Hoa – Mỹ: “Thế trận mơ hồ ở South China Sea và COC-Indonesia sẽ đi tới đâu”

04 Tháng Hai 202310:28 CH(Xem: 3219)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ HAI MAR 13, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Hoa M: “Thế trận mơ hồ ở South China Sea và COC-Indonesia sẽ đi tới đâu”

image003image001

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

13/3/2023


(Tiếp theo Kỳ 1 Hoa-Mỹ tranh hùng đầu năm ở Biển Đông)


Cho đến bây giờ, dư luận và các nhà phân tích vẫn chưa giải đáp thỏa đáng về nhiệt độ lò đốt của bác Tbt Trọng cao đến mức nào khi ‘thiêu đốt’ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, và Phó thủ tướng Vũ Đức Đam – vì dính líu tới tham nhũng, vì quan điểm chính trị, hay vì thời thế thế thế thời phải thế?


Sự kiện ‘hạ bệ’ các nhân sự chủ chốt ở Việt Nam (tin đồn nghiêng về phương Tây) liên quan những gì đến mối quan hệ ngoại giao tay ba Hoa-Việt-Mỹ?


Khó có câu trả lời. Có thể nhóm bị hạ bệ này mang tư tưởng hữu khuynh chống Bắc Kinh, có thể họ muốn nâng ‘đối tác toàn diện’ Việt-Mỹ lên hàng ‘đối tác chiến lược’ mà không ảnh hưởng tới chủ trương ba không (không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự ở trong nước).


Sau ‘trận’ thay đổi các nhân sự chủ chốt ở Việt Nam, người đồng chí vĩ đại của Bắc bộ Phủ ở phương bắc từ ngày 10-12/3/2023 đã bầu Tập Cận Bình (Xi Jinping) làm chủ tịch nước nhiệm kỳ 5 năm kiêm chủ tịch Quân ủy trung ương, tân thủ tướng Lý Cường (Li Qiang), tân ngoại trưởng Tần Cương (Qin Gang) và tân Bộ trưởng Quốc phòng Lý Thượng Phúc (Li Shangfu).  


image007(giữa) Li Shangfu (Lý Thượng Phúc) tân Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, giám đốc bộ phận mua sắm vũ khí của quân đội Trung Quốc, vào tháng 10 năm 2017 tại Bắc Kinh. MARK SCHIEFELBEIN / AP. Năm 2018, chính quyền của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã trừng phạt Li và Cục Phát triển Thiết bị của Trung Quốc - lúc đó ông đang phụ trách - vì mua vũ khí của Nga, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35 và hệ thống tên lửa đất đối không S-400. Li Shangfu, một khoa học gia về hàng không vũ trụ có tham vọng đưa PLA thành một quân đội đẳng cấp thế giới từ nay đến năm 2049.


Món quà đầu tiên ‘mừng’ tân lãnh đạo đảng Cs Trung Quốc – Vương Nghị (Wang Yi) đã thành công trong việc ‘hòa hợp hòa giải dân tộc’ được hai kẻ thù ở Trung Đông, Iran và Ả Rập Xê Út chiều ngày 10/03/2023 tại Bắc Kinh.

image009

Sự thay đổi nhân sự thường đi đôi với thay đổi chính sách quốc gia. Để sống còn, Cs Việt Nam thường phải ‘thuận thảo’ đi theo con đường của Bắc Kinh.


Thời gian phía trước còn dài để định hướng mọi vấn đề.


Tuyên bố trong cuộc họp báo đầu tiên hôm 07/3/2023, tân Ngoại trưởng Tần Cương cảnh báo rằng ‘thái độ của Mỹ có nguy cơ gây ra xung đột và đối đầu’.


Thái độ của Mỹ là thái độ gì?


Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden từng nói: ‘Trung Quốc là đối thủ số 1 của Mỹ hiện nay’.


Trước mắt, đối thủ số 1 của Mỹ hiện nay đang ‘vờn’ nhau ở mặt trận South China Sea (Biển Đông).


Tất nhiên, sự kết luận chủ quan của người viết không thể không tránh khỏi, nhưng tạm thời quay lại trận thư hùng đầu năm giữa hai đại cường Hoa-Mỹ ở Biển Đông.


Thế trận ‘mơ hồ’


Ngày 21/3/2022, Đô đốc John C. Aquilino, Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, cho biết “các hành động thù địch hoàn toàn trái ngược với những đảm bảo trước đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình rằng Bắc Kinh sẽ không biến các đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp thành căn cứ quân sự;


“Trung Quốc đã quân sự hóa hoàn toàn ít nhất ba trong số một số hòn đảo mà nước này xây dựng ở biển South China Sea (khu vực biển Trường Sa)”.


image011Đô đốc John C. Aquilino (tráí), Tư lệnh Bộ chỉ huy Indo-Pacific (INDOPACOM) đang nhìn trên màn ảnh các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc chụp từ Trinh sát cơ P-8A Poseidon, trinh sát trong những khoảnh khắc ngắn ngủi – thực chất là các căn cứ quân sự được trang bị các loại hỏa lực vũ khí ở trung tâm quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh ngụy biện nó rằng đó là các căn cứ phòng thủ nhưng ai cấm Bắc Kinh tấn công và liên hoàn tác chiến với các cuộc ‘hành quân’ của Hạm đội Nam Hải – nếu sự cố chiến tranh xẩy ra. (Ảnh AP/Aaron Favila)


Ngày 13/1/2023, hải đội tấn công của Mẫu hạm USS Nimitz (CVN 68) gồm tuần dương hạm tên lửa dẫn đường lớp Ticonderoga USS Bunker Hill (CG 52), các khu trục hạm tên lửa dẫn đường lớp Arleigh Burke USS Decatur (DDG 73), USS Chung-Hoon (DDG 93), USS Wayne E Meyer (DDG 108), các phi đội và nhân viên của Đội tàu sân bay 17 (CVW 17) và các nhân viên của Phi đội Khu trục 9 (DESRON 9) tiến vào Biển Đông, (phỏng đoán địa điểm ở biển Tây Philippines - VHO).


image013Nghệ sĩ piano hòa nhạc Mona Golabeck biểu diễn trong tiệc chiêu đãi do đại sứ quán Hoa Kỳ tại Singapore tổ chức trong khoang chứa máy bay của chiến hạm tấn công đổ bộ USS Makin Island (LHD-8) ngày 10 tháng 1 năm 2023. Ảnh Hải quân Hoa Kỳ.


Ngày 16/1/2023, tờ South China Morning Post đưa tin Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc thông báo trên WeChat rằng nhóm tác chiến Mẫu hạm Sơn Đông bắt đầu tập trận bắn đạn thật và đối đầu ở Biển Đông, (Sơn Đông xuất phát từ căn cứ Hải Nam có bộ tư lệnh tiền phương ở đảo Phú Lâm Hoàng Sa chiến khu miền Nam, (phỏng đoán địa điểm ở vùng biển đảo Trường Sa - VHO).


Nhóm này gồm một khu trục hạm tàng hình Type 055, 3 khu trục hạm tên lửa dẫn đường và hàng chục chiến cơ J-15.


image015Vị trí cuộc hành quân của hạm đội Nimitz bao trùm biển South China Sea: Bắc giáp eo bể Bashi (Cao Hùng+Luzon); Nam giáp Singapore (Changi); Đông giáp Việt Nam (Cam Ranh); Tây giáp Philippines (Subic). Quần đảo Trường Sa nằm giữa biển South China Sea, nơi Trung Quốc đã xây dựng 7 đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực. Cùng một thời điểm, Hạm đội Sơn Đông của Trung Quốc đã tập trận bắn đạn thật trong cuộc hành quân nhưng không rõ tọa độ. Bản đồ minh họa của VHO.


Nếu sự phỏng đoán về hai khu vực biển hành quân của hai nhóm tác chiến Nimitz và Sơn Đông ‘đối đầu’ nhau cách cả trăm dặm thì việc bắn đạn thật của Sơn Đông chỉ lòe mắt thủy thủ đoàn Nimitz.


Rất may, đạn thật chỉ rít qua lỗ tai mà không gây thương tích cho vật thể hay binh sĩ nào.


Tổng thể mặt trận biển Tây Philippines


Philippines hiện có binh lính chiếm giữ 9 đảo-đá-bãi ở biển South China Sea nhưng có vị trí gần về phía biển Tây Philippines gồm: đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ, đảo Bến Lạc, đảo Loại Ta, đảo Loại Ta Tây, đảo Công Đo, đảo Bình Nguyên, đảo Vĩnh Viễn và bãi Cỏ Mây.


Hai khu vực đang gây cơn sốt hiện nay là đảo Thị Tứ và bãi Cỏ Mây.


image017Thế trận South China Sea. Bản đồ minh họa


Ngày 21-23/11/2022, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Manila và quân cảng Puerto Princesa-Palawan thổi lên ngọn lửa chống Bắc Kinh.


Ngày 1/2/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin đến Tp. Zamboanga và đã cùng với Trung tướng Roy Galido, Tư lệnh Quân khu Mindanao của miền nam Philippines duyệt hành quân tại Trại Don Basilio Navarro. Mindanao có tất cả 12 Vùng chiến thuật, thành phố Zamboanga thuộc Vùng 9 chiến thuật.


image018Mindanao, chiến khu miền nam Philippines và Tp. Zamboanga. Source Net


Ngày 02/2/2023, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd James Austin III, từ Mindanao bay đến Manila hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr.; tại Cung điện Malacanang hai bên triển khai thỏa thuận EDCA.


Theo thỏa thuận EDCA, bốn địa điểm mới được thiết lập căn cứ quân sự là: 1/ Khu bảo tồn quân sự Fort Magsaysay ở Nueva Ecija, 2/ Căn cứ không quân Lumbia ở Cagayan de Oro, 3/ Căn cứ không quân Antonio Bautista ở Puerto Princesa ở Palawan và 4/ Căn cứ không quân Mactan Benito Ebuen ở tỉnh Cebu.


image020Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd James Austin III, (phải), bắt tay Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tại Cung điện Malacanang Manila, Philippines hôm Thứ Năm 02/2/2023. Ảnh: Jam Sta Rosa/Pool Photo via AP.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11628/my-philippines-thoa-thuan-mo-rong-4-can-cu-quan-su-chien-luoc-austin-den-mindanao


Nhận định về xu thế hợp tác quân sự giữa Philippines và Hoa Kỳ, trên RFA ngày 08/2/2023, có đoạn:


“Trao đổi với RFA qua email, ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á và Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á ở Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington DC, nhận xét rằng sự hợp tác chặt chẽ hơn về quân sự giữa Hoa Kỳ và Philippines cũng gián tiếp mang lại lợi ích cho Việt Nam. 


Việt Nam sẽ vui mừng khi thấy tất cả các bên yêu sách khác cùng đẩy lùi hành động cưỡng ép của Trung Quốc ở Biển Đông. 


“Việt Nam cũng sẽ hưởng lợi khi thấy các đối tác quốc tế như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và châu Âu lên tiếng và áp đặt cái giá ngoại giao đối với Bắc Kinh vì những yêu sách phi pháp và hành xử nguy hiểm của họ. 


“Cuối cùng, Việt Nam có thể hưởng lợi từ những áp lực mà các đối tác quốc tế đó đặt lên Bắc Kinh mà không cần phải lên tiếng quá nhiều trước công luận.”


Thật sự, khi đọc đoạn văn này, tôi không hiểu ông Greg Poling muốn nói về điều gì mà ông cho là cũng gián tiếp mang lại lợi ích cho Việt Nam. 


Mang lại lợi ích cho Việt Nam hay mang lại sự khó chịu và bất ổn cho Việt Nam một khi Bắc Kinh và Manila trở thành hai đối thủ (với hàng loạt căn cứ quân sự của Mỹ chống lưng);


Thưa ông Poling, Hà Nội, đồng minh số 1 của Bắc Kinh ở phương nam – cho đến giờ này mà ông vẫn chưa biết!


Xin nhắn thêm ông Poling – Việt Nam đã theo chân Bắc Kinh bỏ phiếu trắng tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong việc lên án Nga sáp nhập bốn khu vực ở Ukraine và khẳng định tôn trọng Trung Quốc chỉ là một đối với hòn đảo Taiwan. 


XEM THÊM: Bắc Kinh 31/10/2022 - Tuyên bố chung Việt Nam-Trung Quốc


Tổng thể mặt trận biển Đông Việt Nam


Từ năm 2014, vị trí chiến lược Việt Nam được coi là trung tâm của Biển Đông và Đông Nam Á; nhưng từ tháng 11 năm 2017, khi Tổng thống Donald Trump đặt chân tới Đà Nẵng công bố chiến lược Indo-Pacific thì vị trí của Việt Nam tụt xuống hàng thứ.


Quốc gia vươn lên vị trí chiến lược hàng đầu ở South China Sea là Philippines.


Mỹ đã nhìn thấy điều đó nhưng xui gặp phải Tổng thống Duterte – như cái mô giữa đường nên khựng lại.


Ông Duterte chơi lá bài hai mặt, kết thân với Bắc Kinh ‘xả láng’ bỏ qua quá khứ để cùng khai thác tài nguyên biển đảo, nhưng ông gặp phải con cáo già họ Tập, ông không dám bán rẻ bán đảo bán nước, ông bị dập tơi tả vì tội ‘phản bội đồng minh’, vì tội mắng cả làng lãnh đạo thế giới. Dù ông có công tiêu diệt được băng đảng ma túy, làm sạch xã hội ma túy dai dẳng mấy chục năm nhưng vẫn bị quy kết là vô nhân đạo, phi nhân quyền. Có lần ông bay qua Bắc bộ Phủ học nghề chính trị đối nội đối ngoại, học tuyệt chiêu ‘móc túi đôla phương Tây’, nhưng ông vẫn thua.

image022

Duterte đến Nội Bài 28/9/2016


Biết rõ thế đứng của mình trong tình hình mới, Việt Nam ra sức hiện chiếm giữ khoảng 48 thực thể địa lý lớn nhỏ ở trung tâm biển South China Sea (đa số ở Trường Sa). Các thực thể này đều biến thành căn cứ quân sự, tùy hình thái địa hình, vị trí chiến thuật, được trang bị vũ khí nặng nhẹ và số lượng binh sĩ trú đóng.


Từ năm 1988, các thực thể đóng quân của Việt Nam ngày càng được mở rộng diện tích và tăng cường cơ sở vật chất.


Ngoài các điểm đóng quân bí mật rải rác, các đảo-đá-bãi lớn có vị trí quan trọng ở Trường Sa gồm: đảo Song Tử Tây, đảo Nam Yết, đảo Sơn Ca, đảo Sinh Tồn, đảo Sinh Tồn Đông, đảo Trường Sa lớn, đảo Trường Sa Đông, đảo Phan Vinh, đảo An Bang; Đá Nam, Đá Lớn, Đá Núi Thị, Đá Cô Lin, Đá Len Đao, Đá Đông, Đá Lát, Đá Núi Le, Đá Tây, Đá Tiên Nữ, Đá Tốc Tan; Đá/Bãi Thuyền Chài, Bãi Tư Chính, Bãi Huyền Trân, Bãi Phúc Tần …. với hệ thống 20 nhà giàn trên 6 bãi ngầm ở khu vực Dk1 nằm án ngữ đường hàng hải quốc tế xuyên qua Biển Đông và từ Singapore thông qua eo biển Ba Sĩ (Luzon-Cao Hùng) đến Đông Bắc Á.


image024Nhà giàn DK1 bãi Huyền Trân. Photo: Lý Kiến Trúc.


Lợi dụng kẽ hở không có điều khoản nào trong UNCLOS 1982 và luật Quốc tế ngăn cản việc Trung Quốc nạo vét đảo nhân tạo và mở rộng các thực thể ở Trường Sa.


Mặc dù khu vực biển-đảo Trường Sa đang trong vòng tranh chấp giữa các nước Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia, Brunei; từ năm 2104, Tập Cận Bình đã cho tiến hành đại chiến dịch ‘giành biển cắm cờ’ ở Trường Sa. Đứng trước chiến dịch này, không như ‘trận’ Gạc Ma năm 1988, Bắc Kinh thẳng tay tàn sát 64 lính công binh Hà Nội, lần này, Việt Nam lên tiếng phản đối qua các cuộc họp báo thường kỳ.  


7 đảo nhân tạo khổng lồ do Trung Quốc xây dựng là một sự kiện đáng kể rúng động đến quyền tự do lưu thông và an ninh tuyến đường thủy quốc tế. Thực chất các đảo nhân tạo là các căn cứ quân sự rất lớn, có đường băng dài, hải cảng sâu, hỏa lực hùng hậu. Nó gồm: Su Bi, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Châu Viên và Vành Khăn.


“Khi chiếc trinh sát cơ P-8A Poseidon bay ở độ cao 15.000 feet (4.500 mét) gần các rạn san hô do Trung Quốc chiếm đóng, một số trông giống như các thành phố nhỏ trên màn hình, với các tòa nhà nhiều tầng, nhà kho, nhà chứa máy bay, cảng biển, đường băng và vòng tròn màu trắng. cấu trúc mà Đô đốc John C. Aquilino nói là radar;


Đô đốc Aquilino nói: “Chức năng của những hòn đảo đó là mở rộng khả năng tấn công của Trung Quốc ra ngoài bờ biển lục địa của họ;


“Họ có thể điều khiển máy bay chiến đấu, máy bay ném bom cộng với tất cả khả năng tấn công của các hệ thống tên lửa”;


“Ông cho biết thêm – bất kỳ máy bay dân sự và quân sự nào bay qua vùng biển tranh chấp đều có thể dễ dàng lọt vào tầm bắn của hệ thống tên lửa của các đảo Trung Quốc. (JIM GOMEZ and AARON FAVILA/AP 21 Mar 2022)


Mặt trận biển Đông nối dài


Không dừng lại ở Trường Sa, Bắc Kinh đã hiệp ước với Cam Bốt xây dựng căn cứ hải quân Ream ở tỉnh-cảng Sihanoukville.

image026

Ngày 08/06/2022, bộ trưởng Quốc Phòng Cam Bốt cùng đại sứ Trung Quốc tại Phnom Penh đã làm lễ khởi công xây dựng căn cứ hải quân Ream thuộc tỉnh Sihanoukville, nhìn ra Vịnh Thái Lan.


Ngày 02/10/2020, theo CSIS, các hình ảnh của Căn Cứ Hải Quân Ream mới chụp được cho thấy là chính quyền Cam Bốt đã cho phá hủy cơ sở hải quân do Mỹ xây dựng vào tháng 9/2020. Cam Bốt đã gạt Mỹ ra khỏi lãnh thổ của họ và mời Trung Quốc bước vào đi đôi với các khoản viện trợ.


Cam Bốt đã cho nước ngoài (Trung Quốc) thiết lập căn cứ quân sự trên đất và biển của họ khiến chiều gió mặt trận Biển Đông biến chuyển khác thường.


Như đã nói trên, nguy cơ miền nam và cực nam Biển Đông đã thúc đẩy Mỹ dấn sâu hơn nữa ở mặt trận biển Tây Philippines, thặt chặt liên minh Mỹ-Phi qua hiệp ước EDCA sau chuyến đi 3 ngày của Tổng thống Marcos Jr. ở Bắc Kinh. 


image028Vị trí an ninh chiến lược của căn cứ Ream thuộc tỉnh Preah Sihanouk tây nam Cam Bốt cách đảo Phú Quốc Việt Nam gần 30km nhìn bao quát vịnh Thái Lan rộng khoảng 320,000km2. Nếu Kênh đào Kra (tin hành lang dự án Kra sẽ do Trung Quốc tài trợ) cắt ngang lãnh thổ rất hẹp của Thái Lan (khoảng 50km giáp ranh Malaysia) thì tuyến hàng hải lưu thông từ Ấn Độ Dương băng qua Biển Đông sẽ không cần phải đi qua eo biển Malacca. Singapore sẽ trở nên một quốc đảo “cô đơn”, căn cứ hải quân Changi sẽ không còn hữu ích – tình hình an ninh chiến lược ở toàn khu vực này gần như bị đảo lộn trong lúc Trung Quốc gần như đã làm chủ tình thế ở Biển Đông. (VHO minh họa)


COC ở Jakarta


Ngày 08-10/3/2023, thủ đô Jakarta – Indonesia đã kết thúc hội nghị ASEAN + Trung Quốc đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).


Quá trình đàm phán về COC dưới sự đạo diễn của Bắc Kinh kéo dài hơn 20 năm nay (2002-2023) nhưng cho đến nay, việc COC có ràng buộc về mặt pháp lý hay không là điều khối ASEAN tiếp tục thảo luận ở Jakarta.


Giới phân tích cho rằng, hội nghị COC ở Jakarta 2023 là việc Bắc Kinh muốn tiếp nối Văn bản Dự thảo Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (SDNT) duy nhất mà Vương Nghị, Bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc công bố ở Singapore năm 2018.


Nhưng theo Gs. Carlt Thayer, văn bản duy nhất “không phải là một công cụ để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ hoặc các vấn đề phân định biển.”


Trước ngày diễn ra hội nghị, ngày 04/2/2023, Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia – bà Retno Marsudi phát biểu khi kết thúc cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) rằng: “Triển vọng của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là trọng tâm của cuộc thảo luận”; "chúng tôi cũng đã thảo luận về COC, cam kết của các thành viên để kết thúc đàm phán COC càng sớm càng tốt."


image030Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi và các Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), trong đó có Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Timor Adaljiza Magno chuẩn bị chụp ảnh nhóm trong Hội nghị Điều phối ASEAN lần thứ 32 (ACC) ) họp tại Ban thư ký ASEAN ở Jakarta, Indonesia, ngày 3 tháng 2 năm 2023. REUTERS/Willy Kurniawan


Các cuộc đàm phán về COC - một khuôn khổ được đề xuất để giúp giải quyết các tranh chấp lãnh thổ và hàng hải trên tuyến đường thủy - đã bị đình trệ trong nhiều năm khi một số quốc gia trong khối ASEAN không đồng thuận vì quyền lợi khác biệt, họ cho rằng Trung Quốc sử dụng các chiến thuật vùng xám và sự mơ hồ chiến lược để thúc đẩy các yêu sách của Bắc Kinh thông qua các cuốc đàm phán COC.


Thông tín viên A. Muh. Ibnu Aqil của tờ The Jakarta Post hôm 09/3/2023 viết: – Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Kritenbrink đang ở Jakarta trong chuyến thăm 3 ngày trước khi bay tới Malaysia vào tối thứ Năm.


Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ đang mong đợi một Bộ quy tắc ứng xử (COC) mang tính ràng buộc pháp lý ở South China Sea, khi các quốc gia ASEAN và Trung Quốc chuẩn bị nối lại đàm phán;


Kritenbrink cho biết Hoa Kỳ ủng hộ tự do hàng hải, tự do hàng không, thương mại hợp pháp không bị cản trở và giải pháp hòa bình cho các tranh chấp trên Biển Đông, đồng thời nói thêm rằng các tranh chấp trong khu vực nên được giải quyết theo luật pháp quốc tế.”


Ông đưa ra tuyên bố này trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Jakarta hôm thứ Tư 14/3/2023 (giờ Đông Nam Á).


https://www.thejakartapost.com/world/2023/03/09/us-looks-forward-to-a-binding-coc-says-senior-diplomat-on-jakarta-visit.html


image032Trợ lý Ngoại trưởng Daniel J. Kritenbrink trong dịp đến thăm Jakarta tái khẳng định sức mạnh mối quan hệ Hoa Kỳ-Indonesia. Ảnh trên: Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel J. Kritenbrink đã gặp Thứ trưởng phụ trách Cơ sở hạ tầng và Giao thông vận tải, Bộ Điều phối các vấn đề Hàng hải và Đầu tư, Rachmat Kaimuddin, vào ngày 8 tháng 3 năm 2023. (Ảnh: State Dept. / Erik A. Kurniawan).


Lý Kiến Trúc

California 13/3/2023
05 Tháng Tám 2023(Xem: 2107)
Hoàng Triều Cương Thổ “vỡ bờ” – Kỳ 2
01 Tháng Tám 2023(Xem: 2004)
04 Tháng Bảy 2023(Xem: 2325)