Ba Đầu: “Sư đoàn 220 đặc công biển” dàn quân nghênh chiến Mẫu hạm

10 Tháng Tư 20217:10 SA(Xem: 6219)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BẨY 10 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (P.8)


Ba Đầu: “Sư đoàn 220 đặc công biển” dàn quân nghênh chiến Mẫu hạm

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online-California

10/4/2021

(Bài 8 tiếp bài 7)

image005
X
in nhắc lại:


Hiện nay, trong 6 nước tranh chấp Biển Đông, Việt Nam kiểm soát 21 đảo, đá, bãi. Philippines kiểm soát 10 đảo, đá, bãi. Trung Quốc kiểm soát 7 - 10 đá, bãi, đảo nhân tạo. Đài Loan kiểm soát 2 đảo, bãi đá. Malaysia kiểm soát 9 đá, bãi. Brunei không chiếm giữ đảo, bãi đá nào.


Thế “xôi đỗ” đã hình thành ở vùng biển rộng 3,5 triệu km2.


Ngày 06/4/2021, trước khi từ giã nhiệm kỳ Đai sứ Mỹ tại Việt Nam, Đại sứ Kritenbrink họp báo tại Hà Nội chia sẻ về vấn đề Biển Đông: Tổng thống Biden, Ngoại trưởng Blinken và các cán bộ cấp cao Mỹ nhất quán quan điểm: Giải quyết tranh chấp bằng một cách hòa bình, dựa trên luật pháp quốc tế, yêu sách về chủ quyền biển cũng phải dựa trên Luật Biển. (theo VietnamNet 07/4)


Thế nhưng, Luật Biển sẽ giải quyết như thế nào?


Ngày 21/03/2021, sau khi phát hiện 220 tàu Trung Quốc tại đây, Bộ trưởng Quốc Phòng Philippines Delfin Lorenzana đã gửi thông điệp phản đối tới chính phủ Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc rút tàu đi, nhưng Tầu phù vẫn không rút tàu sắt, ẩn dấu sau những tuyên bố lăng nhăng về thời tiết, nó vẫn ngang nhiên tụ lại, cờ bay phất phới.


Sự kiện đá Ba Đầu với 220 tàu Trung cộng đang bám trụ, đang dàn trận tụ lại ở khu vực biển đá Ba Đầu (chúng tôi tạm gọi đội tàu này là Binh chủng 220 Trung đội Đặc công Biển – 220 Navy Commando Platoons – sẽ nói rõ thêm bên dưới).


Diễn biến Nghệ thuật hành quân tác chiến Hoa-Mỹ


Theo báo The Sydney Morning Herald, biên tập viên chính trị Peter Hartcher lưu ý, Trung Quốc đã chọn Philippines vào năm 2012 làm điểm khởi đầu cho việc tiếp quản thành công một cách ngoạn mục các vùng lãnh hải rộng lớn của các nước láng giềng. (VietnamNet/Quỳnh Anh (Theo The Sydney Morning Herald).


Từ năm 2013, năm Tập Cận Bình lên ngôi Trung Nam Hải, họ Tập đã cho bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa, áp lực chiến tranh ở Trường Sa lên cao vùn vụt.


Nhưng tình hình chiến sự ở Trường Sa-Biển Đông không “dậy sóng” như nhiều nhà phân tích dự đoán. Ngòi nổ chiến tranh mà người ta lo sợ sẽ diễn ra ở biển Đông Việt Nam thật ra nó đã được âm thầm kéo sang vùng biển Tây Philippines.


Đó là một quá trình tranh chấp lâu dài giữa một Việt Nam kiên gan với Trung Quốc và 5 nước trực tiếp tranh chấp ở vùng Biển Đông nói chung.


Ngay sau khi lá cờ đỏ sao vàng trên đá Gạc Ma và máu bị hất tung xuống biển ngày 14 tháng 3 năm 1988, thay thế bằng lá cờ 5 sao Trung cộng; cũng ngay trong đêm hôm đó, các đặc công cảm tử của hải quân Việt Nam đã âm thầm chiếm lĩnh một số đảo, đá trong khu vực cụm Sinh Tồn. 


Có thể đưa ra suy luận (không vững chắc) chiến lũy biển Đông Việt Nam đã được kéo sang biển Tây Philippines là hệ quả từ trận Gạc Ma 1988.


Sau trận này, người ta nhận ra Hà Nội và Bắc Kinh tính toán lại tư tưởng học thuyết chiến tranh trên biển và kế hoạch chiếm lĩnh chủ quyền biển đảo ở South China Sea. Tổng quan, dưới lăng kính chiến lược và chiến thuật, đối với VN, thuyết “Lửa gần Nước xa” chập chờn trong mặt trận BIENDONG WAR giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh.  


Trận Gạc Ma 1988 nói lên viễn cảnh chiến lược thâm trầm của tướng Lê Đức Anh (1) đối với các cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa VN và Trung Quốc, giữa VN và các quốc gia ven biển.


Đá Gạc Ma là cái đuôi của cụm Sinh Tồn (Union Bank/Reefs), đá Ba Đầu là cái đầu. Từ Gạc Ma tới Ba Đầu cách nhau 32,7 hải lý (khoảng 60km - với tốc độ hiện nay của chiến hạm, chỉ 1 tiếng là chiến hạm ở Gạc Ma sẽ tới Ba Đầu. (2).


Biển Đông 2021: Việt Nam cố thủ; Trung cộng hoàn thiện đảo nhân tạo; QUAD họp lần đầu thời Biden.


image006Từ Gạc Ma tới Ba Đầu chỉ cách nhau 32,7 hải lý (khoảng 60km - với tốc độ hiện nay của chiến hạm, chỉ 1 tiếng là chiến hạm ở Gạc Ma sẽ tới Ba Đầu.


Giới phân tích chính trị Biển Đông cho rằng thời điểm hiện nay, vị trí Philippines trọng yếu hơn vị trí Việt Nam đứng về mặt chiến lược khu vực Đông Nam Châu Á.


Philippines là cửa ngõ tiến ra biển tây Thái Bình Dương. Bao lơn phía đông Philippines nhìn ra biển Tây Thái Bình. Năm 1944, ở vịnh Leyte đã diễn ra trận hải chiến lừng danh đi vào quân sử hải quân thế giới giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Nhật Bản.


Từ năm 1951 Hoa Kỳ và Philippines đã ký hiệp ước phòng thủ chung. Việt Nam và Hoa Kỳ chưa bao giờ ký với nhau một hiệp ước an ninh phòng thủ. Nhưng Việt Nam đã ký một loạt các Nguyên tắc về biển Việt Nam - biển Trung Quốc thời dưới Tbt Nguyễn Phú Trọng và Tbt Tập Cận Bình. 


Việt Nam và Philippines cũng chưa ký với nhau hiệp định nào về việc phân định ranh giới vùng biển chồng lấn tiếp cận hai nước.


Không có cuộc va chạm nặng nề nào giữa Việt Nam và Trung Quốc và 5 nước tranh chấp. Chiến dịch hành quân thực thi quyền tự do hàng hải (freedom-of-navigation operation, gọi tắt là FONOP) từ Obama FONOPs tới Trump FONOPs ngày càng gia tăng cường độ hải hành, cao điểm là các cuộc hành quân ngoạn mục áp sát 12 hải lý các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng ở Trường Sa.


Ở khu vực Trường Sa, ngày 27/10/2015 (thời TT Obama), lần đầu tiên, Trung tá Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy chiến hạm USS Lassen 82 mang theo 96 quả tên lửa hành trình Tomahawk tiến sâu vào 12 hải lý đảo nhân tạo Vành Khăn và đảo Su Bi.


Ở khu vực Hoàng Sa, ngày 30/1/2016; nữ hải quân Trung tá gốc Á Châu Diane S. Cua chỉ huy chiến hạm USS Curtis Wilbur (DDG 54) tiến sâu vào 12 hải lý đảo Tri Tôn thuộc Hoàng Sa Tây, cách Lý Sơn khoảng 123 hải lý, cách Quảng Ngãi khoảng 130 hải lý.


Ngày 12/7/2016: "Tôi là thuyền trưởng Buzz Donnnelly, chỉ huy Hàng không Mẫu hạm USS Ronald Reagan. Chúng ta đang hoạt động ngay bây giờ ở vùng Biển Quốc tế trên biển South China Sea, giữa quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.


(Đây là lần đầu tiên một chỉ huy hải quân cao cấp của Hoa Kỳ tuyên bố xác định vùng Biển Quốc tế tức là vùng biển ngoài vòng 12 hải lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa)


Ngày 21/10/2016, chiến hạm USS Decatur lần đầu tiên tiến vào khu vực biển đảo Phú Lâm là đảo lớn nhất ở Hoàng Sa sau khi đã dọn đường quanh đảo Tri Tôn mà không gặp phản ứng nào.


Ngày 02/07/2017 (thời TT Trump), chiến hạm USS Stethem đã tiến sâu vào 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc quần đảo Hoàng Sa.


Tựu chung, các cuộc hành quân FONOPs ở Biển Đông không có sự cố va chạm nghiêm trọng nào xẩy ra giữa hải quân Hoa Kỳ và hải quân Trung Quốc.


image008Lính Trung cộng từ trong đảo Tri Tôn đứng ngó ngắm chiến hạm USS Stethem từ xa đang lù lù tiến dần vào phạm vi 12 hải lý đảo Tri Tôn hôm 02/7/2017. Ngun trích từ video BBC.

 

image010Sĩ quan và Thủy thủ Chiến hạm USS Stethem đứng trên chiến hạm đang hành quân áp sát 12 hải lý đảo Tri Tôn (cách Lý Sơn Quảng Ngãi 123 hải lý) thuộc Quần đảo Hoàng Sa hôm 02/07/2017. Hải quân Trung Quốc sau trận hải chiến với Hải quân VNCH ngày 19 Tháng Giêng năm 1974 đã chiếm trọn nhóm đảo Hoàng Sa tây. Nhóm đảo Hoàng Sa đông trong đó có đảo Phú Lâm là lớn nhất TQ đã chiếm từ năm 1949. (VĂN HÓA)


Màn dàn trận của binh chủng “Sư đoàn 220 đặc công biển” ở Ba Đầu


image012Hải đồ hành quân tác chiến Hoa - Mỹ ở mặt trận đá Ba Đầu: Khoảng cách từ Singapore tới Vành Khăn: 1600km; từ Manila tới đá Ba Đầu: 800km; từ đá Ba Đầu tới Palawan: 413km. Chú ý: khoảng cách này chưa bảo đảm sự chính xác. Văn Hóa Online Map.


Ngày 02/2/2021 - Trung cộng tập trận ở vịnh Bắc Việt.


Ngày 05/2/2021 - Chiến hạm USS McCain sau khi vượt qua eo biển Đài Loan từ bắc xuống nam để vào Biển Đông hành quân tuần tra áp sát khu vực quần đảo Hoàng Sa.


Ngày 09/2/2021 - Lần đầu tiên Hải quân Mỹ xuất trận dưới thời TT Joe Biden. Theo Bộ Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, hai nhóm tác chiến HKMH Theodore Roosevelt Carrier Strike Group và Nimitz Carrier Strike Group tiến vào Biển Đông hành quân tại một khu vực có mật độ giao thông hàng hải cao.


Ngày 10/2/2021 - Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana. Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ khẳng định cam kết của Washington trong Hiệp ước phòng thủ chung Mỹ - Philippines (MDT), bảo vệ Philippines trước mọi cuộc tấn công, bác bỏ yêu sách chủ quyền đường 9 đoạn của Trung Quốc (còn gọi là “đường lưỡi bò”.  (theo RFI 10/2).


Ngày 04/4/2021 - Tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) dẫn dữ liệu vệ tinh do Tổ chức Sáng Kiến Nghiên cứu Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI) cung cấp cho thấy, nhóm tác chiến HKMH USS Theodore Roosevelt từ eo biển Malacca tiến vào Biển Đông. Chưa thấy thông tin nào về mục tiêu hành quân cuối cùng của USS Theodore Roosevelt.


Khoảng cách từ căn cứ Changi Singapore tới đá Ba Đầu khoảng 1600km, tương đương tới đảo nhân tạo/căn cứ quân sự Vành Khăn. Vành Khăn cách Palawan khoảng 130 hải lý, tức nằm hoàn toàn trong EEZ của Philippines. Đối với Manila, Palawan là tiền đồn phía Tây cực kỳ quan trọng.


Nếu khoảng cách từ cụm Sinh Tồn, đá Ba Đầu (Reef-Union bank/Reefs, Whitson Reef, Philippines gọi đá Ba Đầu là Julian Felipe) tới Palawan là 413km thì tình hình chiến sự trở nên rất phức tạp.

image014

Khoảng cách 413km (quãng 223 hải lý) là khoảng cách vượt qua vùng EEZ (200 hải lý) của Philippines). Như vậy, toàn bộ cụm Sinh Tồn (Union Bank/Reefs) trong đó đá Ba Đầu ở chóp và đảo nhân tạo/căn cứ Gạc Ma ở đáy thuộc vào vùng biển Quốc Tế.


Hàng Không Mẫu Hạm và chiến hạm, tàu ngầm, chiến đấu cơ Mỹ có quyền thực thi quyền Tự do hàng hải (FONOPs) hành quân tác chiến ở mọi nơi thuộc vùng biển quốc tế mà không vi phạm Luật Biển UNCLOS 1982 và Luật Hàng hải Quốc tế.


Ngày 01/4/2021, tờ Philippine Daily Inquirer dẫn một báo cáo từ chính phủ Philippines cho hay một tàu tuần tra nước này vào ngày 29.3.2021 đã phát hiện 3 chiến hạm tên lửa tấn công thế hệ Type 022 và một vận tải hạm tiếp tế đang neo đậu trong đảo nhân tạo Vành Khăn.


Ngày 5/4/2021 - Trong thông báo, Hải quân Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLAN) tuyên bố tàu sân bay Liêu Ninh cùng 5 tàu hộ tống đã tiến hành tập trận quanh đảo Đài Loan. "Các cuộc tập trận tương tự sẽ còn tái diễn trong tương lai", phát ngôn viên Gao Xiucheng của PLAN cảnh báo. Ngoài tàu sân bay Liêu Ninh, trong đội hình tàu Trung Quốc lần này lần đầu tiên có sự góp mặt của khu trục hạm Type 055 Nam Xương, hai tàu khu trục Type 052D Thành Đô và Thái Nguyên, khinh hạm Type 054A Hoàng Cương và tàu hỗ trợ chiến đấu Type 901 Hồ Hô Luân. (TTO 07/4/2021)


image016Nhóm tác chiến tàu sân bay của Trung Quốc do tàu Liêu Ninh dẫn đầu. Ảnh: AFP


Ngày 06/4/2021 - Nhóm HKMH tác chiến USS Theodore Roosevelt từ Ấn Độ Dương thông qua eo biển Malacca tiến vào Biển Đông.


Ngày 06/4/2021 - Tổng thống Philippines Duterte tuyên bố được phát ngôn viên tổng thống Harry Roque trích dẫn, theo Reuters: “Chúng tôi sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề về Julian Felipe (đá Ba Đầu) thông qua các kênh ngoại giao và thông qua các biện pháp hòa bình”. (TNO 06/4/2021)


Ngày 07/4/2021 - Khu trục hạm USS John S. McCain hành quân ở eo biển Đài Loan, đánh dấu lần thứ 4 từ đầu năm đến nay, chiến hạm Mỹ hành quân ở khu vực này. (TNO 08/4/2021)


Ngày 7/4/2021 - Ngoại trưởng Đài Loan nói rằng Đài Loan sẽ chiến đấu đến cùng nếu Trung Quốc tấn công.


image018Vị trí quần đảo Đông Sa (Pratas Islands). Văn Hóa Online Map.


Ngày 7/4/2021 - Hãng Reuters ngày 7.4.2021 dẫn lời một quan chức Đài Loan cho hay về việc các máy bay không người lái (UAV) của Trung Quốc đại lục đã bay quanh quần đảo Đông Sa (Pratas), đồng thời tuyên bố rằng Đài Loan có thể bắn hạ nếu chúng bay quá gần. (TNO 07/4/2021)


Ngày 08/4/2021, nhóm chiến hạm đổ bộ tấn công USS Makin Island LHD-8 và USS San Diego LPD-22 từ Ấn Độ Dương thông qua eo biển Malacca tiến vào Biển Đông.


Màn dạo đầu hay Màn dàn trận?


Cựu Thẩm phán Antonio Carpio hôm 24/3/2021 nói trên Twitter rằng sự hiện diện của các tàu Trung Quốc là "màn dạo đầu" cho việc chiếm đóng bãi đá này. (BBC 29/3/2021)


“Màn dạo đầu” của cựu Thẩm phán Antonio Carpio - chúng tôi gọi là “Màn dàn trận” của “Sư đoàn 220 đặc công biển” ở vùng biển-đá Ba Đầu.


Đặc tính của binh chủng mới mẻ này là “tụ và tỏa”.


“Màn dàn trận” của 220 tàu ví như những Trung đội đặc công cảm tử (Navy Commando Platoon) tụ lại với nhau tránh bị di chuyển bởi sóng và luồng nước biển, tàu này kết chặt với tàu kia ở tọa độ được chấm trên trận liệt. Trên vùng biển lớn có nhiểu điểm tụ khác nhau, có điểm phục kích, tiền sát, tiền phương, hậu trạm, … khi tới giờ động binh, hàng chục điểm tụ sẽ tỏa ra nhanh, gọn, nhẹ, hỏa lực tối tân, ví như nan quạt hợp đồng bao vây và tấn công mục tiêu.


image020Hàng trăm đặc công biển “Tụ” ở vùng biển đá Ba Đầu, chúng sẵn sàng “Tỏa” ra như nan quạt khi động binh. Minh họa của Văn Hóa Online.


Song, nghệ thuật dương đông kích tây vẫn được các nhà quân sự sử dụng nhuần nhuyễn trong chiến trận. Cùng một thời điểm, hải không quân Trung cộng áp sát nặng nề hải phận và không phận đảo quốc Đài Loan và quần đảo nhỏ Đông Sa - một cứ điểm quan yếu ở phía bắc Biển Đông có phi trường dã chiến nằm giữa Hải Nam và Đài Loan, tập trận ở Hoàng Sa và vịnh Bắc Việt, …


Một dấu hỏi được đặt ra; mặt trận Ba Đầu có là ngòi nổ châm thùng thuốc súng ở biển Tây Philippines, hay chỉ là màn dạo đầu che dấu mục tiêu lớn, dài hơi ở đảo quốc Đài Loan hoặc ở Hoa Đông.


Tất nhiên, Ba Đầu, Vành Khăn (Philippines), Đông Sa, Đài Loan hay Senkaku (Hoa Đông) - đâu là điểm, đâu là diện?


Chiến tranh nổ ra, thế giới lên cơn sốt không kém gì Covid-19. Tập Cận Bình, Joe Biden, ai sẽ là người hùng ở BIENDONG WAR?


Pháo hạm tơi bời, thiệt hại nhân mạng và khí tài hai bên sẽ chìm xuống đáy biển. So sánh lực lượng hai bên, hàng trăm Trung đội đặc công cảm tử Trung cộng (220 Navy Commando Platoon) đổi lấy một Mẫu hạm hay một chiến hạm Mỹ vẫn còn rẻ chán.


Nhìn lại thời VIETNAM WAR, binh chủng “Sư đoàn 220 đặc công biển” Trung cộng chính là bản sao chiến thuật sở trường của cộng sản trên chiến địa: đặc công, tiền pháo, hậu xung.


Trên vùng hải địa rộng lớn như Biển Đông, đặc công biển phải chăng là vũ khí “khắc tinh” của hạm đội hùng binh hải quân Hoa Kỳ.


Khá khen thay cho tay Kiến trúc sư nào đó ở Bắc Kinh đã thiết kế ra loại binh chủng đáng kinh ngạc này.


Lý Kiến Trúc


Xem thêm:


image021Tư liệu - Các tàu sân bay USS Ronald Reagan (CVN 76), USS Theodore Roosevelt (CVN 71) and USS Nimitz (CVN 68) trong vùng biển quốc tế trong cuộc diễn tập 3 tàu sân bay ở Tây Thái Bình Dương. Courtesy James Griffin/U.S. Navy/Handout via REUTERS/File Photo. Nguồn VOA.


image023Đảo nhân tạo Gạc Ma cách bờ biển Việt Nam khoảng 500km. Gạc Ma cách đá Cô Lin khoảng 3,9 hải lý (7,2 km) về phía tây bắc. Cô Lin cách đảo Sinh Tồn 8,1 hải lý (15 km) về phía tây nam, và cách đá Len Đao 7 hải lý (13 km) về phía tây. Cô Lin là một rạn san hô hình tam giác có cạnh hơi cong, có chiều dài mỗi cạnh khoảng 1 hải lý. Đá này ngập chìm dưới nước khi thủy triều lên và chỉ có vài hòn đá nổi lên khi thủy triều xuống thấp, nhưng sau 1988, Cô Lin đã được bồi đắp bê tông trở thành một căn cứ tiền tiêu của Việt Nam ở cụm Sinh Tồn. Đá Len Đao cũng tương tự như Cô Lin. Tác giả bài viết này đã từng đặt chân đến Len Dao cảm nhận được trọng trách tử thủ của một tiểu đội lính hải quân bảo vệ căn cứ này.


image025Hình ảnh được cho là các tàu Trung Quốc hiện diện quanh đảo nhân tạo/căn cứ Ga Ven trong khu vực quần đảo Trường Sa gần cụm Sinh Tồn. Twitter @chiarazambrano


(1)
Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. Tàu HQ 604 tại Gạc Ma, tàu HQ 505 phía đảo Cô Lin cách đó 5 km và HQ 605 phía đảo Len Đao cách 12 km. “… Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch đã đứng lên đập bàn hết sức giận dữ. Ông nói đại ý: nó đang không có gì, anh lại tạo cho nó chỗ đứng ở Trường Sa, làm thay đổi hẳn bàn cờ chiến lược, hình thành thế xôi đỗ rất nguy hiểm. Hầu như không ai lên tiếng ủng hộ ông Thạch, mỗi người ít nhiều đều có lý do riêng, ví như ông TBT Nguyễn Văn Linh thì vốn vẫn đồng quan điểm với ông Lê Đức Anh, muốn khôi phục tình “hữu nghị anh em” với TQ, còn ông Đỗ Mười thì mong được thế vào chiếc ghế vừa bỏ trống của ông Phạm Hùng …”


Nguyễn Cơ Thạch: Ai ra lệnh không được bắn ở Gạc Ma? Lê Đức Anh: Tôi.


Nguyễn Cơ Thạch đứng lên đập bàn mắng Lê Đức Anh.

(2)


Cụm Sinh Tồn là một tập hợp các thực thể địa lý nằm ở phía nam cụm Nam Yết. Khái niệm "cụm Sinh Tồn" hầu như đồng nhất với khái niệm bãi san hô Liên Minh hay cụm rạn Liên Minh (tiếng Anh: Union Bank/Reefs; tiếng Trung: 九章群礁; Hán-Việt: Cửu Chương quần tiêu) theo tài liệu hàng hải quốc tế.


Cụm này chỉ có một đảo san hôđảo Sinh Tồn (Sin Cowe Island), một cồn cátđảo Sinh Tồn Đông (Grierson Reef), còn lại đều là các rạn đá bao gồm có: đá Cô Lin (Collins Reef/Johnson North Reef), đá Gạc Ma (Johnson South Reef), đá Len Đao (Lansdowne Reef), đá Phúc Sỹ (Higgens Reef), đá Văn Nguyên (Jones Reef), đá Ninh Hòa (Tetley Reef), đá Vị Khê (Bamford Reef), đá An Bình (Ross Reef), đá Ba Đầu (Whitsun Reef), đá Đức Hòa (Empire Reef), đá Bãi Khung (Holiday Reef), đá Bình Sơn (Hallet Reef), đá Tư Nghĩa (Hughes Reef), đá Bia, đá Ken Nan (McKennan Reef), đá Bình Khê (Edmund Reef), đá Nhạn Ga, đá Sơn Hà (Gent Reef), đá Nghĩa Hành (Loveless Reef), đá Tam Trung, đá Trà Khúc. Trong số này, đá Ba Đầu là rạn đá lớn nhất. (wikipedia)
23 Tháng Tư 2021(Xem: 6963)
Chủ đề Tháng Tư đen
21 Tháng Tư 2021(Xem: 7185)
TAM QUỐC DIỄN NGHĨA CHIA BA THIÊN HẠ