Ukraine: Hỏa điểm của Nga Xô và NATO

10 Tháng Hai 20227:17 SA(Xem: 7754)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ NĂM 10 FEB 2022

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


CHÂU ÂU LÊN CƠN SỐT


Ukraine: Hỏa điểm của Nga Xô và NATO

image002

Nga: Phương Tây cấp vũ khí cho Ukraine là tạo thêm áp lực


10/02/2022  Reuters


image004Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov.


Một quan chức cao cấp của Nga ngày 9/2 cáo buộc phương Tây tăng cường áp lực chính trị lên Moscow bằng việc cung cấp vũ khí và đạn dược hỗ trợ cho Ukraine trong vụ căng thẳng xoay quanh việc Nga tập trung quân sự trên biên giới Ukraine.


Moscow đã tập trung quân gần Ukraine, và đang tập trận với đồng minh thân cận Belarus ở phía bắc Ukraine, gây nên những lo ngại là nước này có thể xâm chiếm Ukraine.


Các nước như Mỹ và Anh đã viện trợ quân sự cho Ukraine, trong đó có phi đạn chống tăng và các bệ phóng phi đạn để giúp Ukraine tự vệ. Những nước khác như Đức đã gởi mũ sắt, nhưng tránh viện trợ vũ khí sát thương.


Mỹ: Nga có thể xâm lược Ukraine ‘bất cứ lúc nào’


VOA 06/02/2022


image005Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan.


Hoa Kỳ hiện tin rằng một cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine “có thể xảy ra bất cứ lúc nào”, Cố vấn An ninh Quốc gia của Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết hôm Chủ nhật, và nếu nó xảy ra thì đây sẽ là hoạt động quân sự lớn nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến II.


“Chúng tôi tin rằng người Nga đã có đủ khả năng để tiến hành một chiến dịch quân sự quan trọng vào Ukraine và chúng tôi đang nỗ lực để chuẩn bị phản ứng”, ông Sullivan nói với chương trình “Meet the Press” của NBC.


Trong một cuộc phỏng vấn riêng trên “Fox News Sunday", ông Sullivan nói, “Bất cứ ngày nào Nga cũng có thể thực hiện hành động chống lại Ukraine, hoặc có thể là một vài tuần”.


Các quan chức tình báo Mỹ đánh giá rằng Moscow có 70% lực lượng sẵn sàng cho một cuộc tấn công.


Ông cho biết một cuộc xâm lược của Nga sẽ dẫn đến "một tổn thất rất lớn về con người đối với Ukraine nhưng gây ra tổn thất chiến lược đối với Nga” với việc Mỹ chuẩn bị áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế nhanh chóng và khắc nghiệt nhắm vào nền kinh tế của nước này.


Ông Sullivan nói: “Bất cứ Nga có hành động tiếp theo nào, Mỹ đều sẵn sàng”.


Tuy nhiên, ông Sullivan cho biết Mỹ sẵn sàng đàm phán với Tổng thống Nga Vladimir Putin về những lo ngại an ninh mà ông đã tuyên bố về các hành động của Mỹ và 29 đồng minh NATO.


“Điều đó bao gồm việc bố trí các hệ thống tên lửa tầm bắn nhất định”, ông Sullivan nói. “Nó bao gồm sự minh bạch về các cuộc tập trận quân sự. Nó bao gồm năng lực lớn hơn để xây dựng lòng tin và tránh các sự cố có thể dẫn đến leo thang hoặc tính toán sai lầm”.


“Nhưng những gì chúng tôi chưa chuẩn bị để đàm phán là các nguyên tắc an ninh cơ bản bao gồm cánh cửa mở vào NATO cho các quốc gia có thể đáp ứng các yêu cầu”, ông Sullivan nói khi bác bỏ yêu cầu của ông Putin rằng NATO loại trừ khả năng trở thành thành viên của Ukraine.


Các đồng minh phương Tây cho biết không quốc gia bên ngoài nào có quyền phủ quyết đối với những quốc gia nào muốn tham gia liên minh Đại Tây Dương.


Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói viện trợ quân sự cho Ukraine lên đến mức “hăm doạ và áp lực”.


“Mọi việc xảy ra về phương diện bơm cho Ukraine thiết bị, đạn dược, khí tài quân sự kể cả vũ khí sát thương là một nỗ lực tăng thêm áp lực chính trị lên chúng tôi, cũng như có thể là áp lực kỹ thuật quân sự,” ông Ryabkov được hãng tin RIA trích lời nói.


Mong muốn của Ukraine muốn xích gần lại phương Tây về phương diện chính trị được xem là mối bận tâm chính của Moscow trong lúc nước này đòi hỏi phương Tây đảm bảo sẽ không thu nạp Ukraine vào NATO và đòi NATO ngưng bành trướng liên minh quân sự.


Ông Ryabkov nhắc tới một bản tin của truyền thông Nga rằng Kyiv đã yêu cầu Mỹ cung cấp hệ thống phi đạn phòng thủ THAAD và gọi đây là hành động khiêu khích.


RIA trích lời ông Ryabkov nói nếu Washington nghiêm túc cân nhắc các khoản tiếp tế này cho Ukraine thì việc đó sẽ làm giảm cơ hội của một giải pháp ngoại giao cho căng thẳng hiện nay.


Ukraina: Pháp, Đức, Ba Lan đoàn kết vì hòa bình châu Âu


RFI 09/02/2022


image007Thủ tướng Đức Olaf Scholz (G), tổng thống Ba Lan Andrzej Duda (T) và tổng thống Pháp Emmanuel Macron (P) họp báo chung tại Berlin, Đức ngày 08/02/2022. REUTERS POOL


Thụy My


« Đoàn kết để tránh chiến tranh xy ra châu Âu », đó là thông điệp mà thủ tướng Đức Olaf Scholz, tổng thống Pháp Emmanuel Macron và đồng nhiệm Ba Lan Andrzej Duda muốn đưa ra tối qua 08/02/2022 tại Berlin. Cuộc gặp này diễn ra trong khuôn khổ chiến dịch ngoại giao rộng rãi liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraina, sau chuyến thăm Matxcơva và Kiev của tổng thống Pháp, cũng như chuyến đi Washington của thủ tướng Đức.


Tam giác Weimar - công thức đã được lặng lẽ kỷ niệm 30 năm vào năm ngoái - là liên kết giữa Pháp-Đức, hai đồng minh là cột trụ truyền thống của châu Âu và Ba Lan, nước Đông Âu lớn nhất, với nhiều thăng trầm theo thời gian. Vacxava ngày nay đóng vai trò tiên phong trong cuộc khủng hoảng Ukraina, có quan điểm cứng rắn nhất đối với Matxcơva.


Thông tín viên Pascal Thibaut tường trình từ Berlin :


Ba nhà lãnh đạo Scholz, Macron và Duda muốn kích hoạt trở lại công thức Weimar từ nhiều năm qua vẫn bất động, và bày tỏ tình đoàn kết của châu Âu trong cuộc khủng hoảng hiện nay.


Thủ tướng Đức tuyên bố : « Mc đích chung ca chúng tôi là tránh để chiến tranh xảy ra ở châu Âu, phân tích tình hình của chúng tôi rất giống nhau. Chúng tôi muốn giảm căng thẳng, cần đến các cuộc đàm phán và một giải pháp ».


Publicité


Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tỏ ra lạc quan, cho rằng giải pháp sẽ được « tìm thy », nhưng theo ông, muốn vậy châu Âu không nên lùi một bước nào, và phải cứng rắn.


Ông Emmanuel Macron cũng có cùng giọng điệu, một lần nữa cho rằng cần « đối thoi ráo riết vi Nga ». Tng thng Pháp khng định : « Cn phi tránh chiến tranh. Hòa bình và n định ở châu Âu là tài sản quý giá của chúng ta, và nghĩa vụ của chúng ta là phải làm mọi cách để gìn giữ ».


Tổng thống Macron nhắc nhở rằng thỏa thuận Minsk là con đường duy nhất cho một giải pháp chính trị. Một cuộc họp mới theo công thức Normandie giữa các cố vấn Nga, Ukraina, Đức và Pháp sẽ diễn ra ngày 09/02  Berlin. Mt hi ngh thượng đỉnh gia các nhà lãnh đạo bn nước thì vn chưa chc chn.

21 Tháng Sáu 2024(Xem: 1564)
19/6/2024: Putin & Kim Jong Un ở Bình Nhưỡng: Bắc Hàn cần tiền, Nga cần vũ khí. Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thủ đô Hà Nội của Việt Nam vào thứ Tư, sau cuộc gặp hiếm hoi tại Bắc Hàn với chủ tịch Kim Jong Un, trong đó hai nhà lãnh đạo Nga-Bắc Hàn đã nhất trí về một quan hệ đối tác chiến lược mới do Moscow cần vũ khí cho cuộc chiến tranh ở Ukraine.