Nga-Hoa tập trận “Vostok phương Đông”; Mỹ-Hàn tập trận “Nato Thái bình Dương”; Tiêm kích Tầu sẽ xóa sổ trung tuyến mơ hồ

29 Tháng Tám 20228:52 SA(Xem: 3783)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 29 AUG 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nga-Hoa tập trận “Vostok phương Đông”; Mỹ-Hàn tập trận “Nato Thái bình Dương”; Tiêm kích Tầu sẽ xóa sổ trung tuyến mơ hồ


image001Ảnh trên: Nga-Hoa tập trận Vostok; ảnh giữa: Mỹ-Nam Hàn tập trận; ảnh dưới: phi đoàn tiêm kích Trung cộng vượt “đường trung tuyến phân cách mơ hồ” lục địa và Đài Loan. Ảnh ghép minh họa.


Nga-Hoa và nhiều nước tập trận Vostok


RFI 29/08/2022


image004Ảnh tư liệu: Một cuộc tập trận Vostok giữa Nga và nhiều nước láng giềng, Orenburg, Nga, ngày 20/09/2019. AP - Sergei Grits


Thùy Dương


Các binh sĩ nước ngoài bắt đầu đến Nga để chuẩn bị cho cuộc tập trận chung mang tên Vostok-2022 do Nga tổ chức, với sự tham gia của nhiều nước, đặc biệt là Trung Quốc, theo thông báo của quân đội Nga vào hôm 29/08/2022.


Nga và Trung Quốc gia tăng mạnh, đặc biệt liên quan đến chiến tranh Ukraina và căng thẳng ở eo biển Đài Loan, đợt tập trận chung Vostok-2022, do Matxcơva tổ chức tại miền Viễn Đông Nga, sẽ khai mạc vào thứ Năm 01/09/2022 và kéo dài đến ngày thứ Sáu tuần sau 07/09.   


Theo Reuters, tham gia cuộc tập trận Vostok-2022 có nhiều nước chung biên giới với Nga hoặc là đồng minh của Matxcơva, như Belarus, Syria, Ấn Độ, và đặc biệt là Trung Quốc. Trong thông cáo báo chí, bộ Quốc Phòng Nga hôm nay cho biết: « Các đội quân nước ngoài tham gia đợt tập trận Vostok-2022 đã đến khu tập luyện Sergeyevsky ở Primorsky, miền Viễn Đông Nga, và bắt đầu công tác chuẩn bị, nhận thiết bị và vũ khí ».


Tổng cộng, « hơn 50.000 quân nhân, hơn 5.000 vũ khí và trang thiết bị quân sự, trong đó có 140 phi cơ, 60 tàu chiến và tàu hỗ trợ » sẽ được huy động. Tuy nhiên, bộ Quốc Phòng Nga không nêu rõ số quân nhân mỗi nước tham gia tập trận.


Các cuộc tập trận, dưới sự chỉ huy của bộ tổng tham mưu Nga, nhằm « huấn luyện các hành động phòng thủ và tấn công » trên bộ, trên không cũng như ở biển Nhật Bản và biển Okhotsk. Riêng tại Biển Nhật Bản, các tàu của Nga và Trung Quốc đặc biệt sẽ tập luyện « bảo vệ thông tin liên lạc hàng hải » « hỗ trợ các lực lượng trên bộ » ở các vùng ven biển.


Giữa tháng 8, Bắc Kinh đã xác nhận việc điều quân đến Nga tham gia tập trận, nhưng khẳng định sự hiện diện của đội quân Trung Quốc « không hề liên quan đến tình hình hiện tại ở khu vực và quốc tế ».


Washington vẫn thường lo ngại về mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga, hai quốc gia vốn có hợp tác quốc phòng chặt chẽ. Theo Mỹ, điều này gây nguy hiểm cho an ninh toàn cầu.


Mỹ-Nam Hàn tập trận lớn sau vài năm tạm dừng


VOA 22/08/2022


image007Các binh sĩ Nam Hàn hôm 27/7/2022 chuẩn bị cho các cuộc tập trận quân sự ở Paju.


Hôm 22/8, Hoa Kỳ và Hàn Quốc bắt đầu cuộc tập trận chung lớn nhất trong nhiều năm để chống lại “mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Triều Tiên”, VOA News dẫn lời các quan chức Hàn Quốc cho biết.


Các cuộc tập trận giữa Mỹ và Hàn Quốc, kéo dài hai tuần, sẽ bao gồm các chương trình huấn luyện thực địa mô phỏng các kịch bản khác nhau, bao gồm ứng phó với các cuộc tấn công của Triều Tiên vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hàn Quốc.


Hai đồng minh đã thu hẹp hoặc hoãn các cuộc tập trận kể từ năm 2017 như một phần trong nỗ lực thu hút Triều Tiên vào bàn đàm phán, và do đại dịch COVID-19.


Tuy nhiên, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol, người nhậm chức vào tháng 5, tuyên bố sẽ đẩy mạnh các cuộc tập trận để răn đe Triều Tiên, quốc gia đã tiến hành số vụ phóng tên lửa kỷ lục trong năm nay.


Mặc dù Hoa Kỳ và Hàn Quốc nói rằng các cuộc tập trận mang tính chất phòng thủ, nhưng Triều Tiên miêu tả đó là sự chuẩn bị để xâm lược và thường sử dụng chúng như một dịp để trình diễn vũ khí của Triều Tiên và đưa ra những lời hăm dọa khác.


Trong năm nay, Triều Tiên đã tiến hành hơn 30 vụ phóng, bao gồm cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được thiết kế nhằm vào Mỹ. Các cuộc thử nghiệm khác liên quan đến các loại vũ khí tầm ngắn nhằm đánh chặn hệ thống phòng thủ tên lửa của Hoa Kỳ và Hàn Quốc.


Các quan chức Mỹ và Hàn Quốc cũng cho biết Triều Tiên có thể tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 7 vào bất cứ lúc nào - một bước đi có thể làm gia tăng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên. Triều Tiên đã không thử vũ khí hạt nhân kể từ năm 2017.


Mỹ và Hàn Quốc đồng ý rằng họ sẽ đáp trả một vụ thử hạt nhân của Triều Tiên bằng cách triển khai “các vũ khí chiến lược” tới khu vực, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết vào tuần trước. “Vũ khí chiến lược” có thể đề cập đến các hệ thống vũ khí bao gồm máy bay ném bom có năng lực hạt nhân, tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân hoặc tàu sân bay.


Bản thân Hàn Quốc không có vũ khí hạt nhân, nhưng họ dựa vào cái gọi là “chiếc ô hạt nhân” của Mỹ để có sự bảo vệ. Hoa Kỳ cũng có khoảng 28.500 binh sĩ đồn trú tại Hàn Quốc.


Trước năm 2017, Mỹ và Hàn Quốc đã tổ chức các cuộc tập trận chung hàng năm vào mùa xuân và mùa hè nhằm tăng cường khả năng hợp tác của hai bên trong trường hợp xảy ra chiến tranh.


++++++++++++++++++++++++++++++++


Trung Quốc sẽ xóa bỏ đường trung tuyến áp sáp lãnh hải 12 hải lý Đài Loan?

image009

Hải quân Trung Quốc bắt đầu xóa bỏ đường trung tuyến ở Eo biển Đài Loan


27/08/2022


Reuters


image011Tàu sân bay Mỹ USS Ronald Reagan và USS Nimitz đi vào Biển Đông.


Gần 70 năm, một giới tuyến mường tượng chạy dọc eo biển Đài Loan giữa Đài Loan và Trung Quốc đã giúp giữ hòa bình, nhưng ‘đường trung tuyến’ này ngày càng trở nên vô nghĩa trong lúc hải quân hiện đại hóa của Trung Quốc khẳng định sức mạnh của mình.


Trung Quốc chưa bao giờ chính thức công nhận lằn ranh mà một tướng Mỹ vạch ra hồi năm 1954 lúc cao điểm của sự thù địch trong Chiến tranh Lạnh giữa Trung Quốc Cộng sản với Đài Loan do Hoa Kỳ hậu thuẫn, mặc dù Quân đội Giải phóng Nhân dân nhìn chung tôn trọng lằn ranh này.


Hiện Đài Loan sẵn sàng ứng phó với việc các tàu chiến từ lực lượng hải quân lớn hơn nhiều của Trung Quốc thường xuyên vượt qua giới tuyến này như một phần của các bước mà Bắc Kinh đã thực hiện để phản đối chuyến thăm Đài Bắc đầu tháng này của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.


“Họ muốn gia tăng sức ép lên chúng tôi với mục tiêu cuối cùng là chúng tôi từ bỏ đường trung tuyến”, một quan chức Đài Loan am hiểu về kế hoạch an ninh trong khu vực, nói.


“Họ muốn biến điều đó thành sự thật”, quan chức giấu tên cho biết vì tính nhạy cảm của vấn đề.


Một số quan chức Đài Loan nói Đài Loan “không thể” từ bỏ khái niệm vùng đệm mà giới tuyến này thể hiện.


Bộ trưởng Ngoại giao Ngô Chiêu Nhiếp đã nói trong một cuộc họp báo trong tháng này rằng sự thay đổi nguyên trạng là không thể chấp nhận.


“Chúng ta cần chung tay với các đối tác có chung chí hướng để đảm bảo rằng đường trung tuyến vẫn ở đó, để bảo vệ hòa bình và ổn định xuyên eo biển Đài Loan”, ông Ngô nói.


Các quan chức và các nhà phân tích an ninh khác cảnh báo rằng Đài Loan sẽ khó vệ bảo đường ranh này mà không làm tăng nguy cơ leo thang nguy hiểm.


Mở rộng sức mạnh


Nguồn tin ẩn danh vừa kể cho hay Đài Loan sẽ phải phản ứng quân sự nếu các lực lượng Trung Quốc tiến vào vùng lãnh hải 12 hải lý của mình, nhưng ngoài điều đó, không có kế hoạch ngay lập tức trao cho quân đội hoặc lực lượng tuần duyên nhiều quyền hơn để đáp trả.


Tổng thống Thái Anh Văn đã nhiều lần tuyên bố Đài Loan sẽ không khiêu khích cũng như không leo thang xung đột.


Vấn đề là liệu sự hỗ trợ của quốc tế dành cho Đài Loan có đủ để ngăn cản Trung Quốc tuần tra một trong những tuyến đường vận chuyển nhộn nhịp nhất thế giới nằm bên phía Đài Loan hay không, hay liệu các bạn bè của Đài Loan có giúp duy trì đường ranh này hay không.


Tàu Mỹ và hải quân các nước phương Tây khác đi qua eo biển để nhấn mạnh điều mà họ duy trì là vị thế quốc tế của nó, chứ không phải để thực thi nghiêm ngặt giới tuyến trong mường tượng vốn không có giá trị pháp lý.


Eo biển Đài Loan rộng khoảng 180 km và tại nơi hẹp nhất, đường trung tuyến cách vùng biển của Đài Loan khoảng 40 km.


Các quan chức Đài Loan cảnh báo, sự hiện diện của hải quân Trung Quốc được thiết lập gần với lãnh hải của Đài Loan sẽ kéo giãn quân đội của Đài Loan và làm cho bất kỳ cuộc phong tỏa hoặc xâm lược nào của Trung Quốc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.


Cuối cùng, một đường trung tuyến thừa cũng sẽ mở ra thách thức hơn nữa đối với sự thống trị lâu đời của Hoa Kỳ đối với các vùng biển gần của Trung Quốc - cái gọi là chuỗi đảo đầu tiên - và giúp Trung Quốc mở rộng sức mạnh của mình vào Thái Bình Dương.


Đường trung tuyến không có vật thể nào đánh dấu nó. Trong nhiều năm, Trung Quốc đã ngầm thừa nhận điều đó nhưng vào năm 2020, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao tuyên bố nó “không tồn tại.” Điều đó đã được Bộ Quốc phòng và Hội đồng Các vấn đề Đài Loan của Trung Quốc lặp lại.


Trong những ngày gần đây, các tàu khu trục và khinh hạm của hai bên đã chơi trò mèo vờn chuột, với việc các tàu Trung Quốc cố gắng cơ động xung quanh các tàu tuần tra của Đài Loan để vượt qua đường ranh.


Các máy bay chiến đấu của Trung Quốc cũng đã vượt qua đường ranh trong tháng này, mặc dù chỉ đi qua một quãng ngắn, điều mà lực lượng không quân Trung Quốc hiếm khi làm trong quá khứ.


Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận.


Ông Chieh Chung, một nhà phân tích an ninh từ cơ quan nghiên cứu Sáng hội Chính sách Quốc gia ở Đài Bắc, cho biết việc “lật đổ” sự đồng thuận về đường trung tuyến đã làm tăng nguy cơ xung đột ngẫu nhiên.


Ông Chieh nói nên xem lại các quy tắc tham gia của lực lượng tuần duyên và quân đội Đài Loan để trao cho họ nhiều quyền hạn và sự bảo vệ hợp pháp hơn trong việc đối phó với những thách thức ngày càng phức tạp từ các lực lượng Trung Quốc.


Trong vòng vài tuần tới, các tàu chiến của Hoa Kỳ dự kiến sẽ đi qua Eo biển Đài Loan, nhấn mạnh những gì họ coi là tình trạng của nó như một tuyến đường thủy quốc tế, trước sự khó chịu không thể tránh khỏi của Trung Quốc, nước tuyên bố chủ quyền và các quyền khác đối với eo biển này.


Nhưng các tàu của Mỹ được cho là sẽ không thách thức các tàu Trung Quốc ở hai bên đường trung tuyến.


Ba quan chức Hoa Kỳ, phát biểu với điều kiện giấu tên, nói rằng việc Trung Quốc đi qua đường trung tuyến có rất ít tầm quan trọng về mặt chiến thuật.


Họ nói rằng Hoa Kỳ không cần phải duy trì hiện trạng của đường này hoặc đẩy lùi các động thái của Trung Quốc.


Ông Christopher Twomey, một học giả tại Trường Hậu đại học Hải quân Hoa Kỳ ở California, nói ông tin rằng Hải quân Hoa Kỳ coi đường này là một “một tạo tác chính trị” hơn là một đường pháp lý.


Phát biểu với tư cách cá nhân, ông Twomey cho rằng không nên phóng đại những mối nguy hiểm và nên tiếp tục công nhận và sử dụng eo biển này như một tuyến đường thủy quốc tế. Ông mô tả các hoạt động của Trung Quốc là “tuyên bố chính trị.”


“Sự hiện diện của Trung Quốc ở bất cứ bên nào của các giới tuyến tùy ý trong khu vực đó không có khả năng dẫn đến bất kỳ phản ứng tác chiến nào,” ông Twomey nói.


Tình hình Đài Loan; Eo biển quốc tế và đường trung tuyến Đài Loan-lục địa


16 Tháng Sáu 2022 7:41 SA(Xem: 705)


VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG- HOA ĐÔNG - THỨ NĂM 16 JUNE 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


image013Hải đồ minh họa các vị trí quân sự ở biển Đông Nam Á gồm biển South China Sea, vịnh Thái Lan, các VÙNG XÁM và hai quân cảng chiến lược ở Taiwan và Singapore. Hòn đảo ngọc Đài Loan, vị trí chiến lược trên đầu bắc Biển Đông; căn cứ Changi của Singapore là căn cứ hải quân trọng yếu của Mỹ ở cực nam Biển Đông. VĂN HÓA ONLINE map 15/6/2022.


Đài Loan: Liệu Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới cuộc chiến giành hòn đảo?


Tessa Wong


BBC News, Phóng viên Châu Á


14/6/2022


image015Nguồn hình ảnh, Reuters. Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc đã chỉ trích Mỹ về những bình luận gần đây của họ về Đài Loan


Nhiều tuần sau khi Tổng thống Mỹ cảnh báo Trung Quốc về vấn đề Đài Loan, Bắc Kinh đã đưa ra bác bỏ quyết liệt nhất, nói rằng họ sẽ "kiên quyết đập tan bất kỳ nỗ lực nào" nhằm giành độc lập cho Đài Loan.


Hôm Chủ nhật, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phượng Hòa về cơ bản cáo buộc Mỹ ủng hộ nền độc lập của hòn đảo, nói rằng Mỹ "vi phạm lời hứa về Đài Loan" và "can thiệp" vào chuyện của Trung Quốc.


"Hãy để tôi làm rõ điều này: nếu bất cứ nước nào dám chia tách Đài Loan khỏi Trung Quốc, chúng tôi sẽ không ngần ngại chiến đấu. Chúng tôi sẽ chiến đấu bằng mọi giá và chúng tôi sẽ chiến đấu đến cùng. Đây là sự lựa chọn duy nhất cho Trung Quốc," ông Ngụy Phượng Hòa nói tại Đối thoại Shangri-la, một hội nghị thượng đỉnh về an ninh châu Á được tổ chức tại Singapore.


Bình luận của ông Ngụy Phượng Hòa được đưa ra sau thông điệp gần đây của Tổng thống Mỹ Joe Biden nhắn gửi Trung Quốc rằng nước này đang "đùa với lửa" bằng việc cho máy bay chiến đấu đến gần Đài Loan. Ông thề sẽ bảo vệ hòn đảo bằng quân đội nếu nó bị tấn công.


Đài Loan tự cho mình là quốc gia có chủ quyền nhưng bị Trung Quốc coi là tỉnh ly khai. Tuy nhiên, Đài Loan cũng coi Mỹ là đồng minh lớn nhất của mình và Washington có luật yêu cầu nước này giúp hòn đảo tự vệ.


Các luận điệu leo ​​thang khi Trung Quốc liên tiếp cử các chiến đấu cơ vào vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan - đợt bay xuất kích lớn nhất trong năm của họ chỉ vào tháng trước - trong khi Mỹ đã điều tàu hải quân đi qua vùng biển của Đài Loan.


Vậy phải chăng Mỹ và Trung Quốc đang tiến tới một cuộc xung đột quân sự?


Cân nhắc kỹ những thiếu sót


Một nỗi lo sợ lớn nhất là liệu chiến tranh có nổ ra nếu Trung Quốc xâm lược Đài Loan. Trước đây, Bắc Kinh từng nói họ có thể giành lại hòn đảo này bằng vũ lực nếu cần thiết.


Nhưng hầu hết các nhà phân tích cho rằng điều này - hiện tại - là không có khả năng xảy ra.


Đã có cuộc tranh luận về việc liệu Trung Quốc có đủ khả năng quân sự để xâm lược thành công hay không, và Đài Loan đã tăng cường đáng kể hệ thống phòng thủ trên không và trên biển.


Nhưng nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh nhận thấy một động thái như vậy là quá tốn kém và thảm khốc - không chỉ đối với Trung Quốc, mà còn đối với thế giới.


"Có rất nhiều luận điệu, nhưng người Trung Quốc phải cân nhắc kỹ những thiếu sót nếu muốn tiến hành một cuộc xâm lược Đài Loan, đặc biệt là quá giống với cuộc khủng hoảng Ukraine," William Choong, thành viên cấp cao tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, cho biết.


Quan điểm nhất quán của Trung Quốc là tìm kiếm "sự thống nhất hòa bình" với Đài Loan - điều mà Tướng Ngụy Phượng Hòa nhắc lại vào Chủ nhật - và rằng Bắc Kinh sẽ chỉ hành động nếu đối mặt với sự khiêu khích.


Một hành động có thể châm ngòi là Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. Nhưng đây là điều mà Tổng thống Thái Anh Văn đã hết sức tránh, ngay cả khi bà khẳng định họ đã là một quốc gia có chủ quyền.


Hầu hết người Đài Loan ủng hộ lập trường này, vốn được gọi là "duy trì hiện trạng", dù một vài người ngày càng nhấn mạnh rằng họ muốn tiến tới độc lập.


image017Nguồn hình ảnh, Taiwan Presidential Office. Tổng thống Đài Loan bên một máy phóng tên lửa chống tăng


Tương tự, Mỹ sẽ miễn cưỡng bị kéo vào một cuộc xung đột quân sự tốn kém ở châu Á, và Mỹ đã nhiều lần ra tín hiệu rằng họ không muốn chiến tranh.


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, người cũng tham dự Đối thoại, phát biểu rằng Mỹ không ủng hộ Đài Loan độc lập, cũng như không muốn "một cuộc Chiến tranh Lạnh mới".


"Đôi bên đều kiên định lập trường về Đài Loan. Họ cần trông cứng rắn, họ không muốn bị coi là thụt lại hay lùi bước," Collin Koh, nghiên cứu viên của Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, nói


"Nhưng đồng thời họ cũng rất lưu tâm về việc nhảy vào một cuộc xung đột toàn diện. Họ đang chăm chú lắng nghe luận điệu của nhau, và cả hai bên đều đang gắng sức kiềm chế rủi ro."


Việc cả Tướng Ngụy Phượng Hòa và ông Austin gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-la là một dấu hiệu tích cực, vì điều đó có nghĩa là cả hai bên đều muốn thể hiện rằng "họ vẫn sẵn lòng ngồi xuống đối thoại, đi đến thống nhất, và hòa giải khác biệt," ông Koh nói.


Ông nói, điều này có thể khiến các cuộc thảo luận hiệu quả hơn giữa quân đội hai nước nhằm giảm khả năng xảy ra các tính toán sai lầm trên thực địa làm dẫn đến xung đột, và mang lại một "làn gió mới cho đối thoại" - thứ vốn không có dưới thời chính quyền của Donald Trump.


image019Nguồn hình ảnh, EPA. Những phát biểu gần đây của ông Biden về Đài Loan được một số người coi là sự thay đổi giọng điệu rõ ràng trong chính sách của Hoa Kỳ


Điều đó cho thấy, có khả năng cả Trung Quốc và Mỹ đều sẽ tiếp tục luận điệu của mình trong tương lai gần.


Tiến sĩ Ian Chong, một chuyên gia về Trung Quốc của Đại học Quốc gia Singapore, cho biết Trung Quốc thậm chí có thể đẩy mạnh "chiến tranh vùng xám" nhằm làm kiệt quệ lực lượng quân sự và sự nhẫn nại của Đài Loan - chẳng hạn như điều thêm chiến đấu cơ - hoặc các chiến dịch tin giả.


Đài Loan trước đây đã cáo buộc Trung Quốc tiến hành các chiến dịch tin giả trước cuộc bầu cử của hảo đảo này. Đài Loan sẽ tổ chức các cuộc bầu cử địa phương quan trọng vào cuối năm nay.


Đối với Hoa Kỳ và Trung Quốc, ít nhất hiện thời "không có ý chí chính trị để thay đổi lập trường của mình", đặc biệt là với các sự kiện quan trọng sắp tới - cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ vào tháng 11 và Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 20 vào nửa cuối năm - thời điểm mà Chủ tịch Tập Cận Bình dự kiến ​​sẽ củng cố hơn nữa quyền lực của ông ta.


Tiến sĩ Chong nói: "Mặt tích cực là không bên nào sẵn sàng leo thang.


"Nhưng không leo thang không có nghĩa là chúng ta sẽ tiến đến một vị trí tốt hơn. Vì vậy, tất cả chúng tôi đều mắc trong thế kẹt này một thời gian."


(*) Tựa do VHO đặt


+++++++++++++++++++++++++++++++


EO BIỂN ĐÀI LOAN – ĐƯỜNG TRUNG TUYẾN


Mỹ khẳng định eo biển Đài Loan thuộc vùng biển quốc tế; Bắc Kinh phủ nhận đường trung tuyến eo Đài Loan  


15/06/2022


image020Ảnh tư liệu. Các chiến hạm của Mỹ băng qua eo biển Đài Loan ngày 27/08/2021. AP.


       Chi Phương


Hôm 14/06/2022, Washington khẳng định eo biển Đài Loan thuộc vùng biển quốc tế, bác bỏ lập luận của Bắc Kinh về chủ quyền đối với eo biển này. 


Trong một bức thư gửi cho hãng tin Reuters, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ned Price, bác bỏ lập luận của Bắc Kinh được đưa ra vào đầu tuần, khẳng định Trung Quốc có “chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán với eo biển Đài Loan”. Washington khẳng định rằng eo biển Đài Loan là một tuyến đường biển quốc tế, tức là một khu vực tự do hàng hải và hàng không, được luật pháp quốc tế bảo vệ.


Theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), một quốc gia có chủ quyền đối với các nguồn tài nguyên biển trong vùng đặc quyền kinh tế, trong phạm vi 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Tuy nhiên, lãnh hải của quốc gia đó không vượt quá 20 hải lý tính từ đường sơ sở. Vùng nước bề mặt trong khu vực đặc quyền kinh tế được coi là vùng biển quốc tế. Bắc Kinh cũng sử dụng UNCLOS và một luật khác của Trung Quốc để phủ nhận eo biển Đài Loan thuộc hải phận quốc tế.


Những năm gần đây, căng thẳng trên eo biển Đài Loan gia tăng. Các tàu chiến nước ngoài, đặc biệt là tàu chiến Mỹ, đã nhiều lần đi qua khu vực, khiến Bắc Kinh phẫn nộ. Trung Quốc luôn coi Đài Loan là thuộc lãnh thổ của mình và nếu cần sẽ dùng vũ lực để thống nhất hòn đảo với Hoa Lục.


Eo biển Đài Loan là một khu vực quan trọng đối với cả Trung Quốc và Đài Loan, và cũng là tuyến đường trung chuyển hàng hóa, xuất khẩu năng lượng đối với Nhật Bản và Hàn Quốc. (theo RFI)


image022Đường trung tuyến mơ hồ phân cách eo biển lục địa và Đài Loan.


Trung Quốc điều số lượng lớn máy bay áp sát Đài Loan, trong đó 22 chiếc vượt đường trung tuyến


04/08/2022


VĨNH KHANG


(PLO)- Đài Bắc lần đầu tiên thông báo số lượng lớn máy bay quân sự của Trung Quốc vượt đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng.


Cơ quan Phòng vệ Đài Loan ngày 3-8 thông báo 27 máy quân sự của Trung Quốc đã xâm nhập vùng nhận diện phòng không (ADIZ) của hòn đảo, trong đó 22 chiếc vượt qua đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan, theo hãng tin Reuters.


image024TQ tiếp tục điều nhiều máy bay áp sát Đài Loan. Ảnh: AP


Theo Cơ quan phòng vệ Đài Loan, 27 máy bay quân sự của Trung Quốc gồm sáu máy bay chiến đấu J-11, năm máy bay chiến đấu J-16 và 16 máy bay chiến đấu Su-30. Đây là đợt áp sát lớn nhất của Trung Quốc kể từ ngày 21-6 khi quân đội nước này điều 29 máy bay xâm nhập ADIZ của Đài Loan.


Về đường đi của các máy bay quân sự Trung Quốc, Đài Loan cho biết năm máy bay chiến đấu J-16 xâm nhập phía tây nam ADIZ của hòn đảo trong khi sáu máy bay J-11 và 16 máy bay Su-30 vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan nhưng không đi quá xa. Thông thường máy bay Trung Quốc không vượt qua ranh giới này và chủ yếu hoạt động ở phía tây nam ADIZ của hòn đảo.


Phía Đài Loan đã điều chiến đấu cơ để cảnh báo, phát cảnh báo vô tuyến và kích hoạt các hệ thống tên lửa phòng thủ để theo dõi máy bay quân sự.


Trước đó, chỉ vài giờ sau khi máy bay chở Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi đáp xuống sân bay Tùng Sơn của Đài Bắc vào đêm 2-8, Cơ quan Phòng vệ Đài Loan thông báo phát hiện 21 máy bay quân sự của Trung Quốc xâm nhập vào phía tây nam ADIZ của hòn đảo.


Việc liên tiếp điều số lượng lớn máy bay quân sự áp sát hòn đảo là một trong những biện pháp của Trung Quốc nhằm đáp trả chuyến thăm của bà Pelosi tới Đài Loan. Chuyến đi đưa bà trở thành người đứng đầu nhánh lập pháp Mỹ đầu tiên sau 25 năm tới thăm hòn đảo, song vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía Bắc Kinh.


Bộ Tư lệnh Chiến khu Đông bộ quân đội Trung Quốc cho biết ngay từ tối 2-8 quân đội nước này bắt đầu loạt hoạt động quân sự xung quanh Đài Loan, trong khi đó Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo sẽ tổ chức tập trận tại sáu khu vực xung quanh đảo Đài Loan từ ngày 4 đến 7-8. VĨNH KHANG
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 17937)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 17946)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 19886)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 18980)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.
31 Tháng Năm 2015(Xem: 16984)
"Tứ giác chéo hỏa lực" số 1 đảo nhân tạo Xu Bi, số 2 Chữ Thập, số 3 Gạc Ma, số 4 Vành Khăn có cự ly cách nhau trên dưới 200km, với tên lửa tầm trung hoạt động hữu hiệu, chính xác, phối hợp với với sân bay chiến đấu cơ, hầu hết các căn cứ hỏa lực của Việt Nam và Philippines nằm trong tầm ngắm của "mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo". Căn cứ Xu Bi cách đảo Thị Tứ do Philippines đóng quân có 25km. Vấn đề là mục tiêu chính của mạng lưới hỏa lực tứ giác chéo nhắm vào ai, nhắm vào đâu! Sa bàn của Văn Hóa Map.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 16945)
"Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982..." "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ"./
26 Tháng Năm 2015(Xem: 18995)
"Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là "không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông ..." The National Interests: "Làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ." "Phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội, Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ." "154 phi đạn Tomahawk có khả năng phá hủy "căn cứ không quân" trên đảo Chữ Thập chỉ trong vài phút."
24 Tháng Năm 2015(Xem: 16422)
Hôm qua, 21/05/2015, Hải quân Mỹ đã cho công bố hai cuộn băng video và băng thu âm cuộc khẩu chiến giữa Hải quân Trung Quốc và máy bay tuần tra Mỹ P8-A Poseidon xẩy ra hôm trước, ngày 20/04/2015/, trên không phận các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Hải quân Trung Quốc đã tám lần yêu cầu máy bay Mỹ rời khỏi khu vực. Phi công Mỹ trên máy bay do thám đáp lại đó là không phận quốc tế, nhưng Hải quân Trung Quốc vẫn tiếp tục xua đuổi máy bay Mỹ.
24 Tháng Năm 2015(Xem: 18018)
"Trung tướng David Berger, người chỉ huy TQLC Viễn chinh số 1 tại Camp Pendleton, cho biết hầu hết các quốc gia tham dự cuộc tập trận đổ bộ đang tìm cách tăng tốc độ mua lại kỹ năng đổ bộ. Các quốc gia - hầu hết trong số họ -. Đang ở trong giai đoạn đầu của việc phát triển năng lực, họ không muốn mất 50 năm để phát triển; Vì vậy, cách tốt nhất để làm điều đó là để đi học hỏi từ người khác." HONOLULU MAY 19/15 (AP)
19 Tháng Năm 2015(Xem: 17046)
Trong 22 chiến hạm có 2 Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington và USS Carl Vinson và một Hàng Không Mẫu Hạm lớp đổ bộ USS Bonhomme Richard.
17 Tháng Năm 2015(Xem: 20944)
VNTB: Ngày 13/5/2015, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam - Ted Osius - lại xuất hiện. Lần này, phát ngôn của ông phát ra trên làn sóng Đài tiếng nói VN (VOV). Nội dung cuộc trả lời phỏng vấn xoay quanh kỷ niệm 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ và tương lai Mỹ - Việt. Song chi tiết có lẽ được dư luận đặc biệt chú ý trong bài trả lời phỏng vấn của Ted Osius không ngoài vấn đề: 'Chúng tôi sẽ đón tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất'.
14 Tháng Năm 2015(Xem: 17508)
Trong cuộc họp báo ngày 14 tháng 5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói: "Các cơ quan chức năng của Việt Nam đang theo dõi chặt chẽ hoạt động của giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc và có những hoạt động chuẩn bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống xảy ra trên biển." Ông Bình cũng cho biết giàn khoan hiện nằm ngoài vùng biển của Việt Nam.
12 Tháng Năm 2015(Xem: 16737)
"Một trận động đất mạnh xảy ra ở phía đông Nepal, gần Đỉnh Everest, hai tuần sau khi hơn 8.000 người thiệt mạng vì một trận động đất khác. "Trên cả khu vực, có ít nhất 42 người chết ở Nepal, Ấn Độ và Tây Tạng sau cơn động đất mới nhất xảy ra gần thị trấn Namche Bazar, gần núi Everest, các báo Anh loan tin. "Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) nói trận động đất mạnh 7.3 độ."
10 Tháng Năm 2015(Xem: 24504)
LTS: Trong bài Văn Hóa phỏng vấn Gs Lê Xuân Khoa "post" lên mục TIN NÓNG trang nhất báo Văn Hóa mấy ngày vừa qua, tòa soạn nhận được nhiều phản hồi của quý bạn đọc. Chúng tôi có trao đổi với Gs Lê Xuân Khoa và cả hai đều nhận thấy các phản hồi đó rất đúng vì đã có nhiều sai sót lỗi đánh máy, lỗi chính tả và văn phong câu đoạn; do đó, sau khi ra soát, tòa soạn và Gs Khoa cần phải bổ túc bài phỏng vấn cho mạch lạc,hoàn chỉnh. Chúng tôi hy vọng sẽ đáp ứng yêu cầu của quý bạn đọc và trân trọng cáo lỗi vì những sai sót trong bài trước. (VH)
26 Tháng Tư 2015(Xem: 19808)
Vì sao "Chính Hà Nội đã khởi xướng ý kiến thành lập một hiệp định đối tác chiến lược Việt-Phi, và còn đề nghị mở một cuộc họp song phương trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh ASEAN? ... "Vì lịch trình của Tổng thống Aquino không thể thực hiện chuyến thăm tới Việt Nam trong tháng này, Bộ Ngoại giao Philippines đang thu xếp để ký vào tháng 5 hoặc tháng 6!"
23 Tháng Tư 2015(Xem: 17975)
Chiến dịch Balikatan 4/2015 (Vai kề Vai) thao dợt trận mạc ở đảo Luzon cách bãi đá cạn Scarborough 220 km về phía biển Tây Philippines. Cùng một lúc, ngoại ô Manila tập trận "tái chiếm đảo". • Tổng thống Philippines Aquino báo động: "Chiến tranh đã gần kề Biển Đông". • Chuyên gia Nga: "Đông Nam Á đang tiến dần đến chiến tranh".
21 Tháng Tư 2015(Xem: 16301)
(xem chi tiết ở mục BIỂN ĐÔNG FORUM) * Mỹ-Nhật: bàn chiến lược đối phó. * Phi: VN đề nghị họp đối tác. * TQ: "Không cản nổi đâu!". * Báo Đức: "Đá hóa đảo" chẳng thiệt hại ai. * Báo TQ: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”.
19 Tháng Tư 2015(Xem: 16721)
I. Quần đảo Hoàng Sa nguyên trạng biến dạng. (Bài 1) XEM CHI TIẾT: - mục BIỂN DÔNG FORUM.
16 Tháng Tư 2015(Xem: 18489)
* Thái độ của các Tư lệnh Mỹ đối với Đông Nam Á. * TQ bồi đắp diện tích đảo, xây phi cảng-hải cảng, lập vành đai hỏa lực từ bãi Chữ Thập - Châu Viên - Gạc Ma - Vành Khăn tới Scarborough. * Thái độ của các quốc gia Đông Nam Á (xem mục Châu Á). * Phán quyết sắp tới của La Haye về vụ kiện của Philippines (xem mục Diễn Đàn).
14 Tháng Tư 2015(Xem: 24163)
* Hoa kỳ cử Bộ trưởng Quốc phòng đến Châu Á; cử Tư lệnh Hải quân đến Đà Nẵng. * Báo TQ công kích VN ngay sau chuyến thăm của ông Trọng. * Báo Mỹ: Đánh Việt Nam, Trung Quốc sẽ va phải địa đạo dưới biển. * Hội nghị Quốc tế về tranh chấp Biển ở Manila: Văn Hóa phỏng vấn Thạc sĩ Hoàng Việt và Ls Trịnh Hội. XEM THÊM: Bài viết của Tâm Việt. Mời quý bạn đọc theo dõi loạt bài trong mục Tin Nóng trang trong. (*) tựa của Văn Hóa.