)
Hơn 6.000 binh sĩ Mỹ và Philippines hôm qua đã tiến hành một cuộc tập trận gần bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham - điểm nóng tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và Philippines trên Biển Đông. Trung Quốc chiếm Scarborough từ năm 2012.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 19743)
VH - Đảo Thị Tứ là một đảo san hô thuộc cụm Thị Tứ quần đảo Trường Sa cách Cam Ranh khoảng 600 km. Đảo này xếp thứ hai về diện tích sau đảo Ba Bình hiện do Đài Loan kiểm soát. Ngày 21 tháng 12 năm 1933, thống đốc Nam Kỳ Jean-Félix Krautheimer ký nghị định số 4702-CP sáp nhập một số đảo chính và các đảo phụ thuộc trong quần đảo Trường Sa vào địa phận tỉnh Bà Rịa, trong đó có đảo Thị Tứ. Đầu thập niên 1960, các tàu hải quân của Việt Nam Cộng Hòa thường ghé thăm đảo Thị Tứ. Năm 1961 tàu HQ-02 Vạn Kiếp và HQ-06 Vân Đồn, năm 1963 là ba tàu gồm HQ-404 Hương Giang, HQ-01 Chi Lăng và HQ-09 Kỳ Hoà (dựng bia trên đảo Thị Tứ vào ngày 22 tháng 5). Vào thời kỳ 1970-1971, Philippines cho quân bí mật chiếm đóng một số đảo thuộc Trường Sa, trong đó có đảo Thị Tứ. (theo Wikipedia)
02 Tháng Mười 2014(Xem: 20281)
Sau sự kiện Thiên An Môn, Hồng Kông xuất hiện Joshua Wong. Người thanh niên 17 tuổi, đang làm rung chuyển Hong Kong; anh là một trong những nhà hoạt động cứng rắn, Joshua còn rất trẻ, thậm chí, anh chưa đủ tuổi để lái xe. Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh trao trả về Trung Cộng, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong thấm nhuần cũng không thay đổi. Nếu hiệu ứng dân chủ Hồng Kông truyền tới lục địa Trung cộng, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ lịch sử kết tội, và sẽ như ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn, ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp…
30 Tháng Chín 2014(Xem: 18089)
« Chúng tôi đã mời một Quốc gia Thành viên giải quyết tranh chấp trên biển một cách hòa bình trên cơ sở Công ước UNCLOS… Tuy nhiên, thành viên đó đã từ chối lời mời, và tiếp tục đơn phương lao vào các hành động đòi hỏi chủ quyền mang tính chất bành trướng, vi phạm quyền chính đáng được ghi trong UNCLOS như quyền được hưởng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Philippines và nhiều láng giềng ven biển khác ».