Lễ Độc Lập Hoa Kỳ: Mỹ điều 2 Mẫu hạm và chiến hạm vào biển Hoa Nam; Trung cộng tập trận ở Hoàng Sa

04 Tháng Bảy 202012:09 CH(Xem: 8227)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 04 JULY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


image001


Lễ Độc Lập Hoa Kỳ: Mỹ điều 2 Mẫu hạm và chiến hạm vào biển Hoa Nam; Trung cộng tập trận ở Hoàng Sa chỉ sau hai ngày bế mạc ASEAN- 36


04/07/2020


image004

Mẫu hạm USS Ronald Reagan, trong một lần hoạt động tại Biển Đông ngày 06/10/2019. Ảnh do Hải Quân Mỹ US Navy cung cấp. AFP - ERWIN JACOB V. MICIANO


Trọng Thành


Trong lúc Bắc Kinh tiếp tục duy trì cuộc tập trận xung quanh quần đảo Hoàng Sa, bất chấp phản đối của các nước láng giềng, hôm nay, 04/07/2020, Hoa Kỳ đưa hai Mẫu hạm vào Biển Đông diễn tập. Chỉ huy Mỹ khẳng định cuộc tập trận này nhằm gửi đi « một thông điệp rõ ràng » là quân đội Hoa Kỳ luôn có mặt để bảo vệ « ổn định và an ninh » của khu vực. 


Đề đốc George M. Wikoff, chỉ huy một đội tàu tác chiến đi cùng Mẫu hạm, trong cuộc trả lời phỏng vấn báo Mỹ Wall Street Journal, nhấn mạnh: « Mục tiêu (của đợt diễn tập này) là gửi đi một tín hiệu rõ ràng đến các đối tác và đồng minh của chúng ta, là Hoa Kỳ cam kết bảo đảm an và ổn định của khu vực ». Hải Quân Mỹ cũng ra một thông cáo tái khẳng định hai hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan tiến hành các cuộc tuần tra và diễn tập tại biển Hoa Nam nhằm « bảo vệ khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương mở và tự do ».


Theo Đề đốc George M. Wikoff, cuộc tập trận của Hải Quân Mỹ không nhằm đáp trả lại cuộc tập trận của phía Trung Quốc. Tuy nhiên, hai hàng không mẫu hạm Mỹ dường như có mặt tại Biển Đông sớm hơn so với dự kiến.


Theo trang tin UPI hôm 29/06, hai Mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang có mặt tại vùng biển Philippines, có kế hoạch tập trận tại biển Hoa Nam kể từ ngày mai, Chủ Nhật 05/06. CNN hôm nay cũng cho biết cuộc tập trận có thể sẽ diễn ra trong những ngày tới. 


Theo giới quan sát, việc Hoa Kỳ đồng loạt điều hai Mẫu hạm với các nhóm tàu tác chiến vào biển Hoa Nam có thể là một dấu hiệu biểu dương sức mạnh rõ ràng, trong bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung tiếp tục căng thẳng trong hàng loạt hồ sơ, đặc biệt là tại biển Hoa Nam, nơi Hoa Kỳ thường xuyên tiến hành « các cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải ».


Trả lời báo chí Mỹ, người phát ngôn của Hạm đội 7 cho biết các hoạt động thao dượt của hai Mẫu hạm tại biển Philippines và biển Hoa Nam là cơ hội cho việc huấn luyện nâng cao, nhằm « bảo đảm khả năng đối phó linh hoạt với các tình huống tại khu vực ». 


Trung Quốc tổ chức tập trận từ ngày 01/07 dự kiến kéo dài đến ngày 05/07/2020. Ngày 02/07, hai nước láng giềng Việt Nam và Philippines đồng loạt lên tiếng. Hà Nội trao công hàm phản đối Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, Manila tố cáo hành động « khiêu khích cao độ ».


Bộ Quốc Phòng Mỹ lên án Bắc Kinh vi phạm cam kết trong Tuyên bố chung về các ứng xử ở biển Hoa Nam (DOC), « quân sự hoá » khu vực, khiến tình hình thêm bất ổn định.


Ngày hôm qua, 03/07, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã phản bác lại các chỉ trích với giải thích cuộc tập trận hoàn toàn nằm trong « quần đảo Tây Sa » (Tây Sa là tên Trung Quốc gọi quần đảo Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Trung Quốc./ 


+++++++++++++++++++++++++++++++


 Mỹ đưa Mẫu hạm và nhiều chiến hạm đến Hoa Nam


BBC 4/7/2020

image006

Bản quyền hình ảnh U.S. Navy/Getty Images Image caption Một Mẫu hạm Mỹ.


Hải quân Mỹ sẽ đưa hai Mẫu hạm và một số tàu chiến đến biển Hoa Nam trong những ngày tới để tham gia một cuộc tập trận quân sự, theo CNN.


"Hạm đội tàu sân bay tấn công chủ lực USS Nimitz và USS Ronald Reagan đang tiến hành đồng thời các hoạt động trên Biển Philippines và Biển Đông," Joe Jeiley, phát ngôn viên của Hạm đội 7 nói.


"Hoạt động của hai nhóm tàu sân bay ở Biển Philippine và Biển Đông mang đến cơ hội huấn luyện nâng cao cho lực lượng hải quân của chúng tôi, và khả năng tác chiến linh hoạt trong triển khai các hoạt động quan trọng khi được điều động phản ứng với các tình huống trong khu vực."


"Sự hiện diện của hai tàu sân bay không nhằm phản ứng lại bất kỳ sự kiện chính trị hay sự kiện nào trên thế giới. Hoạt động này là một trong nhiều cách mà Hải quân Hoa Kỳ thúc đẩy an ninh, ổn định và thịnh vượng trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương," CNN dẫn lời ông Joe Jeiley.


Cuộc tập trận được lên kế hoạch từ lâu nhưng chỉ diễn ra sau khi Trung Quốc tiến hành các cuộc tập trận quân sự gần quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp.


Các cuộc tập trận tại Hoàng Sa của Trung Quốc đã bị Mỹ, Việt Nam và các nước khác chỉ trích.


Mỹ và Việt Nam phản đối Trung Quốc tập trận trên Biển Đông


"Mỹ đồng tình với các quốc gia bạn bè ở Đông Nam Á rằng: Cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp ở Biển Đông là hành động rất khiêu khích. Chúng tôi phản đối các yêu sách phi pháp của Bắc Kinh.", Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo viết trên Twitter hôm thứ Sáu 3/7.


image008


Bản quyền hình ảnh @SecPompeo @SecPompeo


Ông Mike Pompeo cũng đăng lại trên Twitter phát biểu phản đối Trung Quốc của bà Lê Thị Thu Hằng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam.


Ông Pompeo bình luận: "Trên Biển Đông và ở bất cứ nơi đâu, mọi quốc gia cần ủng hộ một trật tự tự do và cởi mở dựa trên luật pháp, truy trì quyền chủ quyền của tất cả các nước bất kể quy mô, quyền lực và khả năng quân sự."


image010


Bản quyền hình ảnh @SecPompeo @SecPompeo


Phát biểu của bà Hằng hôm 2/7/2020 được ông Pompeo đăng lại nói: "Việc Trung Quốc tiến hành tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, đi ngược lại tinh thần tuyên bố DOC (Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông), làm phức tạp tình hình, không có lợi cho quy trình đàm phán COC (bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông) hiện nay giữa ASEAN và Trung Quốc, và việc duy trì hòa bình, ổn định và hợp tác ở Biển Đông".


Hôm 2/7, Lầu Năm Góc cho biết trong một tuyên bố rằng "các cuộc tập trận quân sự của Trung Quốc là hành động mới nhất trong một chuỗi các hành động của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (PRC) nhằm khẳng định các yêu sách hàng hải bất hợp pháp và gây bất lợi cho các nước láng giềng Đông Nam Á ở Biển Đông," theo CNN.


Cũng trong ngày 2/7, Bộ Quốc phòng Mỹ ra tuyên bố bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc tập trận ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, chỉ trích hành động này sẽ làm gia tăng bất ổn trong khu vực. Trong tuyên bố, Bộ Quốc phòng Mỹ khẳng định quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ tranh chấp.


Hôm 1/7, Mỹ đã cử một tàu chiến được cho là chiếc USS Gabrielle Giffords xuất hiện ngay tại khu vực tàu khảo sát Trung Quốc đang hoạt động dưới sự hộ tống của một tàu hộ vệ tên lửa.


Quần đảo Hoàng Sa được cả Trung Quốc, Việt Nam và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.


Hoa Kỳ từ lâu cho biết Bắc Kinh đã quân sự hóa các đảo trên Biển Đông thông qua việc triển khai phần cứng quân sự và xây dựng các cơ sở quân sự.


Hải quân Hoa Kỳ đôi khi thách thức các yêu sách của Bắc Kinh đối với các đảo bằng cách thực hiện cái gọi là "Tự do hoạt động hàng hải", gần đây nhất là việc đưa tàu chiến tới Biển Đông vào tháng Năm.


Giới chức Mỹ cho biết các cuộc tập trận của quân đội Mỹ sẽ không được tiến hành gần với bất kỳ hòn đảo nào đang tranh chấp trong khu vực.


Trong khi Hải quân Hoa Kỳ thường xuyên hoạt động trong khu vực, hoạt động của hai tàu sân bay chạy bằng năng lượng hạt nhân - USS Nimitz và USS Ronald Reagan - đại diện cho một sự phô trương lực lượng quy mô và diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa Washington và Bắc Kinh về nhiều vấn đề, bao gồm vấn đề Hong Kong.


Các phản đối của Mỹ và Việt Nam nhắm vào đợt diễn tập quân sự của Trung Quốc ở khu vực quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông từ 1-5/7/2020./


++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc tập trận quanh quần đảo Hoàng Sa


https://www.dkn.tv/the-gioi/trung-quoc-sap-tap-tran-quanh-quan-dao-hoang-sa.html


Hải Lam | ĐKN


image012
Hình ảnh các tàu chiến Trung Quốc trong video của Military TV (ảnh chụp từ Youtube).


Cơ quan An toàn hàng hải của Trung Quốc hôm 28/6/2020 công bố kế hoạch huấn luyện quân sự quanh quần đảo Hoàng Sa ở Biển Đông, theo tờ Nikkei Asian Review.


Theo thông báo từ phía Trung Quốc, cuộc tập trận sẽ kéo dài 5 ngày, từ 1/7 đến 5/7/2020. Trong khoảng thời gian này, Trung Quốc tuyên bố cấm tất cả các tàu thuyền đi lại trong khu vực tập trận. Tờ Nikkei Asian Review bình luận, động thái này có thể khiến phía Việt Nam phản ứng mạnh mẽ.


Hầu như hàng năm Trung Quốc đều tổ chức huấn luyện quân sự gần quần đảo Hoàng Sa để tăng cường kiểm soát khu vực chiến lược này. Bắc Kinh từng tuyên bố rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” để duy trì sự kiểm soát chính trị của chính quyền và thể hiện lập trường cứng rắn trong việc thực hiện các cuộc tập trận quân sự.


Kế hoạch tập trận trên quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc được đưa ra sau khi Việt Nam, thay mặt cho các nhà lãnh đạo ASEAN, hôm 26/6/2020 ra tuyên bố khẳng định Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS) là cơ sở của các tuyên bố chủ quyền trong trong khu vực hàng hải tranh chấp. Tuyên bố cũng nhấn mạnh “tầm quan trọng của việc duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, an toàn và tự do hàng hải và hàng không trên Biển Đông”.


Từ đầu năm tới nay, Trung Quốc liên tục có hành vi khiêu khích trên Biển Đông, trong đó có việc nước này ngang nhiên tuyên bố thành lập cái gọi là quận hành chính “quản lý” quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, đâm chìm tàu cá Việt Nam, đơn phương ra lệnh cấm bắt cá, nạo vét và xây dựng trên đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.


Hôm 28/6/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo Mỹ phản đối việc Trung Quốc coi Biển Đông là của riêng mình, đồng thời ủng hộ ASEAN giải quyết tranh chấp trên biển theo luật quốc tế. Cùng ngày, hai Mẫu hạm Mỹ đã khởi động các cuộc tập trận chung ở Biển Philippines. (Nguồn CHÂU XUÂN NGUYỄN)
21 Tháng Giêng 2023(Xem: 3043)