Indonesia-Mỹ: Xiết chặt Trung Quốc ở phía nam Biển Đông

26 Tháng Tám 20238:50 SA(Xem: 4374)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ BẨY 26 AUG 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về Email: lykientrucvh@gmail.com


Indonesia-Mỹ: Xiết chặt Trung Quốc ở phía nam Biển Đông

image001

VĂN HÓA ONLINE

26/8/2023


image004Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto hội đàm bàn về việc tăng cường vũ khí cho Indonesia tại Ngũ giác Đài hôm 24/8/2023. Nguồn ảnh: Bộ Quốc phòng Indonesia.


image006Lưỡi bò 9 đoạn liếm vào lãnh hải EEZ quần đảo Natuna của Indonesia.


image008Quần đảo Natuna, tọa độ chiến lược của Indonesia ở phía cực nam Biển Đông.


image010Tổng thống Indonesia Joko Widodo, được nhìn thấy ở đây trên đường tới Quần đảo Natuna vào năm 2016. Credit: AP. Jakarta- năm 2020, Lực lượng không quân Indonesia đã triển khai bốn máy bay chiến đấu tới Biển Đông vào cuối ngày thứ Ba để đối đầu với Bắc Kinh sau khi Jakarta phản đối việc Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này. https://www.smh.com.au/world/asia/indonesia-deploys-fighter-jets-to-natuna-in-stand-off-with-china-20200108-p53ptq.html


image014Tổng thống Indonesia thị sát đảo Natuna bằng chiến hạm. Tổng thống Indonesia hôm thứ Năm, 22/6/2016, đã tổ chức một cuộc họp nội các trên một chiến hạm ngoài khơi quần đảo Natuna, khẳng định chủ quyền đối với các vùng biển ở phía nam Biển Đông sau khi Bắc Kinh tuyên bố “tuyên bố chồng lấn” đối với các vùng biển gần đó. https://www.reuters.com/article/us-southchinasea-indonesia-idUSKCN0Z909D


image014Trên boong tàu hải cảnh BRP Teresa Magbanua, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris gởi một thông điệp gắn bó tình đồng minh không thể lay chuyển với Philippines, bà tuyên bố Hoa Lỳ cấp 7,5 triệu đô cho hải quân Manila, đồng thời cảnh báo “Khi trật tự quốc tế dựa trên luật lệ bị đe dọa ở đâu đó, nó sẽ bị đe dọa ở mọi nơi.” Ảnh Reuters.


Trong chiến dịch “Philippines November 2022”, Phó Tổng thống Kamala Harris đã thực hiện thành công không những ở mạn Bắc Philippines nối liền Taiwan chỉ cách nhau 200km và mạn Tây-Nam Philippines là hòn đảo đẹp như tranh vẽ Palawan nối liền quần đảo Kalayaan sát sườn trung tâm Trường Sa.


Thực hiện hiệp ước hợp tác quốc phòng năm 2014 với sự hợp tác chuẩn y của tân Tt Philippines Marcos Jr., Cagayan là một trong 5 căn cứ sẽ có sự hiện diện của hải quân Mỹ, căn cứ này sẽ nối liền Cao Hùng, một trong 4 cảng lớn nhất thế giới và cũng là căn cứ hải quân lớn của Taiwan.


Mạn Bắc vùng chiến tuyến với tuyến đầu là tỉnh đảo Cagayan-Cao Hùng và mạn Nam vùng chiến tuyến với Bộ tư lệnh miền Tây hậu phương Puerto Princesa vững chắc ở đảo Palawan với quần đảo Kalayaan (đô thị thứ 23 của Philippines) trong đó đảo Pag-Asa (Thị Tứ) có sân bay dã chiến là hỏa lực tiền phương ở quần đảo Trường Sa. (VHO)


++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ + Indonesia họp ở Ngũ giác Đài


25/08/2023


image016Hai bộ trưởng quốc phòng của Mỹ và Indonesia họp ở Ngũ Giác Đài 24/8/2023.


Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hiện đại hóa quân đội Indonesia trong cuộc gặp với bộ trưởng quốc phòng nước này, giữa lúc Washington tăng cường các mối quan hệ ở Đông Nam Á trong bối cảnh có cạnh tranh địa chính trị gay gắt với Trung Quốc.


Hôm thứ Năm 24/8/2023, tại Ngũ Giác Đài, ông Austin tiếp đón Bộ trưởng Quốc phòng Indonesia Prabowo Subianto, một cựu chỉ huy lực lượng đặc nhiệm và một chính trị gia kỳ cựu, nhiều khả năng sẽ ra tranh cử trong cuộc bầu cử tổng thống vào năm tới.


Cuộc gặp giữa hai ông diễn ra trong bối cảnh Indonesia, một quần đảo với 270 triệu dân, đang tìm cách nâng cấp quân đội và thay thế các vũ khí, khí tài cũ kỹ, dành 134,3 nghìn tỷ rupiah (8,89 tỷ USD) trong năm nay cho quốc phòng, khoản phân bổ lớn nhất trong ngân sách nhà nước, và số tiền cho năm sau cũng ở mức tương tự.


Theo dữ liệu của Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI), trong thập kỷ qua, chi tiêu quốc phòng bình quân đầu người và tính theo phần trăm tổng sản phẩm quốc nội của Indonesia là thấp nhất trong số 6 nền kinh tế thị trường mới nổi ở Đông Nam Á.


Trong một tuyên bố, Ngũ Giác Đài cho biết bộ trưởng quốc phòng hai nước đã có chung ý định nhằm tăng cường khả năng quốc phòng “như nâng cấp máy bay chiến đấu, máy bay chiến đấu đa chức năng mới và bổ sung máy bay vận tải cánh cố định và trực thăng”.


Indonesia đang tìm cách nâng cấp các máy bay chiến đấu của mình, hiện bao gồm các mẫu F-16 do Mỹ sản xuất và các mẫu Sukhoi Su-27 và Su-30 của Nga.


Hôm 21/8, họ đã công bố thỏa thuận mua 24 máy bay trực thăng vận tải từ nhà sản xuất vũ khí Hoa Kỳ Lockheed Martin nhưng không tiết lộ về giá. Trong tháng này, họ cho biết đã mua 12 máy bay không người lái mới từ Công ty hàng không vũ trụ Thổ Nhĩ Kỳ trị giá 300 triệu đô la.


Theo tuyên bố của Ngũ Giác Đài, hai ông Austin và Prabowo cũng cho rằng các yêu sách chủ quyền trên diện rộng của Trung Quốc ở Biển Đông là “không phù hợp với luật pháp quốc tế”.


Trung Quốc tuyên bố họ có chủ quyền dựa vào lịch sử đối với hầu hết Biển Đông thông qua “đường 9 đoạn” hình chữ U trên bản đồ của nước này cắt vào vùng đặc quyền kinh tế của 5 quốc gia khác, bao gồm cả Indonesia.


Bộ Quốc phòng Indonesia cho biết hai nước Indonesia và Mỹ cam kết duy trì hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực cũng như duy trì “một trật tự rộng mở, toàn diện và dựa trên luật lệ”. (theo VOA/Reuters)


Phó TT Harris sẽ dự thượng đỉnh Mỹ-ASEAN ở Indonesia


23/08/2023


Ông Sullivan cho biết Phó Tổng thống Kamala Harris sẽ tới Jakarta từ ngày 4 đến ngày 7 tháng 9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh Mỹ-ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) và Hội nghị cấp cao Đông Á nhằm giao tiếp với các nhà lãnh đạo Ấn Độ-Thái Bình Dương.


ASEAN là một khối kinh tế và chính trị khu vực gồm 10 quốc gia, bao gồm Indonesia, quốc gia đông dân nhất thế giới Hồi giáo và Myanmar, nơi xảy ra cuộc đảo chính quân sự vào tháng 2 năm 2021 dẫn đến đàn áp lớn, gây ra phản kháng vũ trang trên hầu hết đất nước.


ASEAN đã cấm các nhà lãnh đạo chính quyền của Myanmar tham gia các cuộc họp cấp cao của khối.


TT Biden sẽ đi Ấn Độ dự thượng đỉnh G20


image017Tổng thống Joe Biden đọc thông điệp Liên bang với sự tham dự của Phó Tổng thống Kamala Harris tại phiên họp lưỡng viện Mỹ ngày 7/2/2023.


Tòa Bạch Ốc ngày 22/8/2023 loan báo Tổng thống Joe Biden sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 vào tháng tới tại New Delhi, Ấn Độ.


Cố vấn an ninh quốc gia Tòa Bạch Ốc Jake Sullivan cho biết các cuộc gặp — và cuộc nói chuyện của ông Biden với các nhà lãnh đạo bên lề hội nghị thượng đỉnh — sẽ tập trung vào biến đổi khí hậu, cuộc chiến của Nga ở Ukraine và hơn thế nữa. Tòa Bạch Ốc chưa cho biết Tổng thống Mỹ sẽ có các cuộc gặp riêng với những nhà lãnh đạo nào nhưng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thái tử Ả Rập Xê-út, Mohammed bin Salman, nằm trong số các quan chức từ các nền kinh tế hàng đầu thế giới được mời tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo.


“Ông sẽ thảo luận về một loạt nỗ lực chung nhằm giải quyết các vấn đề toàn cầu từ chuyển đổi năng lượng sạch và chống biến đổi khí hậu đến giảm thiểu tác động kinh tế và xã hội của cuộc chiến Nga gây ra ở Ukraine đến tăng cường năng lực của các ngân hàng phát triển đa phương, bao gồm cả Ngân hàng Thế giới, để chống đói nghèo tốt hơn và đương đầu với những thách thức xuyên quốc gia quan trọng đang gây đau khổ cho các quốc gia trên toàn thế giới,” ông Sullivan nói.


Hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo dự kiến diễn ra từ ngày 9 - 10 tháng 9. (theoVOA/AP)


XEM THÊM:


Chính trị và Ái tình


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11897/chinh-tri-va-ai-tinh
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 3403)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3618)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 3653)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông