Phó Tổng thống Kamala Harris đến đảo Palawan và có thể là Pag-asa

20 Tháng Mười Một 20224:10 CH(Xem: 3461)

VĂN HÓA ONLINE – BIỂN ĐÔNG HOA ĐÔNG – CHỦ NHẬT 20 NOV 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bà Kamala Harris đi thăm đảo Palawan và Pag-asa?


image003Vị trí và khoảng cách chiến lược của đảo Pag-asa Philippines (Thị Tứ) đối với các đảo nhân tạo/căn cứ của Trung Quốc ở trung tâm quần đảo Trường Sa. Hải đồ minh họa: VHO

image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

20/11/2022


Ngày 17/11//2022, hãng tin Reuters cho biết một thông tin với tít: “U.S. Vice President Harris, Philippines' Marcos to discuss Taiwan”, trong đó có đoạn: “Harris' trip marks her second to Asia in three months and the first to the Philippines. It will include a stop on the islands of Palawan on the edge of the disputed South China Sea, in a move that may be interpreted by Beijing as a rebuke.” Tạm dịch: “Chuyến đi của bà Harris đánh dấu lần thứ hai bà đến châu Á trong ba tháng và là lần đầu tiên đến Philippines. Chuyến đi sẽ bao gồm việc dừng lại trên quần đảo Palawan ở rìa Biển Đông đang tranh chấp, một động thái có thể được Bắc Kinh hiểu là một sự quở trách.”


Ngày 20/11//2022, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris là quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Philippines dưới thời Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.; chuyên cơ của Phó tổng thống Hoa Kỳ đã đáp xuống phi trường quốc tế Manila chiều tối 20/11/2022; Chuyến đi đến Philippines của bà Harris kéo dài cho đến thứ Ba 22/1/2022.


“Phó Tổng thống nói rõ rằng Hoa Kỳ có cam kết lâu dài với Đông Nam Á,” một quan chức chính quyền cao cấp cho biết trong cuộc nói chuyện với các phóng viên vào thứ Tư, ngày 16/11/2022. (theo https://www.rappler.com/nation/why-united-states-seeks-closer-security-cooperation-philippines/)


Chuyến đi của bà diễn ra ngay sau chuyến công du của Tổng thống Joe Biden tới khu vực Đông Nam Á, nơi ông gặp gỡ các nhà lãnh đạo ASEAN; Tổng thống Joe Biden đã không đến Việt Nam như nhiều lãnh đạo ở Hà Nội mong muốn, có thể hiểu được rằng, vị trí của Philippines quan trọng hơn trong hệ thống chiến lược Indo-Pacific.


Sự việc TT Joe Biden không đến Hà Nội trước khi đến Bali gặp Tổng thống Joko Widodo có thể hiểu ngầm bắt nguồn từ chuyến đi Bắc Kinh của Tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng liên quan đến các điều khoản về Biển Đông trong bản Thông cáo chung giữa Nguyễn Phú Trọng và Tập Cận Bình ký ở Bắc Kinh ngày 31/10/2022.


Theo VĂN HÓA ONLINE, hai vị trí quan trọng trong chiến lược Indo-Pacific ở Biển Đông là Indonesia và Philippines. Vị trí của Việt Nam “liền Đất liền Biển” với Trung Quốc là một vấn đề hoàn toàn khác mặc dù sự gắn bó giữa Việt Nam với Trung Quốc đã biểu hiện qua nhiều hiệp ước về Biển Đông; tuy nhiên, đối với vị trí chiến lược Biển Đông Nam Á và Indo-Pacific, Việt Nam chỉ là một bán đảo bên rìa Biển Đông.


Philippines là một phần quan trọng trong nỗ lực ngoại giao của Hoa Kỳ nằm trong chiến lược Indo-Pacific.


Theo các nhà phân tích quân sự, việc tiếp cận quân sự vào quốc gia chỉ cách Đài Loan 120 dặm (193 km) và tiếp giáp với Biển Đông sẽ làm phức tạp thêm bất kỳ nỗ lực nào của Trung Quốc nhằm xâm lược Đài Loan, hoặc thực hiện chủ nghĩa bá quyền ở Trường Sa để áp đặt sự “hiện diện đã rồi” trên các thực thể địa lý ở biển Tây Philippines, mà các nhà bình luận gọi là sự “thay đổi nguyên trạng” ở Biển Đông, chẳng hạn như bãi san hô Vành Khăn và bãi cạn Scaborought.


image008Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Indonesia Joko Widodo gặp nhau tại đảo Bali (Indonesia) ngày 14/11/2022 trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20. Ảnh: CHANNEL NEWSASIA. TT Biden nhắc lại cam kết của Mỹ đối với vai trò trung tâm của ASEAN và cho biết Mỹ ủng hộ tầm nhìn của ASEAN về Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Hội nghị thượng đỉnh G20 Diễn ra vào ngày 15 và 16/11/2022 với sự tham gia của 9 lãnh đạo ASEAN ngoại trừ Miến Điện.


Bà Harris đến Philippines là kết quả sau các chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken gặp tân tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr vào tháng 8, và chuyến đi của Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman gặp ông Marcos Jr. vào đầu tháng 6, ngay trước khi nhiệm kỳ của Marcos Jr. bắt đầu.


Theo tin Rappler.com; Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris lần đầu tiên đến thăm Philippines, khi Washington tìm cách củng cố quan hệ với đồng minh lâu đời nhất trong khu vực. Khi còn ở Hoa Kỳ, Harris dự kiến ​​sẽ có các cuộc gặp với Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. và Phó Tổng thống Sara Duterte.


Lần đầu tiên, Bà Harris dự kiến ​​thăm thủ phủ Puerto Princesa, Palawan, khi Mỹ tìm cách thể hiện cam kết ủng hộ Philippines ở Biển Tây Philippines.


Ngoài ra, Đại sứ Jose Manuel Romualdez cho biết Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris có thể sẽ cung cấp cho Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. một 'bản tóm tắt khá tốt' về cuộc gặp giữa Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Bali Indonesia.


Khi ở Manila, Harris sẽ gặp Phó Tổng thống Sara Duterte trước tiên và sau đó tổ chức một cuộc gặp song phương với Marcos Jr. vào thứ Hai, ngày 21/11/2022.


Trong các cuộc đàm phán với Marcos, Harris sẽ giải quyết các bước để củng cố Hiệp ước liên minh an ninh của hai đồng minh và thảo luận về triển vọng tăng cường quan hệ đối tác kinh tế.


Thúc đẩy quan hệ kinh tế là mối quan tâm đặc biệt của chính quyền Marcos Jr., vốn đã sớm tuyên bố rằng họ muốn tăng cường thương mại với Mỹ, bên cạnh viện trợ.


Một viên chức cao cấp của Mỹ cho biết: “Chúng tôi dự đoán sẽ có những sản phẩm và sáng kiến ​​mới trên mặt trận kinh tế, liên quan đến nền kinh tế kỹ thuật số, nâng cao kỹ năng và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch”.


Reuters đưa tin Marcos và Harris cũng sẽ thảo luận về vấn đề Đài Loan, cũng như cuộc gặp song phương gần đây giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden.


(theo https://www.rappler.com/nation/united-states-vice-president-kamala-harris-arrives-philippines-november-20-2022/


Không giống như các chuyến đi trước đây của Ngoại trưởng Antony Blinken và Thứ trưởng Ngoại giao Wendy Sherman, sự xuất hiện của Phó Tổng thống Kamala Harris khi rời thủ đô Manila đến thủ phủ Puerto Princesa trên đảo Palawan, hiểu như một động thái nhằm thể hiện cam kết của Washington ủng hộ Manila trong tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.


“Đây là một chuyến thăm lịch sử, vì Phó Tổng thống là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ  đến thăm đảo Palawan,” một phóng viên nói.


Khi được hỏi chuyến đi của Harris sẽ gửi thông điệp gì tới Trung Quốc, viên chức cao cấp Mỹ nói: “Trung Quốc có thể nhận thông điệp mà họ muốn. Thông điệp gửi tới khu vực là Hoa Kỳ là một thành viên của Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, chúng tôi cam kết, chúng tôi cam kết đảm bảo an ninh cho các đồng minh của chúng tôi trong khu vực.” (Rappler.com)


Theo lịch trình, vào Thứ Ba, ngày 22/11/2022, Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tới Puerto Princesa ở Palawan để gặp Lực lượng Bảo vệ biển Philippines và cộng đồng địa phương sinh sống trong khu vực.


Động thái này rất có ý nghĩa vì Harris là quan chức cấp cao nhất của Hoa Kỳ đến thăm hòn đảo nằm ở rìa Biển Tây Philippines ở Biển Đông. “Chuyến thăm này thể hiện cam kết của chính quyền Biden-Harris sát cánh cùng đồng minh Philippines trong việc duy trì trật tự hàng hải quốc tế dựa trên luật lệ ở Biển Đông, hỗ trợ sinh kế trên biển và chống lại hoạt động đánh bắt cá bất hợp pháp, không theo quy định và không báo cáo,” một quan chức cấp cao của Hoa Kỳ nói.(theo Sofia Tomacruz)


image010Phó Tổng thống Kamala Harris xuất hiện trên cầu thang chuyên cơ đáp xuống phi trường quốc tế Manila chiều tối 20/11/2022. Ảnh nguồn Sofia Tomacruz/Facebook


image012Cổng trại tiếp nhân thuyền nhân ở Palawan, trước đây là một căn cứ của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ trên đảo Palawan; sau khi Mỹ rút, trại biến thành trại thuyền nhân do Sơ Pascal Lê Thị Tríu làm giám đốc. Ảnh Lý Kiến Trúc chụp trong một chuyến đi thăm thuyền nhân ở Palawan năm 1996.


image014Dinh thủ phủ Puerto Princesa trên đảo Palawan. Ảnh Lý Kiến Trúc.


image016Một ban nhạc ở đảo Palawan trình diễn các nhạc khúc dân tộc biển Palawan. Ảnh Lý Kiến Trúc


image018Vận tải hạm “há mồm” 507 vào ngày 30/4/1975 đã chở hàng ngàn người dân và viên chức quân đội Sài gòn “di tản chiến thuật” tới cảng Puerto Princesa Palawan. Con tàu này sau được cải biến thành tàu dân sự. Ảnh tài liệu của VĂN HÓA ONLINE.


image020Bổn báo Lý Kiến Trúc trên một con thuyền chài của ngư phủ Palawan đi thăm biển Tây Palawan năm 1996. Ảnh tài liệu của VHO


1.  Đường bay của bà Kamala Harris đến đảo Palawan và dự kiến đến đảo Pag-asa

image022Đường bay của Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris từ Manila đến Palawan. Hải đồ của VHO.


Sơ lược vị trí đảo Palawan, đảo Thị Tứ và khoảng cách và địa hình ở quần đảo Trường Sa:


Một cách khái quát về các lãnh vực ngoại giao, chính trị, kinh tế và quân sự đối với quần đảo Trường Sa, lãnh vực quân sự đáng chú ý nhất trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền biển-đảo hiện nay giữa các quốc gia liên quan.


Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông-Nam Việt Nam; phía Bắc là quần đảo Hòa Sa, phía Đông giáp biển Philippines, phía Nam giáp biển Malaysia, Brunei và Indonesia. Từ trung tâm quần đảo Trường Sa đến Malaysia khoảng 250 hải lý, đến biển Philippines khoảng 210 hải lý, đến biển Brunei khoảng 320 hải lý, đến đảo Hải Nam khoảng 585 hải lý, đến đảo Taiwan (Cao Hùng) khoảng 810 hải lý, đến Cam Ranh khoảng 585 hải lý, đến Vũng Tàu khoảng 440 hải lý.


Quần đảo Trường Sa có trên 100 đảo đá lớn nhỏ, bãi san hô, tổng diện tích khoảng 180,000km2. Theo sự phân chia khu vực các vùng biển của Việt Nam, quần đảo Trường Sa được chia làm 8 cụm: Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, và Bình Nguyên.


Đảo cao nhất là đảo Song Tử Tây (Southwest Cay) cao khoảng 4-6 mét, là đảo quan trọng bậc nhất đứng đầu ngọn sóng ở mạn Bắc, Đông-Bắc quần đảo Trường Sa, đứng trên đài hải đăng có thể quan sát một vùng biển xa rộng lớn, khoảng cách đảo khá gần các thực thể địa lý của biển Philippines. Song Tử Tây có diện tích lớn sau đảo Trường Sa Lớn. Đảo được cải tạo hải cảng, âu tầu, bồi đắp rộng lớn hơn, tiền đồn bảo vệ Song Tử Tây ở phía Nam là tiểu đảo Đá Nam. Từ Song Tử Tây đến điểm xa nhất ở phía Nam là đảo An Bang khoảng 280 hải lý. Trên đảo có giếng nước ngọt, đất đai phì nhiêu trồng được cây ăn trái, nuôi bò, cây phong ba và cây bàng trái vuông.


Người anh em với Song Tử Tây là đảo Song Tử Đông (Northeast Cay) cách Song Tử Tây khoảng


1, 5 hải lý (chưa đến 3km, mùa biển êm có thể bơi, chèo thuyền qua). Năm 1970-71, Song Tử Đông thuộc quyền quản lý của VNCH có trụ đá chủ quyền, nhưng không biết vì lý do nào, Sài Gòn bỏ phế, nhân cơ hội, Philippines đưa lính đến chiếm giữ cho đến nay, trở thành cái gai của Song Tử Tây.


Đảo Nam Yết (Namyit Island) là đảo hàng xóm quan trọng với Song Tử Tây nhưng lùi về phía Nam. Đảo cách đảo Sơn Ca khoảng 13 hải lý, cách đảo Ba Bình (Taiping Island) khoảng 11 hải lý, cách đảo nhân tạo/căn cứ Ga Ven khoảng 7 hải lý. Nam Yết có vị trí chiến lược quan trọng trên quần đảo Trường Sa, là bộ tư lệnh thứ hai sau Trường Sa Lớn, có diện tích nổi và thềm san hô khoảng 1, 3km2, khi thủy triều xuống, đảo cao từ 3 – 4 mét, khi thủy triều xuống thấp nhất, bãi san hô nhô lên khỏi mặt nước từ 0,2 – 0, 4 mét, do đó muốn đi vào đảo phải dùng ca nô và đợi thủy triều lên.


Đảo rộng nhất là đảo Trường Sa Lớn kể cả thềm san hô khoảng 0,5 - 1km2 (đứng hàng thứ ba sau đảo Ba Bình-Taiping Island và đả Thị Tứ-Thitu Island), cách Cam Ranh khoảng 254 hải lý, mặt đảo cao từ 2,4 – 2,5 mét, trên đảo có sân bay dã chiến dài từ 1000 – 1500 mét, đầu và đuôi sân bay ra tận biển. Trường Sa Lớn gần như là đầu não bộ chỉ huy hải quân Việt Nam kiểm soát 21 đảo đá lớn nhỏ và 33 tiền đồn rải rác ở quần đảo Trường Sa. Ngoài hải cảng sâu, âu tàu, sân bay Trường Sa Lớn là sân bay quân sự duy nhất của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa, rất quan trọng trong việc tiếp tế hậu cần, vũ khí, bố trí binh sĩ phòng thủ và là bộ mặt chủ quyền của Việt Nam.


(ct: Nhận xét này do tôi có dịp đi quan sát quần đảo Trường Sa 10 ngày đêm vào tháng Tư năm 2014, bây giờ có thể khác biệt)    


image024Bổn báo Lý Kiến Trúc trên tháp cao đài hải đăng trên đảo Sơn Ca. Ảnh VH 2014.


Xét về vị trí chiến lược toàn khu vực quần đảo Trường Sa, nếu lấy đảo Nam Yết làm trung tâm, khoảng cách diện địa chiến thuật các đảo gần như san sát lẫn nhau. Với hỏa lực và tốc độ chiến hạm hiện nay, khoảng cách các đảo nằm trong tầm súng đại bác, tên lửa tầm trung và cuộc đổ bộ của lính thủy diễn ra khá nhanh chóng. Trước năm 1975, Nam Yết, Song Tử Tây và Trường Sa Lớn là bộ chỉ huy của hải quân VNCH do một trung đội địa phương quân đóng giữ.


Hiện nay, quần đảo Trường Sa có mặt các lực lượng của 4 nước 5 bên, và 5 nước 6 bên đòi yêu sách chủ quyền:


1/ Trung Quốc: Đánh chiếm 7 đảo, đá (đảo chìm), đánh chiếm 6 đảo năm 1988 gồm Chữ Thập (Fiery Cross), Su Bi (Subi Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Gạc Ma (Johnson Reef), Ga Ven (Gaven Reef), Huy-gơ hay Tư Nghĩa (Hughes Reef); tháng 1/1995 đánh chiếm bãi đá Vành Khăn (Mischief Reef).


Trên thực tế, đá Vành Khăn nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines. Năm 2015 Trung Quốc bắt đầu xây một sân bay lớn trên đảo nhân tạo Vành Khăn. Tháng 7 năm 2016, sân bay hoàn tất dài 2.644 mét x 55 mét. Trung Quốc cho máy bay thử nghiệm ngày 12/7/2016, ngay trước thời điểm Tòa Trọng Tài La Hay-Hòa Lan ra phát quyết PCA 13/7/2016 về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc.


2/ Taiwan: Chiếm đóng đảo Ba Bình (Taiping Island) năm 1956, cắm mốc bãi cạn Bàn Than kế bên năm 2005.


3/ Philippines: Chiếm đóng 9 đảo: Song Tử Đông, Thị Tứ, Đảo Dừa, Loại Ta, Loại Ta Tây, Bình Nguyên, Vĩnh Viễn, Công Đô, bãi cạn Cỏ Mây.


4/ Malaysia: Chiếm đóng 7 đảo: Luisa, Sắc Lốt, Hoa Lau, Kiêu Ngựa, Kỳ Vân, Én Ca, Thám Hiểm. hầu hết các đảo này năm ở phía cực Nam quần đảo Trường Sa.


5/ Việt Nam: Thực hiện chủ quyền và đóng giữ 21 đảo. Gồm 9 đảo nổi gồm: Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, An Bang, Sinh Tồn Đông, Phan Vinh, Song Tử Tây, Nam Yết, Sinh tồn và Sơn Ca.  12 đảo, đá ngầm gồm: Đá Nam, Đá Lớn, Đá Lát, Đá Đông, Đá Tây, Đá Thi, Thuyền Chài, Cô Lin, Len Đao, Tiên Nữ, Núi Le và Tốc Tan. 33 vị trí tiền tiêu nhỏ hiện đang đóng quân trấn giữ.


6/ Brunei: Không có đảo nào song vẫn yêu sách chủ quyền.


Vấn đề đặt ra là trong bối cảnh tranh chấp hiện nay giữa Trung Quốc (các căn cứ hỏa lực màu đỏ trên bản đồ), Việt Nam (các căn cứ hỏa lực màu vàng trên bản đồ), Philippines (hai căn cứ hỏa lực màu xanh trên bản đồ), Taiwan (một căn cứ hỏa lực và sân bay quân sự duy nhất của Đài Loan màu xanh lá cây) và đảo Hoa Lau (Swallow Reef) của Malaysia ở tít phía Nam; sự cố quân sự các bên có nổ ra hay không, hay nó sẽ và đang diễn ra dưới hình thức khác.


image026image028image030Mặt trận Biển Đông. Hải đồ minh họa của VHO


Palawan, hòn đảo có bề dài như một con sâu, thủ phủ của Palawan là Puerto Princesa, đó là hòn đảo lớn nhất của Philippines mang một vị trí quan trọng vì nó nhìn thẳng ra toàn cảnh Biển Đông. Hòn đảo cũng là ranh giới tự nhiên giữa Biển Đông và biển Sulu. Trên đảo có ngọn núi lửa cao hùng vĩ. Tổng diện tích phần đảo chính của Palawan khoảng 14.896 km², bao gồm 12.239 km² đảo chính còn các đảo nhỏ là 2.657 km². Phần lớn các đảo của Philippines ở quần đảo Trường Sa được chính quyền Philippines coi thuộc về tỉnh Palawan với tên gọi "Nhóm đảo Kalayaan".


Bộ tư lệnh miền Tây của hải quân Philippines đặt trụ sở tại đây. Chính phủ Philippines hôm 1/10/2012 đã lên tiếng cải chính thông tin rằng nước này triển khai 800 binh lính ở Palawan để bảo vệ lãnh thổ. Trong khi đó, Trung tướng Juancho Sabban cho rằng báo chí đã hiểu nhầm về phát biểu trước đây của ông. Ông giải thích 800 lính thủy đánh bộ là quân số đã đồn trú ở Palawan từ lâu chứ không phải vừa được triển khai.


The Straits Times ngày 7/4/2017, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố, ông có thể ra thị sát đảo Thị Tứ, Trường Sa ngày 12/6/2017 để dự lễ chào cờ dịp kỷ niệm 119 năm Philippines độc lập.


Nhưng ông Duterte không đến Thị Tứ mà đến Palawan. Tại đây ông đưa ra lời tuyên bố quan trọng đối với những thực thể địa lý ở Trường Sa trong đó có một số đảo đã “cướp nhẹ” từ thời điểm chính phủ Sài Gòn quản lý như đảo Thị Tứ và đảo Song Tử Đông.


image032Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đến thị sát một căn cứ hải quân trên đảo Palawan nhân lễ kỷ niệm 119 năm thành lập Quân đội Philippine hôm 4/4/2017.


Ông Duterte ra lệnh cho quân đội của mình cố gắng củng cố 9 cấu trúc Philippines đang chiếm đóng ở Trường Sa. Phát biểu tại một căn cứ quân sự trên đảo Palawan hôm 6/4/2017 ông Duterte nói:


"Có vẻ như tất cả các bên đang cố gắng để lấy quần đảo này. Chúng ta hãy đòi lại những gì là của mình bây giờ, và dựng một tiền đồn mạnh ở đó, nơi thuộc về chúng ta. Hiện có rất nhiều hòn đảo, tôi nghĩ là 9 hoặc 10. Chúng ta hãy đặt các cấu trúc và cắm cờ Philippines ở đó".


Theo Reuters, ông Rodrigo Duterte nói:


"Những cấu trúc còn trống là của chúng ta. Chúng ta hãy sống ở đó. Có vẻ như tất cả các bên đang (tìm cách) vồ lấy các đảo này. Vì vậy tốt hơn hết là chúng ta nên đưa người đến những cấu trúc này khi chúng còn chưa bị chiếm. Đó là những gì của chúng ta bây giờ, chúng ta đòi nó và xây dựng một tiền đồn mạnh ở đấy".


Như ông Duterte nói Có vẻ như tất cả các bên đang (tìm cách) vồ lấy các đảo này; Bà Kamala Harris khi đến Palawn có tìm cách “vồ” lại và xây dựng một tiền đồn mạnh ở trung tâm quần đảo Trường Sa cho Philippines hay không, ví dụ như bà sẽ đến thăm đảo Thị Tứ, một vị trí chiến lược quan trọng ở Tường Sa hiện đang ở trong tình trạng sơ sài về quân sự.


Đảo Thị Tứ (Pag-asa – Thitu Island) Philippines coi là thuộc "Nhóm đảo Kalayaan" là người anh em quan trọng nhất đối với đảo “Mẹ” Palawan.


image034Vị trí trung tâm quần đảo Trường Sa ở Biển Đông và khoảng cách từ đảo Thị Tứ đến đảo Palawan 483km. Hải đồ VHO


image036Sân bay dã chiến trên đảo Thị Tứ được xây dựng cách đây mấy chục năm. Ảnh tài liệu Google.


image038Một bãi cảng âu tàu sơ sài trên đảo Thị Tứ. Ảnh tài liệu Google.


image040Bộ tư lệnh miền Tây của Philippines ở Palawan. Ảnh tài liệu trên Google.


image041Phó đô đốc Rene Medina (quân phục trắng), Tư lệnh Bộ Tư lệnh miền Tây Philippines đang trả lời phỏng vấn của báo chí. Ảnh: Manila Bulletin.


Các sân bay dã chiến của các bên:


Ảnh sân bay trên đảo Trường Sa Lớn Việt Nam


image043Sân bay trên đảo Trường Sa Lớn, hai đầu đều vươn ra biển, trước 1975, sân bay này được Mỹ và Sài Gòn xây dựng dùng cho Vận tải cơ Caribou C-7 hoặc C-130 Hercules; từ năm 2014 sân bay đang được bồi đắp cho rộng và dài hơn có thể dài 1500 mét. Sân bay Trường Sa Lớn được coi là sân bay đẹp và duy nhất của VN ở quần đảo Trường Sa. Ảnh Lý Kiến Trúc.

Khăn (Dwnews).


Ảnh sân bay trên đảo Palawan


image045image047Sân bay Puerto Princesa trên đảo Palawan.


image049Sân bay San Vicente mới trên đảo Palawan.


Ngày 10 tháng 5 năm 2018 đánh dấu việc khai trương sân bay mới nhất của Palawan tại San Vicente. Lễ khai trương sân bay do Bộ trưởng Giao thông vận tải Arthur P. Tugade cùng với Tổng giám đốc Cơ quan Hàng không Dân dụng Philippines Jim C. Sydiongco chủ trì. Thứ trưởng Tài chính Garry V. de Guzman đã có mặt để chúc phúc cho buổi lễ cũng như Thống đốc Palawan Jose C. Alvarez. (https://primer.com.ph/blog/2018/05/15/new-airport-in-palawan-now-operational/)


Ảnh sân bay trên đảo Thị Tứ Philippines


image051image053Sân bay trên đảo Thị Tứ, hai đầu đều vươn ra biển, trước 1975, sân bay này được Mỹ và Sài Gòn xây dựng nhưng khoảng thập niên 1970s, Philippines đưa quân sang chiếm. Ảnh cho thấy sân bay Thị Tứ còn hoang sơ không có đường băng bê tông chắc chắn, nhưng ngược lại, nhờ diện tích đảo Thị Tứ rộng lớn đứng hàng thứ hai sau đảo Ba Bình nên việc cải tạo xây dựng tương đối dễ dàng. Ảnh tài liệu trên NET.


Ảnh sân bay đảo trên Hoa Lau Malaysia


image055image057Sân bay quân sự trên đảo Đá Hoa Lau quần đảo Trường Sa, Malaysia chiếm đóng và xây dựng. Nguồn Sina/Hồng Thủy


Ảnh sân bay đảo trên đảo Ba Bình (Itu Aba - Taiping Island)


image059image061image063Nguồn Sina/Hồng Thủy


Ảnh sân bay trên đảo nhân tạo Chữ Thập


image065image067Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Đá Chữ Thập ngày 3/9/2015 do CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Globe cung cấp ngày 14/9/2015, cho thấy các coogn trình quân sự của Trung Quốc xây trên đảo đã hoàn tất. REUTERS/CSIS


Ảnh sân bay đảo trên nhân tạo Su Bi


image069Sân bay trên đảo nhân tạo/căn cứ Subi ở quần đảo Trường Sa. Ảnh: CSIS.


Ảnh sân bay trên đảo nhân tạo Vành Khăn


image071Máy bay khách của hãng Hàng không Phương Nam (Quảng Đông) hạ cánh xuống sân bay Vành


Lý Kiến Trúc

20/11/2022
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 809)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1268)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1191)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông