Đảng Dân Chủ sẽ chọn PTT Kamala Harris hay chọn ai tranh cử tổng thống Hoa Kỳ? Antony Blinken và Lloyd Austin đi Châu Á

23 Tháng Bảy 20247:57 SA(Xem: 1379)

VĂN HÓA ONLINE – HOT NEWS - THỨ BA 23 JULY 2024


Đảng Dân Chủ sẽ chọn PTT Kamala Harris hay chọn ai tranh cử tổng thống Hoa Kỳ? Antony Blinken và Lloyd Austin đi Châu Á


image003Ảnh trên: Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin. AP. Ảnh dưới: Chủ tịch nước VN Tô Lâm (phải) bắt tay Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet tại Nam Vang ngày 13/7/2024. TTXVN.

image006

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

23/7/2024


*


Đương kim Tổng thống Joe Biden- Đảng Dân Chủ sau nhiều lần khẳng định là ứng viên tổng thống đối trọng với ông Trump-Đảng Cộng Hòa, nhưng cuối cùng vào hôm 21/7/2024, Tổng thống Biden tuyên bố kết thúc chiến dịch tái tranh cử rút lui cuộc đua vào tòa Bạch Ốc.


Kết quả của việc chấm dứt tái tranh cử, ông Biden đã chính thức – đề cử Phó tổng thống Kamala Harris và hoàn toàn ủng hộ bà Haris trở thành ứng viên của Đảng Dân chủ.


Đại hội đảng Dân Chủ sẽ diễn ra trong bốn ngày từ 19-22/08/2024 tại Chicago. Ngày cuối cùng của đại hội, toàn thể đại hội sẽ quyết định chọn bà Harris hay sẽ chọn ai đó – nếu có một nhân vật nào khác ra tranh với bà Harris.


“Trong một bài đăng trên X, ông Biden cho biết ông sẽ tiếp tục vai trò tổng thống và tổng tư lệnh cho đến khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 1 năm 2025 và ông sẽ phát biểu trước toàn dân trong tuần này.


“Ông Biden viết trên Facebook: “Hôm nay tôi muốn bày tỏ sự ủng hộ và hậu thuẫn hoàn toàn của mình để Kamala trở thành ứng cử viên của đảng chúng ta năm nay. Các đảng viên Dân chủ - đã đến lúc đoàn kết lại và đánh bại Trump”. (theo VOA 22/7/2024).


Trong một diễn biến khá khác lạ xuất hiện bài viết trên RFI ngày 22/7/2024 như sau:


“Tuy nhiên, nhiều nhân vật có ảnh hưởng trong đảng Dân Chủ, như cựu tổng thống Barack Obama, lại kêu gọi tìm một ứng viên mới, theo tường thuật của thông tín viên David Thomson từ Miami:


Việc Kamala Harris ra tranh cử không hẳn là điều Barack Obama mong muốn. Thay vì chính thức lên tiếng ủng hộ đương kim phó tổng thống, cựu tổng thống lại thiên về giải pháp một cuộc bầu cử sơ bộ mở. “Tôi thực sự tin rằng các nhà lãnh đạo đảng Dân Chủ có khả năng tổ chức một cuộc bầu chọn mà từ đó một ứng cử viên đặc biệt sẽ xuất hiện”, Obama viết như trên và không hề nhắc đến Harris.


Một giờ sau, một cựu tổng thống khác là Bill Clinton và phu nhân Hillary đã chính thức ủng hộ Kamala Harris. Điều đáng chú ý là Kamala Harris và Barack Obama biết rõ về nhau, thậm chí họ còn được cho là khá thân thiết, thường xuyên liên lạc trong nhiều năm. Năm 2008, Harris khi còn là công tố viên ở San Francisco đã là một trong những dân biểu Dân Chủ đầu tiên ủng hộ Obama ra tranh cử.


Vậy cựu tổng thống Obama đang suy tính gì? David Axelrod đưa ra lời giải thích trên kênh truyền hình CNN. Cựu cố vấn trưởng của Obama cũng cho biết ủng hộ việc tiến hành một cuộc bầu cử sơ bộ mở và ám chỉ Kamala Harris dường như không ở vị trí thuận lợi nhất để giành chiến thắng ở ba bang then chốt của vùng Midwest, nơi người da trắng chiếm đa số và thuộc tầng lớp lao động, mà sự ủng hộ được coi là thiết yếu để giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.


Đây cũng là nơi mà Donald Trump đang dẫn đầu.


**


Trong bầu không khí tranh cử chức vụ tổng thống Hoa Kỳ đang diễn ra gay gắt giữa hai đảng Dân Chủ - đảng Cộng Hòa, nhiều chuyên gia quan tâm đến chính sách của Hoa Kỳ ở vùng Châu Á – Đông Nam Á chú ý đến chuyến đi của Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tới châu Á trong tuần này.


Chuyến công du của hai ông Antony Blinken và Lloyd Austin – hai cánh tay đắc lực của Tổng thống Biden diễn ra đúng vào lúc ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cs VN vừa từ trần trước đó vài ngày (15-19/7/2024?) sau cuộc hội kiến với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024, và cũng trước đó không lâu – từ ngày 11- 13/7/2024, ông Tô Lâm, tân chủ tịch nước Việt Nam đã đi ‘làm việc’ với đảng cộng sản Lào và đảng cộng sản Cam Bốt.


Các thỏa thuận nào đó giữa ông Tô Lâm với Tổng bí thư, Chủ tịch nước Lào Thoonglun Sisulith và Quốc vương Campuchia Norodom Sihamoni trong các cuộc hội đàm hoàn toàn bí mật.


Ông Tô Lâm, nguyên Bộ trưởng Bộ Công An Việt Nam, được xem là ngôi sao sáng không đối thủ nắm chắc chức vụ tổng bí thư đảng Cs Việt Nam kế thừa ông Nguyễn Phú Trọng. Ông Tô Lâm, người đứng đầu nước CHXHCNVN đã tổ chức buổi lễ trọng thể đón Tổng thống Nga Putin với 21 phát đại bác vang lừng ở Hà Nội.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a12424/ong-to-lam-di-lao-va-cam-bot-tao-xung-luc-lanh-dao-lien-minh-3-nuoc-dong-duong-


https://www.nhatbaovanhoa.com/p192a12391/putin-den-viet-nam-trum-mat-vu-trum-cong-an-bat-tay-nhau-trong-21-phat-dai-bac-vang-ren-ha-noi


Trong một bài nhận định trên VOA/Reuters ngày 23/7/2024, (trích):


“Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin sẽ tới Châu Á trong tuần này để trấn an các đồng minh và đối tác về sự ủng hộ của Mỹ, quan chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao Mỹ chuyên trách Đông Á, ông Kritenbrink nói hôm thứ Hai 22/7/2024”.


image007Từ trái: Ngoại trưởng Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin. AP


“Hai ông Blinken và Austin sẽ có các cuộc hội đàm về an ninh với các đồng minh của Mỹ là Nhật Bản và Philippines. Ông Blinken cũng sẽ thăm Singapore và Mông Cổ, bên cạnh đó là dừng chân tại Việt Nam để dự lễ tang của ông Nguyễn Phú Trọng, người đứng đầu Đảng Cộng sản cầm quyền, vừa qua đời vào tuần trước.”.


Khi được hỏi ông Blinken sẽ nói gì với các đồng minh về quyết định không tranh cử nữa của ông Biden và liệu điều đó có thể dẫn đến những thay đổi về chính sách hay không, ông Kritenbrink nói rằng thông điệp sẽ là Mỹ "hết mình với Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương".


Ông nói: “Chúng tôi thực sự cố trấn an các đồng minh và đối tác rằng có những nguyên tắc cơ bản nhất định về sự can dự, gắn kết của Mỹ sẽ không thay đổi và điều đó vẫn nhất quán”. Ông nêu dẫn chứng về các khoản đầu tư của Mỹ và sự ủng hộ lưỡng đảng ở Washington dành cho cách tiếp cập của chính quyền đối với khu vực.


image009Sáng ngày 11/7/2024, Chủ tịch nước Tô Lâm tới Thủ đô Vientiane CHDCND Lào. Ảnh: Nhan Sáng

-TTXVN


image011Chủ tịch nước VN Tô Lâm (phải) bắt tay Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet tại Nam Vang ngày 13/7/2024. TTXVN.


Tại Lào, ông Blinken sẽ tham dự các cuộc họp của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào thứ Sáu 26/7 và thứ Bảy 27/7. Ông Vương Nghị của Trung Quốc và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng dự kiến sẽ tham dự sự kiện này. Ông Kritenbrink cho biết một quan chức Triều Tiên cũng có thể sẽ tham dự.


Cũng tại Lào, các quan chức dự kiến sẽ thảo luận về cuộc xung đột ở Myanmar sau khi quân đội giành lấy quyền lực cách đây 3 năm.


Ông Kritenbrink nói Washington hoan nghênh thông báo của Manila hôm 21/7/2024 rằng nước này và Trung Quốc đi đến đồng ý về việc tiếp tế cho một tàu hải quân Philippines đậu ở Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal).


Tại Tokyo, hai ông Blinken và Austin sẽ gặp những người đồng cấp Nhật Bản vào ngày 28/7 và tập trung vào việc thực thi các thỏa thuận đạt được tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington hồi tháng 4 giữa Tổng thống Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.


Ở đó, 2 nước đồng minh đã công bố kế hoạch nâng cấp liên minh quân sự của họ, bao gồm cả bộ chỉ huy quân sự của Hoa Kỳ tại Nhật Bản và sẽ có nhiều hoạt động chung hơn về phát triển thiết bị phòng thủ, trong bối cảnh có 2 nước cùng lo ngại về Trung Quốc và Nga.


Tokyo muốn Mỹ cử một tư lệnh là tướng 4 sao đến Nhật Bản để ngang bằng với cấp bậc của người đứng đầu bộ chỉ huy mới của Nhật Bản, sẽ giám sát tất cả các hoạt động quân sự của Nhật Bản từ năm 2025. Mỹ gần đây nói rằng họ sẽ cam kết hành động tương xứng với kế hoạch nâng cấp chỉ huy của Nhật Bản.


Tạm kết:


Những sự kiện mà chúng tôi nêu ra trên đây, phần lớn sẽ phụ thuộc vào quyết định cuối cùng của Đại hội đảng Dân Chủ Mỹ diễn ra vào ngày 22/08/2024 tại Chicago và quan trọng hơn hết – vị tân Tổng thống Hoa Kỳ đắc cử.

image013

Lý Kiến Trúc

California 23/7/2024