Đọc "Thư Khánh Tuế" nhớ thầy Quảng Độ nhớ Thầy Tâm Châu

12 Tháng Chín 20205:51 CH(Xem: 8420)

VĂN HÓA ONLINE - TỪ CALIFORNIA - CHỦ NHẬT 13 SEP 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)

image001

Đọc "Thư Khánh Tuế" nhớ thầy Quảng Độ nhớ Thầy Tâm Châu

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

12/9/2020


LỜI TÒA SOẠN: Nhờ phước báu hồng ân Tam Bảo gia hộ, nhà báo Lý Kiến Trúc có dịp tiếp xúc với hai vị cao tăng tiêu biểu của nền Phật giáo trong nước và hải ngoại: Đức Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN tại Thanh minh Thiền viện và Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu, Thượng thủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới tại Quận Cam, nam California. (VHO)


1.


Lịch sử Phật giáo Việt Nam đã nhiều lần sang trang mới, bi tráng, khắc nghiệt, máu đổ, thiêu thân, không bút nào tả xiết. Trong hoàn cảnh chiến tranh, đất nước bị thế lực quốc tế chia cắt, chia rẽ, ly tán; trong không khí hòa bình, tan hoang, triền miên đau khổ và hận thù đeo đẳng.


Nhân dịp chúng tôi xem được một video có tựa đề "Ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho vị kế thừa Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN" thu hình ngày 21/3/2019, phát sóng rộng rãi trên Youtube ngày 18/4/2020.


https://www.youtube.com/watch?v=zKxo_HQ8dMM


Trước đó một năm, vào ngày 09/4/2019 có một hội nghị quan trọng giữa Hòa Thượng Thích Quảng Độ với Hòa Thượng Thích Tâm Liên, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo (trong nước), Hòa Thượng Thích Chí Viên, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Đạo, Hòa Thượng Thích Nguyên Lý, Tổng Thủ Quỹ Viện Hóa Đạo, Huynh Trưởng Bác Sĩ Hàn Bữu Chương, Tổng Thư Ký Ban Hướng Dẫn Trung Ương, Hòa Thượng Thích Minh Quang - Chánh Văn Phòng Viện Hóa Đạo ((theo tin trên video/Youtube không được phép tham dự) và Bà Đặng Thị Thu Huyền cháu ruột của Ht Quảng Độ và tựa như thư ký riêng của ngài.


https://www.youtube.com/watch?v=tcpVOT3YOig


Ngày 04/9/2020, trên trang nhà Quảng Đức xuất hiện bài viết "Thư Khánh Tuế" của Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, vị tăng "huyền thoại" đã từng bị nhà cầm quyền VN tuyên án tử hình, là người mà Ht Quảng Độ tin tưởng và chọn lựa kế thừa để ổn định Giáo hội PGVNTN.


Ht Tuệ Sỹ đã cúi đầu lãnh thọ một trách nhiệm lịch sử Phật giáo. Mừng thay. Mừng vì giấy mực văn thơ đã đến lúc vùng lên hành động. Mừng vì sức sống Phật giáo trong lòng tứ chúng âm ỉ biệt tăm chết tiệt theo thời gian nay đà sống lại. Khai quật lên sự hiện diện một thực thể tôn giáo cho bạo lực cường quyền thấy rằng không thể tránh né được mãi. Phải chấp nhận tiếng kèn từ bi của một giáo hội Tăng Già kỷ cương thấu đáo nỗi đau của dân tộc. Phải giác ngộ nỗi khổ trầm luân của toàn thể dân tộc để trưởng thành trong chân lý tự do và bác ái.


Tất Đạt Đa đã từ bỏ cung vàng điện ngọc để vào địa ngục trần gian. "Ta không vào địa ngục, ai vào địa ngục? Không vào địa ngục sao cứu vớt được chúng sinh? (Thích Ca). Chúng sinh là Bình dân. Bình dân là lương tâm của loài người.


Trong Thư Khánh Tuế, Ht Tuệ Sỹ bộc bạch: "Tôi được ủy thác nhiệm vụ kế thừa, không phải kế thừa một chức vụ cao cả trong hàng giáo phẩm, mà chính xác là kế thừa tâm nguyện chưa được viên thành của Hòa Thượng Trưởng lão Thích Quảng Độ, muốn thấy uy đức Tăng-già được thể hiện trong bản thể thanh tịnh hòa hiệp".


Uy đức Tăng-già được thể hiện trong bản thể thanh tịnh hòa hiệp. Thanh tịnh Hòa hiệp là gì? Uy đức Tăng-già trong và ngoài nước hiện nay đang đối diện với bản thể Thanh tịnh và Hòa hiệp. Nói thì dễ nhưng đối lập với bản chất tham sân si thì khó vô cùng. "Tăng - già hòa hiệp trong thanh tịnh" để cùng nhau trở về nguồn cội hồn sử dân tộc Phật giáo lại càng khó hơn.


Trí thức Phật tử, trí thức Phật giáo chết lần chết mòn theo cái cối xay ác nghiệt thời gian. Chỉ còn lại quanh đây, người dân lành Phật tử bình thường chỉ biết cúi đầu ngóng chờ hào quang đại hùng đại lực đại bi của Đức Thích Ca Mâu Ni xua tan bóng tối u minh, xóa sổ mọi ý thức hệ lai căng đội lốt khuynh đảo tôn giáo, xóa sổ mọi kiến tánh quyền bính phù du, lợi lộc hư ảo. "Chỉ có Trời cứu thôi con ạ". (Ht Quảng Độ).  


2.


Chúng tôi xin tường trình về hai cuộc gặp gỡ Hòa thượng Quảng Độ năm 2014 và Hòa thượng Tâm Châu. (Thực ra chúng tôi đã gặp gỡ ngài Tâm Châu rất nhiều lần, dường như Ngài có lòng thương mến gia đình chúng tôi khi mở nhà hàng Zen Restaurant bán cơm chay tọa lạc trên đại lộ Bolsa gần khu thương mại Phước lộc Thọ. Ngài đã không ngại đường xá xa xôi mãi từ Ontario Montreal Canada về Quận cam Tp Westminster cầm gậy động thổ xây dựng nhà hàng và cắt băng khai trương Zen).  


Cách đây 6 năm, trên Văn Hóa Online, chúng tôi đã viết ít dòng và đưa loạt hình ảnh về cuộc gặp gỡ HT Thích Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện ngày 18 tháng 5 năm 2014. Nay chúng tôi xin bổ túc.


(Chú thích: những bức ảnh chụp trong máy ảnh digital ghi ngày 17/5/2014 là ngày giờ ở Mỹ, ở Sàigon đi trước 1 ngày).


Đại lão Hòa thượng Quảng Độ nói gì về PGVN và tăng lữ hải ngoại?


Youtube - Bộ ảnh Lý Kiến Trúc - Trang 1 - Nhật Báo Văn Hóa Online


Nhân dịp chúng tôi được mời đi thăm quan sát quần đảo Trường Sa 10 ngày đêm vào ngày 18/4/2014. Con tàu quay về lại Saigon. Cơn say biển cả vẫn còn đọng cháy trên làn da, tóc đã đổi  thành nâu, nhưng may thay, con tàu biển Đông chòng chành cập bến Thanh Minh.


Sau ba ngày cầu nguyện. Cầu nguyện và cầu nguyện. Chúng tôi gặp được vị tăng bất tử. Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đương kim Đệ Ngũ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngài đang bị "quản chế" kín cẩn cao tường tại Thanh Minh Thiền Viện. Mô Phật, cuộc gặp gỡ kỳ lạ dài hơn một tiếng. Cám ơn Trời Phật. Mọi sự An lành.


image005Phút diện kiến đầu tiên của nhà báo Lý Kiến Trúc với Hòa thượng Thích Quảng Độ tại căn phòng quản chế trên gác nằm sâu kín bên trong Thanh Minh Thiền Viện. Ảnh NL/Văn Hóa.


image007Nụ cười của Bụt. “Mừng con! Con ngồi xuống đây với Thầy”. Ảnh NL/VH


image009Ht Quảng Độ hầu như không ngạc nhiên và ân cần hỏi chuyện nhà báo Lý Kiến Trúc ở đâu lạc bước đến đây. Xin thưa, đây là lần đầu tiên trò gặp Thầy trong "bối cảnh" giàn khoan Tầu cộng HD-981 đang xâm nhập sâu vào bờ biển Việt Nam. Ảnh NL/Văn Hóa cho thấy khuôn mặt nhà báo cháy đen thui vì muối cát gió bỏng Trường Sa.


image011Trước khi bước vào cuộc phỏng vấn, HT móc trong túi ra tấm "card visit" của nhà báo đã "bay" vào Thiền viện và so sánh với tấm card của tôi mang theo (để trên bàn). Xác định lý lịch xong, cuộc phỏng vấn được ghi âm toàn bộ qua máy casette recorder. Ảnh NL/VH


Trở về Mỹ, do điều kiện khách quan bối cảnh cộng đồng ở hải ngoại chưa thuận tiện, nhà báo rất lấy làm tiếc chưa thể công bố nội dung cuộc phỏng vấn. Lý do: “quá chua xót, quá nhạy cảm”!


Tuy nhiên, giây phút ấn tượng đầu tiên cuộc diện kiến là hình tướng dũng mãnh của vị Bồ Tát nước Việt, đất Việt, dù đang bị kềm kẹp như hổ trong cũi, "quản chế" chặt trong căn phòng bí mật, tâm hồn Ngài vẫn đang tả xung hữu đột với dân lành dân oan.


Dung mạo của Ngài phảng phất hình bóng của nhà sư dân gian ẩn tàng trong huyền thoại Phật sử: Gạt nước mắt, phất áo cà sa, xuống núi ra tay an dân độ nước. Hùng lực toát ra từ một tâm hồn đại nghĩa, vững chãi với đôi chân không bao giờ biết “đi bằng đầu gối”. Chính khí của một thiền sư lan tỏa dòng đấu tranh hoa lau khí phách. Ngài đã không ngần ngại bước ra khỏi sơn môn, từ chốn già-lam tịch tĩnh tu trì, với kinh nghiệm chưa hề có trong đấu trường chính trị, nhưng vẫn kiên trì giữ vững ý thức Phật giáo và Dân tộc hiện diện trên đất Việt hàng ngàn năm qua.


Không chờ nhà báo lên tiếng, nhìn thẳng vào mắt trò, Thầy cất giọng ôn tồn mà thanh âm đại lực chẳng khác tiếng ngân khánh hồng chung dội vào tim óc kẻ hậu sinh bần hàn u minh, chỉ với câu nói đầu tiên, Ngài đã mở toang cánh cửa hẹp hòi bấy lâu nay chướng nghiệp: “Mừng con! Con ngồi xuống đây với Thầy”.


Cuộc phỏng vấn diễn ra hơn một tiếng, xin tóm tắt nội dung các câu hỏi với Thầy:


Sau khi hỏi han tôi về tình hình Phật giáo hải ngoại, tôi trường trình với Ngài hiện nay xuất ứng nhiều nội ma ngoại chướng sư tử trùng trong các sinh hoạt Phật giáo. Con chỉ làm công việc của một nhà báo, đưa tin và đặt các câu hỏi trong các cuộc họp báo, hội luận của các tăng sĩ. Tất cả đều được viết rõ ràng trên tờ Văn Hóa Magazine và Văn Hóa Online.


Trong lúc nghe tôi nói, Thầy có vẻ đăm chiêu tư lự, nhưng tôi biết thời khắc tôi gặp được Thầy rất "nhạy cảm" và nguy hiểm. Tôi có thể bị công an bắt ngay khi bước ra khỏi cổng TMTV, và tất nhiên, tất cả băng từ thâu âm sẽ biến mất. Toàn thân tôi từ lúc gặp Hòa thượng cho đến lúc ra về cứ như lửa tam muội hừng hực bao phủ. Tôi vô cùng may mắn có được NL bên cạnh chụp hình và im lặng giúp đỡ.


Tôi phải đấu tranh với thời gian và "tranh thủ" phỏng vấn Ngài ngay.


Thứ 1/ Về tình hình Phật giáo VN trong nước và hải ngoại. Đối với hàng tăng sĩ hải ngoại, Ngài đã phê bình thẳng thắn với lời lẽ khá nặng chỉ đích danh tên tuổi một vài tăng sĩ đã làm "ô uế" Phật giáo. Sở dĩ chúng tôi không công khai phổ biến cuốn băng (vào thời điểm năm 2014) là do tâm ý chúng tôi không muốn vì những lời phê phán của Thầy mà sinh ra các tai biến khổ đau thêm nữa cho nền Phật giáo VN hải ngoại, chúng tôi nghĩ rằng dù sao các vị tăng "phạm giới, phạm tội" cũng phải biết sám hối trước Đức Thích Ca Mâu Ni;


Thứ 2/ Đối với tình trạng Phật giáo VN trong nước, Ngài nói đó là một nền Phật giáo do nhà nước dựng lên chỉ là cái xác mà không có hồn;


Thứ 3/ Về hiện trạng và tương lai của Phật giáo VN ra sao, Ngài chỉ tay lên trời nói: "Trời cứu thôi con ạ".


Thứ 4/ Về cuốn thơ Tù và lượng tiền bán thơ huy động trong tập thể cộng đồng  hải ngoại khắp nơi trên thế giới, Ngài nói Tôi không nhận một đồng nào mà chỉ nhận duy nhất một cuốn thơ in ở hải ngoại gởi cho mà thôi. 


Hôm nay, nhân xem được video (Youtube) dưới đây, chúng tôi thấy ánh hào quang từ bi của Đức Phật đã soi rọi trở lại nền đạo Phật giáo của dòng sinh mệnh Dân tộc Việt Nam, sau nhiều năm chìm đặc trong bóng tối u mê, được thiết lập từ uy đức của Tăng-già trong lý tưởng phụng sự hòa bình và an lạc của dân tộc và nhân loại, nay oai dũng bước vào thời kỳ phục sinh, phục hoạt sáng ngời.


https://www.youtube.com/watch?v=zKxo_HQ8dMM


Nội dung quan trọng của video thu hình và ghi âm toàn bộ lời di chúc của Ht Thích Quảng Độ nói với Ht Thích Tuệ Sỹ, ngay trong thời khắc thanh tịnh và hòa hiệp đó, Ngài đã ký (đóng dấu) ban hành Giáo chỉ Chuẩn y hội viên Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng Thống, cung thỉnh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch trong cương vị thành viên hàng Trưởng lão Hội đồng Giáo phẩm Trung ương Viện Tăng Thống; đồng thời Ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho vị kế thừa Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN là Hòa thương Thích Tuệ Sỹ là người kế thừa mà Ngài tin tưởng và chọn lựa để ổn định sinh hoạt Giáo hội, Ht Tuệ Sỹ đã cúi đầu lãnh thọ.


3.


Như chúng tôi đã trình bày, Hòa thượng Thượng thủ Gíao hội Phật giáo Việt Nam trên Thế giới Thích Tâm Châu từ Canada nhiều lần bay về Cali dự cơm chay tại nhà hàng Zen Vegeterian, có lúc riêng với nhà báo, có lúc chung với chính khách Mỹ, nhiều nhân sĩ và tăng sĩ danh tiếng trong cộng đồng.  


image013Nhà báo Lý Kiến Trúc đón Ht Thích Tâm Châu từ Canada xuống thăm Quận Cam và Zen Restaurant. Ngài rất thích món "Mì vịt tiềm chay" của nhà hàng do bà nội trợ Lý Nga nấu.


Chúng tôi nhớ trong một lần phỏng vấn Ngài về hiện tình Phật giáo. Tôi không rõ các cuộc tiếp xúc của Ngài với Tăng già hải ngoại, đặc biệt ở Quận Cam nam Cali. Ngài thố lộ khá ít. Ngài nói với tôi ở nam Cali có nhiều "đặc tình tôn giáo" con nên cẩn thận. Tôi thưa: Bạch Thầy, lòng con vô tư, trí con trong sáng vô vị lợi, vô đảng phái, phục vụ cộng đồng xã hội là nguyện vọng của gia đình con, ai nỡ hại con.


image015image016Ht Thích Tâm Châu, Tăng thống Giáo hội Phật giáo VN trên Thế giới từ Canada; bà Margie L. Rice Thị trưởng Tp Westminster; Ht Thích Thắng Hoan Chánh văn phòng Hội đồng Giáo phẩm GHPGVN tại Hoa Kỳ; phó Thị trưởng Frank Fry Tp Westminster, Nghị viên Trí Tạ, Dân biểu Lou Correa, Dân biểu Jose Solorio cắt băng khai trương lần 2 nhà hàng chay Zen Restaurant trên đường Bolsa Tp Westminster nam Cali chiều 20/9/2009. Ảnh VĂN HÓA


image017Múa Lân khai trương nhà hàng Zen. Ảnh VH


image018Ht Tâm Châu chúc nhà hàng Zen nấu cơm chay cho ngon, bán rẻ phục vụ cộng đồng. Ảnh VH


image020Ht Tâm Châu và bà Margie L. Rice Thị trưởng Tp Westminster cắt bánh sinh nhật mừng tuổi nhà hàng Zen và Câu Lạc Bộ Văn Hóa Báo Chí. Ảnh VH


image022Bữa cơm chay đạm bạc. Ngồi đối diện với Ht Tâm Châu là cựu Bộ trưởng Nội Vụ VNCH Luật sư Lâm Lễ Trinh. Bên cạnh Gs Trinh là Ht Thắng Hoan, bên cạnh Hòa thượng là cựu Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, góc trái cuối là Gs Nguyễn Phúc Bửu-Tập. Ảnh VH


image024Bữa cơm chay đạm bạc do nhà hàng Zen khoản đãi. Ảnh VH


image026Nhà báo lý Kiến Trúc phỏng vấn Đại lão Ht Thích Tâm Châu.


image028Ht Thích Tâm Châu chụp hình chung với quý quan khách. Góc trái là Gs Lê Xuân Khoa. Góc phải là Trung tướng Nguyễn Bảo Trị, bên cạnh là Ht Chơn Thành. Đứng phía dưới là vợ chồng Lý Kiến Trúc. Ảnh VH


Khi trở về Canada và South Carolina. Ht Tâm Châu đã chuyển các Thông bạch cho tôi. Trong số các Thông bạch tôi chú ý là:


1/ LÔØI TUYEÂN BOÁ Soá 1537/VP/TT, xin đăng nguyên văn dưới đây:


GIAÙO-HOÄI PHAÄT-GIAÙO VIEÄT-NAM TREÂN THEÁ-GIÔÙI

TU-VIEÄN VIEÂN-QUANG

1044 Galway Lane, Clover, South Carolina 29710, U.S.A.


LÔØI TUYEÂN BOÁ

Soá 1537/VP/TT


            Nhaän thaáy, thôøi gian gaàn ñaây, treân internet cuõng nhö caùc baùo, caùc ñaøi noùi nhieàu veà vieäc loän-xoän  taïi chuøa Baùt-nhaõ, Laâm-Ñoàng, Vieät-Nam. Nay ñöôïc bieát theâm, vaøo ñaàu thaùng 9 naêm 2009 saép tôùi, gaàn 400 Taêng, Ni seõ phaûi ra khoûi chuøa naøy.


            Khoâng roõ söï vieäc ra sao, nhöng, chuùng toâi thaáy raèng, giaûi quyeát vieäc tranh chaáp nhö vaäy, thöïc söï chöa ñem laïi oån-ñònh, thieáu nhaân-ñöùc vaø coù aûnh höôûng khoâng hay cho danh nghóa Phaät-giaùo vaø chính trò.


            Chuùng toâi mong moûi Hoøa-Thöôïïng Ñöùc-Nghi vaø vò ñaïi-dieän Hoøa-Thöôïng Nhaát-Haïnh, baèng moïi caùch gaëp gôõ nhau, hoøa hôïp cuøng nhau, ñeå cho gaàn 400 Taêng, Ni, löu laïi chuøa Baùt-nhaõ, coù ñaày ñuû tieän nghi, an taâm tu hoïc. Toâi cuõng mong moûi Giaùo-Hoäi vaø chính quyeàn hoan hyû cho giaûi phaùp naøy.


                        Laøm taïi Tu-Vieän Vieân-Quang, ngaøy 15 thaùng 8 naêm 2009


Nay tuyeân boá,

Thöôïng-Thuû GHPGVNTTG

(aán kyù)

Hoøa-Thöôïng Thích-Taâm-Chaâu


NÔI NHAÄN :


- Phoå bieán treân caùc phöông tieän truyeàn thoâng,

- Hoøa-Thöôïng Thích-Quaûng-Thanh “ñeå bieát”

- Löu vaên phoøng.


2/ Thư của HT Thích Tâm Châu từ Tổ Đình Từ Quang Canada trả lời “Thư Cung Thỉnh” của Tỳ Kheo Thích Viên Lý


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM TRÊN THẾ GIỚI  

WORLD VIETNAMESE BUDDHIST ORDER  

TU-QUANG BUDDHIST ORDER / ORDRE BOUDDHIQUE TU-QUANG  

2176 Rue Ontario Est, Montreùal, QC. pK-1V6, Canada  

1978 Rue Parthenais, Montreùal, QC pK-3S3, Canada  

Tel : (514) 525-8122

Tổ Đình Từ Quang, Phật lịch 2557, ngày 23 tháng 01 năm 2014

Văn thư số 1766/VP/TT



Thư gửi: Tỳ-Kheo Thích-Viên-Lý  

T/L Tăng Đoàn PGVN Thống Nhất Hải Ngoại 

14472 Chestnut St., Westminster, CA 92683, U.S.A.

Vào 21 giờ, ngày 22 tháng 01 năm 2014, văn phòng chúng tôi có nhận được Thư Cung Thỉnh, Phật lịch 2557, ngày 22 tháng 01 năm 2014 của Qúy Thầy.

"Phật giáo Việt Nam trong và ngoài nước đang trong tình cảnh khá phức tạp và đen tối, trước hiện tình như thế, trong tinh thần lục hòa kính, chúng con cố gắng kết hợp với nhau trong một Tăng Đoàn với danh xưng Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại để tiếp tục sứ mệnh của những trưởng tử Như Lai trong thời kỳ pháp nhược ma cường".

"Để ước vọng sâu thẳm của chúng con được tựu thành viên mãn, chúng con thành tâm đê đầu đảnh lễ Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thượng Thủ hoan hỷ bi mẫn làm Chứng Minh Đạo Sư cho".

Đọc qua những dòng tâm huyết nêu trên của Qúy Thầy, chúng tôi không thể không xúc động, lệ ứa tràn mi! A Di Đà Phật, ai sinh một niệm không lành, gây thêm đau khổ, tạo thành bi thương!

Với bản hoài, tận tâm phụng sự Phật Pháp, phục vụ chúng sinh, cầu nguyện, đất nước Việt Nam được toàn vẹn, phú cường, Phật giáo Việt Nam được phục hưng lâu dài. Không vì lợi danh, tranh chấp, chỉ vì đạo tình với tính thương vô úy, tự coi như ông lính già chữa cháy, chúng tôi hoan hỷ nhận lĩnh ngôi vị lãnh đạo tinh thần Chứng Minh Đạo Sư Tăng Đoàn Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hải ngoại.

Chúng tôi xin có đôi lời cùng Qúy Thầy:

1) - Thực tâm hòa hợp, xây dựng, đề phòng những ác ma chia rẻ, phá hoại. 2) - "Hạ tâm ư nhất thiết" - Hạ thấp mình xuống, hòa hợp với tất cả mọi người, mọi giáo hội, mọi giáo phái, mọi tổ chức Phật giáo, liên kết, tạo thành một lực lượng hải ngoại, hầu đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và đạo giáo trong nước.

Ngưỡng nguyện Tam Bảo chứng minh, từ bi gia hộ tứ chúng an hòa, Phật sự viên thành, như

Kính thư,

Trưởng lão Thích Tâm Châu


3/ 18 Tháng Chín 201312:00 SA(Xem: 9990)


Tâm Thư của Đại Lão Hòa Thượng Thích Tâm Châu từ Hoa Kỳ gởi Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ ở Thanh Minh Thiền Viện Sàigon.


(Tòa soạn tô đậm 4 điểm)


Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Trên Thế Giới


World Vietnamese Buddhist Order


TU VIỆN VIN QUANG


Vien-Quang Monastery


1038-1044 GALWAY LANE, CLOVER, SC 29710 - USA.


Tel: (803) 222-6629. Email : tuvienvienquang@gmail.com _____________________________________________________


TÂM THƯ NGỎ  


Ngày 12 tháng 09 năm 2013


Kính gửi : Hòa-Thượng Thích-Quảng-Độ


Thưa Hòa-Thượng,


Vì nghiệp-vận của Quốc-gia và Phật-giáo, Hòa-Thượng và tôi, anh em chúng ta bị xa cách nhau 39 năm rồi. Năm nay, Hòa-Thượng đã 86 tuổi và tôi đã 93 tuổi. Trong nước Hòa-Thượng bị tù đày, ngoài nước, tôi coi như kẻ lưu đày. Hòa-Thượng và tôi đều là người thương nước, thương đạo, nhưng xa cách nhau. Trong nước, hoàn cảnh, tâm-huyết và hoạt-động của Hòa-Thượng tôi vô cùng kính-phục và thương kính. Ngoài nước, tôi cũng cố gắng đem hết tâm chân-thành của mình để phụng-sự, nhưng cũng chẳng đi đến đâu!


Tôi thương kính Hòa-Thượng Huyền-Quang cũng như Hòa-Thượng. Từ năm 2007 cho tới nay, bao nhiêu biến cố làm băng hoại tổ chức Giáo-Hội xẩy ra, tôi thầm biết có những quỷ-kế của những kẻ nằm vùng phá hoại. Đã nhiều lần tôi xin điện-thoại và gọi điện thoại cho Hòa-Thượng không được, tôi nhờ người thân với Hòa-Thượng, thưa chuyện cùng Hòa-Thượng, không hiểu có đến tai Hòa-Thượng không ?


Nay biến cố không hay lại xẩy ra cho Giáo-Hội, không còn cách nào cả, tôi xin phép Hòa-Thượng, xin gửi bức tâm-thư ngỏ này tới Hòa-Thượng, Hòa-Thượng xem và tùy ý liệu định, để tâm-tư và đạo-tình của tôi đối với Hòa-Thượng không bị áy-náy :


Xét thấy việc từ chức và loại người vừa qua, chưa hẳn là do Hòa-Thượng tạo ra, nhưng nó xẩy ra với ngôi vị của Hòa-Thượng, việc này có sai lầm :


1)- Việc xét xử người phạm tội Ba-la-di, chỉ ở nơi 20 vị đại-tăng hội họp, thẩm xét và tẫn xuất trong nội bộ, không ai có quyền công khai bêu xấu cho toàn thể thế-giới biết.


2)- Việc tẫn xuất một vị tăng phạm tội do nơi Tăng-luật, không đến nỗi một vị Tăng-Thống bất lực, phải từ chức. Và, nếu vị ấy ở trong cương vị hành-chánh, dùng luật hành-chánh mà xử-trị, việc gì phải dùng đến việc từ-chức và nhận chức lại, cho tổn thương đến uy-tín cá-nhân và danh nghĩa Giáo-Hội.


Theo thiển ý của tôi, ngay thời-điểm này, Hòa-Thượng nên :


1)- Ra một tâm-thư nhận xét sự lầm lẫn trong biến cố vừa qua.


2)- Quyết tâm loại trừ những kẻ gián-điệp nằm vùng xúi giục chia rẽ, phá-hoại.


3)- Ra một Thông-bạch hóa giải những việc đã qua, mong Giáo-Hội Thống Nhất trong nước và ngoài nước hỷ-xả và sớm liên-kết trở lại.


4)- Vì sự gian lao đã lâu và sức khỏe già suy, khuyên Hòa-Thượng nên về hưu, chuyển quyền xử-lý cho Hòa-Thượng Thích-Thiện-Hạnh đảm-trách.


Trên đây là những đề-nghị phát xuất từ tâm chân thành của tôi đối với Hòa-Thượng, mong Hòa-Thượng thông cảm và quyết-định. Cầu chúc Hòa-Thượng đầy đủ sức khỏe, nghị-lực và sáng suốt, giải-quyết nan-đề này của đời.


Tâm thư,


Hòa-Thượng Thích-Tâm-Châu


Thiển nghĩ, qua cuộc phỏng vấn Đức Đệ ngũ Tăng thống và các Thông bạch, Tâm thư của Đại lão Hòa thượng Thích Tâm Châu, mong rằng các sự kiện này chân thành vọng đến Ngài Đệ Lục Tăng Thống Giáo hội PGVNTN, quý Tăng Già, quý Cư Sĩ và Phật tử trong ngoài nước Việt với tất cả tấm lòng Thanh tịnh và Hòa hiệp.


Nam mô A Di Đà Phật. Xin tạm kết thúc câu chuyện Phật giáo tại đây.


Lý Kiến Trúc


California 10/9/2020


++++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Ht Thích Tuệ Sỹ thọ lãnh trách nhiệm "Đệ lục Tăng thống GHPGVNTN"


Thư Khánh Tuế Của Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ


Trang nhà Quảng Đức


04/09/2020


(Những hàng chữ in đậm và nghiêng do Văn Hóa Online)


image031Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ


GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤTVIỆN TĂNG THỐNG
________________________


Phật lịch: 2564 – Số: 04/VTT/KTUT/TKT


THƯ KHÁNH TUẾ

Kính gửi:
– Chư Tôn Trưởng Lão,
– Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức Tăng-già nhị bộ,


Kính bạch Chư Tôn đức, Ba tháng Hạ an cư đã qua, Tăng tự tứ cũng đã viên mãn, và tháng Hậu Ca-đề cũng bắt đầu. Đây là thời gian mà một số điều Phật chế định được nới lỏng để cho chúng đệ tử có thể bổ túc những nhu cầu thiếu sót trong đời sống hằng ngày. Cùng chung niềm vui của bốn chúng, nương theo uy đức Tăng-già, tôi kính gởi đến Chư Tôn đức lời chúc mừng đã hoàn mãn ba tháng tĩnh tu trong nguồn Pháp lạc tịnh diệu, phước trí tư lương sung mãn.


Nhân đây, thỉnh nguyện Chư Tôn Trưởng Lão cùng hòa hiệp thảo luận một số vấn đề, từ những nhu cầu sinh hoạt thường nhật, tất yếu không thể tách ngoài các mối quan hệ xã hội mà bản chất là hư danh và lợi dưỡng, nếu vượt quá giới hạn mà Đức Thích Tôn đã thi thiết, sẽ dẫn đến, và thực tế như đang thấy, đã dẫn đến tình trạng mâu thuẫn, phân hóa trong cộng đồng chúng đệ tử xuất gia, khiến cho những ai không tin Phật pháp lại càng không tin, những ai đã tin thì tín tâm dao động và thoái thất.


Tăng-già, chúng đệ tử mà Đức Thích Tôn đã thiết lập bằng Pháp và Luật thiện thuyết, liên tục truyền thừa không gián đoạn, trải qua trên 2500 năm, hoằng hóa trên một phạm vi rộng lớn, cho đến nay đã hiện diện khắp năm châu. Do bối cảnh lịch sử, địa lý, truyền thống văn hóa, tín ngưỡng dị biệt trong mỗi địa vực và dân tộc khác nhau mà Giáo pháp được truyền đến, mỗi nơi tiếp thu phù hợp với truyền thống cá biệt của dân tộc mình, đã không làm lu mờ truyền thống ấy mà còn hỗ trợ phát huy những giá trị cá biệt của dân tộc thành những giá trị phổ quát của nhân loại, đồng thời cũng không làm thay đổi Chân lý mà Đức Thích Tôn đã chứng ngộ và công bố vì mục đích an lạc của tất cả mọi loài chúng sinh.


Trong lịch sử hoằng hóa lâu dài, Tăng-già, chúng đệ tử Phật, tự thể vốn thanh tịnh và hòa hiệp, là cỗ xe vững chắc mà Đức Thích Tôn đã tác thành có đầy uy đức để đưa ánh sáng Chánh pháp đến nơi xa xôi, vượt qua những bão tố giữa Ấn độ dương và Thái bình dương, vượt qua dải sa mạc nối liền hai nền văn minh lâu đời của nhân loại, chỉ bằng đức từ vô lượng, không bằng bất cứ bạo lực, quyền lực thống trị nào vốn đã nhuộm đầy máu và nước mắt bởi tham dục, hận thù.


Sức mạnh ấy do đâu? Tất nhiên không từ gươm giáo, mà từ thể tính thanh tịnh hòa hiệp của Tăng-già. Tăng-già, tuy không phải thuần nhất là cộng đồng của các Thánh giả mà là Thánh phàm đồng trụ, được Đức Thích Tôn thiết lập và đặt vào hàng Tam Bảo, là nơi nương tựa an toàn cho những ai tầm cầu an lạc cho bản thân, định hướng cho ý nghĩa sinh tồn của mình trong đời này và trong nhiều đời sau.


Các cộng đồng thế gian, tụ tập nhiều thành phần khác nhau thành một khối vì cùng chung mục đích quyền lợi thế tục, cùng lập những giá trị đạo đức để củng cố cộng đồng tồn tại trong môi trường đấu tranh sinh tồn. Giá trị đạo đức và tinh thần hòa hiệp đoàn kết sẽ biến đổi theo thời gian, khi mà thiên nhiên và lịch sử biến thiên khiến cho mục đích chung ban đầu trở thành mâu thuẫn tranh chấp. Những biến cố thiên nhiên và lịch sử đã thay đổi tâm tính con người.


Xã hội Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc, với những giá trị truyền thống trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, dưới áp lực chính trị và tôn giáo của chính quyền thực dân, cũng phải dần dần biến đổi. Phật giáo Việt Nam trong bối cảnh lịch sử đó cũng không thể đứng ngoài những biến đổi như vậy, tự thân cần phải tùy thuận biến đổi trước những cơ cấu tổ chức mới mẻ của các tôn giáo đến từ phương Tây, để không bị nhận chìm trong dòng xoáy thời đại, và cùng kết hợp với các phong trào yêu nước duy trì bản sắc và tính thể của dân tộc, để tồn tại với những giá trị truyền thống được tác thành bằng máu và nước mắt qua nhiều thế hệ.


Ý thức về các tổ chức hội đoàn theo mẫu phương Tây được xây dựng, nhưng cơ cấu tổ chức một Giáo hội rập khuôn theo mẫu phương Tây thì không thể.


Trước hết, theo luật pháp của chính quyền thực dân, và chính sách bảo hộ thuộc địa, Phật giáo không được thừa nhận như một tôn giáo. Thứ nữa, Giáo hội theo một cơ cấu trung ương tập quyền là điều đã không được Thích Tôn hứa khả, như thỉnh vấn của Tôn giả A-nan trước thời Đức Thế Tôn nhập diệt, và sau đó là giải thích của Tôn giả A-nan cho vị Đại thần của vua A-xà lần Vũ-xá.


Do vậy, vận dụng phương tiện thiện xảo, Chư Tôn túc đã thiết lập các hội đoàn Phật giáo mà y xứ căn bản là Tăng-già, trong đó tụ hội các cư sĩ tại gia, từ tầng lớp lão thành cho đến thanh thiếu niên, vừa học đạo và hành đạo, thành tựu tín tâm kiên định trước các luồng tư tưởng triết học tôn giáo mới, và cũng trên cơ sở nhận thức đó, bằng nguồn lực gia trì bi-trí-dũng, mà hiến mình cho sự tồn vong của dân tộc, vì sự an lạc của muôn dân.


Sau Pháp nạn 1963, một Giáo Hội được thành lập, thống nhất các hệ Tăng-già, đồng thời hội tụ các hội đoàn cư sĩ: Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, gồm đủ bốn chúng, với một bản Hiến chương hoàn chỉnh trong bối cảnh bấy giờ, công bố mục đích và trách nhiệm đối với sự tồn vong của dân tộc và sứ mệnh hoằng truyền Chánh pháp.


Trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn mang màu sắc ý thức hệ, giữa lúc các cường quốc đang đấu tranh vẽ lại bản đồ quyền lực thế giới, một Giáo Hội gồm đủ bốn chúng, tuy căn bản sở y vẫn là Tăng-già thống nhất hai hệ truyền thừa, Nguyên thủy, và Đại thừa, bấy giờ thật sự khó tránh khỏi những chao đảo, bởi các thế lực chính trị quốc gia và quốc tế đã thông qua một số bộ phận cư sĩ khuynh loát Giáo Hội để tập hợp quần chúng nhân dân mà đại bộ phận là Phật tử phục vụ cho tham vọng thống trị.


Tuy vậy, trong khi cán cân đấu tranh quyền lực đang được quân bình trong một xã hội dân chủ, Giáo Hội đã thể hiện kiên định lý tưởng phụng sự Đạo Pháp và Dân tộc. Nhưng một khi cán cân quyền lực lệch hướng, một quyền lực duy nhất làm chủ vận mệnh đất nước, cơ cấu Giáo Hội bị biến thể, một Giáo hội mới được thành lập với định hướng Đạo Pháp – Dân tộc – Xã hội chủ nghĩa.


Bộ phận chính yếu của Giáo hội mới vẫn là hai hệ Tăng-già, nhưng được đặt dưới sự chỉ đạo của Mặt Trận Tổ Quốc, cơ cấu ngoại vi của một Đảng chính trị chuyên chính, trực tiếp điều hành bởi Ban Tôn Giáo Chính phủ, nắm quyền duyệt y các chức vụ của hàng giáo phẩm từ trung ương đến địa phương. Giáo hội ấy, được phép rao giảng Giáo lý nhưng phải phù hợp với định hướng xã hội chủ nghĩa. Một định hướng mơ hồ trên cơ sở triết học biện chứng duy vật sử quan và cũng mơ hồ không kém khi áp đặt vào lịch sử Việt Nam, trong quá khứ cũng như hiện tại.


Cho đến khi hai vị Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ được phóng thích, năm 1998, Đại hội VIII GHPGVNTN năm 1999, được triệu tập tại Hoa Kỳ theo quyết định từ ba vị lãnh đạo tối cao trong Giáo Hội: Hòa thượng Thích Đức Nhuận, nguyên Chánh Thư ký Viện Tăng Thống; Hòa thượng Thích Huyền Quang, Quyền Viện Trưởng Viện Hóa Đạo; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo.


Đại hội đã quyết định chính thức phục hưng cơ cấu tổ chức của Giáo Hội, tuy chỉ trong hình thái cơ cấu khung. Đại hội gồm các đại biểu của hai hệ Tăng-già chính thống, là những vị đã từng sinh hoạt trong Giáo hội vào thời chiến tranh, bấy giờ đang hành đạo trong ba châu lục: Châu Mỹ, Châu Âu và Châu Úc, đã đồng tâm nhất trí suy cử bốn vị lãnh đạo: Hòa thượng Thích Huyền Quang, Quyền Xử lý Viện Tăng Thống; Hòa thượng Thích Đức Nhuận, Cố vấn Ban Chỉ Đạo Viện Hóa Đạo; Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo; Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Tổng Thư ký Viện Hóa Đạo.


Đây là một Giáo Hội cơ cấu khung, các vị lãnh đạo đều ở trong nước, nhưng thực tế là một Giáo Hội lưu vong, vì mọi sinh hoạt Phật sự đều được ủy thác cho Văn phòng II tại Hoa Kỳ và Đại diện tại các châu lục, vẫn kiên định lập trường Đạo Pháp và Dân tộc, trong lý tưởng phụng sự dân tộc và nhân loại như đã được công bố trong bản Hiến chương nguyên thủy.


Một Giáo Hội dù trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt đã tích cực đóng góp không nhỏ về các phương diện giáo dục, văn hóa, xã hội, cho một nửa nước đang cùng các cộng đồng thế giới xu hướng đến một nền văn minh mới, trong kỷ nguyên mới tổng hợp những giá trị tâm linh phương Đông với những tiến bộ khoa học kỹ thuật phương Tây, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, Giáo hội ấy đã bị quyền lực thế gian cố tình vùi lấp vào quá khứ, ý đồ để cho thế hệ lớn lên trong hòa bình không hề biết đến.


Tuy vậy, Giáo Hội vẫn kiên định lý tưởng phụng sự Dân tộc – Đạo pháp trong hình thái cơ cấu khung, như ngọn đèn lu trước gió chẳng mấy chốc quá khứ lại được bừng sáng, một thế hệ mới được giáo dục trong chiến tranh, trưởng thành trong hòa bình dưới muôn vàn khó khăn, đến lúc đã nhận thức rõ sứ mệnh kế thừa.


Từ những nhân tố đó, Đại hội Nguyên Thiều năm 2003 được vận tập ngay trong vòng vây của lực lượng công an hùng hậu, Giáo Hội đã kiện toàn cơ cấu của hai Viện với sự tán trợ của Chư Trưởng lão đã từng là hàng Giáo phẩm Trung ương lãnh đạo Giáo hội trong thời chiến tranh bấy giờ đang lưu vong Hải ngoại.


Ngay sau đó, sự biến Lương Sơn đã báo hiệu quyết tâm trấn áp của Chính quyền và những khó khăn mà Ban Lãnh đạo Giáo Hội cần đủ nghị lực và Tăng-già hòa hiệp để ứng phó.


Thế nhưng, trong tình trạng hận thù dân tộc kéo dài từ cuộc chiến huynh đệ tương tàn chưa nguôi, đất nước tuy hòa bình nhưng nhân tâm phân ly, xã hội phân tán, những năm tháng tủi nhục của các Phật tử trong các lao tù chưa được xóa nhòa, và nỗi đau của hàng vạn đồng bào lênh đênh trước sóng dữ và một số bị chôn vùi trong biển cả chưa được xoa dịu, đã nhanh chóng tác động lên Giáo Hội vừa phục hồi, nghi kỵ và mâu thuẫn bắt đầu xuất hiện, cơ cấu Giáo Hội bắt đầu có dấu hiệu phân hóa từ hàng lãnh đạo, nguy cơ sụp đổ là điều khó tránh.


Thực tế, cơ cấu Giáo Hội lần lượt phân hóa thành những chi phần nhỏ, mâu thuẫn và tranh chấp ngày càng căng thẳng. Còn lại chỉ là danh xưng không thực tế, không còn là tiếng nói chung của bốn chúng đệ tử, dù im lặng hay công khai, trong một đất nước trên 90 triệu dân.


Trong tình cảnh đó, Hòa Thượng Trưởng lão Thích Quảng Độ, trong cương vị Tăng Thống GHPGVNTN, tự nhận trách nhiệm của mình trước lịch sử, phương tiện tùy nghi vô thị bất khả, đã đình chỉ tất cả mọi sinh hoạt Phật sự của Viện Hóa Đạo, và chỉ còn mình Ngài đứng đầu Viện Tăng Thống, ngõ hầu chấm dứt những tranh chấp vì hư danh và địa vị không tưởng làm hoen ố bản thể thanh tịnh hòa hiệp của Tăng-già, gây nên những con rối trong cộng đồng bốn chúng đệ tử đồng tu.


Cho đến những ngày tháng cuối cùng, bằng các tâm thư, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã thiết tha kêu gọi Tăng-già hòa hiệp. Một Giáo hội mà không y chỉ trên y xứ Tăng-già hòa hiệp chỉ là một ngôi nhà trên bãi cát, lực tự tồn còn chưa đủ, nói gì đến hoằng pháp lợi sanh.


Ngưỡng bạch Chư Tôn Trưởng Lão,


Thế giới đang lâm phải trận đại dịch, cùng với thiên tai trong nhiều khu vực trên thế giới, chưa từng có trong lịch sử. Đại nạn này vẫn chưa thể thức tỉnh nhân tâm trước nguy cơ hủy diệt. Sự suy thoái kinh tế, nạn đói trên mức toàn cầu có nguy cơ xảy ra, một phần thức tỉnh tình người, nhưng phần khác lại là nguyên nhân cho tranh chấp quyền lực của các cường quốc đang rắp tâm vẽ lại bản đồ thế giới lại càng gay cấn. Thế giới vẫn điên đảo trong vòng quay không định hướng bởi những cuồng vọng của con người.


Sau Thế chiến II, tham vọng chiếm ưu thế trong cán cân quyền lực dưới nhiệt độ của chiến tranh lạnh đã đẩy dân tộc Việt Nam vào một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, các thế hệ trẻ nối tiếp nhau ra chiến trường đổ máu cho những ý thức hệ mà ngay những kẻ lãnh đạo chiến tranh cũng không rõ đích thực nó mang chân lý và thông điệp gì cho nhân loại.


Hậu quả là sau nửa thế kỷ hòa bình mà dân tộc vẫn lạc loài trong một thế giới mênh mông, đất nước vẫn chưa tiến lên để bước vào cộng đồng văn minh nhân loại với những giá trị phổ quát đã làm nên phẩm giá con người. Trước hiểm họa khó lường có thể làm sụp đổ khối song hành Dân tộc – Đạo Pháp, Thầy Tổ của chúng ta, các vị Sư trưởng, tuy không quên lời cảnh sách “bất năng trị quốc an bang”, đã không ngần ngại bước ra khỏi sơn môn, từ chốn già-lam tịch tĩnh tu trì, với kinh nghiệm chưa hề có trong đấu trường chính trị, đã có thể kiên trì giữ vững ý thức dân tộc.


Ngày nay, trước viễn tượng một dòng vận động phân chia lại quyền lực thống trị thế giới đang diễn biến, ngọn đèn Chánh pháp cần được thắp sáng như đã từng thắp sáng góp phần soi tỏ lối đi, như các Quân vương và trí thức Phật tử trong quá khứ đã cùng đại khối dân tộc vượt qua hiểm họa diệt vong, trí thức Phật tử Việt Nam hiện tại trong và ngoài nước từ sở học đến sở hành theo Giáo pháp, cùng với kiến thức thế pháp, cần có điều kiện để tập hợp chung một ý hướng, tạo nguồn nhận thức cho các thế hệ tương lai có đủ chất liệu sở tri, tự định hướng cho đời mình để phụng sự dân tộc. Thế nhưng, trí thức Phật tử trong nước theo con số thống kê do Nhà nước công bố chưa đầy 5% so với gần 100 triệu dân số cả nước; với con số thống kê chính thức ấy, trí thức Phật tử Việt Nam chưa bằng phân nửa tổng số dân của Sài Gòn hiện nay, thế thì tiếng nói của trí thức Phật tử trong các sự nghiệp văn hóa, giáo dục, kinh tế, xã hội, cũng chỉ là những tiếng nói lạc lõng, và Phật giáo Việt Nam với những tiến bộ vật chất chưa từng có, nếu có cũng chỉ là hiện tượng của một cơ thể béo phì, ám ảnh bởi những âm hồn ma quái dạo khắp phố phường, không đủ khả năng dự phần phát triển văn hóa, giáo dục.


Bộ phận trí thức Phật tử lưu vong Hải ngoại, có đủ điều kiện để thâu thái những tinh hoa trong các nền văn minh hiện đại, nhưng phần lớn đó lại là những người đã từng chịu khổ nhục trong các lao tù, hận thù và nghi kị vẫn còn là chướng ngại khó vượt qua.


Các thế hệ tiếp theo trưởng thành và được giáo dục trong các nền giáo dục tiến bộ nhưng số lớn biết ít về lịch sử dân tộc, cho nên ý thức về sự tồn vong suy thịnh của dân tộc đôi khi cũng khá mơ hồ.


Trong bối cảnh đó, uy đức của Tăng-già cần được thể hiện bằng bản thể thanh tịnh và hòa hiệp làm cơ sở tụ hội của bốn chúng trong một Giáo Hội đầy đủ phẩm chất được dựng lên từ Chánh pháp. Tăng-già hòa hiệp sẽ là ngọn hải đăng bất động trước mọi sóng gió; hàng Phật tử tại gia nương theo ánh sáng bi-trí-dũng tỏa sáng từ Chánh pháp, để nhìn vào viễn tượng phân chia quyền lực thống trị thế giới đang hình thành mà xác định vị trí dân tộc đang ở đâu, từ đó định hướng phụng sự dân tộc và nhân loại từ sở học và sở hành của mình, và đồng thời gieo cảm hứng kế thừa cho các thế hệ con cháu như kế thừa huyết thống. Phật giáo Việt Nam không thể là một bộ phận đứng ngoài xu thế phát triển của dân tộc và thế giới. Các tự viện không phải là những cửa hàng kinh doanh tôn giáo; các Phật tử đi chùa không phải là những khách hàng tới lui theo định luật cung cầu của kinh tế học.


Ngưỡng bạch Chư Tôn Trưởng Lão chứng tri,


Tôi được ủy thác nhiệm vụ kế thừa, không phải kế thừa một chức vụ cao cả trong hàng giáo phẩm, mà chính xác là kế thừa tâm nguyện chưa được viên thành của Hòa Thượng Trưởng lão Thích Quảng Độ, muốn thấy uy đức Tăng-già được thể hiện trong bản thể thanh tịnh hóa hiệp, để từ đó phục hồi và kiện toàn cơ chế Giáo Hội.


Bản thân tôi trước sau vẫn chỉ là nhà giáo dục, sự nghiệp suốt đời chỉ giới hạn trong những việc trước tác, phiên dịch kinh điển. Những khi cần đến kiến thức hàn lâm, Chư tôn Trưởng lão triệu tôi đến để thông diễn tôn ý cho bốn chúng đệ tử. Khi không cần thiết, tôi được phép trở về bản vị trong các giảng đường và thư viện.


Trong hiện tại, với di chúc ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, trông lên Tổ đức uy nghiêm, vô khả nại hà, tôi cúi đầu lãnh thọ. Tuy nhiệm vụ kế thừa này được xem là cao cả nhưng trong thực tế chỉ có vai trò liên lạc, chuyển tải tôn ý giữa Chư Tôn đức, trong nước và Hải ngoại đang hoằng hóa tại các châu lục khác nhau, trong các quốc gia có những dị biệt về pháp luật, về hình thái xã hội do truyền thống dị biệt. Sự chuyển tải chư tôn ý này cũng cần đến kiến thức hàn lâm từ Kinh-Luật-Luận để không truyền đạt một cách sai lầm nội dung của chư tôn ý.


Nay, thời Hạ an cư đã viên mãn, bốn chúng đệ tử đang hoan hỷ với những công đức phước trí được tích tập làm hành trang thăng tiến trong Thánh đạo, ngưỡng mong Chư Tôn Trưởng lão tùy cơ duyên thuận tiện ân tứ tôi được tham kiến thỉnh vấn tôn ý về hướng đi của đạo pháp và dân tộc trong thế giới đầy biến động hiện tại, với kỳ nguyện của bốn chúng đệ tử được thấy một Giáo Hội được thiết lập từ uy đức của Tăng-già trong lý tưởng phụng sự hòa bình và an lạc của dân tộc và nhân loại.


Kính nguyện Chư Tôn đức thân tâm an lạc.


Phật lịch 2564, Tháng Hậu Ca-đề, năm Canh Tý Khâm thừa Ủy thác,


Khể thủ


Bỉnh pháp Tỳ-kheo Thích Tuệ Sỹ(Đã ký)


++++++++++++++++++++++++++++++


Youtube: Ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho Vị kế thừa Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN


21/3/2019  tức ngày 16 tháng 2 năm Kỷ Hợi, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ phụng thừa ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.


Ngày 12-5-2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống ban hành Giáo chỉ số 19-VTT/TT/GC cung thỉnh Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đăng lâm pháp tịch vào hàng Trưởng lão Hội Đồng Giáo Phẩm Trung Ương của Viện Tăng Thống.


Ngày 24-5-2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống đã ban hành Quyết định số 14-VTT/TT/QĐ thỉnh cử Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ thay thế Đức Tăng Thống vì trọng bệnh để lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở vị trí Xử Lý Thường Vụ Viện Tăng Thống.


Ngày 7-4-2020, tức là ngày 15-3 năm Canh Tý, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ triệu mời Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ đến chùa Từ Hiếu (Quận 8 Sàigon) gặp Thầy, trong giờ phút thiêng liêng Tăng già Thanh tịnh và Hòa hiệp, Hòa thượng Quảng Độ đã ban Di Chúc Ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho vị kế thừa Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN là Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.


Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Đức Đệ Lục Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, phát biểu về sự kiện trọng đại này, Ht Tuệ Sỹ nói: "Tôi được ủy thác nhiệm vụ kế thừa, không phải kế thừa một chức vụ cao cả trong hàng giáo phẩm, mà chính xác là kế thừa tâm nguyện chưa được viên thành của Hòa Thượng Trưởng lão Thích Quảng Độ, muốn thấy uy đức Tăng-già được thể hiện trong bản thể thanh tịnh hóa hiệp, để từ đó phục hồi và kiện toàn cơ chế Giáo Hội, tôi cúi đầu lãnh thọ".


"Trong hiện tại, với di chúc ủy thác của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, trông lên Tổ đức uy nghiêm, vô khả nại hà, tôi cúi đầu lãnh thọ. Tuy nhiệm vụ kế thừa này được xem là cao cả nhưng trong thực tế chỉ có vai trò liên lạc, chuyển tải tôn ý giữa Chư Tôn đức, trong nước và Hải ngoại đang hoằng hóa tại các châu lục khác nhau..."


Đệ nhất Tăng Thống - Đại Lão HT Thích Tịnh Khiết


Đệ Nhị Tăng Thống, Đại Lão HT Thích Giác Nhiên


Đức Đệ Tam Tăng Thống, Đại Lão HT Thích Đôn Hậu


Đệ Tứ Tăng Thống, Đại lão HT Huyền Quang (1920-2008)


Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Đại lão HT Thích Quảng Độ (1928-2020)


Đức Đệ Lục Tăng Thống  HT Thích Tuệ Sỹ (2020 - )


https://www.youtube.com/watch?v=zKxo_HQ8dMM


image033image035image037image039image041image043image045image047

+++++++++++++++++++++++++++++


VÀI HÌNH ẢNH ĐẬM ÁNH HÀO QUANG


https://quangduc.com/a68016/cam-niem-an-su-bai-cua-ht-thich-tue-sy-doc-trong-le-tuong-niem-chung-that-duc-de-ngu-tang-thong-thich-quang-do-


image049Bữa cơm của Đại hội Nguyên Thiều 2003: Đức Đệ Tứ Tăng Thống, Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang; (giữa) Đức Đệ Ngũ Tăng Thống, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ; (trái); Hòa Thượng Thích Tuệ Sỹ, đương kiêm thừa lệnh điều hành Viện Tăng Thống(Ảnh tư liệu của Quảng Hải Phan Trung Kiên)


image050Thượng tọa Tuệ Sỹ theo hầu Ht Huyền Quang tại chùa Kim Liên Hà Nội trong dịp Ht Huyền Quang ra Hà Nội tháng 3, 2003 giải phẫu khối u trên trán,


image051HT. Thích Quảng Độ đang nghe những lời nói cuối cùng của HT. Thích Huyền Quang. Ảnh tài liệu.


image053TT Tuệ Sỹ và Ht Quảng Độ trên chuyến xe xuôi nam.


image054Đức Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ tại chùa Từ Hiếu 2019, Quận 8 Sàigon. Ảnh tư liệu của VĂN HÓA ONLINE.


+++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Tt Thích Tuệ Sỹ: Tường trình về chuyến đi chữa bệnh của Đại Lão Hòa Thượng Huyền Quang


Post by Uyên Nguyên on Tháng Tư 28, 2020


image055TT Tuệ Sỹ theo hầu Hòa Thượng Huyền Quang tại Chùa Kim Liên, Hà Nội. Hai thị giả hai bên.


Kính gởi: Hòa Thượng Viện Trưởng Viện Hoá Đạo GHPGVNTN tại Thanh Minh Thiền Viện – TP/ Hồ Chí Minh;


Kính bạch Hòa Thương. Đầu tháng 01/2003, khối u trên má phải của Đại lão Hòa Thượng xử lý viện Tăng Thống GHPGVNTN bỗng mỗi ngày một lớn dần. Vì đang trong tình trạng bị quản thúc nên Hòa Thượng lờ đi.


Nhưng đến cuối tháng 01 đầu tháng 02/2003, khối u vẫn tiếp tục lớn lên, lại có tình trạng đỏ ửng, đau nhức; do vậy, ngày 14/02/2003 Hòa Thượng đã được đưa đi khám ở bệnh viện Quảng Ngãi.


Sau khi khám, bệnh viện Quảng Ngãi cho biết sẽ đưa Hòa Thượng vào Thành phố Hồ Chí Minh để điều trị. Trong khi chờ đợi, Hòa Thượng đã chữa thuốc Nam; không có hiệu quả. Ba ngày sau, được biết bệnh viện sẽ chuyển Hòa Thượng lên tuyến trên để điều trị, tức đi Hà Nội.


Sáng ngày 04/03/2003, Hòa Thượng được đưa đến chùa Quang Minh, Đà Nẵng, chờ tàu. Tại đây, chư Tăng Thừa Thiên – Huế, gồm có Hòa Thượng Thích Như Đạt, Hòa Thượng Thích Thiện Hạnh cùng nhiều vị Thượng tọa đã có mặt để tiễn chân. Đến 13 giờ, Hòa Thượng rời chùa, ra ga.


Trước đó, ngày 03/03/2003, con đang nhập thất, nhận được giấy của thị giả đưa vào. Ghi rằng “Hòa Thượng từ Quảng Ngãi cần nói chuyện điện thoại với Thầy”. Sau khi nối dây điện thoại xong, Hòa Thượng gọi vào, nói rằng “Tôi đi Hà Nội, thầy đi với tôi nghe”.


Con thưa:– Dạ ôn kêu thì con đi.


Hòa Thượng dạy “Ôn kêu thì đi nha, nhưng Thầy đi với tư cách Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo chứ không chỉ là thị giả đâu nghe”.


Con đến Hà Nội trong ngày mồng 4.


Đến sáng ngày 05/03/2003, Hòa thượng mới đến Hà Nội. Ngài được đến khách sạn Cây Xoài đường Lê Duẩn – Hà Nội.


Khoảng 7 giờ sáng, con đến hầu Hòa Thượng, 9 giờ Hòa Thượng được đưa đến bệnh viện K.


Sau khi lập xong thủ tục nhập viện, Hòa thượng được bố trí cho một phòng riêng, tuy không tiện nghi cho lắm. Bác sĩ đến khám. Bác sĩ giám đốc bệnh viện đến thăm; ông nói, bệnh viện xuống cấp, đang sửa chữa nên không được tiện nghi, hơi ồn ào; nhưng đây là phòng tốt nhất. Sau đó, bác sĩ phẫu thuật đến khám, rồi nói đợi hội chẩn xong sáng mai có thể tiến hành ca mổ.


Ngày 6/03/2003, lúc 9 giờ sáng, Hòa Thượng được giải phẫu. Thời gian giải phẫu khoảng 30 phút. Xong xuôi, Hòa thượng được đưa về phòng điều trị. Tình trạng sức khỏe của Hòa Thượng sau khi mổ, vẫn khỏe khoắn bình thường. Đến chiều, lúc 15 giờ, ông Phạm Thế Duyệt, Chủ Tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam đến thăm. Ông nói: “Sau khi bình phục xin mời Hòa Thượng đến thăm Mặt trận”.


Hòa thượng nói, Ngài nhận lời với điều kiện là Chính phủ phải trả lời cho rằng, GHPGVNTN có tội gì với đất nước mà bị cấm hoạt động? Ông Phạm Thế Duyệt nói, mời Hòa Thượng đến rồi sẽ bàn.


Ngày 7/03/2003, Hòa Thượng Thanh Tứ và các Thượng Tọa ở chùa Quán Sứ, đại diện Hội Đồng trị sự trung ương GHPGVN, tại Hà Nội đến thăm. Trước khi ra về, Hòa thượng Thanh Tứ mời Đại Lão Hòa Thượng, sau khi xuất viện, đến chùa Quán Sứ nghỉ ngơi.


Đại Lão Hòa thượng được bác sĩ, y tá bệnh viện chăm sóc thuốc men trong các ngày kế tiếp. Bác sĩ cho biết đến ngày thứ tư, 12/03/2003 sẽ cắt chỉ. Khoảng ngày thứ 6 sau phẫu thuật, không còn thấy bác sĩ y tá chăm sóc y tế cho Hòa Thượng; coi như vết mổ đã lành. Nhưng đến thứ tư, 12/03/2003, bác sĩ lại cho biết ngày thứ năm 13/03/2003 mới cắt chỉ cho an toàn.


Chiều thứ tư 12/03, lúc 15 giờ, con xin phép Hòa Thượng về chùa nghỉ. Trên đường về nhận được điện thoại của thị giả báo cho biết có Đại diện phái đoàn Ủy Hội Châu Âu (EUROPEAN UNION, DELEGATION OF THE EUROPEAN COMMISSION TO VIETNAM) tại Việt Nam, đến thăm Hòa Thượng. Con liền quay lại bệnh viện. Khi lên phòng, con đã thấy hai vị đại diện đang nói chuyện với Hòa thượng. Sau khi giới thiệu, con được biết đó là các ông MARIZIO CALDARONE, Bí thư thứ nhất, Trưởng phân ban chính trị – kinh tế – thương mại; và ông JORDI CARRASCO – MUNOZ, cố vấn kinh tế.


Quý vị tiếp tục nói chuyện được chừng 5 phút nữa, thì cô y tá vào yêu cầu tất cả ra ngoài để cô chích thuốc. Thông dịch viên đề nghị để phái đoàn nói chuyện xong. Cô y tá đi ra. Lát sau lại trở vào, thị giả yêu cầu cô ra ngoài đợi. Lát sau, một bác sĩ có mang bảng tên bước vào, nói để cho bà làm nhiệm vụ. Thị giả cũng yêu cầu để Hòa thượng tiếp khách một lúc. Bà bước ra. Ngay sau đó, một người khoác áo bác sĩ, không có bảng tên, chen vào, kéo các vị kia ra.


Con đưa hai vị đại diện xuống lầu. Ở chỗ khuất, họ đề nghị ngày mai sẽ đến bệnh viện đón con đến trụ sở của Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam của họ để trao đổi. Sau vài phút, có ông WATSON, bí thư thứ hai tòa Đại sứ Mỹ tại Hà Nội đến thăm Hòa thượng. Phòng điều hành trả lời không có Hòa Thượng ở đây; vị này gặp một tu sĩ tại sân bệnh viện; hỏi thăm. Tu sĩ này báo tin cho con hay, con đã xuống sân đưa ông lên thăm Hòa thượng. Sau khi chào hỏi được vài phút, có cô y tá vào đề nghị khách đi về để cô làm nhiệm vụ. Ông Bí thư yêu cầu để Ông nói chuyện với Hòa thượng. Cô đi ra. Bên ngoài phòng có nhiều y tá và bác sĩ, có bảng tên và không có bảng tên, đòi vào phòng để mời vị khách ra về. Hai vị thị giả đã tìm mọi cách cản họ. Hòa thượng tiếp ông Bí thư khoảng 30 phút. Ông bí thư nói: “Chính phủ Mỹ hy vọng trong một ngày rất gần Hòa thượng được trả tự do để có thể đi lại Sài Gòn thoải mái. Chính phủ Mỹ cũng hy vọng trong một ngày rất gần GHPGVNTN được sinh hoạt bình thường trở lại”.


Ngày hôm sau, thứ năm, 13/03/2003 khoảng 9 giờ 20, hai ông JORDI CARRASCO – MUNOZ và MAURIZIO CALDARONE đã thân hành đi taxi đến đón con tại cổng bệnh viện và đưa về trụ sở Liên hiệp Châu Âu số 56 Lý Thái Tổ Hà Nội.


Tại đây, con được mời vào hội trường và được giới thiệu với các vị đại diện sau đây:


– Frédéric Baron, Đại sứ, Trưởng phái đoàn
– Martin Allgaeuer, Bí thư thứ nhất, Lãnh sự Đại sứ quán Áo
– Jonathan Dunn, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Anh
– Giovanni Favilli, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Ý
– Irene Knoben, Bí thư thứ hai Đại sứ quán Vương Quốc Hà Lan
– Helena Sangeland, Tham tán Đại sứ quán Thuỵ Điển
– Michèle Sauteraud, Tham tán thứ nhất Đại sứ quán Pháp
– Merja Sundberg, Tham tán Đại sứ quán Phần Lan


Sau khi an tọa, ông Maurizio Caldarone báo cáo việc đi thăm Hòa thựơng ngày hôm qua, bị cản trở bởi nhân viên bệnh viện, không cho nói chuyện. Hôm nay ông có mời Thượng tọa Tuệ Sỹ, Tổng thư ký G.H.P.G.V.N.T.N đến để thuyết minh về tình hình Phật giáo Việt Nam. Tiếp đó, ông Đại sứ Frédéric Baron, trưởng đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam, tuyên bố: “Đây là lần đầu tiên đại diện Liên hiệp Châu Âu tại Hà Nội, chính thức có cuộc họp với đại diện G.H.P.G.V.N.T.N, Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ, Tổng thư ký Viện Hoá Đạo”.


Rồi ông nhường lời cho con. Con trình bày 4 điểm chính sau đây:


1.- Những thiệt hại về mặt văn hóa-xã hội mà P.G.V.N tại miền Bắc đã phải gánh chịu từ năm 1945 – 1975. Những thiệt hại to lớn ấy vẫn tiếp tục ảnh hưởng tại miền Nam từ 1975 – 1984.


2.- Từ năm 1982, với mục đích sử dụng Phật giáo như một công cụ để bảo vệ Đảng, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ức chế mọi hoạt động của G.H.P.G.V.N.T.N và thành lập Hội phật giáo mới, liệt vào một trong các thành viên của Mặt trận tổ quốc. Chúng tôi coi đó là một tổ chức chính trị, không phải là tổ chức Phật giáo. Phật giáo Việt Nam cần có một tổ chức thuần túy để hướng dẫn tăng ni phật tử sống và tu tập đúng theo giáo lý của đức phật, không bị chỉ đạo bởi bất cứ đảng phái chính trị nào. Hẳn quý vị đã biết, tại Châu Âu, khi Nhà nước và tôn giáo kết hợp lại với nhau thì nhân dân phải chịu vô vàn thống khổ.


3.- Qua trường hợp của Hòa thượng Thích Huyền Quang và Hòa thượng Thích Quảng Độ, chứng tỏ Nhà nước hành xử tùy tiện, không dựa trên một nền tảng pháp luật nào. Điều này đã xúc phạm phẩm giá con người. Theo truyền thống của chúng tôi, người dân không bao giờ nói xấu chính phủ của mình với nước ngoài. Trong tinh thần dân tộc tự quyết, chúng tôi không yêu cầu nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của đất nước chúng tôi. Nhưng ở đây, khi phẩm giá con người bị xúc phạm thì không phải là vấn đề cá nhân hay nội bộ của một đất nước, mà là vấn đề chung của nhân loại; mọi dân tộc trên thế giới đều có bổn phận phải bảo vệ.


4.- Để Phật giáo có thể nói lên tiếng nói trung thực, chúng tôi cần có tự do ngôn luận để giải thích những ngộ nhận và xuyên tạc đối với giáo lý của đạo Phật. Giáo lý Phật giáo không phải là một công cụ văn hóa để giải thích chủ nghĩa Marx.


Buổi họp kết thúc lúc 12 giờ trưa.


Sau đó, hai ông Maurizio Caldarone và Jordi Carrasco – Munoz đã đề nghị con đưa họ đến thăm Hòa thượng tại bệnh viện. Đến đây mới biết Hòa thượng đã về chùa Phụng Thánh. Con dẫn họ về Phụng Thánh và được Hòa thượng tiếp ở phòng khách của chùa.


Vị đại diện báo cáo với Hòa thượng, sáng nay, phái đoàn Liên hiệp Châu Âu tại Việt Nam đã có buổi họp với thượng toạ Tổng thư ký Viện Hoá Đạo G.H.P.G.V.N.T.N ở trụ sở của Liên hiệp. Ông nói tiếp, Liên hiệp Châu Âu luôn luôn quan tâm đến tình trạng của G.H.P.G.V.N.T.N và trường hợp của Hòa thượng. Liên hiệp Châu Âu đã và đang làm hết sức mình để giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất được sinh hoạt bình thường. Hôm nay, may mắn không bị cản trở bởi nhân viên y tế nên được nói chuyện thân mật với Hòa thượng, mong được tiếp tục chuyện dở dang hôm qua. Hòa Thượng cảm ơn Liên Hiệp Châu Âu đã tận tình giúp đỡ nhân dân Việt Nam trong lúc đất nước chúng tôi đang nghèo khó, và Hòa Thượng đã trình bày những khó khăn mà Phật giáo Việt Nam đã trải qua gần 30 năm nay, và tình trạng giam giữ không lý do đối với chính Hòa Thượng trong 22 năm nay.


Buổi tiếp kết thúc lúc 13p0.


Ngày 12/03/2003, khoảng 10 giờ tối, Hòa Thượng Huyền Quang đã gọi điện thoại vào Huế yêu cầu Hòa Thượng Thiện Hạnh ra Hà Nội gấp.


Chiều 13/03/2003 Hòa thượng Thiện Hạnh cùng Thượng tọa Phước Viên đến Hà Nội lúc 15p0.


Tối đó tại chùa Kim Liên, đại lão Hòa Thượng đã chỉ định các vị sau đây, ngày mai hầu Hòa thượng đi đến Mặt trận: Hòa thượng Thích Thiện Hạnh, Thượng toạ Thích Tuệ Sỹ, Thượng tọa Thích Phước Viên.


Về nội dung để nói trong buổi gặp có 3 điểm:


1. Vấn đề pháp lý về việc giam giữ và trả tự do của Hòa thượng Huyền Quang.
2. Vấn đề pháp lý về việc xử lý án phạt phụ đối với Hòa thượng Quảng Độ.
3. Vấn đề pháp lý về sự tồn tại và hoạt động của GHPGVNTN ; phục hoạt G.H.P.G.V.N.T.N; và một quy chế của Phật giáo, trong đó, Phật giáo không phải thành viên của Mặt trận.


Sáng ngày 14/03/2003, theo dự định thì lúc 9 giờ Hòa thượng được đưa sang thăm Mặt trận. Nhưng khi gần 9 giờ, từ chùa Quán Sứ báo cho biết, Mặt trận chưa biết tin Hòa thượng sang thăm.


Hòa thượng cho thị giả liên hệ, được biết Mặt trận sẽ tiếp Hòa Thượng, nhưng ngay lúc nầy thì chuẩn bị không kịp vì ông chủ tịch đi viện khám bệnh chưa về. Khoảng 9 giờ 30 phút, có điện nói là từ Mặt trận gọi cho biết, ông chủ tịch đã về, đang chờ tiếp Hòa thượng.


Hòa thượng trả lời, bây giờ đã hết giờ đi thăm.


Đến 2 giờ chiều, cô cán bộ Mặt trận đến chùa Kim Liên nói, ông Chủ tịch bảo đến mời Hòa thượng sang thăm; ông đang đợi. Xe đưa Hòa thượng đi. Trong khi gặp ông chủ tịch Mặt trận, Hòa thượng đã nêu những vấn đề mà Chính phủ đã đối xử với Phật giáo trong 30 năm qua. Ông chủ tịch hứa sẽ trình lên cấp trên để giải quyết. Chương trình những ngày tới, mọi việc sẽ được tiếp tục sau khi Hòa Thượng đi thăm Chính Phủ. Việc đi lại, Mặt Trận đã cho một chiếc xe túc trực đưa đón đại Lão Hòa Thượng.


P/L-2546
Hà Nội, ngày 15 tháng 03 năm 2003″.


image057Chư tôn đức Tăng Ni tại Huế cung nghinh HT Huyền Quang


image058Thăm tháp Đức Đệ Nhát Tăng Thống Thích Tịnh Khiết tại Tổ đình Tường Vân


image059Tăng Ni Thừa Thiên Huế cung nghinh HT Thích Huyền Quang viếng thăm Huế


image060Hoà Thượng Thích Thiện Hạnh (thứ 2 bên trái)và Chư Tôn Đức ra sân ga cung đón HT Thích Huyền Quang


image061Tại Chùa Từ Đàm, HT Thích Huyền Quang dâng hương tưởng niệm Hòa Thượng Thiện Siêu, người viên tịch hơn năm trước mà HT không thể đến dự tang lễ được


image062Hòa thượng Huyền Quang thăm hỏi Sư Bà Diệu Trí, lãnh đạo Ni Bộ Thừa Thiên, 95 tuổi


image063Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đảnh lễ Đại lão Hòa thượng Thích Huyền Quang


++++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Phật Giáo


"Nội ma Ngoại chướng! Nội trùng Siêu tăng thống!" áp đảo ngôi Tam Bảo?


"Biến cố chùa Phật Quang": bước một hòa giải "bất thành"; bước hai "khởi tố"


Tt Giác Đẳng:"Nếu cứ đi theo con đường cũ, GHPGVNTN sẽ tự hủy diệt".


Nguyên văn Phỏng vấn của Lý Kiến Trúc với Tt Giác Đẳng và UBCV.


Tâm Thư Đại Lão HT Thích Tâm Châu gởi Đại Lão HT Thích Quảng Độ.


Biến cố VPII Viện Hóa Đạo từ Ht Hộ Giác đến Tt Viên Lý đến Tt Giác Đẳng khiến GHPGVNTN "suy tàn" hay vẫn đứng thẳng đôi chân?


HT Quảng Độ Cách Chức HT Viên Định, HT Viên Lý; HT Viên Lý Đang Ráo Riết Vận Động Cứu Trợ Nạn Nhân Lũ Lụt Miền Trung.


Nhà báo Lý Kiến Trúc phỏng vấn Ht Quảng Độ tại Thanh Minh Thiền Viện Sàigon 2014.


Đại lão Hòa thượng Quảng Độ nói gì về VN và tăng lữ hải ngoại?


Tâm Thư Đại Lão HT Thích Tâm Châu gởi Đại Lão HT Thích Quảng Độ


23/2/2020: Lễ nhập quan Đại lão Ht Thích Quảng Độ; 24/2/2020: Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ-Sàigon đến trao đổi với Ht Nguyên Lý Trụ trì chùa Từ Hiếu Q7 SG.


Tương lai GHPGVNTN sau khi Hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời.

22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 901)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1351)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1264)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông