Thượng đỉnh Biden - Putin: “Nhen nhúm thiên hạ chia ba”

18 Tháng Sáu 20217:59 SA(Xem: 6070)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 18 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thượng đỉnh Biden - Putin: “Nhen nhúm thiên hạ chia ba”


Trung Quốc phủ bóng thượng đỉnh Nga - Mỹ

image001

Dù Biden - Putin thảo luận nhiều về những căng thẳng song phương, yếu tố Trung Quốc vẫn trở thành mối quan tâm chung trong thượng đỉnh Nga - Mỹ.


Trong cuộc họp báo riêng sau hội nghị thượng đỉnh, Tổng thống Mỹ Joe Biden tiết lộ ông đã cảnh báo Tổng thống Nga Vladimir Putin về sự trỗi dậy của Trung Quốc, nước láng giềng chung hàng nghìn km biên giới với Nga.


Biden nhận định Trung Quốc có tham vọng trở thành "nền kinh tế hùng mạnh nhất và lực lượng quân sự lớn nhất thế giới" và ông hy vọng Nga không muốn rơi vào tình trạng "Chiến tranh Lạnh" với Mỹ khi sát vách có một cường quốc tăng tốc trỗi dậy, trong khi nền kinh tế của Moskva đang chật vật.


Trả lời báo giới trước khi lên chuyên cơ về nước, Biden một lần nữa nhấn mạnh vị thế Moskva đang bị đe dọa bởi tham vọng từ Bắc Kinh. "Nga đang trong tình thế hết sức khó xử. Họ bị Trung Quốc bóp nghẹt và mong muốn giữ vị thế cường quốc của mình", ông nói.


image002Tổng thống Joe Biden (phải) gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại cuộc họp thượng đỉnh ngày 16/6 ở Thụy Sĩ. Ảnh: AFP.


Theo giới quan sát, cuộc gặp thượng đỉnh ngày 16/6/2021 tại Geneva cho thấy Biden muốn xây dựng một mối quan hệ ổn định với Nga, trong bối cảnh đối đầu Mỹ - Trung gia tăng căng thẳng. Từ trước sự kiện, Tổng thống Mỹ đã kỳ vọng điều chỉnh quan hệ Washington - Moskva sang trạng thái "ổn định và dễ dự đoán", giảm căng thẳng với đối thủ truyền thống và dồn nguồn lực đối phó đối thủ chiến lược mới nổi là Bắc Kinh.


Trong thông cáo chung sau hội nghị, Putin và Biden thống nhất hai nước "có khả năng đạt tiến triển trong những mục tiêu chung, đảm bảo tính dễ dự báo về chiến lược, giảm rủi ro xung đột vũ trang và chiến tranh hạt nhân".


Hai lãnh đạo tái khẳng định phương châm "chiến tranh hạt nhân không có người thắng và không bao giờ được xảy ra". Mỹ và Nga còn cam kết khởi động "Đối thoại Ổn định Chiến lược" trong tương lai gần một cách chủ động và quyết liệt, tạo tiền đề cho các biện pháp giảm rủi ro và kiểm soát vũ khí sau này.


Việc Biden chủ động đề nghị gặp Putin chứng tỏ ông muốn giảm gánh lo trong tam giác quan hệ Mỹ - Trung - Nga. Thời gian qua, nhiều chuyên gia nhận định chính sách ngoại giao cứng rắn của Washington với cả Moskva lẫn Bắc Kinh khiến hai đối thủ xích lại gần nhau hơn. Tình thế "một chọi hai" sẽ dẫn đến bất lợi chiến lược cho Mỹ.


Trước hội nghị thượng đỉnh, một quan chức cấp cao giấu tên trong chính phủ Mỹ cảnh báo Nga - Trung đang chuyển thành một mối quan hệ chiến lược bền vững. "Những gì chúng ta chứng kiến trong thập kỷ qua cho thấy mối quan hệ đó rất có chiều sâu và đáng quan ngại hơn trước. Ở một mức độ nhất định, hai nước gần như trở thành đồng minh", ông nói.


Theo Daniel R. DePetris, nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn chính sách Defense Priorities, Trung Quốc là mối quan ngại chung của Mỹ và Nga. Tài liệu chiến lược an ninh quốc gia được Nhà Trắng công bố hồi tháng 3 coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh hàng đầu.


Washington xem Bắc Kinh là "đối thủ duy nhất có tiềm năng kết hợp tổng thể sức mạnh kinh tế, ngoại giao, quân sự và công nghệ để duy trì thách thức lâu dài đến trật tự quốc tế ổn định và cởi mở". Trong khi đó, tuy không chỉ trích công khai, Nga vẫn có nhiều quan ngại về sức ảnh hưởng ngày một lớn của Trung Quốc sát biên giới nước này.


"Sự hào nhoáng trong quan hệ Nga - Trung đã che mờ đi những bất đồng sâu sắc hơn và mang tính hệ thống giữa hai nước. Có thể Nga quay sang Trung Quốc không phải vì họ muốn thế, mà bởi họ cần Trung Quốc. Moskva bắt đầu xoay trục sang Bắc Kinh trên phương diện kinh tế sau khi nhận hàng loạt lệnh trừng phạt từ Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) sau khi nước này sáp nhập Crimea", DePetris nhận định.


Với quyền lực, sức ảnh hưởng và tham vọng lớn, Trung Quốc đang lấn dần vào vùng ảnh hưởng truyền thống của Nga. Khu vực Trung Á từng không có đối thủ chiến lược nào đủ sức thách thức Moskva, nhưng hàng loạt nước ở đây hiện trở thành một phần quan trọng trong Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) do Trung Quốc dẫn dắt.


Theo giới phân tích, với một lãnh đạo luôn tìm cách khôi phục vị thế cường quốc cho đất nước như Putin, việc Bắc Kinh lấn át ảnh hưởng của Moskva ở Trung Á và các nước từng thuộc Liên Xô là "không thể chấp nhận".


Nga cũng không giấu diếm một số quan ngại về cách Trung Quốc hành xử trên trường quốc tế. Dù kinh tế gặp nhiều khó khăn do lệnh cấm vận từ phương Tây, Moskva vẫn khá dè dặt với những khoản vay từ Bắc Kinh, khi không muốn gánh nợ quá lớn từ nước láng giềng.


Nga dường như không muốn đi vào vết xe đổ của Sri Lanka hay Montenegro, những quốc gia đang chìm trong núi nợ và phải chấp nhận trao quyền kiểm soát một số bến cảng, vị trí chiến lược cho công ty Trung Quốc. Ngoài ra, một số nhà sản xuất quốc phòng Nga thời gian qua cũng đã phàn nàn việc đối tác Trung Quốc sao chép công nghệ vũ khí, quân sự Nga mà không xin phép.


Dù chia sẻ cùng mối lo ngại với Trung Quốc, Nga và Mỹ vẫn tồn tại quá nhiều bất đồng và khó nhanh chóng tái định hướng chính sách đối ngoại. Kịch bản Moskva quay sang bắt tay với Washington để đối phó với Bắc Kinh được coi là rất khó xảy ra.


Tổng thống Putin ngày 16/6/2021 thừa nhận ông nhìn thấy "hy vọng nhen nhóm" cho việc xây dựng niềm tin giữa hai nước. Tuy nhiên, ông lưu ý Washington và Moskva khó cải thiện quan hệ trong một sớm một chiều khi có quá nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Theo giới quan sát, phương án khả thi nhất lúc này cho Biden và Putin là không khiến quan hệ xấu thêm, ngăn Moskva tiến sâu hơn vào quỹ đạo của Bắc Kinh.


image003Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) bắt tay Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Brazil tháng 11/2019. Ảnh: Sputnik.


Hai cuộc họp báo riêng của Putin và Biden sau hội nghị thượng đỉnh phơi bày hàng loạt thách thức cho quan hệ song phương, song lãnh đạo Mỹ vẫn gửi thông điệp sẵn sàng hợp tác với Nga khi điều đó mang lại lợi ích cho đất nước. Biden khẳng định cuộc gặp trực tiếp với Putin giúp Washington xác định những phương diện hai nước cùng chia sẻ lợi ích và có thể hợp tác.


"Chính phủ Biden cần thực tế hơn khi đặt mục tiêu với Nga và tránh sa đà vào những vấn đề lợi bất cập hại, đào sâu bất đồng thay vì cải thiện quan hệ song phương", DePietries nhận định.


Trên thực tế, trước thềm hội nghị thượng đỉnh, Putin đã tái khẳng định Nga và Trung Quốc phát triển quan hệ đối tác chiến lược chưa từng có tiền lệ. Ông nhấn mạnh sự tin tưởng và hợp tác giữa hai nước đã được nâng tầm trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, công nghệ, quân sự và kỹ thuật.


"Chúng tôi không tin Trung Quốc là mối đe dọa. Đây là điểm quan trọng nhất. Họ không tuyên bố chúng tôi là kẻ thù như Mỹ đã làm", Tổng thống Nga trả lời trong cuộc phỏng vấn với đài NBC của Mỹ./


image004“Nhen nhúm thiên hạ chia ba”.


Quốc kỳ Nga: Государственный флаг Российской Федерации, Quốc kỳ Liên bang Nga hiện nay là một lá cờ gồm ba dải màu nằm ngang bằng nhau, màu trắng ở trên cùng, màu xanh lam ở giữa và màu đỏ ở dưới. Lá cờ này xuất hiện từ thời Đế quốc Nga (ngoại trừ năm 1858 có 3 màu đen, vàng, trắng). Trong khoảng thời gian 1917-1991, nước Nga sử dụng các lá cờ màu đỏ mang biểu tượng búa liềm. Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, Lá cờ ba màu trắng-lam-đỏ lại trở thành quốc kỳ của Liên bang Nga (có một lần sửa đổi vào năm 1993).


Những ý tưởng đầu tiên của việc tạo ra lá cờ đỏ búa liềm đã được khởi xướng vào ngày 6-11-1944 do Tổng tư lệnh Tối cao, Nguyên soái I. Stalin trong phiên họp trọng thể của Xô Viết Tối cao kỷ niệm lần thứ 27 thành công của Cách mạng Tháng Mười.
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14817)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24654)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17548)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17810)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17346)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17677)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16033)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17692)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16378)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15863)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15176)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15683)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13517)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15440)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18077)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15555)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16212)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".