“Đại đế Putin” và giấc mơ phục sinh Xô viết

21 Tháng Hai 20222:06 CH(Xem: 5194)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ  HAI 21 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Vì sao lại là Donbass?


“Đại đế Putin” và giấc mơ phục sinh Xô viết

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

21/2/2022


“Cộng sản kỵ nhất hai mẫu người: lỗi lạc trong đảng và bất khuất trong tù. Lỗi lạc sẽ tái hiện một Gorbachev, bất khuất sẽ tái hiện một Mandela. Cả hai mẫu người này đều có ở Việt Nam.” (LKT)


Một đoạn tin khá lôi cuốn trên bản tin BBC ngày 21/2/2022, VHO trích:


Tờ Tạp chí Cộng sản hôm 14/2/2022 lý giải bằng việc dẫn chứng "lịch sử", báo này nêu khó khăn trong cố gắng của Nga đề cao sự tự chủ trước thách thức của Phương Tây:


"Chiến tranh Lạnh kết thúc và Liên Xô tan rã năm 1991 đã không dẫn đến sự chuyển hóa của nước Nga theo mô hình "dân chủ" mà Mỹ và phương Tây mong muốn. Trong giai đoạn khoảng 10 năm kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến thời kỳ chuyển đổi khó khăn của nước Nga sang nền kinh tế thị trường, trong khi xã hội còn nhiều khó khăn và bất ổn."


Cũng theo tờ này: "Từ cuối những năm 90 của thế kỷ XX, Mỹ và phương Tây nhận thấy quá trình "diễn biến" và "phương Tây hóa" nước Nga hầu như không có tiến triển do chủ nghĩa dân tộc và tính độc lập của người Nga rất cao.


Trong bài: "Ai hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng Nga - Ukraine?" đăng trên tờ Quân dội Nhân dân 13/2/2022, ngay bên dưới cũng là một câu hỏi: "Liệu truyền thông quốc tế có đang quá đà khi đồng loạt tuyên truyền Nga âm mưu xâm lược Ukraine?"  Tờ Quân dội Nhân dân còn khẳng định: "Nga chắc chắn là quốc gia không muốn gây xung đột với Ukraine”.


Văn Hóa Online (VHO) xin đưa ra câu hỏi: Putin đang dụng binh xâm lược Ukraine hay đang mơ giấc mơ gì khác?


Tất nhiên, câu hỏi không thể không tránh được sự “phỏng đoán và tiên đoán”.


image001“Đại đế Putin”, Tổng thống suốt đời của Nga Xô vĩ đại hơn cả Stalin - tương tự như ở phương Đông “Hoàng đế Tập Cận Bình”, chủ tịch suốt đời của Trung cộng vĩ đại hơn cả Mao Trạch Đông.


image006Ảnh trên: Tên lửa hành trình tầm xa phóng đi từ sân bay bí mật của Nga trong một cuộc tập trận quân sự được chụp từ video do Cơ quan Báo chí Bộ Quốc phòng Nga cung cấp, ngày 19/02/2022. AP/RFI. Ảnh dưới: Bản đồ địa hình chiến lược từ Moscow nhìn về Châu Âu. Biên giới (lằn đỏ) dài mênh mông của Nga bao trùm gần hết Châu Âu, tên lửa hạt nhân tầm xa của Nga có thể bắn tới thủ đô 3 cường quốc Anh, Pháp, Đức và các nước trong khối NATO. Tổng hành dinh NATO đặt ở Brussel thủ đô Bỉ (Belgium) nhìn qua eo biển Manche là thủ đô London cách khoảng 34km. Quốc gia láng giềng chiến lược của Nga là Belarus. Nước đối thủ nguy hiểm gần nhất của Nga là Ba Lan-được coi là Tổng hành dinh tiển phương của NATO. Bản đồ minh họa dựa theo Google Map. VHO Feb 21 2022.


image008Lằn ranh đỏ: biên giới bí mật quân sự của Nga với Belarus và Ukraine. Từ Moscow nhìn về Minsk (thủ đô Belarus), Vilnius (thủ đô Lithuania), Kiev (thủ đô Ukraine) và Warsaw (Bộ tư lệnh tiền phương của NATO - thủ đô Ba Lan). Đường biên giới Belarus và Ukraine (màu xanh lá cây) dài 1084 km. Lãnh thổ Belarus là một trong những hướng quân Nga bao vây Ukraine, Xe tăng Nga có thể từ biên giới Belarus-Ukraine tràn qua thủ đô Kiev trong vòng vài tiếng.


image010Khoảng cách địa hình trung bình từ Minsk (thủ đô Belarus) tới Kiev (thủ đô Ukraine) = 526km. Tên lửa đặt từ biên giới bí mật của Nga khoảng cách không gian sẽ gần hơn.


image012Khoảng cách địa hình trung bình từ Moscow tới London = 2878km. Tên lửa đặt từ biên giới bí mật của Nga khoảng cách không gian sẽ gần hơn.


image014Khoảng cách địa hình trung bình từ Moscow tới Paris = 2833km. Tên lửa đặt từ biên giới bí mật của Nga khoảng cách không gian sẽ gần hơn.


image016Khoảng cách địa hình trung bình từ Moscow tới Berlin = 1800km. Tên lửa đặt từ biên giới bí mật của Nga khoảng cách không gian sẽ gần hơn.


image018Bản đồ địa hình lãnh thổ Donbass phía đông Ukraine đang tranh chấp giữa chính quyền Kiev của tổng thống Petro Poroshenko với hai nhóm “phiến quân ly khai” tự xưng là nước Cộng hòa nhân dân Donetsk (DNR) và nước "Cộng hòa nhân dân Luhansk ở miền đông Ukraine.

Vùng đất màu nâu đậm (diện tích được cho là gần đúng) được thỏa thuận bởi Minsk I ngày 19/9/2014, sau đó được bành trướng thêm bởi thỏa thuận Minsk II ngày 22/4/2015.

Vùng đất màu nâu nhạt đang là một lãnh thổ ẩn số tranh chấp hiện nay. 


Nhóm “phiến quân ly khai” Donetsk (Theo thống kê, dân số thành phố là 1.131.700 (số liệu năm 2005) và dân số vùng đô thị là 1.566.000 (số liệu năm 2004). Với diện tích: 358 km², Donetsk là thành phố lớn thứ tư của Ukraina, là thành phố lớn thứ tư của Ukraina. Ông Alexander Ananchenko là thủ tướng của nước “Cộng hòa nhân dân Donetsk” tự xưng (DNR).

image020

Thủ tướng Donetsk-Alexander Ananchenko


Lãnh thổ của Donetsk tại thời điểm bị Đức quốc xã chiếm đóng bao gồm chủ yếu là của một khu ổ chuột của người Do Thái nơi 3.000 người Do Thái thiệt mạng và một trại tập trung nơi 92.000 người thiệt mạng;


Nhóm “phiến quân ly khai” Luhansk (Tỉnh có diện tích 26.700 km2, dân số 2,4 triệu người/số liệu năm 2006). Ông Igor Plotnitksy là thủ tướng của nước "Cộng hòa nhân dân Luhansk" tự xưng.


Nhắc lại, ngày 19/11/2014, ông Igor Plotnitksy, Thủ tướng tự xưng của "Cộng hòa nhân dân Luhansk" đã gửi thư ngỏ thách đấu Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko để giải quyết xung đột ở miền Đông.


Điều kiện mà ông Plotnitsky dự kiến sẽ đưa ra nếu thắng cuộc là chính quyền Kiev phải chấm dứt ngay lập tức mọi sự thù địch, rút quân khỏi miền Đông, bắt đầu đàm phán hòa bình với Donetsk và Luhansk.

image022

Thủ tướng Luhansk-Igor Plotnitksy


Vì sao lại là Donbass?


Mặt trận Đông Âu diện rộng đang diễn ra ở Ukraine, nhưng hỏa điểm chính là vùng đất Donbass phía đông giáp ranh giới Nga Xô. Hai đối thủ chính là liên minh Mỹ- NATO và Moscow cái dù chiến lược che chở Donbass.


Donbass là vùng đất đang diễn ra cuộc tranh chấp, có thể gọi đó là cuộc nội chiến chăng giữa quân chính phủ do tổng thống Volodymyr Zelenskiy lãnh đạo và hai nhóm “phiến quân” Donetsk và Luhansk.


Vladimir Putin dụng binh “xuất quỷ nhập thần” lúc rút quân lúc tăng quân, Joe Biden và khới NATO đại diện là ba cường Quốc Anh, Pháp, Đức, đặc biệt là truyền thông phương Tây tỏ ra “bấn loạn” trước hàng trăm ngàn khinh binh thiện chiến, cùng với xe tăng, đại pháo, tên lửa và không quân của Nga cứ như đại quân nga xâm lăng Ukraine tới nơi rồi.


Ngày 17/2/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden tại White House nói trong cuộc họp báo với các nhà báo quốc tế rằng có "mọi dấu hiệu" là Nga đang có kế hoạch tiến vào Ukraine.


Cả thế giới đang chờ đợi chiến tranh nổ ra ở Đông Âu.


Ngày 17/2/2022, trang RBC-Ukraine dẫn lời ông Volodymyr Zelensky tổng thống Ukraine cho biết ông đề xuất hội đàm “đàm phán” với Tổng thống Vladimir Putin.


Ngày 18/2/2022, hãng tin Sputnik dẫn lời phát ngôn viên điện Kremlin - ông Dmitry Peskov cho biết tình hình ở Donbass lúc này đang rất đáng báo động.


Ngày 19/2/2022, Tổng thống Ukraine Zelensky lại đề xuất tổ chức một cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin.


Ngày 20/2/2022, Hội nghị an ninh quốc tế Munich mở ra với sự hiện diện của các nguyên thủ Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Tổng thư ký NATO (North Atlantic Treaty Organization) và các thành viên trong khối Liên Minh Bắc Đại Tây Dương.


Dĩ nhiên, Nga không được mời tham dự, nhưng với sự hiện diện rất đáng chú ý của Ngoại trưởng Bắc Kinh, Munich muốn nghe quan điểm của Bắc Kinh/Vương Nghị về mặt trận Ukraine.


Không chút ngại ngùng, Vương Nghị nói: "Não trạng Chiến tranh Lạnh, gây chia rẽ thế giới". (theo BBC). Vương Nghị nhấn mạnh: "Ukraine nên là một cây cầu nối giữa phương Đông và phương Tây, chứ không nên là một chiến tuyến". (theo TNO)


Phát biểu tại Munich, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cảnh báo Nga "sẽ gặp phải phản ứng nhanh chóng, mạnh mẽ và đoàn kết" từ Hoa Kỳ cùng các đồng minh nếu ông Vladimir Putin tấn công Ukraine. (theo BBC).


Nhắc lại, ngày 15/2/2022, hãng thông tấn TASS của Nga đưa tin, Chủ tịch hạ viện Vyacheslav Volodin, Duma Quốc gia (Hạ viện Nga) đã thông qua nghị quyết công nhận hai nước cộng hòa tự xưng Donetsk và Lugansk ở miền Đông Ukraine, kêu gọi ông Putin chính thức công nhận hai thực thể CHND Donetsk và CHND Lugansk là các nhà nước độc lập tách ra từ vùng Donbass, nêu lý do là chính quyền Kiev không tuân thủ hai thỏa thuận Minsk I và II đã ký kết với Nga hồi năm 2014 và 2015.


Dù được Hạ viện Nga khuyến cáo, Putin vẫn chưa tấn công Ukraine và chưa chính thức tuyên bố công nhận hai thực thể Donetsk và Lugansk ở đông Ukraine tự nhận là hai nhà nước độc lập.


Một lần nữa, xin nhắc lại lời Tổng thống Ukraine Zelensky: “Không biết Moscow muốn gì?”


Ngày 19/2/2022, phát ngôn nhân Điện Kremlin Dmitry Peskov nói rằng Kiev đã nhiều lần đề nghị với Matxcơva về việc sắp xếp một cuộc gặp giữa Tổng thống Putin và tổng thống Zelensky, nhưng không rõ chủ đề thảo luận là gì.


Theo ông Peskov, phía Ukraine thật ra muốn thảo luận về chủ đề vùng Donbass ở miền đông Ukraine. Nhưng quan điểm của Tổng thống Putin là nếu phía Ukraine muốn thảo luận về các vấn đề của Donbass, trước hết Kiev nên gặp những người đứng đầu của vùng này.


“Tại sao các bạn và người dân Donbass lại không nói chuyện về Donbass? Ông Peskov nói. (theo TTO 19/2/2022).


Phát biểu tại hội nghị Munich, Tổng thống Zelensky nói: "Tôi không biết Tổng thống Nga muốn gì. Vì lý do này, tôi đề nghị chúng ta gặp nhau".


Điểm này cho thấy, Tổng thống Ukraine muốn nói chuyện với Tổng thống Nga Putin trước kkhi nói chuyện với lãnh đạo hai nhóm ly khai Donetsk và Luhansk.


Điểm này cũng cho thấy, nội bộ của Ukkraine diễn ra cuộc “phản loạn” của Donetsk và Luhansk chính là vấn đề chủ quyền chính trị của Ukraine.


Kiev muốn gì?


image024Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Munich, Đức, ngày 19 tháng 2, 2022. AP


Ngày 19/2/2022, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu tại Hội nghị An ninh Munich ở Munich, Đức, ông kêu gọi các nước phương Tây không chờ đợi một cuộc xâm lược có thể xảy ra của Nga để áp đặt các chế tài lên nước này.


Nhưng các nhà lãnh đạo các nước phương Tây, hiện tin rằng Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lược có thể xảy ra nhắm vào Ukraine, nói Nga sẽ đối mặt với hậu quả nặng nề nếu tấn công, đồng thời cảnh báo Moscow chớ nỗ lực vẽ lại biên giới Châu Âu. (theo VOA 20/2/2022)


Ngày 20/2/2022, Reuters đưa tin Tổng thống Ukraine Zelensky đã kêu gọi các bên ở vùng Donbass, ngay lập tức ngừng bắn và ông sẵn sàng mở một hội nghị đàm phán với Donetsk và Luhansk.


Ông Zelensky cũng cho biết Ukraine ủng hộ việc đàm phán hòa bình trong Nhóm liên lạc ba bên, gồm Ukraine, Nga, và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE).


Tổng thống Zelensky viết trên tài khoản Twitter của ông: "Chúng tôi ủng hộ việc tăng cường tiến trình hòa bình. Chúng tôi ủng hộ việc triệu tập cuộc họp của Nhóm liên lạc ba bên ngay lập tức và áp dụng lệnh ngừng bắn",


Mặt trận Ukraine phần nào hé lộ ra trung tâm của vấn đề.


Nhưng các nỗ lực quân sự của Moscow vẫn chưa là đáp số cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine và ý đồ chiến lược Đông Âu của “Đại đế Putin”.


 Cho đến nay, Ukraine chưa phải là thành viên trong NATO nhưng tiếng nói của Kiev ở Munich biểu hiện một thái độ chính trị rất quan trọng trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng “nội chiến” trong quốc gia của họ. Đáng chú ý là Kiev đang tiếp nhận hàng tấn vũ khí tối tân của NATO thay thế cho lượng vũ khí cổ lỗ sĩ của Nga (còn thua cả chất lượng vũ khí Nga viện trợ cho Hà Nội trong Vietnam War).


Chỉ dấu Kiev thoải mái tiếp nhận vũ khí của phương Tây khiến người ta có cảm tưởng Kiev đang hướng về NATO và tiên đoán trước sau gì Kiev cũng rơi vào vòng tay rộng mở của NATO.


Tiếp nhận vũ khí phương Tây có nghĩa là Tổng thống Volodymyr Zelensky sẽ ngả vào NATO. Câu hỏi tự thân là câu trả lời cho ẩn số sự nghiệp chính trị của Zelensky.


Thái độ chính trị của Zelenskiy hiện nay cho thấy Kiev sẵn sàng mở cuộc hòa đàm với hai nhóm “phiến quân” Donetsk và Luhansk, nhưng lại đề nghị với Munich 2022 nếu "tái cấu trúc an ninh châu Âu", phải gồm phần đảm bảo an ninh cho nước ông.


Điểm này đi ngược hay đồng thuận với phát biểu của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris tại Munich cho rằng: "Biên giới quốc gia không nên bị thay đổi bằng vũ lực".


An ninh và lãnh thổ toàn vẹn của Urkaine cũng như biên giới Ukriane hiện nay nên giữ nguyên trạng qua thỏa thuận Minsk I và Mins II hay sẽ thay đổi trong xu hướng một nền trật tự mới đang nhen nhúm hình thành ở Đông Âu.


Qua cuộc nổi dậy của hai thực thể “phiến loạn ly khai” Donetsk và Luhansk, những nhà phân tích chính trị sẽ còn tốn nhiều bút mực về Ukraine và diện mạo Đông Âu.


Tiếng súng hai bên tiếp tục nổ và đổ thừa lẫn nhau là đã “vi phạm ngừng bắn” ở Donbass.


Người ta lại tự hỏi vũ khí của ai đã viện trợ tiếp đạn cho Donetsk và Luhansk chống lại Kiev, ngược lại vũ khí của Kiev đang nhận của NATO mang ý nghĩa gì?


Những nhà chiến lược Đông Tây khi nhìn vào toàn cảnh “nổi dậy” của Donetsk và Luhansk không thể không liên tưởng tới cuộc chiến Vietnam War mà nam Việt Nam được Thế giới Tự do mệnh danh là “tiền đồn chống cộng”.


Trong cuộc “nổi dậy” của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (gọi tắt là MTGP) vào tháng 12 năm 1963, nhóm “phiến loạn” (chữ của Saigon sau đổi lại là thực thể) đã được Trung cộng tiếp tế vũ khí để đánh phá chính phủ hợp pháp Saigon, họ đã khoanh vùng được các khu vực “diện địa da beo” khiến Mỹ phải nhẩy vào chiến trường nam Việt Nam năm 1965.


image001Ảnh trên: Một Đại hội bất thường của MTDTGPMN. Vào ngày 20-12-1960, tại xã Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là huyện Tân Biên), tỉnh Tây Ninh, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam (MTDT GPMNVN) được thành lập quy tụ được một số tầng lớp nhân dân, các dân tộc, các tôn giáo, các nhân sĩ ở miền Nam. MTDT GPMNVN được thành lập dưới sự chi viện khổng lồ của Hà Nội và vũ khí của Trung cộng. Tổng Tư lệnh Trung ương cục miền Nam là Đại tướng Cs Nguyễn Chí Thanh. MTDT liên tiếp lập ra các đơn vị vũ trang từ Đại đội đến Sư đoàn tuyên chiến với Chính phủ hợp pháp hợp hiến Saigon. Đến năm 1975, Cs Bắc Việt cưỡng chiếm toàn miền Nam, MTDT GPMNVN đã bị Hà Nội xóa sổ năm 1976.    Ảnh tài liệu: TTXVN.


Diễn biến quân sự ở Belarus, “tiền đồn chống cộng Ukraine và hai quân bài ở Donbass”


Ngày 21/2/2022, đài RFI đưa tin ngay sau khi Nga và Belarus tuyên bố kéo dài các cuộc tập trận quân sự gần biên giới Ukraine, vốn dự kiến kết thúc ngày 20.2. 2022, Theo NATO, Nga đã cử 30.000 quân đến Belarus để tham gia cuộc tập trận này và hiện số binh sĩ trên vẫn đang tập trung gần biên giới với Ukraine.


Nhưng theo TASS, NATO và phương Tây và Ukraine cáo buộc Nga đang chuẩn bị tấn công Ukraine, Moscow gọi những lời này là vô căn cứ và phục vụ cho âm mưu leo thang căng thẳng.


Nga không bác bỏ khả năng Ukraine đang tạo cớ để sử dụng vũ lực nhằm giải quyết khủng hoảng tại miền Đông nước này, dù Kiev tuyên bố không hề ra lệnh giải phóng (thu hồi) vùng này bằng vũ lực.


Putin đã điều khoảng 150.000 binh sĩ dọc theo biên giới phía đông của Ukraine vì an ninh lâu dài của Nga và nước Nga cần một cam kết rằng Kyiv sẽ không bao giờ gia nhập liên minh quân sự NATO.


Tuy nhiên, ai có thể cấm Nga công nhận các vùng ly khai ở đông Ukraine để từ đó mở đường cho sự hiện diện quân sự nhằm bảo vệ công kiều dân Nga, gây áp lực Kiev và phương Tây và rộng hơn, ý đồ “phục hồi Xô viết” của “Đại đế Putin”.


Mới đây, Nga đã chuẩn cấp 600 ngàn hộ chiếu cho cư dân Nga ở Donbass.


Một bài viết trên báo PLO ngày 19/2/2022 khá hấp dẫn như sau:


“Theo bài viết mới đây của chuyên gia Eugene Chausovsky thuộc Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách Newlines (Mỹ) trên tạp chí Foreign Policy, diễn ngôn ngoại giao của Nga tới lúc này cho thấy vẫn chưa thể loại trừ hoàn toàn khả năng Nga sẽ có hành động quân sự nhằm vào Ukraine. Tuy nhiên, hành động này diễn ra như thế nào sẽ hơi khác so với những gì phương Tây đang hình dung.


Cùng ngày, Thủ tướng Đức Olaf Scholz và ông Putin hội đàm, Hạ viện Nga thông báo đã thông qua đề xuất kêu gọi ông Putin chính thức công nhận hai thực thể CHND Donetsk và CHND Lugansk là các nhà nước độc lập tách ra từ vùng Donbass ở đông Ukraine. Chủ tịch Hạ viện Vyacheslav Volodin nêu lý do là phía chính quyền Kiev không tuân thủ hai thỏa thuận Minsk đã ký kết với Nga hồi năm 2014 và 2015, đe dọa an ninh của cộng đồng người Nga tại đây và Moscow cần phải có biện pháp can thiệp, hỗ trợ nhanh chóng.


Ở Nga thì các đề xuất của Hạ viện không mang tính ràng buộc và ông Putin không bị áp lực nào phải ký ban hành thành luật chính thức. Tuy nhiên, chuyên gia Chausovsky cho rằng ngay cả khi ông Putin không đi theo kịch bản này, đó vẫn được xem là lời cảnh báo từ phía Nga về những gì sẽ xảy ra nếu mặt trận ngoại giao vẫn không đem lại lợi ích nào đáng kể cho nước này.


Tới lúc này, về chính thức, Nga vẫn xem Donetsk và Lugansk là các lãnh thổ thuộc Ukraine, tuy vẫn kín đáo hỗ trợ an ninh và tài chính cho các lực lượng ly khai ở đây. Các hoạt động của Nga tại hai khu vực này luôn được giữ trong trạng thái không chính thức hoặc là các hoạt động kết hợp quân sự - dân sự để tránh bị phía Ukraine cáo buộc là can thiệp vào chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền.


Trường hợp Nga công nhận CHND Donetsk và CHND Lugansk là các nhà nước độc lập, điều này về mặt lý thuyết sẽ mở đường cho Nga tăng cường đáng kể việc hiện diện quân sự trong khu vực, khi Moscow chỉ cần hai chính quyền Donetsk và Lugansk cho phép nước này đổ quân và khí tài quân sự vào với lý do bảo vệ công dân Nga.


Lúc này, nếu Nga vẫn còn ý định tổ chức các hoạt động quân sự nhằm vào Ukraine thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn bởi lằn ranh đã di dời từ biên giới Nga - Ukraine vào biên giới giữa Ukraine và các vùng ly khai. Đây là một diễn biến rất có lợi cho Nga bởi giới chức nước này hoàn toàn có thể đạt được mục tiêu quân sự mà vẫn có thể tuyên bố họ không lấn vào lãnh thổ của Ukraine, mà chỉ can thiệp theo lời đề nghị của hai chính quyền mới thành lập.


image026Mầu nâu đậm và nâu nhạt tiên đoán sẽ là biên giới lãnh thổ của hai thực thể Nước cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk trong cuộc “nội chiến” ở Ukraine không được Mỹ và NATO công nhận dù Hạ viện Duma Nga nghị quyết thông qua. Chú thích của VHO dựa trên source Ukraine Nation Security & Defence Coucel / nguồn BBC.


Đằng sau tính toán của Nga


Theo đánh giá của ông Chausovsky, kế hoạch như trên của Nga thực chất lại phù hợp với tư duy ngoại giao của nước này như những gì từng xảy ra ở bán đảo Crimea và Syria. Lực lượng Nga nếu đổ quân vào Donetsk và Lugansk nhiều khả năng sẽ không gặp sự phản đối nào đáng kể đến từ bộ phận dân cư ở đây, hơn nữa tổn thất về mặt quân sự và kinh tế sẽ thấp hơn nhiều so với thực hiện một cuộc tấn công chủ lực vào Ukraine như Kiev và phương Tây lo ngại thời gian qua.


Cho tới nay, các nỗ lực ngoại giao nhằm tháo gỡ xung đột giữa Ukraine và các vùng ly khai vẫn diễn ra và các bên vẫn kỳ vọng một giải pháp cụ thể trong khuôn khổ các thỏa thuận Minsk.


Nga lúc này có thể vẫn sẽ tạm hoãn các kế hoạch liên quan tới Donetsk, Lugansk để chờ thêm tình hình. Mỹ và đồng minh cũng đã nhiều lần cảnh báo là chỉ cần Nga đi một bước nhỏ vào hai khu vực này thì ngay lập tức sẽ bị áp trừng phạt. Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt chắc chắn sẽ nhẹ hơn nhiều so với một khi Nga chọn cách tấn công tổng lực Ukraine.


Nhìn chung, điểm mấu chốt của các hành động của Nga đến lúc này là Moscow không muốn là bên trắng tay và không thu được lợi ích gì sau khi cuộc khủng hoảng hiện nay được giải quyết. Do đó, chuyên gia Chausovsky cho rằng nên nhìn rộng ra việc tập trung quân sự và leo thang căng thẳng với Ukraine của Nga có thể là một phần trong nỗ lực gây áp lực lên bàn đàm phán giữa nước này (Nga)  với phương Tây và Ukraine.


Đối với Ukraine, khả năng Nga có thể công nhận CHND Donetsk và CHND Lugansk sẽ được dùng để nước này tỏ ý không hài lòng với cách Ukraine diễn giải thỏa thuận Minsk và muốn thảo luận lại với các điều khoản hợp ý họ hơn.


Đối với phương Tây, nó là tín hiệu Nga muốn có một cuộc đối thoại rõ ràng về một cấu trúc an ninh mới cho Châu Âu mà Nga phải là một bên có tiếng nói hơn hiện tại.


Tin mới nhất:


image027Tổng thống Vladimir Putin công bố sắc lệnh công nhận độc lập hai nhà nước ly khai Donetsk và Lugansk ở miền đông Ukraine ngày 21/2/2022. AFP


Ngày 21/2/2022, truyền hình nhà nước Nga phát hình Tổng thống Putin ký sắc lệnh và tuyên bố trước quốc dân chính thức công nhận hai nước cộng hoà tự xưng Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR).


Mở đầu bài phát biểu, ông Putin nhấn mạnh “Ukraine không chỉ là một nước láng giềng, mà còn là một phần lịch sử, là những người đồng chí và họ hàng của chúng tôi”. Ông Putin cùng các nhà lãnh đạo DPR và LPR sẽ ký các thỏa thuận hợp tác và hữu nghị. (theo báo Tin Tức)


Liệu “tiền đồn chống cộng Ukraine” - Kiev có gia nhập vào NATO và hai nhà nước Donetsk và Lugansk có là khởi điểm mở ra trang sử mới cho Đông Âu hay không?


Riêng về tình hình bán đảo Crimea, Nga đã đơn phương ra lệnh cấm bay trên biển Azov.


image029Bản đồ nguồn BBC 21/2/2022.

image031

Chúng ta chờ đợi hội nghị thượng đỉnh Putin và Biden. 


Lý Kiến Trúc

California 21/2/2022


* Chuyên gia EUGENE CHAUSOVSKY, Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách Newlines (Mỹ)
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 16940)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17886)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27212)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16019)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18427)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16531)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26242)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16695)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16259)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23285)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17704)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 20778)
- " Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống." - “Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện." - "Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 16265)
Đại sứ Ted Osius trả lời báo Tuổi Trẻ: "Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 16538)
" Nhiều khả năng đây là chiến hạm đổ bộ lớp Yuzhao Type 071, có tên Jinggang Shan, là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Tàu này có thể chở 500-800 binh sĩ, 15-20 xe đổ bộ và một xe tăng. Tàu này cũng có một bãi đáp trực thăng và dài khoảng 210m, có độ giãn nước 18.500 tấn. Tàu hiện đang neo đậu tại bãi đá Vành Khăn, là một trong 7 căn cứ hỏa lực TQ đã ra sức tân tạo thành đảo nhân tạo trong gần 2 năm qua."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 15775)
"Trong 30 năm qua, các quan chức Mỹ đã từ chối ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc, cũng một phần bởi chiến lược “bành trướng cường độ thấp”, hay tằm ăn dâu, gặm nhấm từ từ của Trung Quốc. Chưa phải là quá muộn để Washington trung hòa tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông." Ảnh: Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Google
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 16158)
- "Ông Carter kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên tranh chấp ngưng hoạt động cải tạo đất và ngưng quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ tranh chấp ..." - "Ông Phạm đã nói với ông Carter rằng Trung Quốc có quyền xây dựng trên lãnh thổ của mình và triển khai lực lượng tới đó ..." Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington - REUTERS /Gary Cameron
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 17933)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.