Vì sao lại là Đông Sa?

02 Tháng Mười Một 20207:15 SA(Xem: 9337)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 08 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vì sao lại là Đông Sa?


02 Tháng Mười Một 20207:15 SA (Xem: 3239)


VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 02 NOV 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Vì sao lại là Đông Sa?

image001

Vì sao lại là Đông Sa (Pratas Islands)?

image002

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

02/11/2020


image003Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và các giới chức Hoa Kỳ đã khai trương viện trao đổi văn hóa tại Đài Bắc hôm 12/6/2018, cơ quan được cho là đại sứ quán không chính thức của Mỹ tại hòn đảo xinh đẹp-giầu có ở Đông Nam Á. Getty Image.


Đông Sa cách căn cứ Cao Hùng khoảng 444km, cách thủ đô Đài Bắc (Taipei) 850km, cách Hồng Kông 340km, cách căn cứ tàu ngầm Hải Nam 718km, cách căn cứ Phú Lâm khoảng 444 hải lý.


Kỳ 3 (hết)


Tiếp theo Kỳ 1 & 2:


Từ Senkaku tới khói súng Pratas Islands?


"Thời gian chết lặng của Hà Nội và Bắc Kinh".


"Biển Đông War": Có đánh nhau không? Ai đánh ai? Đánh cách nào? Đánh ở đâu?


Yếu tố dẫn tới Đông Sa (Pratas Islands)


Ngày 12/6/2020, Hoa Kỳ và Đài Loan chính thức khai trương Viện Mỹ - Đài tại thủ đô Đài Bắc (Taipei). Viện này được xem như "tòa đại sứ" của Mỹ tại Đài Loan.


Ngày 23/6/2020, Cơ quan phòng vệ Đài Loan vừa triển khai một số lượng Thủy quân Lục chiến (khoảng 100 lính) ra trấn đóng ở quần đảo Đông Sa, chủ yếu đóng quân tại đảo Đông Sa là đảo lớn nhất trong quần đảo có phi trường quân sự dài 1500m.


Ngày 13/10/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình đến thị sát căn cứ Thủy quân Lục chiến tại tỉnh Quảng Đông, và đưa ra lời huấn lệnh chuẩn bị chiến tranh sẵn sàng tác chiến trong mọi tình huống.


Trên thực tế, quần đảo Đông Sa hiện do Đài Loan quản lý, nhưng Bắc Kinh cho rằng nó thuộc quyền hành chánh trực tiếp của tỉnh Quảng Đông.


image004Ông Tập Cận Bình lệnh cho Thủy quân Lục chiến Trung cộng ở tỉnh Quảng Đông ngày 13/10/2020 sẵn sàng tác chiến. (Ảnh: Xinhua)


Ngày 17/10/2020, Tờ South China Morning Post ngày 17-10-2020 đưa tin chính quyền Hong Kong vừa ngăn chặn máy bay Đài Loan bay vào không phận đặc khu này trên đường đến Đông Sa (tên tiếng Anh: Pratas Islands) - một quần đảo nhỏ nằm ở phía Đông Bắc biển South China Sea.  


Ngày 16-10-2020, một máy bay thuộc hãng hàng không Uni Air (Đài Loan) chở theo nhiều binh sĩ và thành viên lực lượng phòng vệ biển của hòn đảo này di chuyển từ TP Cao Hùng bay ra Đông Sa. Máy bay này muốn bay ra Đông Sa tiếp tế phải băng qua không phận Hong Kong (không phận bao trùm quần đảo Đông Sa?).


Chưa thấy tin tức nào công bố không phận của Hồng Kông dựa trên quy định, bộ luật nào, và bán kính của nó rộng bao nhiêu? Bảo vệ lập luận và quy chế hàng không ở khu vực này, cục Hàng không Hong Kong (CAD) nói rằng đang có "nhiều diễn biến nguy hiểm" dưới độ cao khoảng 7.900m nên máy bay không thể bay vào khu vực này. (theo PLO). 


Tất nhiên, máy bay của Đài Loan phải quay về. Giới quan sát đoán rằng máy bay của Đài Loan là loại vận tải cơ chở các binh sĩ ra hoán chuyển (thay quân), tiếp tế thực phẩm và nhu cầu khí tài cần thiết cho các binh sĩ đang đồn trú tại đảo lớn Đông Sa.


Sự kiện này cho thấy, Đài Loan liên tục đưa quân (và thay quân) đồn trú tại đảo lớn Đông Sa để chứng minh sự hiện diện chủ quyền của Đài Loan đối với quần đảo Đông Sa.


Đông Sa cách căn cứ Cao Hùng khoảng 444km, cách thủ đô Đài Bắc (Taipei) 850km, cách Hồng Kông 340km, cách căn cứ tàu ngầm Hải Nam 718km, cách căn cứ Phú lâm khoảng 444 hải lý.


Với khoảng cách này, uy lực quân sự của Đài Loan tiếp cận "chiến địa" Đông Sa khó có thể vượt qua mạng lưới hỏa lực của Trung cộng từ Hồng Kông và Hải Nam nếu xẩy ra chiến tranh, đặc biệt về không quân và lính đổ bộ Thủy quân Lục chiến.


image005Vị trí quần đảo Đông Sa (Pratas Islands) và khoảng cách đến các căn cứ. Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online.


Hình thể diện địa lý quần đảo Đông Sa cho thấy thực thể này là một quần thể ám tiêu san hô vùng nhiệt đới, tương đối nhỏ, nổi và chìm. Với diện tích quần đảo khoảng 5000 km2 nó rất nhỏ so với quần đảo Hoàng Sa (diện tích trên dưới 30,000km2), và quần đảo Trường Sa (diện tích từ 160.000 km² - 410.000 km²).


Quần đảo ám tiêu san hô Đông Sa gồm ám tiêu vòng Đông Sa, ám tiêu vòng Bắc Vệ (còn gọi là bãi Bắc Vệ) và ám tiêu vòng Nam Vệ (còn gọi là bãi Nam Vệ). Trên ám tiêu vòng Đông Sa có một đảo san hô lớn nhất tên là đảo Đông Sa, đảo lớn nhất có phi trường quân sự dài 1500 mét. Đảo ám tiêu vòng Đông Sa hình móng ngựa, tục danh là đảo Nguyệt Nha, dài 2.800 mét, rộng 865 mét, diện tích nổi là 1,74 km2 , diện tích ngập nước là 0,64 km2. (theo Wikipedia).


Phi trường quân sự dài 1500 mét trên đảo lớn Đông Sa chưa biết rõ do Nhật Bản xây thời Thế chiến II, hay do Trung Hoa Dân Quốc thời Thống chế Tưởng Giới Thạch xây, hay do Đài Loan thời Tưởng Kinh Quốc xây. Với chiều dài 1500 mét, phi trường đủ sức cho vận tải cơ C130 lên xuống.


Có được một phi trường được xây trên đảo cho thấy yếu tố quân sự - vị trí của hòn đảo rất quan trọng về chiến thuật. (Trên đảo lớn Trường Sa thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng có một phi trường quân sự do VNCH xây trước năm 1975).


Riêng bãi ngầm Bắc Vệ là bãi ngầm san hô nằm cách đảo lớn Đông Sa 44 hải lý (khoảng 82km), nằm về hướng tây bắc. Bãi hình tròn, sâu tối thiểu 60 m.


Bãi ngầm Nam Vệ là bãi ngầm san hô nằm cách đảo lớn Đông Sa 40 hải lý (khoảng 75km), nằm về hướng tây bắc và cách bãi Bắc Vệ khoảng 4 hải lý (khoảng 7-8km) về hướng nam, sâu tối thiểu 58 m.


Cả hai bãi ngầm Bắc Vệ và Nam Vệ đều nằm gần Hồng Kông, nhưng so với mặt biển nó có độ khá sâu.


Như vậy, về mặt chiến thuật diện địa, quần đảo Đông Sa có 3 thực thể quan trọng, nhưng chỉ có một thực thể lớn (Wikipedia cho biết lúc thủy triều xuống, đại bộ phận phần ám tiêu vòng Đông Sa nổi khỏi mặt biển, ước khi đó dài đến 46 km, rộng 2 km, trên đó có đảo lớn Đông Sa. Bắc Kinh với tham vọng kỳ vĩ cải tạo các bãi san hô ngầm ở Biển Đông trở thành các đảo nhân tạo/căn cứ quân sự, trước hết, các bãi ngầm phải có độ sâu tương đối gần sát mặt biển, cụ thể như 7 đảo nhân tạo ở trung tâm quần đảo Trường Sa, còn hai bãi Bắc Vệ và Nam Vệ lại có độ sâu khá lớn, cải tạo hai bãi này để trở thành đảo nhân tạo rất khó.


Đài Loan hay Đông Sa?


image003Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn và các giới chức Hoa Kỳ đã khai trương viện trao đổi văn hóa tại Đài Bắc hôm 12/6/2018, cơ quan được cho là đại sứ quán không chính thức của Mỹ tại hòn đảo xinh đẹp-giầu có ở Đông Nam Á. Getty Image.


Tuy Bắc Kinh liên tục tạo ra các cuộc tập trận khổng lồ bên kia đại lục, điều hàng loạt chiến đấu cơ, oanh tạc cơ vần vũ trên bầu trời sát nách không phận Đài Loan; đáp lại, Mỹ cũng đã liên tục bán (viện trợ) và huấn luyện vũ khí phòng vệ tối tân cho Đài Loan. Cờ Mỹ phất phới khai trương Viện Mỹ - Đài ví như tòa Đại sứ Hoa Kỳ ở thủ đô Taipei.


Một trong những canh bạc đối ngoại khu vực nóng của vị tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 46 là Biển Đông (South China Sea). Nếu ông Trump tái đắc cử, thế và lực ở Biển Đông vẫn nghiêng về phía Mỹ. Trong bốn năm quan hệ quan hệ Việt - Mỹ, Tổng thống Donald Trump và các giới chức ngoại giao quân sự Mỹ nhiều lần khẳng định vị trí và vai trò Việt Nam rất quan trọng ở Đông Nam Á và đối với chiến lược Indo-Biển Đông-Pacific.


Những ngày cuối cùng nhiệm kỳ đầu của tổng thống Trump; tại Việt Nam và tại Indonesia, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga đều đánh giá hai nước Đông Nam Á này có vai trò trọng yếu trong chiến lược của Nhật nhằm thiết lập một vùng "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và rộng mở". Trong cuộc họp báo tại thủ đô Jarkatar-Indonesia 21/10/2020, Thủ tướng Suga tuyên bố : "Nhật Bản chống lại mọi hành động khiến căng thẳng leo thang ở Biển Đông". (RFI 21/10/2020). Liên minh quân sự của bộ tứ kim cương Quad Plus chặt chẽ hơn, trận hành quân Mỹ- Nhật tập kết ở Senkaku chứng minh Quad - FONOPs sẽ tiến xa hơn nữa ở Biển Đông và Hoa Đông.


Gần như cùng thời điểm với chuyến xuất dương của tân Thủ tướng Suga, Phó thủ tướng CSVN Phạm Bình Minh đã mời Ngoại trưởng Mike Pompeo đến Việt Nam chứng kiến lễ ký kết 7 thỏa thuận ghi nhớ về hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam trị giá lên tới hàng tỷ đôla trên nhiều lĩnh vực (BBC 28/10/2020).


Nếu ông Biden đắc cử, mọi tranh chấp ở Biển Đông và chính sách của Hoa Kỳ đối với Châu á Thái Bình Dương sẽ thay đổi, tranh chấp quyền lợi và ảnh hưởng Mỹ - Hoa ở Đông Nam Á và vùng biển South China Sea sẽ rẽ sang ngả khác, và Việt Nam (trước khi dẫn đến kết quả Đại hội XIII) lại đứng trước cơn sóng gió vô lường.


Tạm kết:


Dù Trump hay Biden thắng cử, ngòi nổ chiến tranh Mỹ - Hoa chưa đến lúc châm ngòi nổ. Chiến địa Đài Loan vẫn còn là một ẩn số.


Nếu Trung cộng đánh Đài Loan, có nghĩa là bom đạn sẽ nổ ở tòa đại sứ Mỹ đồng nghĩa với việc Trung cộng khai chiến Hoa Kỳ. Thế chiến sẽ bùng nổ, đó là điều cả thế giới không ai muốn. Một yếu tố chính trị - quân sự quan trọng không thể bỏ qua, cho đến nay, Đài Loan và Mỹ chưa ký hiệp ước an ninh phòng vệ chung (tương tự như Mỹ - Philippines ký năm 1951), Mỹ có ra tay cứu Đài Loan không nếu Trung cộng đánh Đài Loan?


Theo dự đoán của chúng tôi, áp lực quân sự mà Bắc Kinh đang diễn trò không chỉ nhắm vào Đài Loan mà còn nhắm vào nhiều mục tiêu khác. Tất nhiên, mục tiêu tối hậu vẫn là tham vọng làm ông chủ thực sự Biển Đông (South China Sea). Mục tiêu ngắn hạn là phải thanh toán Đông Sa (Pratas Islands), cái khiên án ngữ phòng vệ đảo/căn cứ Hải Nam; Đông Sa là tiền đồn hỏa lực ngăn chận chiến hạm từ eo biển Đài Loan - Hoa Lục tiến xuống Nam Hải, cũng là hải đạo hiểm yếu ngầm dưới đáy biển dành cho tàu ngầm tiến ra tây Thái Bình Dương.


Súng sẽ nổ ở Đông Sa, Thủy quân Lục chiến đổ bộ nhanh, gọn, chớp nhoáng, quyết liệt, ít tốn kém sinh lực, khí tài. Vị thế địa lý chính trị của quần đảo nhỏ xíu 5000 ngàn km2 này ví như miếng thịt ngon đang treo lơ lửng cho con hổ biển Bắc Kinh.


image006Ảnh không phận chụp đảo Đông Sa là đảo lớn nhất nằm trong quần đảo Đông Sa (Pratas island). Đảo có phi trường quân sự dài 150o mét, hiện có khoảng 1 đại đội Thủy quân lục chiến Đài Loan đóng quân chiếm giữ. Nguồn ảnh” 4/2019/CAN.


Lý Kiến Trúc

02/11/2020

02 Tháng Mười 2022(Xem: 3611)
NIÊN BIỂU HOÀNG PHÁP ĐẠO PHẬT THỜI NAY
06 Tháng Tám 2022(Xem: 3623)
TRUNG CỘNG MỞ CHIẾN DỊCH TỔNG CÔNG KÍCH MÙA HÈ ĐỢT 2