Zaporizhzhia: Át chủ bài nguyên tử của Nga

08 Tháng Chín 20229:28 SA(Xem: 3675)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 09 SEP 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Zaporizhzhia: Át chủ bài nguyên tử của Nga

image001

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

09/9/2022


image003Nhà máy điện nguyên tử Zaporizhia ở Enerhodar, đông nam Ukraine, cách thành phố Zaporizhzhia khoảng 112km. Zaporizhzhia cách thành phố Donetsk (thuộc 1 trong 2 vùng lãnh thổ ly khai ở đông Ukraina) khoảng 200km về phía tây.


Putin đã không bỏ lỡ mục tiêu chiến lược hàng đầu khi xua quân xâm lược Ukraine vào đêm 22/2/2022 – đó là nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia, lớn nhất của Ukraine, và là một trong số ít nhà máy điện nguyên tử lớn nhất Châu Âu.


Nhưng vấn đề không dừng ở chuyện nhà máy sản xuất điện, vấn đề là các lò phản ứng nguyên tử, nhiên liệu nguyên tử và kho tàng nguyên tử.


Theo thông tin, Nga đã chiếm nhà máy Zaporizhzhia vào ngày 04/3/2022, tức là chỉ sau 12 ngày đêm, đêm đầu tiên xua quân vào Ukraine.


Tầm nhìn của Putin không chỉ là lãnh địa, ông ta còn nhìn về những mục tiêu khác và sẽ vận dụng nó vào cuộc chiến đường dài. Zaporizhzhia chỉ là một.


image005Ảnh minh họa, các lò phản ứng năng lượng nguyên tử. Getty images.


Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế IAEA, nhà máy này là nhà máy lớn nhất ở Ukraine và chứa 6 trong số 15 lò phản ứng năng lượng hạt nhân của nước này.


Trong cuộc họp ở Vienna thủ đô Áo, ngày 28/4/2022, Tổng giám đốc IAEA, ông Rafael Grossi trình bày về tình hình các nhà máy điện hạt nhân ở Ukraine, ông đã lên tiếng "khẩn thiết" kêu gọi Nga và Ukraine nhanh chóng ổn định tình hình, tránh thảm họa xảy ra.


Ngày 1/8/2022, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu "cực kỳ quan ngại" trước báo giới tại New York sau phiên thảo luận về hạt nhân tại Liên Hợp Quốc, ông cho rằng Nga đang sử dụng nhà máy điện làm “lá chắn quân sự” để tấn công các lực lượng Ukraine quanh đó.


Ông Blinken nói "Ukraine tất nhiên không thể đáp trả, nếu không sẽ xảy ra một tai nạn khủng khiếp liên quan nhà máy điện hạt nhân". Ông cho rằng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) nên được phép tiếp cận nhà máy điện.


image007Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken phát biểu trước báo giới tại trụ sở Liên Hợp Quốc, New York, ngày 1/8/2022. Ảnh: Reuters


Cả Moscow lẫn Kyiv đều đổ tội cho nhau rằng đạn pháo và hỏa tiễn đã nổ cận kề vào trung tâm lò phát điện. Các lò phát điện sử dụng nhiên liệu nguyên tử.


Ngày 6/9/2022, Nga cáo buộc quân đội Ukraine đã bắn phá vào nhà máy này vào một ngày trước đó. Trong khi đó, Tổng thống Ukraine trước đó cáo buộc Nga bố trí binh sĩ cùng khí tài quân sự, trong đó có các tổ hợp tên lửa tấn công, trong khuôn viên nhà máy điện hạt nhân. (theoTNO)


Phái đoàn ngoại giao của Nga tại các tổ chức quốc tế tại Vienna, nơi đặt trụ sở của IAEA, cho biết trên Telegram rằng ba quả đạn pháo của Ukraine đã rơi xuống gần khu chứa nhiên liệu của nhà máy, kho chứa chất thải phóng xạ rắn và gần một trong các tổ máy phát điện.


Giám đốc IAEA Rafael Grossi đã dẫn đầu đoàn công tác hồi tuần trước và hai nhân viên của IAEA vẫn ở lại hiện trường theo dõi tình hình. Ông Grossi dự kiến sẽ thông báo trước Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tại New York về những phát hiện của mình vào tối ngày 6/9/2022. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu ông Grossi có đổ lỗi cho bên nào hay không. (theo VOA)


Các chuyên gia vũ khí đã được gởi tới “mặt trận Zaporizhzhia”. Họ sẽ nhặt các mảnh vỡ pháo và tên lửa về nghiên cứu, để xác định chủng loại vũ khí này được sản xuất ở đâu và của phe nào bắn vào.


Nhưng đã trễ. “Thì giờ là vàng bạc”. Ở Ukraine là súng đạn và máu. Thì giờ ở “chiến trường hạt nhân” không đợi ông Grossi tới quan sát. Những mảnh vỡ của tên lửa đã được thu vét và thủ tiêu nhanh chóng không còn dấu vết. Mọi sự lại đâu vào đấy. Các bên lại đổ thừa cho nhau đã vi phạm nguyên tắc an toàn hạt nhân.


"Mọi nguyên tắc về an toàn hạt nhân ở nhà máy Zaporizhzhia đã bị vi phạm", cuộc chiến ác liệt vẫn tiếp tục nổ quanh nhà máy điện nguyên tử Zaporizhzhia, thế giới Châu Âu bấn loạn vì “thảm họa nguyên tử” vần vũ treo lơ lửng trên đầu.


Ukraine War: Hòa bình mong manh trước vũ khí nguyên tử và cuộc chiến kéo dài


Chỉ một quả tên lửa tung tóe lửa vào một trong số 15 lò phản ứng năng lượng hạt nhân – không ai có thể lường được thảm họa. Khói và bụi phóng xạ sẽ tràn ngập đất nước Ukraine và theo gió đông, nó sẽ trở thành không khí của bầu trời Châu Âu, nơi có 650 triệu người hít thở.


Người ta tính thảm họa Zaporizhzhia tai họa gấp ngàn lẩn Chernobyl. (1)


Phái đoàn Nga tại LHQ cho biết trong một thông báo "Chúng tôi nhiều lần khẳng định các hành động của lực lượng vũ trang Nga không bao giờ làm xói mòn an ninh hạt nhân của Ukraine hay ảnh hưởng đến hoạt động thường nhật tại nhà máy điện hạt nhân".


Nga nói rằng, mục đích duy nhất khi quân đội của họ kiểm soát Zaporizhzhia là "ngăn lực lượng dân tộc chủ nghĩa Ukraine và lính đánh thuê nước ngoài lợi dụng tình hình hiện tại ở Ukraine để thực hiện khiêu khích hạt nhân với những hậu quả khó lường nhất". (theoĐức Trung/AP)


Đài CNN đưa tin Ngoại trưởng Mỹ Antoney Blinken có chuyến thăm không báo trước đến Ukraine vào ngày 08/9/2022, chuyến thăm thứ 2 đến nước này kể từ khi chiến sự nổ ra.


Thông báo mới nhất, tổng viện trợ an ninh của Mỹ dành cho Ukraine lên 15,2 tỉ USD kể từ khi ông Biden nhậm chức. Nhưng có lẽ Ngoại trưởng Antoney Blinken không đến Kyiv chỉ nói chuyện về viện trợ quân sự, mới cách vài ngày, ông Blinken đã báo động về “thảm họa hạt nhân” tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Ông Blinken chỉ trích Nga dùng Zaporizhzhia làm “lá chắn hạt nhân”.


Nhiều nhà khoa học lo sợ về viễn cảnh thế chiến hạt nhân 3 đã hiện hữu ở đất nước Ukraine.


Moscow vẫn cho rằng họ không làm “xói mòn an ninh hạt nhân của Ukraine”. Tiềm năng nguyên tử của quốc gia nguyên tử Ukraine trong đó có các nhà bác học, các chuyên gia nguyên tử đang làm việc trong Zaporizhzhia. Mạng lưới điện của nhà máy này là tài nguyên vô giá, đồng thời nhiên liệu hạt nhân của nhà máy là một bí mật đối với các nhà khoa học nguyên tử.


“Thảm họa hạt nhân” sẽ không nổ ra. Nga sẽ không dại dột làm chuyện đó. Tuy nhiên, Zaporizhzhia không phải là “lá chắn hạt nhân” hay chỉ là “lá chắn quân sự”, nó sẽ trở thành “át chủ bài nguyên tử” của ông Putin trao đổi trong canh bạc khổng lồ giữa Nga và Nato-EU. 


Làm chủ được Zaporizhzhia tức làm chủ được chiến trường Luhansk và Donetsk, tức làm chủ được chiến trường toàn vùng đông nam Ukraine, tức làm chủ được việc phòng thủ hàng ngàn cây số ranh giới Nga-Ukraine – bao gồm Crimea, biển Azov, mặc dù Kyiv đang cố gắng đánh mạnh vào Kharkiv – mạn sườn phía bắc Lohansk.


Ngày 8/9/2022, Viện Nghiên cứu Chiến tranh (trụ sở Washington D.C, Mỹ) ghi nhận Ukraine đã lấy lại 400 km2 lãnh thổ ở phía đông Kharkiv, tiến quân ít nhất 20 km vào lãnh thổ đang bị Nga kiểm soát. (theoKhánh An/TNO)


Tổng thống Joe Biden ngay khi nổ ra chiến cuộc “Ukraine War” ông đã nói cuộc chiến sẽ còn kéo dài.   


image009Quân đội Ukraine đang tấn công mạnh vào vùng Kharkiv, mạn bắc Luhansk.


Lý Kiến Trúc


(1) Theo ông Steven Pifer, thành viên cấp cao tại Viện Brookings, là cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Ukraine và đã giúp đàm phán Bản ghi nhớ Budapest;


“Khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991, Ukraine nhận thấy họ đang nắm giữ kho vũ khí hạt nhân lớn thứ ba thế giới, bao gồm khoảng 1.900 đầu đạn hạt nhân chiến lược được thiết kế để tấn công Hoa Kỳ.


“Trong một cuộc đối thoại ba bên với các nhà đàm phán Ukraine và Nga, các nhà ngoại giao Mỹ đã tạo ra một thỏa thuận – Tuyên bố Ba bên vào tháng 1 năm 1994 - theo đó Ukraine đồng ý chuyển giao tất cả các đầu đạn hạt nhân chiến lược cho Nga để loại bỏ và tháo dỡ tất cả các hệ thống chuyển giao chiến lược trên lãnh thổ của nó.


“Sau khi Liên Xô sụp đổ, Ukraine đã kế thừa một lượng lớn vũ khí hạt nhân. Năm 1994, Ukraine đã tham gia vào Bản ghi nhớ Budapest và từ bỏ vũ khí hạt nhân để đổi lại sự bảo đảm về mặt an ninh.


Tuy nhiên, “sự chiếm đóng quân sự của Nga đối với lãnh thổ của Ukraine là bán đảo Crimea là sự vi phạm trắng trợn các cam kết mà Moscow đã thực hiện trong Bản ghi nhớ Budapest năm 1994 về Đảm bảo An ninh (Security Assurances) cho Ukraine.


Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, hai nước ký kết còn lại, hiện có nghĩa vụ hỗ trợ Ukraine và trừng phạt Nga”.


Bản ghi nhớ Budapest, được ký vào ngày 5 tháng 12 năm 1994, bởi các nhà lãnh đạo Ukraine, Nga, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh (ba quốc gia sau này là các quốc gia lưu chiểu của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân, tức là các quốc gia được gia nhập tài liệu của các quốc gia khác tham gia hiệp ước)) đặt ra một loạt các đảm bảo cho Ukraine.


Những cam kết này bao gồm các cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và các biên giới hiện có của Ukraine; kiềm chế các mối đe dọa hoặc sử dụng vũ lực chống lại sự toàn vẹn lãnh thổ và độc lập của Ukraine; và kiềm chế các hành vi cưỡng bức kinh tế đối với Ukraine.


image011Steven Pifer. Courtesy of Brookings Institution


Tổng thống Joe Biden ngay khi nổ ra chiến cuộc “Ukraine War” ông đã cảnh báo chiến tranh sẽ còn kéo dài.


Trong cuộc sát phạt tàn bạo giữa Đông và Tây, ngọn giáo của Putin ra đòn nguyên tử Zaporizhzhia xem ra còn thâm hiểm hơn đòn dầu khí và lương thực – chỉ tội cho dân tộc Ukraine là nạn nhân của những ông thần chiến tranh – như cuộc chiến Việt Nam đã giết chết hàng triệu thanh niên ưu tú.


image010Quân đội Ukraine đang tấn công mạnh vào vùng Kharkiv, mạn bắc Luhansk.


Lý Kiến Trúc

Mùa Trung Thu nam California
20 Tháng Mười 2023(Xem: 1570)
VỪA TRỞ VỀ TỪ DO THÁI
23 Tháng Chín 2023(Xem: 1840)
Reuters: “Việt Nam sắp sửa mua vũ khí sát thương của Mỹ”