Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay

02 Tháng Mười 20228:47 SA(Xem: 3794)

Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay


“Mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông”.

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

Tiểu luận/Bài đi nhiều kỳ

Kỳ 1


MỤC LỤC:


I. Lời thưa.


II. Từ Sư Cụ Tố Liên tới Ht. Huyền Quang, Ht. Nhất Hạnh & Tt. Phan Văn Khải và Sự Biến Lương Sơn.


- Tóm tắt về Ht Tố Liên và phong trào chấn hưng Phật giáo miền Bắc.


- Tóm tắt về Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Saigon và Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Hà Nội.


- Tóm tắt về cuộc họp lịch sử giữa Hòa thượng Thích Huyền Quang và Thủ tướng CsVN Phan Văn Khải.


- Tóm tắt về vụ án thầy Quảng Độ, thầy Tuệ Sỹ, thầy Trí Siêu Lê Mạnh Thát.


- Những nốt nhạc “chính trị” lạ thường của “Sự Biến Lương Sơn”.


- Đăng ký hay không đăng ký, có hay không có thầy Quảng Độ.


- Tóm tắt về 7 điểm để nghị của Ht Thích Nhất Hạnh gởi Tt CSVN Phan Văn Khải.


III. Chính khách Hoa Kỳ gặp thầy Quảng Độ; , Văn phòng Tôn giáo gặp Hội đồng Giáo phẩm Trung ương.


IV. Sự phát triển của GHPGVNTN và ảnh hưởng của thầy Quảng Độ ở hải ngoại (Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu, Canada)


- Về sự xuất hiện của ông Võ Văn Ái;


- Sự tan vỡ GHPGVNTN tại Hoa Kỳ;


- Hiện tượng “Sứ quân chùa” và các tổ chức Phật giáo ở hải ngoại;


- Little Saigon nam California: Tương lai trung tâm Phật giáo VN Hải ngoại;


V. “Phương trời Viễn Mộng” đứng trước “Một” Phật giáo gai góc


- Thầy Quảng Độ ủy thác toàn quyền lãnh đạo GHPGVNTN cho thầy Tuệ Sỹ.


VI. Hòa hiệp Tăng Già trong và ngoài nước dễ hay khó? Con đường chông gai tiến tới thống nhất “Một” Phật giáo Việt Nam trong ngoài nước.


VII. Phụ lục: 4 điểm của Ht Quảng Độ, 7 điểm của Ht Nhất Hạnh gởi nhà nước CHXHCNVN và các văn bản lịch sử khác liên quan.


* Cập nhật ngày 10/10/2022


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


“Sen Phật nở giữa kinh đô”


image005Ảnh chùa Một Cột từ một con tem thời Tonkin.


Khi vị Hoàng đế cuối cùng của triều Đại Cồ Việt Lê Long Đĩnh mất năm 1009 tại kinh đô Hoa Lư (phủ Trường Yên Ninh Bình), thọ 24 tuổi. Quan trong triều là Đào Cam Mộc và Sư Vạn Hạnh bàn mưu với Lê Công Uẩn đoạt ngôi nhà Lê lập ra nhà Lý. Lý Công Uẩn lên ngôi ngày 21 tháng 11 năm 1009 vương hiệu là Lý Thái Tổ. Lúc lên ngôi, Lý Thái Tổ nhận thấy "Hoa Lư thành thì hẹp, đất thì thấp", bèn ra chiếu dời đô về thành Đại La, khai phá rộng lớn thêm, xây thành lũy, sửa sang phủ khố gọi là Thăng Long Thành năm 1010. Vua lập Khai Thiên vương Lý Phật Mã là con trai trưởng làm Đông cung Thái tử. 


Duyên nghiệp lớn của Hoàng đế Lý Thái Tổ bắt nguồn từ mái chùa của sư Vạn Hạnh tiếp nối đến Hoàng đế Lý Thái Tông. Thái Tông lên ngôi ngày 1 tháng 4 năm 1028. Một đêm, Vua nằm mơ thấy Phật Bà Quan Âm ngồi trên tòa sen dắt tay Vua lên tòa. Vua kể chuyện đó với sư Thiền Tuệ, tháng 10 năm 1049, sư và Thái Tông Hoàng đế cho khởi công xây dựng dựng cột đá, làm tòa sen bên trên, đặt tên là chùa Diên Hựu (Gs Hoàng Xuân Hãn gọi là chùa Diễn Hữu), dân gian thường gọi là chùa Một Cột, chùa ví như “Sen Phật nở giữa kinh đô”. Tiếc thay, di tích ngàn năm đời Lý nay đã mất hẳn dấu vết.


Sau thời Trần triều, dưới thời Nguyễn triều, chùa Một Cột được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 và vào năm 1922.


Sau năm 1954, Sư cụ Tố Liên đã bổ nhiệm ông Nghiêm Xuân Húc (không rõ pháp danh) làm trụ trì Chùa Một Cột. Nhiều bản tin phổ biến quân Pháp đã phá huỷ khi rút khỏi Hà Nội ngày 11/9/1954 (không truy tìm được bức hình phá hủy).


Năm 1955, Chùa được xây dựng lại bởi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng dựa theo mô hình kiến trúc thời nhà Nguyễn.


Ngày 10 tháng 5, 2014, người viết bài này chứng kiến Chùa Một Cột đang trong thời gian “tu bổ” hay “phục chế”; chắc chắn không còn một kiến trúc gỗ nào từ thời Vua Lý còn sót lại, hay họa may được chôn dấu dưới lòng đất. Toàn bộ ngôi chùa được phủ bạt kín, mái ngói cũ đã dỡ xuống hết thay ngói mới. Mặc dù nhìn thấy các cột, kèo đỡ mái, vách gỗ, nhưng chưa thấy văn bản nào xác nhận đó là di tích trăm năm được tạo tác từ thời nhà Nguyễn, và những nghệ thuật kiến trúc, hoa văn, điêu khắc, phù điêu, thuộc quần thể Chùa Một Cột do những bàn tay nghệ nhân tinh hoa để lại từ niên đại nào?


Đặc biệt, xin đưa nghi vấn cột trụ nâng đỡ tòa sen thời Vua Lý Thái Tông làm bằng thân cây gỗ Lim hay bằng cột đá được di chuyển từ núi tới. Theo thời gian tiếp sau này, cột trụ đá nâng tòa sen là cột đá nguyên thủy hay cột mới làm bằng xi măng cốt sắt? Có lẽ nghi vấn này phải hỏi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng – vì sao ông không cho dựng cột trụ bằng gỗ Lim? Thân cây gỗ Lim to lớn không thiếu gì ở đất nước ta thời bấy giờ.


Suy cho cùng, thời gian, chiến tranh, thời thế và lịch sử đã nhầm lẫn trao tay cho một thế lực cuồng vọng tham lam tối tăm u mê chủ nghĩa mà làm cho biết bao nhiêu di tích nguyên thủy lịch sử Phật giáo nước ta hao mòn kiệt quệ, vôi vẽ.


Chùa Một Cột chỉ còn lại trong tâm tưởng về một thời đại hoàng kim Tam bảo – Phật Pháp Tăng.


Trong bài “Đạo Phật Đời Lý”, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn viết:


“Trong triều Lý, rất nhiều chùa tháp được xây dựng với qui-mô rộng lớn. Hầu hết những danh lam còn lại, là do từ đời Lý lập ra. Những thắng-tích ở Hà nội, như quán Trấn-vũ (tên tục là chùa Quan-thánh, tên đời Lý là Bắc-đế, 1102). Diên hữu (tên tục là chùa Một cột, 1049), đền Nhị nữ (tục gọi là đền Hai Bà, nguyên ở phường Bố-cái tức là ở bãi Đồng-nhân, 1160), đền Linh-láng (tên tục là đền Voi-phục), đều khởi-tạo từ đời nhà Lý. Sách TUTA và các sử còn chép nhiều tên chùa dựng ở Thăng-long, nhưng nay đã bị hủy mất, hay đã bị đổi tên. 


“Sau đây là tả qui-mô chùa Một-cột, theo bia STDL và sách TT. Tháng 9 năm Ất-dậu 1105, Lý Nhân-tông dựng hai tháp mái bằng sứ trắng ở chùa Diên-hữu. Bấy giờ vua chữa lại chùa (TT). "- vườn Tây cấm, dựng chùa Diên-hữu. Theo giấu chế độ cũ, thêm mưu mới của nhà vua. Tạc hồ Linh-chiểu. Trên hồ dựng lên một cột đá. Trên cột đá nở một hoa sen nghìn cánh. Trên hoa lại gác một tòa điện. Trong điện đặt tượng Phật vàng. Chung-quanh hồ có hành-lang bao vây, tường vẽ. Ngoài hành-lang lại có hồ Khang-bích bọc bốn bề. Mỗi bề có cầu thông ra ngoài sân. Trong sân, kề đầu cầu ở trước chùa, có dựng hai tháp lợp ngói sứ." (Bia STDL). (1)


image007Ảnh Chùa Một Cột trắng đen của ST, không ghi rõ năm chụp, ngờ là chụp vào khoảng 1951- 1954. (nguồn ảnh: wikipedia)


I. Lời thưa


Với sự hiểu biết giới hạn về thời gian và không gian, người viết bài này về đề tài “Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay”, tôi mạo muội lấy mốc năm 1935 làm mốc niên biểu đầu tiên trong quá trình hoằng Pháp đạo Phật tại miền Bắc, ở miền Nam Việt Nam và ở hải ngoại.


Quá trình hoằng Pháp sinh động này ví như dòng sông ngọt ngào dọc dài đất nước bồi đắp phù sa cho lịch sử Phật giáo Việt Nam thời cận đại. Dòng sông Phật giáo nuôi mát sức sống ngàn đời – nuôi cội nguồn đời sống tâm linh cho hàng chục triệu, hàng trăm triệu, người Việt trong nước ra đến hàng triệu bước chân Long Quân-Âu Cơ viễn xứ năm châu.


Nằm, đứng, ngồi, ăn, ngủ, thao thức dưới “mái chùa che chở hồn dân tộc, nếp sống muôn đời của tổ tông, kẻ hàn sinh kính xin quí Chư Tôn Trưởng Lão, Chư Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Già, cùng quí Cư sĩ Phật tử từ bi tha thứ cho những suy nghĩ thiếu sót, vụng về, phụng thỉnh về một chủ đề nhỏ, rất nhỏ nêu tựa bài trên “Niên biểu hoằng Pháp đạo Phật thời nay” được nối vào mạch lớn truyền thống Phật Giáo VN hậu bán thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21.


Thật sự, nội dung bài viết chỉ ghi chép lại vào những mốc thời gian đã xẩy ra các sự kiện từ năm 1935 đến 2022, hầu góp nhặt chiếc lá Bồ Đề vào hơn hai nghìn năm hoằng Pháp đạo Phật là công đức vô tận của vô số Cư sĩ, Tổ Thiền dân tộc Việt.


Theo Wikipedia/Phật giáo Việt Nam: “Nhìn chung trong bối cảnh cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Phật giáo suy vi, đất nước chiến tranh loạn lạc, hạn hán mất mùa liên lục ở miền nam tạo ra chỗ trống về tín ngưỡng sự ra đời của các tôn giáo tông phái là để đáp ứng nhu cầu đó các đạo điều dựa trên tư tưởng từ bi của Phật và đạo đức hiếu hạnh, ái quốc của dân tộc để hành đạo. Có nhiều điểm chung giữa các đạo này là lấy việc học đạo làm người làm tiền đề tu học, lấy việc bốc thuốc chữa bệnh làm phương tiện truyền đạo, khi các tín đồ vào đạo thì lấy pháp môn tịnh độ tu tập hướng tới tịnh độ Cực Lạc tây phương của Phật A Di Đà hay tịnh độ của Phật Di Lặc.”


Duyên khởi của kẻ hàn sĩ bắt nguồn từ:


– lần thứ nhất, tháng 5 năm 1997, lần đầu tiên gặp được Đức Phật Sống Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach miền nam California;


image009Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma “nụ cười và chân đất” do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp trong buổi gặp gỡ cộng đồng Việt Nam tại nam California tháng 5 năm 1997. Ông bà Phương Dung-Ngọc Hoài Phương là người đã mời được Đức Đạt Lai Lạt Ma đến nam California thuyết giảng và ban phước lành cho đồng bào Việt tị nạn. Ảnh trên chụp lại từ bìa tạp chí Văn Hóa Magazine (chủ nhiệm Lý Kiến Trúc điều hành); ảnh nhỏ góc trái là nhà báo Ngọc Hoài Phương, ảnh nhỏ góc phải là cư sĩ Phương Dung.


– lần thứ hai, ngày 24 tháng 6 năm 2000, được nhìn thấy và nghe bài giảng của Đức Lạt Lai Lạt Ma trong đại lễ “Quán đảnh Thiên thủ Thiên nhãn Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát” tại hội trường Long Beach Convention Center’;


image011Chân dung Đức Đạt Lai Lạt Ma trên bìa tạp chí Văn Hóa Magazine, Nov, 1999. Bức ảnh này do nhà báo Lý Kiến Trúc chụp ngày 25/9/1999 tại Long Beach Convention Center với chủ đề: Phật Sống đến Mỹ.


– lần thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2009, cũng tại Long Beach Convention Center, Lý Kiến Trúc lại được gặp Đức Phật Sống. 


image013Lần thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2009, nhà báo Lý Kiến Trúc phước báu được diện kiến Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Long Beach Convention Center và phòng vấn Ngài. Ảnh tài liệu VH.


 lần thứ tư, ngày 9 tháng 5 năm 2014, Lý Kiến Trúc đến viếng Chùa Một Cột tại Quận Ba Đình Hà Nội trong lúc chùa đang “phục chế”.


image015Trên bậc thang bằng gạch bước lên Liên hoa Đài.


image017Mái ngói cũ dỡ xuống xếp ngổn ngang như phế liệu.


image019Tượng Quan Thế Âm Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn bên trong điện tòa. Người viết không nhìn thấy bức “tranh” chữ TỔ (Hán tự), như nhiều người sống ở Hà Nội những năm 1940-1954 cho biết trước đây trên điện tòa Chùa Một Cột không có tượng Quan Thế Âm mà chỉ có chữ TỔ viết bằng Hán tự mực đen được che bời tấm màn lụa đỏ.


image021Toàn bộ Chùa Một Cột được phủ bạt kín để sửa chữa “phục chế”. Nghe hai chữ “phục chế” mà lạnh toát cả người. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image023Ảnh chùa Một Cột sau năm 1975. Chú ý: một mảng mái ngói cũ được thay mái ngói mới. Cột trụ nâng tòa sen là cột đá nguyên thủy hay cột mới làm bằng xi măng cốt sắt? Có lẽ Chùa Một Cột ở ảnh trên được xây dựng lại bởi Kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng năm 1955. Getty images.


và lần thứ năm, ngày 18 tháng 5 năm 2014, trên “căn gác quản chế”, tức nhà tù giam lỏng Đức Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN ở hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện, Saigon; nhà báo Lý Kiến Trúc nhờ ơn phước báu đã diện kiến và phỏng vấn Hòa thượng Thích Quảng Độ hơn một tiếng.


image025Sáng ngày 18/5/2014 (ngày giờ Saigon), giây phút đầu tiên nhà báo Lý Kiến Trúc gặp nụ cười của Hòa thượng Đệ Ngũ Tăng Thống GHPGVNTN Thích Quảng Độ trên “căn gác quản chế” nằm ở hậu liêu Thanh Minh Thiền Viện, Saigon. Ngày tháng thị hiện trên Digital Camera là còn ở Mỹ.  Ảnh tài liệu VH.


Năm năm sau;


Ngày 24 tháng 5 năm 2019, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống ký quyết định ủy thác cho Ht Thích Tuệ Sỹ thay mặt Ht Quảng Độ toàn quyền lãnh đạo, đảm nhiệm và điều hành Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất (GHPGVNTN).


Ngày 22 tháng 2 năm 2020, Đức Đệ Ngũ Tăng Thống Thích Quảng Độ viên tịch tại chùa Từ Hiếu tọa lạc ở hẻm 125, số 59 Lô D, Dương Bá Trạc, P.1, Q 8, Tp. HCM do Ht Thích Nguyên Lý làm trú trì.  


– Ngày 20 tháng 4 năm 2020, tại lễ chung thất Hòa thượng Thích Quảng Độ, Ht Tuệ Sỹ phụng thừa Quyết định Ủy thác Quyền Điều hành Viện Tăng Thống trở thành Chánh thư ký Xử lý Thường Vụ Viện Tăng thống GHPGVNTN.


Từ thời điểm này, theo người viết, là thời điểm GHPGVNTN nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung, hồn thiêng sông núi sẽ đưa đẩy trăm triệu người Việt theo đạo Phật bước sang trang sử mới Phật giáo Việt Nam; và đây cũng là sát na thảo duyên khởi thúc tác giả ghi chép lại các sự kiện xẩy ra dưới một “tiểu luận” kiến lục có tựa đề như trên.


Lý Kiến Trúc


Nam California, bổ túc 06/10/2022


(xem tiếp Kỳ 2 số báo tới)


(1) Đạo Phật đời Lý
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 17052)
Ghi nhận của cử tọa trong buổi Đại sứ Osius tiếp xúc với VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa - "Nhận lời mời của Phòng Thương Mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC), Đại sứ Ted Osius đã đến thăm và nói chuyện với giới trẻ VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa hôm thứ Hai 13 July, 2015; tại đây, Đại sứ đề cập đến nhiều sự kiện thời sự quan trọng liên quan đến tình hình Việt Nam về Nhân quyền, Kinh tế Thương mại, Giáo dục, về thời điểm TPP, về đời sống Văn Hóa Việt Nam, về ẩm thực, ... đặc biệt về Biển Đông ông cho biết cho đến ngày hôm nay là ngày thứ ba tôi ở Mỹ, Khu trục hạm Hoa kỳ đang hiện diện suốt ở biển Đông."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 16946)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17892)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27223)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16025)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18429)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16532)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26249)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16707)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16261)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23287)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17709)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 20782)
- " Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống." - “Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện." - "Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 16269)
Đại sứ Ted Osius trả lời báo Tuổi Trẻ: "Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 16541)
" Nhiều khả năng đây là chiến hạm đổ bộ lớp Yuzhao Type 071, có tên Jinggang Shan, là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Tàu này có thể chở 500-800 binh sĩ, 15-20 xe đổ bộ và một xe tăng. Tàu này cũng có một bãi đáp trực thăng và dài khoảng 210m, có độ giãn nước 18.500 tấn. Tàu hiện đang neo đậu tại bãi đá Vành Khăn, là một trong 7 căn cứ hỏa lực TQ đã ra sức tân tạo thành đảo nhân tạo trong gần 2 năm qua."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 15781)
"Trong 30 năm qua, các quan chức Mỹ đã từ chối ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc, cũng một phần bởi chiến lược “bành trướng cường độ thấp”, hay tằm ăn dâu, gặm nhấm từ từ của Trung Quốc. Chưa phải là quá muộn để Washington trung hòa tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông." Ảnh: Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Google
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 16162)
- "Ông Carter kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên tranh chấp ngưng hoạt động cải tạo đất và ngưng quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ tranh chấp ..." - "Ông Phạm đã nói với ông Carter rằng Trung Quốc có quyền xây dựng trên lãnh thổ của mình và triển khai lực lượng tới đó ..." Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington - REUTERS /Gary Cameron