‘Hán-Sở’ chiến quốc, ‘Hoa-Mỹ’ tranh hùng

31 Tháng Giêng 20237:34 SA(Xem: 3419)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ BA JAN 31, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về: lykientrucvh@gmail.com


‘Hán-Sở’ chiến quốc, ‘Hoa-Mỹ’ tranh hùng

image001image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

31/1/2023 Kỳ 1


Hán-Sở chiến quốc


Cuối thời Chiến quốc 206–202 trước Công nguyên, trên mảnh đất Trung nguyên bao la, Thượng tướng quân thời bấy giờ là Hạng Võ uy vũ vang dội nước Sở, các chư hầu dưới trướng. Trong hàng mấy chục trận đánh kinh hồn với quân nhà Hán do Bái Công Lưu Bang lãnh đạo, đoàn quân thiện chiến đưa Hạng Võ lên ngôi lấy tên là Tây Sở Bá Vương.


Trong tám năm trời, quân Sở và quân Hán giằng co nhau mãi, chưa ai thắng ai, hai bên nhiều lần khiêu chiến, mắng nhiếc lẫn nhau, quyết một phen sống mái. Thời kỳ này đời sau gọi là thời Hán-Sở tranh hùng.


Quân Sở mấy lần vây bắt Hán Vương nhưng mạng Lưu Bang là mạng đế vương nên thoát hiểm, sau Tây Sở Bá Vương bị một nông dân lừa vào bãi đồng sa lầy, vó ngựa Truy chùn chân, Vương uất ức mà tự sát.


Sử ký Tư Mã Thiên (k. 145 TCN hoặc k. 135 TCN – k. 86 TCN) viết trong cuộc đối thoại giữa Tây Sở Bá Vương và Hán Vương như sau, Hán Vương cười mà rằng:


- Ta chỉ đấu trí, không thèm đấu lực.


Trong trận Bành Thành (thuộc tỉnh Giang Tô), quân Sở đánh tan đại quân Hán Vương, truy kích quân Hán đến sông Tuy Thủ, quân Sở tàn sát quân Hán nhiều đến nỗi nước sông bị nghẽn không chảy được. Bất ngờ có cơn gió lốc khổng lồ ập đến làm rối loạn quân Sở, nhờ đó mà Lưu Bang chạy thoát. (ct: có lẽ là cuồng phong vòi rồng.)


Năm 202 TCN, Hạng Vương đóng quân trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết, quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng, Hạng Vương nhảy lên lưng con chiến mã tên Truy chạy trốn. Đến ngã ba đường, tâm can bối rối, bèn hỏi thăm một ông già làm ruộng, ông nông dân nói dối lừa Hạng Vương vào tử địa. Ông nông dân bảo Hạng Vương đi qua con đường bên trái, Hạng Vương rẽ qua trái, sa vào trong đồng lầy, quân Hán đuổi tới nơi, Hạng Vương lại đem quân chạy về phương đông, đến Đông Thành, bấy giờ dưới trướng chỉ còn có 28 kỵ binh, kỵ binh Hán đuổi theo mấy ngàn.


Nửa đêm, Hạng Vương choàng tỉnh nghe "Tứ diện Sở ca" của Trương Lương văng vẳng, Hạng Vương tự liệu chẳng thoát được, bảo các kỵ binh:


- “Ta từ khi dấy binh đến nay đã tám năm trời, mình trải qua hơn bảy mươi trận, ai chống cự thì bị đánh bại, đánh đâu thì họ phải chịu phục, chưa từng thua chạy bao giờ. Rốt cục làm bá thiên hạ. Thế mà nay phải chịu khốn khổ ở đây, đó là trời hại ta, chứ không phải tội ta đánh không giỏi. Ngày nay thế nào cũng chết, ta nguyện vì các ngươi quyết chiến, nhất định phải thắng ba lần, vì các ngươi, phá vòng vây, chém tướng, chặt cờ, để các ngươi biết rằng đấy là trời hại ta chứ không phải lỗi tại ta đánh không giỏi.”


Nói xong, Hạng Võ lấy kiếm báu tự đâm cổ tự sát ở đình Ô Giang thuộc trấn Ô Giang bên sông Dương Tử, ở ngôi được 5 năm (206-202 TCN).


(Chú thêm: Một đêm, bên chén rượu trai anh hùng gái thuyền quyên, tuyệt sắc giai nhân Ngu Cơ, ái thê của Hạng Võ, nghe Thượng tướng quân cảm khái thốt lên câu thơ, ngầm biết ý khí của Hạng Võ đã tận, bèn dùng kiếm của Hạng Võ tự đâm cổ mà chết. Hán-Sở tranh hùng để lại hậu thế thiên chiến sự oai hùng và thiên tình sử mỹ lệ. Năm 202 TCN, Lưu Bang đại thắng lên ngôi hoàng đế nhà Hán tức Hán Cao Tổ, mở ra một triều đại lừng danh gần 7 năm từ 202 – 195 TCN. (theo Sử ký Tư Mã Thiên-nhà XB Văn Học SG 1988, Nguyễn Hiến Lê/Sử Trung Quốc/nhà XB Văn Nghệ 2003 USA, Wikipedia).


Đời sau nhận xét thời Chiến quốc, dù Lưu Bang hay Hạng Vũ chiến thắng trong cuộc tranh hùng, chẳng qua là cuộc phục thù của muôn dân đau đớn trong chiến tranh và nền hòa bình phản bội.

image007

Năm 1944 Công nguyên, Việt lịch năm 4823, Triết gia Thái Dịch Lý Đông A viết – bằng cái tình thế rối ren đó , … các dân tộc nhỏ yếu với các giai cấp đau khổ lúc ấy sẽ là những lực lượng mới ra đời … Duy Dân biện chứng pháp chối bỏ lối trông thời đại của Duy tâm là xâm lược với phản xâm lược (hay quốc dân chiến tranh), lại chối bỏ lối xem thời đại của Duy vật là tư bản với vô sản (hay giai cấp cách mạng), đồng thời còn chối bỏ nốt xem thời đại của thứ triết học Duy sinh phiến diện (superficielle), bình diện và thực dụng (empirique) là chính trị đấu tranh thường phát sinh ra từ hội nghị nọ hay hòa ước kia. (Huyết Hoa/Xuân Thu tr.64).


Năm 1973, quốc tế bày ra cái gọi là Hiệp định bốn bên ngừng chiến ở Paris, theo đó, – Mỹ công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, rút toàn bộ quân lực về nhà, “ươm” hàng trăm ngàn quân Bắc Việt ở lại đất miền Nam và “thả nổi” Biển Đông.


Những cái đầu chính trị khoa bảng và giới lãnh đạo quân nhân hàng đầu của Sài Gòn bị lừa vào bãi đồng sa lầy ở Paris, hèn mạt ký vào cái gọi là ‘hiệp định ngừng bắn’ từ từ giết chết tinh thần chiến đấu của một triệu lính Cộng Hòa và hủy hoại tức tưởi các binh chủng thiện chiến.


Năm 1974, hải quân Trung cộng chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.


Năm 1975, xe tăng T-54 cộng sản Bắc Việt húc đổ cánh cửa Dinh Độc Lập cắm cờ Măt trận DTGPMN trên nóc dinh.


Năm 1988, Trung cộng chiếm bãi đá ngầm Gạc Ma chuẩn bị cho chiến dịch xây dựng 7 đảo nhân tạo nổi lên mặt biển ở trung tâm quần đảo Trường Sa.

image009

Năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên ghé cảng Sàigon (bị đổi tên là cảng nhà rồng Tp Hồ Chí Minh) sau 30 năm ký kết Hiệp định Paris, mở đầu chiến dịch ‘Ngoại giao Chiến hạm’.


Năm 2014, Tập Cận Bình cho công binh nạo vét, bồi đắp xây dựng 7 đảo nhân tạo thực chất là 7 căn cứ hỏa lực: Xubi (Subi Reef), Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Châu Viên (Cuarteron Reef), Ga Ven (Ga Ven Rees), Tư Nghĩa hay Huy Gơ (Hughes Reef hay Hugh Reef), Gạc Ma (Johnson Reef hoặc Johnson South Reef), và Vành Khăn (Mischief Reef).


image011Ảnh trên từ trái: Các tướng lãnh Hải quân Hoa Kỳ, Đô đốc Scott H. Swift, Đô đốc Samuel J. Locklear, III, và Đô đốc Harry B. Harris, Jr. Ảnh dưới (trái); năm 2003, Khu trục hạm USS Vandegrift 48 thuộc Hạm đội 7 lần đầu tiên ghé cảng Sàigon sau 30 năm mở đầu cho chương trình "Ngoại giao Chiến hạm"; (phải), năm 2016, Khu trục hạm USS Decatur 73 hành quân tảo thanh mở màn chiến dịch Obama FONOF.


Về mặt tâm lý và an ninh Biển Đông, chiến dịch ‘Ngoại giao Chiến hạm’ năm 2003, USS Vandegrift 48 hùng dũng trở lại Việt Nam, thay vì ghé cảng Cam Ranh, Đà Nẵng hay Hải Phòng, đã ghé cảng Sài Gòn làm náo nức dân Nam, nhưng thật ra đã muộn; 30 năm hải quân Trung Quốc gần như ‘không chế’ an ninh Biển Đông và con đường hải lộ quốc tế lọt thỏm trong lưỡi bò 9 đoạn mang lại 3,5 ngàn tỷ đôla mỗi năm.

image013

Lý Kiến Trúc

California 31/1/2023

(Xem tiếp kỳ 2 – ‘Hoa-Mỹ’ tranh hùng)
21 Tháng Hai 2022(Xem: 5013)
Vì sao lại là Donbass?
16 Tháng Hai 2022(Xem: 4948)
14 Tháng Hai 2022(Xem: 4741)
DIỄN BIẾN UKRAINE
10 Tháng Hai 2022(Xem: 5161)
CHÂU ÂU LÊN CƠN SỐT