2021: Biển Đông sặc mùi chiến tranh

01 Tháng Giêng 20217:59 SA(Xem: 6995)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 01 JAN 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


2021: Biển Đông sặc mùi chiến tranh


Chiến hạm Mỹ qua eo biển Đài Loan, Bắc Kinh lên án Washington "khiêu khích"


31/12/2020

image002

Khu trục hạm USS John S. McCain tuần tra ở eo biển Đài Loan ngày 30/12/2020. AP - Mass Communication Specialist 2nd Class Markus Castaneda


Trọng Thành


Đúng vào ngày cuối năm 2020, hôm 31/12/2020, hai chiến hạm Mỹ đã đi qua eo biển Đài Loan. Bộ Quốc Phòng Trung Quốc ngay lập tức lên án hành động « khiêu khích ».


Theo Reuters, đây là lần thứ hai chiến hạm Mỹ đi qua eo biển Đài Loan trong tháng 12/2020 và là lần thứ 13 tàu chiến Mỹ đi qua vùng biển nhạy cảm này trong năm 2020. Hải Quân Hoa Kỳ khẳng định đây là một cuộc di chuyển bình thường của chiến hạm Mỹ, hoàn toàn tuân thủ luật pháp quốc tế, đồng thời nhấn mạnh là hoạt động này nhằm khẳng định cam kết của Hoa Kỳ bảo vệ một khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương « tự do và rộng mở ».


Nhưng bộ Quốc Phòng Trung Quốc đã lên án hành động « khiêu khích », và cho biết đã cử nhiều chiến hạm và một phi cơ theo sát các tàu chiến Mỹ. Thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc khẳng định hành động này của phía Mỹ là một đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực, và gửi một tín hiệu xấu đến phe đòi độc lập cho Đài Loan.


Đài Loan là một nhà nước độc lập trên thực tế, nhưng Bắc Kinh coi Đài Loan là một hòn đảo phản nghịch, và sẵn sàng dùng vũ lực chiếm lại. Trong thời gian gần đây, chính quyền Trung Quốc liên tục tỏ thái độ bực bội trước việc Hoa Kỳ siết chặt quan hệ với Đài Bắc, đặc biệt với việc bán nhiều vũ khí tối tân cho Đài Loan, cũng như tổ chức nhiều chuyến tuần tra bảo vệ tự do hàng hải như trên.


Vẫn liên quan đến quan hệ Mỹ - Trung trong lĩnh vực quân sự, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm qua, 30/12, dẫn một nguồn tin từ quân đội Trung Quốc, khẳng định các chuyến ghé thăm của tàu chiến Mỹ tại đặc khu Hồng Kông là một cái cớ để Hoa Kỳ theo dõi các hoạt động của hải quân Trung Quốc./ (theo RFI)


Trung Quốc tiến hành 4 cuộc tập trận cùng lúc ở Biển Đông


Văn Khoa


30/12/2020


Cục Hải sự tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) hôm 30.12.2020 thông báo một cuộc tập trận diễn ra ở vùng biển phía tây bán đảo Lôi Châu (tức vịnh Bắc bộ) từ ngày 28.12.2020 đến ngày 1.1.2021.


image003Một cuộc tập trận của tàu chiến thuộc Chiến khu nam bộ của Trung Quốc đầu tháng 12.2020. Chụp màn hình china.mil


Theo thông báo được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc, tàu thuyền bị cấm vào khu vực tập trận. Thông báo không cung cấp chi tiết về cuộc tập trận.


Thông báo mới cho thấy Trung Quốc tiến hành cùng lúc 4 cuộc tập trận ở Biển Đông. Trước đó, vào ngày 28.12, Cục Hải sự tỉnh Hải Nam (Trung Quốc) đưa ra 3 thông báo về 3 cuộc tập trận khác nhau diễn ra ở Biển Đông từ ngày 29.12.2020 đến 7.1.2021.


image004Mẫu hạm Sơn Đông và tàu đổ bộ tấn công Type 075 của Trung Quốc tại căn cứ hải quân ở thành phố Tam Á thuộc tỉnh Hải Nam, ngày 29.12.2020. CHỤP MÀN HÌNH WEIBO


Một nguồn tin từ Quân đội Trung Quốc (PLA) hôm 29.12.2020 tiết lộ với tờ South China Morning Post rằng 3 cuộc tập trận nói trên đã được lên kế hoạch hơn một tháng và có tàu sân bay Sơn Đông cùng tàu đổ bộ tấn công Type 075 tham gia.


Theo các thông báo được đăng trên website của Cục Hải sự Trung Quốc, trong năm 2020, PLA tiến hành ít nhất 20 cuộc tập trận ở Biển Đông, trong đó có 9 cuộc tập trận ở vịnh Bắc bộ và 5 cuộc tập trận trái phép xung quanh quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. (theo Thanh Niên)
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14073)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15339)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14664)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13097)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14600)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google
11 Tháng Bảy 2016(Xem: 13850)
Thắng trận với tỉ số 1-0 sau 120 phút thi đấu, Bồ Đào Nha lần đầu tiên bước lên bục vinh quang với chức vô địch Euro 2016.
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 15858)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13408)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 14686)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13362)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14124)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13438)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13030)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13592)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016