Mỹ thắng lớn ở trận Ba Đầu; Loại Liêu Ninh ra khỏi vòng chiến, Sơn Đông xuất trận?

03 Tháng Năm 20217:52 SA(Xem: 8993)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ BA 04 MAY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


ĐÔNG HẢI LIỆT QUỐC TÂN TRUYỆN (P.1)


Mỹ thắng lớn ở trận Ba Đầu; Loại Liêu Ninh ra khỏi vòng chiến, Sơn Đông xuất trận?

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online-California

04/5/2021 (P.1 – bổ túc)


1.


Ngày 03/11/2010, đài BBC có đăng một bài viết của chúng tôi tạm gọi là phân tích về tình hình Biển Đông, xin thưa rằng Thế kỷ 21 là thế kỷ của những Thủy sư Đô đốc, Đô đốc và các tư lệnh Hải quân, thời đại của các thủy sư đô đốc thi nhau “nộ kình ngư”, “Long tranh Hổ đấu”, “Lưỡng hổ tranh hùng” (1).


Một số chuyên gia quốc tế đánh giá cục diện chiến tranh thế giới đang diễn ra “hỏa điểm” ở bốn khu vực: Trang mạng Bloomberg của Mỹ ngày 25/04/2021 đã đăng ý kiến của một người có thể gọi là “trong cuộc”, cựu đô đốc Hải Quân Mỹ James Stavridis, từng là tư lệnh tối cao của Liên Minh Bắc Đại Tây Dương NATO. Là người đã phục vụ nhiều năm trong Hải Quân Mỹ ở miền Tây Thái Bình Dương, đã theo dõi đà vươn lên của Hải Quân Trung Quốc, trong bài “Bốn cách thức mà một cuộc chiến tranh trên biển Mỹ-Trung có thể diễn ra - Four Ways a China-U.S. War at Sea Could Play Out”, cựu đô đốc Stavridis đã cho rằng điểm nóng dễ có khả năng bùng nổ nhất là Đài Loan, nhưng xung đột cũng có thể xảy ra ở Biển Hoa Đông, Biển Đông hoặc Ấn Độ Dương”. (theo RFI 27/4/2021).


Thậm chí, ảnh bìa The Economist tuần này là một tâm ngắm nhiều vòng với Đài Loan ở giữa, và dòng tựa « Địa đim nguy him nht trên Trái Đất ». (RFI 01/5/2021)


Trong phạm vi nhỏ hẹp bài viết kỳ này, chúng tôi chỉ đề cập đến “trận chiến” mới nhất giữa hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc ở bãi đá Ba Đầu và Biển Đông.   


2.


“Lưỡng hổ tranh hùng” chỉ hai nước lớn mạnh nhất thế giới hiện nay là Mỹ và Hoa ở Biển Đông.


Ngày 04/4/2021, từ hướng Bắc, Bắc Kinh điều Mẫu hạm Liêu Ninh (có lẽ từ Thanh Đảo hay cảng Đại Liên) vượt qua eo Okinawa-Miyako tiến vào Biển Đông.


image005Phóng đồ minh họa đường hành quân của Hạm đội Liêu Ninh khai thông eo biển Okinawa-Miyako từ hướng Bắc tiến vào Biển Đông ngày 04/4/2021. Văn Hóa Online-California Map.


Ngày 06/4/2021, từ hướng Nam, Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và nhóm chiến hạm đổ bộ USS Makin Island từ Ấn Độ Dương vượt qua eo Malacca-Singapore tiến vào Biển Đông.


image007Phóng đồ minh họa đường hành quân của Hạm đội USS Theodore Roosevelt và nhóm chiến hạm đổ bộ USS Makin Island từ Ấn Độ Dương vượt qua eo Malacca tiến vào Biển Đông ngày 06/4/2021. Văn Hóa Online-California Map.


Biển Đông (gọi chung) thực tế là vùng biển South China Sea (bao gồm hai khu vực biển quan trọng là biển Đông Việt Nam và biển Tây Philippines). Mục tiêu chính của các cuộc hành quân là Ba Đầu.


Ngày 07/3/2021, Philippines phát hiện và tố cáo hơn 200 “Chiến thuyền Dân quân biển” giả dạng tàu cá của Trung Quốc (chúng tôi gọi là các Trung đội Đặc công Biển) bám trụ tại khu vực biển – đá Ba Đầu.


Sự thật, Việt Nam đã phát hiện ra đội tàu Dân quân biển khổng lồ của Trung cộng đã hiện diện ở bãi đá Ba Đầu từ năm 2008.


image008Tàu cá “khủng” của Trung cộng thả xuồng cho ngư dân vào trong bãi cạn Ba Đầu khai thác hải sản. Hình chụp năm 2008. Ảnh tài liệu của Mai Thanh Hải/nguồn TNO.


image010Hai tàu cá của tỉnh Hải Nam (Trung cộng) là tàu cá vỏ sắt Quỳnh Quỳnh Hải ngư 89029 (trái) và tàu vỏ gỗ Quỳnh Hải ngư 09058 đang neo đậu trong bãi Ba Đầu vào tháng 4.2016

Ảnh: Mai Thanh Hải/nguồn TNO.


image012Đoạn phim phát trên đài truyền hình Trung Quốc hôm 12/4/2018 cho thấy Chủ tịch Tập Cận Bình mặc áo trận đứng trên một khu trục hạm cùng với các tư lệnh hải quân Trung Quốc thị sát các hoạt động trên Mẫu hạm Liêu Ninh. Truyền thông Trung Quốc mô tả đây là cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay bao gồm 48 chiến hạm và tàu ngầm, 76 chiến đấu cơ cùng sự tham gia của hơn 10.000 sỹ quan, binh sỹ của Hải quân Trung Quốc.


Lời qua tiếng lại, nhưng toàn cảnh “Chiến thuyền Tầu cộng” nhấp nhô ở Ba Đầu dường như muốn khiêu khích đối thủ số một hơn là nhắm vào Philippines, đối với Bắc Kinh chỉ là tiểu quốc hải quân.


Tất nhiên, Hoa Kỳ, quốc gia chống lưng cho Philippines phải nhẩy vào.


3.


Lâu nay, các cuộc hành quân của hai bên Mỹ - Hoa thường được gọi là tuần tra an ninh, tảo thanh, bảo vệ căn cứ, tập trận bắn đạn thật, tập trận chiến tranh công nghệ… Nhưng đối với Bắc Kinh, sự xuất hiện thường trực của hàng đàn tàu Dân quân giả dạng tàu cá, đặc biệt ở khu vực bãi đá Ba Đầu là một chiến thuật bày binh bố trận ở Biển - hoàn toàn mới - được toan tính rất kỹ chuẩn bị cho Hạm đội Liêu Ninh tiến vào Biển Đông.


Hàng trăm Chiến thuyền Dân quân Trung cộng ở biển-đá Ba Đầu ràng buộc lại với nhau, rầm rộ gióng trống khua cờ là những con mồi, nhử đến giờ G (qua tay Philippines phổ biến dư luận thế giới), khai chiến trận thư hùng đầu tiên giữa Liêu Ninh và USS Roosevelt.


image014Những con mồi “Chiến thyền Dân quân” ràng buộc với nhau nhấp nhô ở biển-đá Ba Đầu thuộc lãnh hải biển Tây Philippines. Nguồn ảnh Philippines


Toàn cảnh trận liệt khiến người ta nhớ lại trận hỏa công Xích Bích giữa liên quân Lưu Bị-Tôn Quyền với hạm đội Tào Tháo trên sông Trường Giang năm 208 CN. Tướng gián điệp Bàng Thống hiệp với lão tướng Hoàng Cái (Đông Ngô), hiệp với “gió Đông” của nhà mưu sĩ thiên văn Gia Cát Lượng, dâng kế cho Tào Tháo nên ràng buộc xích sắt chiến thuyền lại với nhau để tránh say sóng, nghênh chiến với đại quân của Đại Đô đốc Chu Du. Ngay trận mở màn, hỏa thuyền ngụy trang của tướng Hoàng Cái đúng vào giờ G gió Đông tiến rất nhanh, mũi tàu đâm thẳng vào chiến thuyền Tào Tháo, đốt cháy hàng ngũ xích sắt tan vỡ từng mảnh. Hạm đội Tào Tháo đại bại. Trận Xích Bích đi vào lịch sử Trung Quốc.


Luận cổ suy kim, người ta chờ đợi trận hỏa công Xích Bích sẽ tái diễn ở Ba Đầu 2021. Bạt phủ pháo hạm mở toang. Pháo hạm phe này sẽ bắn vào chiến hạm phe kia như mưa, y như thời Thế chiến thứ Hai trên Thái Bình Dương.


Mặt biển Tây Philippines vào tháng Tư phẳng lặng như hồ Gươm, tiếng sóng và tiếng súng dường như ẩn hiện dưới đáy trận liệt. Không thấy khói lửa đạn thật nào nổ ra, không có anh lính thủy nào bỏ mạng sa trường (hoặc là vì bí mật quốc gia nên các bên giấu kín).


Một trận hải chiến kỳ lạ ở Biển Đông.


Lưỡng hổ tranh hùng: Mỹ thắng lớn?


1.


Ngày 10-4-2021, Vệ tinh Sentinel phát hiện Liêu Ninh tiến vào Biển Đông qua eo biển Luzon. Nhóm tàu Trung Quốc sau đó di chuyển theo hướng tây - tây nam, băng qua quần đảo Đông Sa đang do Đài Loan kiểm soát.


Từ ngày 11 đến 13-4-2021, Liêu Ninh và các tàu hộ tống chỉ hoạt động quanh quẩn ngoài khơi đảo Hải Nam. Cũng trong ngày 13-4, hình ảnh vệ tinh cho thấy nhóm USS Theodore Roosevelt rời Biển Đông qua eo biển Luzon.


Ngày 14/4/2021, khi USS Makin Island rời biển Đông (trọng điểm ở chỗ nào?) và lướt sóng trên biển Tây Philippines (tỏ ra tình hình làm chủ chiến trường nghiêng cán cân về phía Mỹ), nhóm Mẫu hạm Liêu Ninh quay đầu và đi thẳng về phía nam Biển Đông.


Ngày 16/4/2021, vệ tinh Sentinel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu chụp được hình ảnh biên đội Mẫu hạm Liêu Ninh nằm ở vùng biển giữa quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.


Ngày 17/4/2021, vệ tinh của Công ty Planet chụp lúc 12h30 ngày 17-4-2021, cho thấy vị trí hành quân của Liêu Ninh đang cách bờ biển Quy Nhơn (Việt Nam) khoảng 300km về phía đông bắc có tọa độ 14.18931 Bắc, 112.06473 Đông và đang di chuyển theo hướng bắc - đông bắc. (theo TTO 17/4/2021).


Có một chi tiết đáng lưu ý là Mẫu hạm Liêu Ninh chỉ tiến xuống phía nam Biển Đông sau khi Mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và chiến hạm đổ bộ tấn công USS Makin Island của Mỹ rời khu vực. (theo TTO 17/4/2021)


image016Dữ liệu và đồ họa: BẢO DUY - Nguồn: PLANET, CƠ QUAN VŨ TRỤ CHÂU ÂU


image018Dữ liệu và đồ họa: BẢO DUY - Nguồn: PLANET


2.


Một trong các ý nghĩa quân sự của trận đụng độ Mẫu hạm, các tư lệnh chỉ huy chiến hạm, tư lệnh chiến trường, có dịp đánh giá lại khả năng tham chiến, kinh nghiệm hải chiến của sĩ quan thủy thủ, ưu thế hay hạn chế của vũ khí hỏa lực hoặc vũ khí công nghệ điện tử.


Ngày 11/4/2021, tức là bẩy ngày sau khi Liêu Ninh tiến vào Biển Đông, Philippines công bố hình ảnh hàng ngũ của đoàn tàu cá Dân quân biển tan tác từng mảnh, hoặc là chạy trốn vào các đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực của Trung cộng là GaVen (Gaven Reef) và Huy Gơ (Hughes Reef).


image020image022Hàng trăm tàu cá Dân quân biển của Trung cộng tan tác ra từng mảnh chạy trốn về căn cứ đảo nhân tạo Ga Ven. (góc tr6en cùng).


Ý nghĩa chính trị của trận chiến không thể loại bỏ. Tổng tư lệnh Quân ủy trung ương Tập Cận Bình (tư lệnh hàng đầu chỉ huy cuộc tập trận lớn nhất của biên đội tác chiến Mẫu hạm Liêu Ninh năm 2018) gởi ra cho nhân dân Trung Quốc và thế giới thấy rằng, lực lượng hải quân trẻ trung Trung Quốc nay đã hiên ngang trực diện đối đầu với cường quốc hải quân lâu đời Hoa Kỳ, đồng thời cũng là thông điệp cảnh báo đối với các tiểu quốc ven biển.


Ngày 03/5/2021, hãng tin Reuters dẫn lời Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho rằng Trung Quốc gần đây đã hành động “hung hăng hơn ở nước ngoài" và đang hành xử với cung cách "ngày càng đối nghịch". Trong chương trình "60 Minutes" được phát sóng trên đài CBS News hôm 2/5/2021, trả lời câu hỏi liệu Washington có tiến tới một cuộc đối đầu quân sự với Bắc Kinh, ông Blinken cho biết: "Đi đến điều đó hoặc theo hướng đó sẽ trái với lợi ích của cả Trung Quốc và Mỹ ". Ông Blinken cho biết Mỹ không nhằm mục đích "kiềm chế Trung Quốc", nhưng sẽ "duy trì trật tự dựa trên quy tắc mà trong đó Trung Quốc đang thách thức. Bất cứ ai thách thức trật tự đó, chúng tôi sẽ đứng lên và bảo vệ nó". (theo BBC 03/5/2021)


image024Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.


Trả lời phỏng vấn của Ngoại trưởng Mỹ Blinken thật là bóng bẩy. Đồng minh của Mỹ, Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin không cần thiết “ga lăng”: "Trung Quốc, bạn của tôi, làm sao để tôi có thể nói điều này một cách lịch sự nhỉ? Xem nào, các ông hãy cuốn gói ngay đi" - trích dòng tweet trên tài khoản cá nhân của ông Locsin. (theo PLO 03/5/2021)


Tạm kết: Trận Ba Đầu, cho đến nay chưa ai có thể vén màn bí mật cuộc tranh hùng của lưỡng hổ mờ mờ ảo ảo trong điều kiện khoa học chiến tranh công nghệ thế kỷ 21.


3.


Về địa lý và tầm vóc trận liệt, theo các chuyên gia Biển Đông, vùng biển-đá Ba Đầu (Whitson Reef) nằm trong phạm vi lãnh hải của đảo Sinh Tồn Đông thuộc cụm Sinh Tồn (Union Banks Reef) do Việt Nam kiểm soát, do đó thuộc chủ quyền của Việt Nam. Một số chuyên gia khác cho rằng Ba Đầu nằm trong vùng EEZ của Philippines.


Hai luận điểm này không loại trừ Ba Đầu kể cả cụm Sinh Tồn và các đảo kế cận chưa xác định thuộc vùng biển nào trong các hội nghị quốc tế về Biển. Phía Trung cộng cho rằng tất cả đảo đá thực thể nằm bên trong đường chữ U lưỡi bò (tự vẽ) đều là của họ. Về phía Mỹ thường tuyên bố không đứng về phe nào trong các tranh chấp chủ quyền, điều đó hàm ý các tranh chấp ở biển South China Sea về pháp lý là vô giá trị. Trong các cuộc tranh chấp hiện nay, các phe hầu như ngầm hiểu rằng trên thực tế ngoại trừ quyền lãnh hải EEZ 200 hải lý, tất cả đều nằm trong vùng biển Quốc Tế; đặc biệt phán quyết chung thẩm PCA Hà Lan 7/2016 coi lịch sử chủ quyền lưỡi bò Trung cộng yêu sách là vô giá trị,


Thứ ba, hàng trăm “chiến thuyền” Trung cộng tập trung ở đá Ba Đầu (Whitson Reef) chỉ cách đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực Gạc Ma 32,7 hải lý, cách Tư Nghĩa (Hugh Reef) 11 hải lý, cách Ga Ven 34,2 hải lý. Với vị trí độc địa này, Ba Đầu gần như tuyến đầu nằm trong tầm bảo vệ, yểm trợ, tiếp viện kịp thời của chiến hạm Trung cộng.


image025Ba Đầu cách căn cứ Gạc Ma Trung cộng 32,7 hải lý.


image027image029Đảo nhân tạo/căn cứ Tư Nghĩa Huy Gơ (Hugh Reef) Trung cộng bồi đắp. Ảnh: Mai Thanh Hải.


image031image033Đội hình tàu cá “khủng” neo ở phía đông nam căn cứ Ga Ven (Gaven Reef) do Trung cộng

bồi đắp. Ảnh: Mai Thanh Hải


Thế nhưng vì sao lại tạo ra trận liệt ở khu vực đá Ba Đầu? Phải chăng cả Mỹ lẫn Hoa đều coi Ba Đầu là địa bàn thuộc vùng biển Quốc Tế.


Các thông tin diễn biến mặt trận Ba Đầu cho thấy, tầm vóc mặt trận không co cụm ở Ba Đầu mà nó lan rộng ra khắp Biển Đông.


Hậu Ba Đầu


Trận Ba Đầu được xem như kết thúc từ ngày 11- 17/4/2021 với cuộc “trốn chạy” mất dạng của hạm đội tác chiến Liêu Ninh.


Ngày 23/04/2021 Tập Cận Bình đến đảo Hải Nam (theo tin báo trong nước) chủ tọa lễ chyển giao 3 chiến hạm mới tăng cường cho Bộ tư lệnh Hải quân Chiến khu miền Nam.


Theo ghi nhận của nhật báo Pháp Les Echos, ba chiến hạm trên là chiến hạm tấn công thế hệ Type 075, mang tên “Hải Nam”, có khả năng chở 30 trực thăng và hàng trăm binh sĩ, với lượng giãn nước 40.000 tấn, khu trục hạm “Đại Liên” Type 055, và một tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng tên lửa đạn đạo “Trường Chinh 18” Type 094 (theo RFI 25/4/2021)


image026Tập Cận Bình trao cờ hay “cuốn cờ” chỉ huy sau trận Ba Đầu cho một sĩ quan hải quân (tư lệnh?) trong buổi chuyển giao 3 chiến hạm mới tại căn cứ Tam Á, Hải Nam ngày 23.4.2021. Ảnh chụp màn hình Hoàn Cầu thời báo/TNO.


Ngày 02/5/2021, hãng tin AP dẫn lời phát ngôn viên của lực lượng hải quân Trung Quốc - ông Gao Xiucheng khẳng định nhóm tác chiến Mẫu hạm Sơn Đông mới đây đã tiến vào Biển Đông.


Phải chăng, Liêu Ninh đã bị loại ra khỏi vòng chiến? Bắc Kinh nghẹn ngào thông báo Mẫu hạm tự chế Sơn Đông tiến vào Biển Đông. Chắc là để thay thế Liêu Ninh bại trận?


Lý Kiến Trúc


California / bổ túc 04/5/2021
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4103)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4147)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông
20 Tháng Mười 2023(Xem: 4447)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI