Marcos kéo cơn bão Biển Tây vào Hà Nội?

03 Tháng Hai 20247:32 CH(Xem: 4017)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG - THỨ BẨY 03 FEB 2024


Marcos kéo cơn bão Biển Tây vào Hà Nội?


Marcos tuyên bố ‘gay cấn’ ở Hà Nội?


“COC mới” đưa lên bàn mổ.


Hơn 50 năm Manila ‘ngoặm’ Song Tử Đông và Thị Tứ, liệu có nhả ra?


image003Ảnh trên: Phái đoàn Tổng thống Philippines Marcos Jr. đến phi trường Nội Bài Hà Nội chiều 29/1/2024; Ảnh dưới: Bản đồ phác họa ranh giới và chu vi vùng biển các nước ven biển gồm Việt Nam, Trung Quốc, Philippines, Brunei và Malaysia ở biển Đông Nam Á (South China Sea).

image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

03/2/2024 – Kỳ 1


Song song với các phản ứng mạnh của Manlia ở các vùng biển mà Philippines quản lý đang chịu nhiều áp lực của Bắc Kinh – cùng một lúc với chiến dịch FONOP của hải quân Hoa Kỳ mở cuộc “hành quân thị sát” vùng biển Hoàng Sa, Tổng thống Philippines Ferdinand Romualdez Marcos Jr. đã thân hành đến Hà Nội – đúng như lời tuyên bố của ông ở Hawaii, Việt Nam là nước ông “tham khảo” trước. Trong cái cặp táp của ông không thể không có hồ sơ, bản đồ dự án “COC mới”.


Chỉ trong một ngày ông Marcos ở Hà Nội, cuộc “trao đổi đẹp” về gạochủ quyền lãnh thổ biển-đảo diễn ra.


Giới quan sát chờ kết quả hồ sơ “COC mới” đưa lên bàn mổ Hà Nội. Liệu nó có “bay” đến Bắc Kinh không? Gạo thì lồ lộ còn Chủ quyền kín như bưng.


Ông Marcos nói những gì ở Hà Nội?


Chuyến cơ Philippines chở phái đoàn của Tổng thống Marcos Jr. và Phu nhân đến phi trường Nội Bài, Hà Nội bắt đầu chuyến thăm cấp quốc gia từ chiều ngày 29-30/1/2024. Ông Lê Khánh Hải, xếp của văn phòng chủ tịch nước ra đón vị nguyên thủ Philippiness – xem ra nghi thức có phần lãnh đạm.

image007

Tổng thống Marcos đến Việt Nam trong bối cảnh an ninh và quyền chủ quyền các thực thể ở vùng “Biển Đông-Biển Tây” đang có những dấu hiệu về một cơn áp thấp nhiệt đới, tràn vào các hòn đảo “xôi đậu” san sát nhau mà Philippines và Việt Nam đang âm ỉ tranh chấp chủ quyền tuy khá kín đáo nhưng đầy sóng ngầm.


Ông Marcos Jr. muốn kéo cơn bão từ Biển Tây qua Biển Đông?  


Ông Phạm Bình Minh, thời còn làm Bộ trưởng ngoại giao đã đến Manila nói chuyện về các hòn đảo mà Philippines đang đóng quân có lịch sử dính líu tới Việt Nam.


image009Một trong những cuộc biểu tình của người Philippines ở Manila đòi hỏi chủ quyền ở Biển Tây Philippines. Google images.


Ông Marcos nói những gì ở Hà Nội?


Trong cuộc họp với Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính hôm 30/1, ông Marcos nói:  “Tiếp tục có… những hành động đơn phương và bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của chúng tôi, làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông”. Bài phát biểu này đã được văn phòng tổng thống ở Manila ban hành.


“Chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trước bất kỳ hảnh động khiêu khích nào. Nhưng đồng thời chúng tôi cũng đang tìm cách giải quyết những vấn đề này với Trung Quốc thông qua đối thoại và tham vấn hòa bình với tư cách là hai quốc gia có chủ quyền bình đẳng”;


Hai chủ đề được ông Marcos nêu lên “tuy hai mà một tuy một mà hai”: “trước bất kỳ hành động khiêu khích nào”“tìm cách đối thoại với Trung Quốc”.


image011Phái đoàn của Tổng thống Marcos và phái đoàn chính phủ VN Thủ tướng Phạm Minh Chính.


Nước nào đã có hành động khiêu khích Philippines? Khiêu khích ở đâu? Lúc nào? Và tại sao Marcos lại tìm cách giải quyết với Trung Quốc?


Đúng là có các va chạm nảy lửa gần đây giữa Bắc Kinh và Manila ở bãi Ba Đầu, Scarborough và bãi Cỏ Mây.


Ở biển Đông Nam Á (South China Sea), tuyên bố ở Hà Nội, ông Marcos ám chỉ Ai? Việt Nam hay Trung Quốc? – có những hành động đơn phương, bất hợp pháp xâm phạm chủ quyền của Philippines?


Việt Nam có “khiêu khích” Philippines không? Không hoặc Có. Nếu có, chắc phía bên Philippines “đồng minh số 1 của Hoa Thịnh Đốn” ở South China Sea cho rằng Hà Nội “đồng minh số 1 của Bắc Kinh ở Đông Nam Á”; Bắc Kinh đã đứng sau Hà Nội “giật dây”? Chủ tịch Tập Cận Bình vừa đến Hà Nội uống trà với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng là gì.


Thật ra, chẳng ai biết gì về câu chuyện trà đàm nhưng dụng tâm của Marcos ở Hà Nội thì khá rõ. Mọi chuyện v kín như bưng.


Hai nhà báo của AP/ANIRUDDHA GHOSALJIM GOMEZ viết từ Hà Nội thú nhận “Hiện chưa rõ Thủ tướng Việt Nam phản ứng thế nào trước nhận xét của Marcos đưa ra.”


https://apnews.com/article/vietnam-philippines-south-china-sea-agreement-marcos-263dcb4cdbf1ca2c59c3dd1eaf04a1d1


Nguồn gốc câu chuyện xem ra “giây mơ rễ má” từ lúc ông Marcos đi Hoa Thịnh Đốn gặp Tổng Thống Joe Biden ở tòa Bạch Ốc để hai bên bắt tay “sắt thép không lay chuyển”; và nay, ông Marcos đến Hà Nội để “nói chuyện” với Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Buồn thay, nghe rằng trong lịch trình gặp gỡ “không có giờ” gặp ông Trọng.


Hai nhân vật chính ông Marcos gặp là Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng bàn về gạo và thủ tướng Phạm Minh Chính bàn về chuyện chủ quyền.


(thêm chuyện bên lề – này ông bạn láng giềng, thay vì tôi mua gạo ở các nước khác tôi mua của ông đấy, nhiều mối lái lắm.)


Nếu các hành động tranh chấp bùng nổ ở biển Đông Nam Á, chiến tranh giữa Philippines với Việt Nam hoặc với Trung Quốc, trên nguyên tắc, sẽ được giải quyết bằng hội nghị xuyên qua COC (Trung Quốc + Asean) hay một hội nghị quốc tế gồm các nước đồng minh của Mỹ, hoặc cứ để cho chiến tranh leo thang?


Chết vài trăm lính, chìm vài chiến hạm cũng chưa thể gây ra thế chiến III. Cuộc chiến ở Ukraine hay thái độ hung hăng của chú Ủn ở Bắc Hàn cho thấy bức tranh “vân cẩu” của thế giới hiện nay.


Thế nhưng, đôi khi các mâu thuẫn chính trị tranh chấp võ lực trên biển cần được dứt điểm bằng các trận hải chiến.


Một trận “tao ngộ chiến” có thể diễn ra  trong vùng biển “xôi đậu” biển Trường Sa, tuy các bên đều đưa ra bản ghi nhớ nhưng ai ngờ được chuyện vô lường.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11572/xoi-dau-da-beo-o-truong-sa


image013Vùng “xôi đậu” ở biển Trường Sa. Bản đồ phác họa của VHO.


Ngày 21 tháng 11, 2023, tờ Metro Manila (CNN Philippines) viết: “Ông Marcos cho biết chính phủ đã khởi động đàm phán một bộ quy tắc ứng xử (COC) riêng với các thành viên ASEAN khác có yêu sách hàng hải ở Biển Đông khi các cuộc thảo luận liên quan đến Trung Quốc diễn ra “chậm.”


Marcos đã bộc lộ động thái khởi xướng một thỏa thuận với các quốc gia có yêu sách khác, chẳng hạn như Việt Nam, trong chuỗi Diễn giả Daniel Inouye ở Hawaii vào thứ Hai (giờ Philippines). “Bởi vì chúng tôi vẫn đang chờ đợi bộ quy tắc ứng xử giữa Trung Quốc và ASEAN, và đáng tiếc là tiến độ diễn ra khá chậm, vì vậy chúng tôi đã chủ động tiếp cận các quốc gia khác xung quanh ASEAN mà chúng tôi đang có xung đột lãnh thổ”.


Thực tế không mơ hồ chút nào vì nhiều nước còn mải mê chạy theo COC do Bắc Kinh lôi cuốn.


Chung quanh các hòn đảo Song Tử Đông và Thị Tứ mà Lính Philippines đang chiếm giữ là các căn cứ đảo quân sự của Việt Nam và Trung Quốc?


Chung quanh các biến động gần đây ờ Scarborough, bãi Ba đầu và bãi Cỏ Mây khiến Manila bối rối.


Riêng vụ hàng trăm tàu cá dân quân Trung Quốc bám trụ ở vị trí bãi Ba Đầu, xem ra Manlia có vẻ “thua”. Ở khu vực vùng biển bãi Ba Đầu có căn cứ đảo Sinh Tồn Đông của Việt Nam đang đóng quân chỉ cách bãi Ba Đầu có 6 hải lý. Manila không muốn đụng với Việt Nam.


Bãi Ba Đầu (Whitsun Reef) là một rạn san hô lớn ở cụm Sinh Tồn Đông (Union Banks), nó nằm ở cực đông bắc có hình dáng chữ V. Các tàu thuyền nằm trong bãi này giống như nằm ngủ trong lô cốt bê tông phòng thủ vững chắc. Khoảng cách từ cụm Sinh Tồn khá gần đảo Ba Bình (Đài Loan) kiểm soát); đảo Nam Yết  (Việt Nam) và bãi Én Đất. Manila không muốn làm dữ là phải.


Nhưng riêng vụ ở bãi Cỏ Mây thì khác. Dưới sự bao che của Hiệp ước phòng thủ Mỹ-Phi 1951 và cái loa của các nhà báo quốc tế đi thực địa, Manila quyết đấu tới cùng với Bắc Kinh để khẳng định vị trí bãi Cỏ Mây là của Philippines. Xem ra Bắc Kinh tỏ ra hòa hoãn trong trận này.


image015Ảnh vệ tinh toàn cảnh cụm đảo Sinh Tồn. Các thực thể in chữ đỏ là VN đang kiểm soát. Nguồn: cố nhà báo Nguyễn Đình Quân. Vị trí bãi Ba Đầu có hai căn cứ lợi hại là Gạc Ma (Trung Quốc) và đảo Sinh Tồn Đông (Việt Nam).

image017

Tương lai của COC (Trung Quốc + Asean) có chiều tan vỡ.


Phát biểu của Tt Marcos ở Hawaii không được lòng Trung Quốc.


Khi được hỏi về diễn biến này, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ning cảnh báo rằng "bất kỳ sự rời xa khuôn khổ DOC (Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông) và tinh thần của nó sẽ vô hiệu".


Mao Ning nói: “Xây dựng bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông là nhiệm vụ quan trọng đối với Trung Quốc và các nước ASEAN nhằm thực hiện Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông”.


Cũng tại diễn đàn Hawaii, Tổng thống Marcos cũng cho biết các căn cứ quân sự của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp đã “ngày càng gần hơn” với bờ biển Philippines.


Ông Marcos nhấn mạnh: Philippines "sẽ không nhường một inch vuông lãnh thổ của mình cho bất kỳ thế lực nước ngoài nào".


https://www.cnnphilippines.com/news/2023/11/21/marcos-separate-coc-south-china-sea.html


Tất cả các dữ kiện trên có nằm trong cặp táp của ông Marcos khi đến Hà Nội hay không. Ông Marcos đến Hà Nội để “tham khảo” hay để thẳng thắn nói rõ quan điểm và chủ quyền của Manila hiện nay đối với Biển Đông và Biển Tây?


Hà Nội, một trong vài đồng minh của Bắc Kinh ở Đông Nam Á cổ súy COC theo định hướng của Bắc Kinh.


Trong hai thập niên qua, các biến động an ninh ở bãi cạn Scarborough, đảo Thị Tứ, bãi Ba Đầu, bãi Cỏ Mây đã dấy lên sự lo lắng của Manila.


Ông Marcos đã bày tỏ công khai sự lo lắng của ông về an ninh và chủ quyền không chỉ thuần túy “ngày càng gần hơn” với bờ biển Philippines mà là các thực thể mà Manila tuyên bố nằm trong vùng Biển Tây Philippines - (West Philippine Sea).


image019Việc sử dụng thuật ngữ "Biển Tây Philippine" lần đầu tiên bởi chính phủ quốc gia Philippines là vào đầu năm 2011, dưới thời chính quyền của Tổng thống Benigno Aquino III. Việc đặt tên này nhằm mục đích phục vụ hệ thống bản đồ quốc gia và thể hiện sự bất đồng với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông.


Tại Hạ viện Philippines, đại diện của Akbayan là Walden Bello đã đệ trình một nghị quyết vào tháng 6 năm 2011 kêu gọi chính phủ xem xét quá trình đổi tên Biển Đông thành "Biển Tây Philippine".


Đề xuất đặt tên khác cho biển đã nhận được sự ủng hộ từ Lực lượng vũ trang Philippines, lực lượng đã sử dụng Biển Tây Philippine từ giữa những năm 2000. Điều đó đã được hệ thống hóa bằng lệnh hành chính vào tháng 9 năm 2012 và đơn đăng ký của nó đã làm rõ được giới hạn ở các vùng biển nằm trong Vùng đặc quyền kinh tế của Philippines (EEZ), nơi các phòng, ban, phân khu, cơ quan và công cụ của chính phủ Philippines bắt buộc phải sử dụng thuật ngữ đó. Vào tháng 9 năm 2012, chính phủ Philippines thông báo rằng họ sẽ bắt đầu sử dụng tên này để gọi vùng biển phía tây Philippines là "Biển Tây Philippines" trong các bản đồ của chính phủ, các hình thức liên lạc và tài liệu khác.


Các khu vực biển ở phía tây của quần đảo Philippines bao gồm biển Luzon cũng như các vùng nước xung quanh nằm liền kề với Nhóm Đảo Kalayaan (Palawan) và Bajo de Masinloc, còn được gọi là Bãi cạn Scarborough. - Lệnh hành chính số 29 (2012)


(https://en.wikipedia.org/wiki/West_Philippine_Sea)


image021Bản đồ nhóm đảo Kalayaan nhìn từ Palawan mà Philippines tuyên bố chủ quyền lịch sử bao trùm tận tới vùng lãnh hải đảo Trường Sa lớn của Việt Nam.


Vị trí quân sự của các đảo Su Bi, Thị Tứ, Song Tử Tây và Song Tử Đông


Có nên ngược thời gian không xa xôi lắm để xem lịch sử của mấy hòn đảo này như thế nào.


Ví dụ như hai thực thể khá lớn thuộc quần đảo Trường Sa là đảo Song Tử Đôngđảo Thị Tứ.


Các căn cứ quân sự vây quanh Song Tử Đông và Thị Tứ (Philippines) là đảo nhân tạo/căn cứ hỏa lực Su Bi (Trung Quốc) và căn cứ Đá Nam hướng về Thị Tứ và Song Tử Tây (Việt Nam) hướng về Song Tử Đông (Philippines).


Căn cứ Su Bi cách Song Tử Tây khoảng 38,7 hải lý.


Song Tử Tây cách Thị Tứ khoảng 26 hải lý.


Song Tử Tây cách Song Tử Đông chưa tới 3 km.


Đảo Song Tử Tây nằm ở tọa độ 11025’46” N 114019’53” E vị trí của nó nằm giữa Song Tử Đông và Thị Tứ.


Đảo Song Tử Đông nằm ở tọa độ 11027’10” N 114021’17” E;


Đảo Thị Tứ nằm ở tọa độ 11003’11” N 114017’5” E.


Khoảng cách từ Manila đến đảo Song Tử Đông khoảng 850 km.


Khoảng cách từ Palawan đến đảo Thị Tứ khoảng 500 km.


Khoảng cách từ Vũng Tàu đi Thị Tứ, Song Tử Tây, Song Tử Đông hơn 800 km.


Khoảng cách từ Manila đi Thị Tứ khoảng 826 km.


Trung bình các đảo Song Tử Tây, Song Tử Đông và Thị Tứ nằm trong khoảng chu vi 50 km2.


Các đảo Song Tử Tây, Song Tử Đông và Thị Tứ cách đảo Hải Nam Trung Quốc khoảng 1000 km.


Nhóm đảo Su Bi, Thị Tứ, Song Tử Tây, Song Tử Đông gần như nằm ở trung tâm biển South China Sea.

image023

Tuy ông Marcos phát biểu thẳng thắn ở Hà Nội nhưng “nhiều chi tiết vẫn chưa tiết lộ”.


“Các quan chức Việt Nam và Philippines không công bố chi tiết cụ thể về các thỏa thuận về ngăn chặn và quản lý sự cố ở Biển Đông cũng như tăng cường phối hợp trong các vấn đề hàng hải nhằm thúc đẩy lòng tin và sự tin cậy;


Về phía Trung Quốc cũng không bình luận ngay về điều đó cũng như các thỏa thuận mà các nước Đông Nam Á láng giềng đã ký kết;


“Nhà lãnh đạo Philippines cho biết nước ông quan tâm đến việc đệ trình chung lên một ủy ban của Liên hợp quốc nhằm giải quyết vấn đề giới hạn thềm lục địa của các quốc gia ven biển. “Philippines sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để có bản đệ trình chung vào thời điểm thích hợp”. (theo AP)


Một chi tiết trong chuyến đi của Tt Marcos, Tư lệnh Lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines, Đô đốc John C. Ronnie Gil Gavan và Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam Lê Quang Đạo trao đổi văn kiện với nhau.


Ai biết được nội dung văn kiện đó?


Xin nhắc lại câu tuyên bố của Marcos: “Chúng tôi kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình trước bất kỳ hành động khiêu khích nào”.


Câu chuyện về biển Đông Nam Á còn dài, chúng tôi sẽ đề cập đến chủ đề này ở bài viết khác.


Lý Kiến Trúc


Caifornia 03/2/2024