Từ Senkaku tới khói súng Pratas Islands?

28 Tháng Mười 20208:54 SA(Xem: 7701)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 28 OCT 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Từ Senkaku tới khói súng Pratas Islands?

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

28/10/2020


Kỳ 2


Tiếp theo Kỳ 1:

"Thời gian chết lặng của Hà Nội và Bắc Kinh".

"Biển Đông War": Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu?

image001

Chỉ còn ít ngày nữa, dân chúng Hoa Kỳ và thế giới sẽ biết kết quả cuộc bầu cử tổng thống Hiệp chủng Quốc Hoa Kỳ lần thứ 46.


Ngày mùng 3 tháng 11 sắp tới có đảo lộn được không? Tất nhiên là không - không ai có thể nghĩ tới điều này. Không ai có thể nghĩ tới một người da màu lên làm tổng thống quốc gia số một thế giới. Không ai có thể ngờ vị tổng thống "cao bồi hơn cao bồi" lần thứ 45 của nước Mỹ lại thực hiện những đại chiến dịch nột trị - ngoại trị - chiến lược xoay hẳn 180 độ chóng mặt làm đảo lộn hệ thống chính trị cung đình của nước Mỹ.


Hơn thế nữa, dưới mắt ông Trump, đại dịch Covid-19 không quan trọng bằng những vấn đề khác.


Thế nhưng, tình hình "chiến sự" trên thế giới có mang lại chiến thắng cho ông Trump vào giờ thứ 25. Ngoại trị hầu như là sở trường trên chân của ông Trump trên trường chính trị, kinh tế, quân sự một thế giới bấp bênh bước vào hai thập niên đầu thế kỷ 21. Đi xa hơn, người ta lo ngại bản đồ thế giới sẽ phải được vẽ lại phù hợp với xu thế toàn cầu. Một trong các khu vực phải được vẽ lại là vùng biển South China Sea.


Người ta vẫn không quên lời cảnh báo của Tổng thư ký António Guterres trong bài phát biểu của ông ngày Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 21/9/2020: "Thế giới phải làm tất cả những gì cần làm để ngăn chặn một cuộc Chiến tranh Lạnh mới ".


Bản đồ thế giới đang chứng kiến vùng biển South China Sea dậy sóng. Thẳng thừng mà nói, đó là một mặt trận đối đầu trực tiếp giữa hai cường quốc Mỹ - Hoa vì quyền lợi địa chiến lược, kinh tế và quân sự. Những cuộc tập trận khổng lồ của Trung cộng và bộ tứ Mỹ-Nhật- Ấn-Úc diễn ra nhiều lần trên vùng biển này. Khói súng đã lan tỏa đến mọi thủ đô.


Thế nhưng, người ta có tin được không về lời phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm thứ Ba 22/9/2020, Chủ tịch Trung cộng Tập Cận Bình nói Bắc Kinh “không có ý định tham chiến dù là một cuộc chiến tranh Lạnh hay Nóng với bất kỳ quốc gia nào”; thực tế, hiện trạng diện mạo biển nam Trung Hoa (Biển Đông) đã thay đổi rất lớn qua quá trình cuộc trường chinh biển xanh của Bắc Kinh từ năm 2014 đến nay.


 


Lời lẽ của nước lớn bày ra một sự thật phũ phàng: Bắc Kinh (đế chế hải quân) không thèm để ý (đếm xỉa) tới lực lượng quốc phòng của các nước nhỏ ven bờ South China Sea, không có ý định tham chiến với các nước nhỏ ven bờ để mang tiếng bá quyền xâm lược, đối thủ của họ ở xa bờ bên kia.


Ngày 14/7/2020, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tuyên bố "Thế giới không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình." Tất nhiên, đối thủ hàng đầu của ông Trump hiện nay là Tập Cận Bình.


Ngày ngày 23/10/2020,  mượn cớ kỷ niệm 67 năm ngày ký Hiệp định đình chiến chấm dứt chiến tranh Triều Tiên 1950- 27/7/1953, Tập Cận Bình tuyên bố rợn người: "Trung Quốc không sợ chiến tranh ... sẵn sàng chống lại bất cứ ai gây rối trước bậc cửa Trung Quốc".


Hiểu một cách thông thường, có nghĩa là, Trung Quốc sẵn sàng đánh nhau với bất kỳ thế lực nào "chống" lại họ.


Không chùn bước trước lời tuyên bố ghê rợn của họ Tập, một cuộc hành quân tập trận của hai cường quốc quân sự Mỹ - Nhật tập kết tại vùng biển Senkaku gọi là bảo vệ Senkaku. Thông cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, cuộc hành quân sẽ bắt đầu từ ngày 26/10/2020 đến ngày 5/11/2020.


Tại sao lại phải đến ngày 5/11? Tức là qua ngày mùng 3/11/2020.


Trung tướng Kevin Schneider, tư lệnh của lực lượng Mỹ tại Nhật Bản tuyên bố: "Liên minh Mỹ-Nhật không chùn bước và chúng tôi vẫn sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng".


Tướng Koji Yamazaki, chỉ huy quân sự hàng đầu của Nhật Bản phát biểu trên Mẫu hạm trực thăng Kaga ở vùng biển phía nam Nhật Bản tuyên bố: "Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản ngày càng trở nên nghiêm trọng. Điều này cho chúng tôi cơ hội thể hiện sức mạnh của liên minh Nhật-Mỹ".


Tình hình an ninh xung quanh Nhật Bản có nghiêm trọng bằng tình hình an ninh của Taiwan không? Ngoài Taiwan còn có chỗ nào nữa?


image006Tướng Kevin Schneider (phải) cùng với tướng Koji Yamazaki, tham mưu trưởng Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ngày 26-10 - Ảnh: US NAVY

 

Câu hỏi trên đưa chúng ta về lại Biển Đông (South China Sea), nơi mà hàng chục họng pháo hạm, tên lửa đang nhả khói, trên bầu trời đang vần vũ chiến đấu cơ, dưới mặt biển kình ngư đang lùng sục.


Chiến tranh sẽ nổ ra vào giờ thứ 25? Ông Tập Cận Bình ắt có và đủ để có một đối thủ tương xứng vào cái ngày G đó. Đối thủ của Tập là ai? Nước Mỹ sẽ đứng trước chiến tranh. Nước Mỹ cần có một tổng thống chiến tranh. Ông Trump hay ông Biden?


Từ Senkaku tới Pratas Island?


image007Tập kết ở Senkaku Chiến hạm Hải quân Hoa Kỳ và chiến hạm Nhật Bản khởi đầu cuộc tập trận Keen Sword 21 hôm 26/10/2020. US Navy/MC2 Erica Bechard.


Liên minh hạm đội Mỹ-Nhật tập kết tại vùng biển Senkaku trong lúc chưa có một biến cố quân sự nào diễn ra tại Senkaku. Lạ thật.


Cuộc hành quân tập trận này sẽ dừng lại ở Senkaku hay nó sẽ bước tới khu vực biển nào khác. Đó còn là bí mật quân sự.


Một trong các khu vực biển chúng tôi chú ý tới là quần đảo Đông Sa (Pratas Islands).


image008Quần đảo Đông Sa (Parats Reef) là nhóm đảo nằm ở vị trí 20°43B 116°42Đ, cách thủ đô Taiwan 850 km về hướng tây nam, cách cảng và trực thuộc quản lý của thành phố Cao Hùng 444 km, cách Hồng Kông 340 km về hướng đông nam, cách đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa 1.185 km. Gọi là quần đảo nhưng thực ra là gồm ba ám tiêu san hô vòng, ám tiêu vòng Đông Sa, ám tiêu vòng Bắc Vệ (còn gọi là bãi Bắc Vệ) và ám tiêu vòng Nam Vệ (còn gọi là bãi Nam Vệ). Trên ám tiêu vòng Đông Sa có một đảo san hô lớn nhất tên là đảo Đông Sa. Đảo có một sân bay với đường băng dài 1.500 mét. Các bãi ngầm Bắc Vệ và Nam Vệ hoàn toàn chìm ngập dưới nước, không có đảo nổi lên. Diện tích vùng biển quần đảo Đông Sa khoảng 5.000 km2.


image010Phi trường quân sự dài 1500m trên đảo Đông Sa.


Taiwan và Đông Sa?


Hòn đảo đẹp như viên ngọc bích Đài Loan về phía cực nam lóng lánh căn cứ Cao Hùng. Về địa hình chiến lược Cao Hùng là địa đầu trấn giữ mạn Bắc Biển Đông, như Singapore-căn cứ Changi, địa đầu trấn giữ mạn Nam Biển Đông.


Ngày 12/6/2020, Hoa Kỳ và Đài Loan chính thức khai trương Viện Mỹ - Đài tại thủ đô Đài Bắc (Taipei). Viện này được xem như "tòa đại sứ" của Mỹ - tái thiết lập bang giao với Taiwan sau 40 năm chia tay. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ, bà Marie Royce và Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đã dự lễ khánh thành. Bà Marie Royce là vợ Dân Biểu Cộng Hòa Ed Royce đơn vị 39 California, Chủ tịch ủy ban đối ngoại Hạ Viện và là người đã từng đưa ra nhiều dự luật ủng hộ Đài Loan.


image012Viện Hoa Kỳ - Đài Loan tại thủ đ6 Đài Bắc - cơ sở ngoại giao mới của Hoa Kỳ.


image014Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Marie Royce (phải), Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, và Dân biểu Hoa Kỳ Ed Royce nguyên Chủ tịch Ủy ban đối ngoại Quốc hội Hoa Kỳ.


image015Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn (áo trắng) trong một lần thăm Thủy quân Lục chiến Đài Loan. Chụp màn hình CNA.


Ngày 23/6/2020, Báo Focus Taiwan dẫn một nguồn tin từ Cơ quan phòng vệ Đài Loan cho biết lãnh  thổ này vừa triển khai một số lượng Thủy quân Lục chiến ra quần đảo Đông Sa thuộc TP Cao Hùng. Động thái của Đài Loan diễn ra sau khi hãng tin Kyodo News tháng trước đưa tin Bắc Kinh đang lên kế hoạch tổ chức tập trận đổ bộ bờ biển quy mô lớn ở quần đảo này.


Ngày 13/10/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thị sát một căn cứ quân sự ở phía đông tỉnh Quảng Đông, lệnh cho lực lượng Thủy quân Lục chiến ở đây rằng TQLC (lực lượng chuyên đổ bộ chiếm đảo) phải là một lực lượng tác chiến “đa năng, phản ứng nhanh trong mọi điều kiện thời tiết và khu vực”, “Các bạn nên tập trung ý chí và sức lực để chuẩn bị cho chiến tranh, đồng thời luôn cảnh giác cao độ”, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc (CCTV) dẫn lời ông Tập.


image017Ông Tập Cận Bình lệnh cho Thủy quân Lục chiến Trung cộng ở Quảng Đông ngày 13/10/2020. (Ảnh: Xinhua)


(Xem tiếp số báo tới)

Lý Kiến Trúc

Nam California 28/10/2020

04 Tháng Tư 2016(Xem: 16208)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17460)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21378)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14816)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13506)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20454)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16604)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13032)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13508)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14036)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14597)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15206)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16965)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14499)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15385)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14365)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20462)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".