VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG - THỨ NĂM 31 OCT 2024
Việt Nam bồi đắp xây Đảo nhân tạo Thuyền Chài ở đâu? Khẳng định tư thế Cường quốc Biển ở Trường Sa bên cạnh Trung Quốc?
Ảnh trên: Hình thể Bãi Thuyền Chài (Barque Canada Reef) đẹp huyền ảo giữa vùng biển nam Trường Sa thuộc nhóm An Bang; khu vực này được giới hàng hải gọi là vùng biển nguy hiểm (Dangerous Ground); Ảnh dưới: Vị trí khu vực Bãi Thuyền Chài nằm ở phía nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ của Văn Hóa Online/lkt).
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA ONLINE
31/10/2024
I. Bãi đá san hô Thuyền Chài và Đảo nhân tạo Thuyền Chài nằm ở đâu?
Từ căn cứ Vũng Tàu đến bãi đá san hô Thuyền Chài nằm ở tọa độ 80 10’N 1130 18’E khoảng 721 km.
Từ đảo Trường Sa Lớn (Căn cứ tiền phương của Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân) đến bãi Thuyền Chài khoảng 161 km.
Với khoảng cách này, trực thăng từ sân bay Trường Sa Lớn bay tới khá nhanh. (Gần hơn từ Nha Trang đi Ban Mê Thuột khoảng 110 miles đường chim bay / 184 km đường bộ).
Bãi Thuyền Chài tiếng Anh gọi là Barque Canada Reef (South rock) / Lizzie Webber Reef). Sở dĩ bãi mang tên này vì nó được đặt theo tên một thuyền buồm Canada của Anh, bị đắm ngày 24 tháng 12 năm 1864 khi đi thám hiểm vào khu vực này. Giới hàng hải quốc tế gọi vùng biển bãi Thuyền Chài là vùng biển nguy hiểm (Dangerous Ground). Bãi Thuyền Chài thuộc nhóm An Bang, Việt Nam gọi là nhóm thám hiểm.
Ảnh vệ tinh chụp năm 2002 cho thấy thềm san hô bao bọc lòng hồ bên trong chiều rộng khoảng 300 m – 500 mét. Những vết đen chung quanh là ‘đá mồ côi’.
Thực thể quan trọng gần Bãi Thuyền Chài là đảo An Bang-Việt Nam (Amboyna Cay), cách Thuyền Chài hơn 20 hải lý về phía Tây Nam, cách đảo Trường Sa Lớn 75 hải lý về phía Đông Nam.
Hình dáng bãi đá san hô Thuyền Chài đẹp huyền ảo, từ trên không nhìn xuống tựa như con thuyền hếch mũi đánh cá của ngư phủ Việt Nam. Ảnh vệ tinh chụp năm 2002. Nguồn wikipedia.
Đừng nhầm lẫn Bãi đá san hô Thuyền Chài (tiếng Anh: Barque Canada Reef) với Đảo nhân tạo Thuyền Chài (tạm dịch: Artificial Island of Fisherman). Nhưng nếu không có Bãi Thuyền Chài thì không thể có Đảo nhân tạo Thuyền Chài.
Đảo nhân tạo Thuyền Chài là một phần diện tích được bồi đắp hoàn toàn mới do hải quân công binh Việt Nam đóng chốt cắm cờ từ năm 1988 và khởi công xây dựng từ năm 2022.
Bãi đá san hô Thuyền Chài nằm ở tọa độ 80 10’N 1130 18’E. Theo tài liệu gần đây chụp từ vệ tinh, bãi có hình dáng như con thuyền đánh cá của ngư phủ Việt, mũi thuyền hếch lên, với chiều dài 29 km, nằm lọt bên trong bãi đá ví như lòng con thuyền có một hồ nước mênh mông rộng 3,5 km. Tổng diện tích Bãi đá Thuyền Chài khoảng 66,5 km2. (theo tôi, con số này chưa được kiểm định chính xác).
Thềm san hô (tính từ phía Đông Bắc của hồ lên phía Bắc chạy dài theo hướng Bắc Nam) dài khoảng 13 km, rộng 3 km. Trên nền san hô này có những mô đá. Rạn san hô bảo vệ hồ bên trong rộng từ 300 – 500 mét?
Ở bờ phía đông của hồ, phía nam bãi Thuyền Chài, công binh Việt Nam đã cho đào một luồng nước bề ngang khoảng 20 mét và dài 300 mét cho tàu nhỏ ra vào hồ.
Vấn đề hiện nay của Việt Nam khi quyết định xây dựng một hòn đảo nhân tạo lấy tên là đảo Thuyền Chài ở bãi Thuyền Chài với diện tích to lớn (theo như hình ảnh của vệ tinh MAXAR chụp), và Hà Nội sẽ cho xây một đường băng bê tông dài hơn 3000 mét rộng hơn 60 mét dùng cho chiến đấu cơ lên xuống, cùng với các công trình phụ thuộc thì – liệu tư thế của Việt Nam có trở thành một Cường quốc Biển ở South China Sea hay không – chỉ đứng sau Trung Quốc? hay cạnh tranh với Trung Quốc?
Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh, vị trí của đảo Thuyền Chài nằm về phía nam quần đảo Trường Sa, gần lãnh thổ EEZ của Malaysia, cách hải cảng Kota Kinabalu 392 km, gần EEZ của đảo Palawan Philippines, cách căn cứ quân sự Balabac Island khoảng 407 km.
Nếu đem so với:
- Đảo Ba Bình (Itu Aba Island) do Đài Loan hiên chiếm giữ rộng khoảng, 0, 5 km2, trên đảo có sân bay quân sự dài hơn 1 km;
- Bãi đá san hô Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Trung Quốc cho bồi đắp xây dựng một đảo nhân tạo lấy tên là đảo Vĩnh Thử có tổng diện tích là 2,74 km², trên đảo có một đường băng dài 3.125m, rộng 60m;
- Bãi đá san hô SuBi (SuBi Reef), dài khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3,7 km. Năm 2015 - 2016, Trung Quốc cho xây một đảo nhân tạo Xu Bi một tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại cho quân lính, một vòm che radar và một ngọn đèn biển tại đá Xu Bi, một đường băng 3.250m x 55m, dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực South China Sea;
- Bãi đá san hô Vành Khăn (Mischief Reef) có hình dạng hơi tròn với đường kính khoảng 4 hải lý (7,4 km), sau này Trung Quốc cho bồi đắp đất nên có diện tích khoảng 5.58 km2. Trước năm 1995, bãi đá Vành Khăn thuộc quyền kiểm soát của Philippines. Năm 1999, hầu như Trung Quốc chiếm lĩnh bãi đá này và cho xây dựng một đảo nhân tạo lấy tên là đảo Mỹ Tế. Năm 2015 Trung Quốc bắt đầu xây một đường băng trên đá Vành Khăn lấy tên là đảo Vành Khăn. Tháng 7 năm 2016, Trung Quốc khánh thành đường băng dài 2.644m, rộng 55m.
II. Căn cứ quân sự lớn nhất của Việt Nam ở South China Sea?
Một khi Việt Nam đã trang bị Mig23 của Nga, mua F16 của Mỹ, và Oanh tạc cơ chiến lược, với việc xây dựng sân bay 3000 mét ở đảo nhân tạo Thuyền Chài, Hà Nội sẽ tạo cho họ một tư thế Cường quốc Biển ở South China Sea – cạnh tranh với đảo Ba Bình (Itu Aba Island) và 7 đảo nhân tạo của Trung Quốc, trong đó có ba đảo lớn là đảo Xu Bi (Subi Reef), đảo Vĩnh Thử (ở Fiery Cross Reef) và đảo Vành Khăn (ở Mischief Reef).
Subi Reef, Fiery Cross Reef và Mischief Reef là căn cứ hỏa lực lớn nhất của Trung Quốc ở trung tâm vùng biển quần đảo Trường Sa (Spratly Islands); Với tầm hỏa lực rộng lớn, Trung Quốc khống chế an ninh vùng trời, mặt biển và lòng biển ở khu vực này.
Xem như thế, việc xây dựng một đảo nhân tạo đi đôi với một sân bay quân sự lớn ở phía nam quần đảo Trường Sa, trở thành một địa điểm chiến lược trong hệ thống phòng thủ, tấn công, và khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam ở vùng biển phía nam Trường Sa – là điều mà Bộ chính trị, Bộ Quốc phòng Việt Nam phải nghĩ tới.
Vị trí của hòn đảo được xây dựng ở vành đai san hô phía bắc của bãi đá Thuyền Chài.
Theo Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI - Asia Maritime Transparency Initiative) - một tổ chức có trụ sở tại Washington giám sát South China Sea cho rằng – hiện có thể có một đường băng dài 3 km có khả năng hạ cánh máy bay quân sự tầm xa.
Một đường băng dài hơn 3 km sẽ được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo nằm ở vành đai san hô phía bắc của bãi đá Thuyền Chài.
Quan sát vị trí của bãi Thuyền Chài với đảo nhân tạo/căn cứ quân sự Vành Khăn Mischief Reef (đá Vành Khăn) của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng.
Vành Khăn khá gần với phía tây đảo Palawan-Philippines, cách khoảng 240 km (130 nm). Căn cứ này hầu như thường xuyên tạo áp lực quân sự đối với Palawan.
Vành Khăn cách bãi san hô Cỏ Mây (Second Thomas Shoal/ Ayungin Shoal) khoảng 23,5 hải lý, nơi mà Manila quyết tâm “cắm dùi” con tàu cũ nát Sierra Madre ở đây, gây ra cuộc va chạm đỉnh điểm nhiều lần với tàu hải cảnh Bắc Kinh.
Sự kiện thời sự này giữa Manila và Bắc Kinh chưa có hồi kết.
Nếu bãi trở thành căn cứ quân sự, áp lực của nói không thể không bao trùm tới vùng biển Malaysia và Brunei.
Vòng tròn tím trên hải đồ: Vị trí chiến lược của bãi Thuyền Chài ở khu vực phía nam quần đảo Trường Sa có khả năng quan sát vùng biển Malaysia. Văn Hóa Online Map.
Tuy nhiên, về địa chính trị và địa kinh tế, một trong các nhân tố tạo ra các cuộc tranh chấp do chủ quyền lãnh thổ hay do sự hấp dẫn của các mỏ dầu khí trị giá hàng tỷ đôla, chưa thể biết rõ.
Cho đến nay, chưa có thông tin nào về mỏ dầu khí tiềm ẩn ở bãi đá san hô Thuyền Chài, nhưng trong những ngày sắp tới, e rằng không tránh khỏi vấn đề với Philippines và Malaysia?
Tổng thống Philippines và Thủ tướng Malaysia từng tới Hà Nội thảo luận về sự tương tác giữa Biển Việt Nam – Biển Malaysia – Biển Tây Philippines.
Mới đây, hôm 15/10/2024, Thủ tướng Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim tái khẳng định công ty năng lượng Petronas của chính phủ Malaysia, sẽ tiếp tục tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế của Malaysia ở phía nam quần đảo Trường Sa, bao gồm các hoạt động thăm dò tại mỏ khí đốt Kasawari của Petronas ngoài khơi bang Sarawak thuộc đảo Borneo.
Từ năm 1983, Malaysia đã chiếm giữ bãi san hô Hoa Lau (Swallow Reef), cách đảo An Bang-Việt Nam khoảng 60,4 hải lý (111,8 km) về phía đông nam. Đảo đá san hô Hoa Lau khá gần với bãi đá san hô Thuyền Chài. Ngoài ra, Malaysia còn cho tàu đến thăm dò bãi Thuyền Chài, nhưng có lẽ nó khá xa về hướng bắc đối với đá Hoa Lau và là vùng biển rất nguy hiểm nên Malaysia bỏ qua.
Cũng trong năm 1987, Trung Quốc và Philippines đã cho máy bay và tàu đến thăm dò, quan sát bãi đá Thuyền Chàim, nhưng cũng bỏ qua.
https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=Z5us2iUv6AY
Trong bối cảnh một số nước tìm cách kiểm soát, sáng ngày 05 tháng 3 năm 1987, Việt Nam bí mật cho một lực lượng của Lữ đoàn 146 Hải quân ra cắm cờ chủ quyền và cho quân đóng chốt; bãi đá san hô Thuyền Chài trở thành bãi đá ngầm đầu tiên mà Hải quân Việt Nam đóng quân chiếm giữ ở quần đảo Trường Sa.
Thêm: (Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa vào ngày 19/1/1974 do Hải quân VNCH chiếm giữ; đến năm 1975, Việt Nam đi tiếp thu tất cả các đảo của VNCH trên đó đã xây dựng bia chủ quyền từ năm 1956 dưới thời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm. Việt Nam xác lập tính chủ quyền lịch sử liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không thể chối cãi.).
Chiến hạm Malaysia đi thăm dò bãi Thuyền Chài từ năm 1983.
Chiến hạm Trung Quốc đi thăm dò bãi Thuyền Chài từ năm 1983.
Chiến hạm và máy bay Philippines Quốc đi thăm dò bãi Thuyền Chài từ năm 1983.
Có thể Malaysia và Philippines không đủ khả năng chiếm hữu và đóng quân (nuôi quân) lâu dài ở bãi Thuyền Chài, và đó chính là yếu tố thuận lợi cho tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Quốc phòng và Đô Đốc Giáp Văn Cương, tư lệnh hải quân thực hiện kế hoạch “Thuyền Chài 1987”.
Tuy nhiên, ý tưởng xây dựng một đảo nhân tạo có sân bay dã chiến dài trên 3000 mét tiềm tàng trong đầu óc các nhà quân sự Hà Nội vốn đã từng trải trong mấy chục năm chiến tranh. Xây dựng một tiền đồn hay một mật khu tương tự như các căn cứ quân sự ở rừng núi Trường Sơn trùng điệp hoặc căn cứ khổng lồ Khe Sanh không có gì không thể. Hà Nội tự hỏi: Trường Sơn còn đốt cháy được huống chi Thuyền Chài!!!!
Thế nhưng, uy thế quân sự ở Thuyền chài sẽ tạo ‘nhức nhối’ không nhỏ đối với các nước ven biển và dư luận quốc tế. Hà Nội sẽ ‘đồng nghĩa’ với Bắc Kinh? Đồng thời, việc một căn cứ quân sự hiện đại sẽ tạo ra mạng lưới hỏa lực bảo vệ cho các đảo, đá, bãi gần quanh như đảo An Bang, tiền đồn Núi Le, tiền đồn Tiên Nữ v, v … của Việt Nam đang đóng quân – khiến áp suất của các vụ tranh chấp càng nghiêng lợi ích về phía Hà Nội.
Tất nhiên, ở đây không thể bỏ qua một thời gian hàng chục thế kỷ keo sơn gắn bó giao chiến sinh tử giữa ‘núi liền núi, sông liền sông, biển liền biển’ Việt Nam và Trung Quốc.
Bắc Kinh sẽ có thái độ ra sao nếu Việt Nam lần đầu tiên đủ khả năng bồi đắp xây dựng lên đảo nhân tạo nằm ở trong cái gọi là lưỡi bò 9 đoạn?
Những thỏa ước chính trị giữa Bắc Kinh và Hà Nội tóm tắt dưới đây:
Tháng 6/2007, Trung Quốc đã vẽ bản đồ chữ U bao trùm 80% diện tích Biển Đông, tuyên bố rằng vùng biển đó thuộc chủ quyền của Bắc Kinh.
Tháng 11/2007, Trung Quốc thiết lập Huyện Hoàng Sa tại Đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracel Islands) để quản trị hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tháng 10/2011, Việt Nam và Trung Quốc đã ký “Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;
Theo đó, có sáu nguyên tắc cơ bản để giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trên biển, trong đó nhấn mạnh "lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng" và "kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển".
Tháng 5/2014 và 2015, Trung Quốc mang giàn khoan HD 981 vào sâu trong thềm lục địa VN nằm trong EEZ. Sự kiện này gây ra nhiều câu hỏi và phản ứng khó hiểu.
Ngày 27/8/2014, đặc phái viên của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư đảng Cs VN đến Trung Quốc từ ngày 26 đến 27/8 năm 2014 ký một hiệp ước "Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước Trung-Việt". Tân Hoa Xã nói hai bên đã đạt được “nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt”.
Năm 2015, Tổng bí thư đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng bay sang Bắc Kinh ký Thông cáo chung với Chủ tịch Tập Cận Bình “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”.
Rạng sáng ngày 26/6/2015, Trung Quốc đột nhiên di chuyển giàn khoan Hải Dương 981 đến gần bờ biển Việt Nam trên Biển Đông chỉ vài tuần trước thềm chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ngày 7/7/2015, hội kiến với Tổng thống Obama tại phòng bầu dục tòa Bạch Ốc. Sự kiện Bắc Kinh điều HD-981 tới EEZ Việt Nam gây ra nhiều dấu hỏi về cung cách ngoại giao nước lớn – trò chơi của chủ tịch Tập Cận Bình.
HD-981 không gây ra trận đổ máu nào hay đâm húc vỡ con tàu nào ngoài trận đổ nước phun vòi rồng. Ngụy tạo. Ngụy tạo. Nhưng nó tạo ra sự công phẫn bùng phát mãnh liệt của người dân trên cả nước và quốc tế. Thời điểm này diễn ra dưới thời đồng chí X.
https://www.nhatbaovanhoa.com/a2669/hd-981-mo-toi-cua-vinh-bac-bo-chuyen-gi-nua-day
Trò chơi của Tập Cận Bình. Ảnh trên: Ngày 26/6/2015, Vị trí giàn khoan HD-981 của Trung Quốc hiện đang neo đậu ngay cửa Vịnh Bắc Bộ còn đang tranh chấp phân định hải giới, cách bờ biển VN khoảng 167km về hướng đông, cách Tam Á khoảng 75 hải lý. Chuyên gia cho biết hiện HD-981 nằm cách đảo Hải Nam 68 hải lý và đất liền Việt Nam 104 hải lý. Ảnh dưới: HD-981 xâm nhập thềm lục địa VN vào tháng 5, 2014 cách đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi 221km.
Ngày 15/1/2017, Tbt Nguyễn Phú Trọng lại bay sang Bắc Kinh kéo dài bốn hôm, 12-15/1/2017 gặp Chủ tịch Tập Cận Bình. Hai bên tiếp tục thực hiện các Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. (theo Thông tấn Xã Việt Nam)
Một trong ‘tư duy chiến lược Biển’ đáng nể của ông Nguyễn Phú Trọng là - Một: lần lượt đóng quân chiếm giữ lâu dài ở hơn 50 tiêu điểm thực thể ở Trường Sa; - Hai: kéo cơn sóng dữ quốc tế từ Biển Đông qua Biển Tây. Văn Hóa Online trước đây từng đề cập đến chủ đề này.
(xem thêm PHỤ LỤC 2)
Chủ tịch Tập Cận Bình mở tiệc trà mời TBT Nguyễn Phú Trọng uống trà tại Bắc Kinh trong chuyến đi đầu năm 15/1/2017 của ông Trọng. Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption.
Từ tháng 11/2021, Hải quân Việt Nam chính thức khởi công xây dựng một đảo nhân tạo lấy tên là Đảo Thuyền Chài ở dải đá phía bắc rạn san hô Thuyền Chài – khu vực cải tạo dài hơn bốn km trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của VN ở khu vực nam Trường Sa.
Tháng 8/2022, Việt Nam đã cho công binh phá rạn san hô tạo ra một luồng nước rộng 20 mét, dài 300 mét để cho tàu tiến sâu vào lòng hồ bên trong bãi. Công binh nạo vét, đổ bê tông ở một điểm phía bên kia hồ, đánh dấu vị trí sẽ khởi công xây đắp lên một đảo nhân tạo.
Ngày Thứ Ba 11/6/2024 (giờ VN), Đại sứ Trung Quốc tại Hà Nội, ông Hùng Ba, vị khách trú cao cấp nhất đại diện của Bắc Kinh, láng giềng phương Bắc, đến thăm ông Tô Lâm, tân Chủ tịch nước. Theo Văn phòng Chủ tịch nước công bố, ông Tô Lâm, nói với ông Hùng Ba rằng – “điều quan trọng là các tranh chấp trên biển phải được giải quyết và lợi ích của mỗi quốc gia phải được tôn trọng.”.
Ngày 18-19/8/2024, Tổng bí thư đảng Cs VN kiêm Chủ tịch nước kiêm Tô Lâm bay đến Bắc Kinh hội kiến Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ông Tập đã mở tiệc trà mời “người đồng chí, người em phương Nam” – tương tự như buổi tiệc trà đón cố Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng năm xưa.
Song, các thông tin về cuộc gặp của hai ông Tập – Tô không thấy đề cập đến vấn đề trên Biển hay đảo Thuyền Chài, nhưng lại chú trọng tới “Con đường sắt Lý Cường nối tỉnh Vân Nam Trung Quốc với toàn cõi phương nam Việt Nam.”.
https://www.nhatbaovanhoa.com/a12481/ong-to-lam-den-bac-kinh-19-8-2024
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình mở tiệc trà mời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 19/8/2024, nhưng bức ảnh cho thấy cung cách và thái độ thưởng trà của hai ông không được thân mật như thời ông Nguyễn Phú Trọng. Trà có mùi đắng? Nguồn ảnh VOV.VN
Chiều 18/10/2024, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp xúc với tân Đại sứ Trung Quốc Hà Vĩ nói về việc hợp tác trên biển giữa Hải quân, Cảnh sát biển VN và TQ.
Ngày 24/10/2024, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, bay qua Hà Nội tiếp xúc với Tướng Phan Văn Giang và gặp Tổng bí thư Tô Lâm.
Tin tức không nói rõ đến việc Việt Nam cải tạo bãi Thuyền Chài và đang xây dựng đảo nhân tạo Đảo Thuyền Chài.
Thật ra, từ năm 1986, ông Lê Đức Anh, Tổng tham mưu trưởng Quân đội Việt Nam (1986-1987), Bộ trưởng Quốc phòng (1987-1991) đã nhìn thấy dã tâm xâm lược của Bắc Kinh (bắt nguồn từ phát biểu của Bí thư thứ nhất Lê Duẩn về Biển Đông).
Ngày 5 tháng 3 năm 1987, một trong các thực thể được cắm cờ chủ quyền là bãi đá san hô Thuyền Chài.
Ngày 14 tháng 3 năm 1988, hải quân Trung Quốc chiếm lĩnh đá Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc quần đảo Trường Sa sau khi nổ súng tàn sát 64 lính công binh Việt Nam.
Ông Lê Đức Anh đích thân ra quan sát Trường Sa mở ra chiến dịch ‘vươn ra biển xanh’, cho ‘đặc công biển’ đi ‘cắm cờ chủ quyền ở các thực thể xa bờ cả ngàn cây số có vị trí trọng yếu chiến lược; đồng thời chỉ thị cho Đô đốc Giáp văn Cương xây dựng hàng loạt nhà giàn DK1/1, DK1/2, DH1/3, DK1/4 … đến DK1/16 liên tục những năm 1988 đến 1996 ở thềm lục địa phía nam tạo thế chân kiềng trên thực địa.
Năm 2014, Việt Nam âm thầm cho công binh mở rộng bồi đắp, mở rộng các thực thể địa lý ở quần đảo Trường Sa, đặc biệt ở các đảo lớn quan trọng như Song Tử Tây, Trường Sa Lớn, Trường Sa Đông, Đá Lát.
Ngày 18 tháng 4 năm 2014, trong dịp đi quan sát quần đảo Trường Sa 10 ngày đêm, người viết bài này đã chứng kiến tận mắt, công binh Việt Nam đổ hàng tấn đất, cát, xi măng, cột sắt, lên đảo Song Tử Tây để xây dựng các công trình hệ thống phòng thủ biển-đảo.
(xem phần PHỤ LỤC 1 các ảnh tài liệu của Văn Hóa Online).
III. Vị trí & Hình thể bãi Thuyền Chài và đảo nhân tạo Thuyền Chài
Từ đảo Trường Sa Lớn đi về phía đông nam khoảng 161 km sẽ gặp bãi Thuyền Chài. Bãi có thềm san hô rộng lớn vây bọc.
Khoảng cách từ đảo Trường Sa Lớn tới bãi Thuyền Chài khoảng 161 km.
Từ Bãi Thuyền Chài tới đảo căn cứ quân sự Balabac của mút đảo Palawan cách 407 km; tới căn cứ hải quân Kota Kinabalu Malaysia khoảng 392 km. Đây là khoảng cách quân sự khá quan trọng. Tài liệu Google Map.
Bên trong bãi là vụng biển (Biển hồ), dài khoảng 13 km và rộng từ 2.5 - 3.5 km. Trong hồ có ba bãi cát nhỏ khi thủy triều xuống thì cao hơn mặt nước khoảng 0,5 m, khi thuỷ triều lên thì các bãi cát này đều bị ngập sâu 1 mét. Diện tích nền san hô của bãi này là khoảng 49,5 km2 và của vụng biển là 16.9 km2. (theo người viết, con số này chưa kiểm định chính xác).
Vì là bãi đá san hô chìm dưới nước nên không có sự sống tự nhiên ngoài các sinh vật biển. Do đó, để tạo sự sống cho binh sĩ trú phòng bảo vệ biển-đảo, Việt Nam phải xây dựng cho bằng được đảo nhân tạo ở bãi Thuyền Chài.
Công trình nhân tạo
Việt Nam đã xây dựng các nhà sáu cạnh (lục giác đài) kiên cố tại 3 điểm trên bãi đá Thuyền Chài và nâng cấp các công trình quân sự mới. Tại mỗi điểm có 2 nhà được nối với nhau bằng cầu, trong đó 1 nhà phục vụ ngư dân. Các điểm này được đặt tên là Đảo Thuyền Chài A, B, C, có tọa độ địa lý là (trong ngoặc là tọa độ ghi trên bia chủ quyền):
- Điểm Thuyền Chài A (ở giữa Đá Thuyền Chài): 8°9′13″B 113°16′59″Đ (8°10′0″B 113°18′0″Đ)
- Điểm Thuyền Chài B (ở phía Nam đá Thuyền Chài): 8°4′34″B 113°13′37″Đ
- Điểm Thuyền Chài C (ở phía Bắc đá Thuyền Chài): 8°16′11″B 113°21′18″Đ
(theo wikipedia)
Từ tháng 11/2021-2022, Hải quân Việt Nam chính thức khởi công xây dựng một đảo nhân tạo lấy tên là Đảo Thuyền Chài ở dải đá phía bắc bãi san hô Thuyền Chài – khu vực cải tạo dài hơn bốn km trở thành căn cứ quân sự lớn nhất của VN ở khu vực nam Trường Sa.
Theo tổ chức AMTI ở Mỹ cho biết, tính đến tháng 5 năm 2024, đảo nhân tạo được bồi đắp với diện tích khoảng 1,67 km2 dài 4,318 mét.
AMTI nói với sân bay dài 3 km có khả năng dùng cho chiến cơ hạ cánh, cất cánh.
Chiều dài của bãi Thuyền Chài bao gồm rạn san hô bao quanh vũng nước là 29 km. Chú ý: Thềm san hô bao quanh rạn san hô vũng nước bề ngang khoảng 300 – 500 mét. Tất cả đều chìm dưới mặt nước nhưng không sâu lắm.
Chiều dài của hồ bên trong là 13 km. Màu đỏ là rạn san hô bao quanh hồ rộng từ 300 m – 500 mét.
Bề rộng nhất của vụng nước bao gồm rạn san hô bao quanh là 3,5 km. Chung quanh là thềm san hô rộng lớn.
Hồ bên trong rộng khoảng 2,5 km.
Tổng cộng diện tích của bãi Thuyền Chài là là khoảng 49,5 km2 và của vụng biển là 16.9 km2 (theo wikipedia). Theo hình thể trên, diện tích tổng thể của bãi Thuyền Chài được cho là 66,4 km2.
Hai điểm khởi động xây dựng đảo Thuyền Chài: Điểm 1: mở rộng luồng nước rộng 20 mét, dài 300 mét; Điểm 2, đổ xi măng đánh dấu vị trí xây đảo nhân tạo và sân bay dài trên 3000 mét.
Công binh Việt Nam đã đào một luồng nước dài khoảng 300 mét, rộng 20 mét cho tàu nhỏ đi vào lòng hồ. Điểm đặc biệt của bãi Thuyền Chài là thềm san hô rộng lớn chạy dài theo hướng Bắc Nam, riêng rạn san hô bao bọc hồ dài khoảng 13 km, rộng khoảng 3,5 km.
Vị trí bãi Thuyền Chài lúc chưa xây đắp đảo nhân tạo Thuyền Chài. Ảnh vệ tinh MAXAR
Vị trí Đảo nhân tạo được khởi công vào đầu năm 2023, hiện vào thời điểm này, đảo dài 4.318 mét. Ảnh vệ tinh MAXAR
Công binh hải quân Việt nạo vét, đổ cát đất, xi măng tạo nền móng xây đảo nhân tạo Thuyền Chài.
Hiện trên bãi Thuyền Chài đã có 3 điểm trú quân gọi là Đảo Thuyền Chài A, B, và C, Mỗi điểm có 2 tòa nhà, được nối kết với nhau bằng cầu bê tông.
Cứ mỗi điểm phòng thủ là 2 tòa nhà bê tông nối với nhau bằng một cây cầu.
Hình thể một trong các tòa nhà phòng thủ vừa cho binh sĩ trú ngụ, vừa là điểm quan sát vừa là điểm chiến đấu. Có lẽ súng đại bác dấu trên tầng cao nhất.
Bảng chủ quyền xi măng xác định vị trí Đảo Thuyền Chài điểm A.
IV. Vì sao Hà Nội gấp rút cho xây đảo nhân tạo Thuyền Chài?
Nhiều vấn đề được đặt ra.
Có phải vì đối trọng lại 7 đảo nhân tạo Trung Quốc?
Vì cuộc tranh chấp âm thầm với Philippines mà nước này trong quá khứ đã chiếm đoạt của Việt Nam nhiều thực thể; ví dụ như đảo Song Tử Đông, đảo Thị Tứ …
Vì an ninh quốc phòng xác định chủ quyền lãnh thổ biển-đảo ở vùng biển South China Sea rộng 3,5 triệu km2?
Vì lợi ích kinh tế tiềm tàng?
Báo cáo của tổ chức AMTI trụ sở ở Mỹ cho biết về các biến đổi ở bãi Thuyền Chài như sau:
“Tính năng thực thể hiện có chiều dài 4.318 mét và trở thành tiền đồn duy nhất của Việt Nam cho đến nay có tiềm năng có một đường băng dài 3.000 mét giống như Trung Quốc đã có tại đá Chữ Thập, đá Vành Khăn và đá Xu Bi.
Hiện tại, đường băng duy nhất của Việt Nam tại đảo Trường Sa Lớn chỉ dài có 1.300 mét, không thể dùng cho chiến đấu cơ.
Báo cáo của CSIS ngày 07 tháng 6, 2024 cho biết:
“Kể từ lần cập nhật gần đây nhất của AMTI vào tháng 11 năm 2023, Việt Nam đã tạo ra 692 mẫu Anh đất mới trên tổng số 10 thực thể, so với 404 mẫu Anh được tạo ra trong 11 tháng đầu năm 2023 và 342 mẫu Anh vào năm 2022;
Điều này nâng tổng số nạo vét và san lấp của Việt Nam (bao gồm cả san lấp và nạo vét cảng / luồng) tại các khu vực tranh chấp ở Biển South China Sea lên khoảng 2.360 mẫu Anh – gần một nửa so với 4.650 mẫu Anh của Trung Quốc;
Trong khi "ba tiền đồn lớn" của Trung Quốc (Mischief reef, Subi reef và Fiery Cross reefs) vẫn là lớn nhất, bốn tiền đồn lớn tiếp theo đều là các rạn san hô mới mở rộng của Việt Nam.
Bãi đá san hô Thuyền Chài chìm là bãi có diện tích lớn nhất, lớn hơn tất cả 6 bãi chìm mà Việt Nam đang quản lý. (ví dụ: Bãi Tư Chính (Vanguard Bank), dài 63 km, rộng 11 km. Phần mặt bằng rạn quan sát được có diện tích 33,88 km². Nơi nông nhất nằm đầu mút phía bắc, có độ sâu 16 m.).
Thêm: Bãi Tư Chính cách Vũng Tàu khoảng 160 hải lý về phía Đông Nam, có vị trí chiến lược vì nó nằm ở tuyến đường hàng hải quốc tế và gần quanh có các mỏ dầu do công ty Việt-Xô (Vietsovpetro) thăm dò, khai thác mỏ như mỏ Thanh Long, Bạch Hổ, Đại Hùng ...).
Được biết VN có kế hoạch xây dựng thêm nhiều đường băng, có thể là hai hoặc ba đường băng nhỏ, lớn, tùy theo diện tích trên các đảo mà Hà Nội tuyên bố chủ quyền.
Các hoạt động chôn lấp, bồi đắp thêm đất, đá, xi măng, cốt sắt gần đây của Việt Nam hiện đang đóng quân chiếm giữ tại các đảo, đá tiền đồn ở quần đảo Trường Sa nhằm:
* mở rộng diện tích địa lý các thực thể quan trọng do yêu cầu của chiến thuật,
* chạy đua chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc (7 đảo nhân tạo) ở South China Sea,
* chứng tỏ sự hiện diện thường xuyên làm chủ biển - đảo của Hải quân VN với hơn 50 thực thể địa lý ở South China Sea,
* Tăng cường và hiện đại hóa lực lượng Hải quân và Dân quân biển,
* Quan sát và tiếp cận chặt chẽ các tuyến đường hàng hải tự do lưu thông, các ngư trường truyền thống phong phú, các mỏ dầu khí,
* Tạo các điều kiện sinh hoạt trong đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào ra lập nghiệp ngoài hải đảo,
* Khẳng định tham vọng Việt Nam trở thành ‘Cường quốc Biển’ bên cạnh Trung Quốc ở vùng biển South China Sea, đặc biệt ở quần đảo Trường Sa.
V. Tài liệu củaViện nghiên cứu Chatham House (Anh Quốc)
(xem ở phần PHỤ LỤC 3)
Lý Kiến Trúc
California 31, Oct 2024
PHỤ LỤC 1
Công trình xây cất, bồi đắp mở rộng diện tích ở đảo Song Tử Tây, một trong các thực thể địa lý Việt Nam chủ quyền lãnh thổ ở quần đảo Trường Sa.
Các ảnh trên: Công binh Việt Nam đổ hàng tấn đất, cát, xi măng, cột sắt, lên đảo Song Tử Tây để xây dựng các công trình hệ thống phòng thủ biển-đảo. Ảnh Lý Kiến Trúc/tài liệu của Văn Hóa Online
Từ năm 2014 đến 2024, Việt Nam tăng tốc xây dựng bổ sung cho các vị trí trọng điểm ở quần đảo Trường Sa và hệ thống nhà giàn DK1 thềm lục địa phía Nam. Theo tài liệu của chính phủ VN, hơn 50 thực thể địa lý được ghi vào danh mục ở khu vực Trường Sa được kiểm soát bởi Hải quân và Cảnh sát biển VN. Toàn bộ quần đảo Trường Sa rộng khoảng 200.000 km2.
Quy mô diện tích bồi đắp của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Chỉ trong năm 2024, diện tích lãnh thổ các thực thể do Việt Nam chiếm đóng đã tăng lên từ 238 mẫu Anh (96,31 ha) lên 412 mẫu Anh (166,73 ha).
Ngày 19/4/2014 trong dịp đi quan sát quần đảo Trường Sa 10 ngày đêm, nhà báo Lý Kiến Trúc khám phá ra bia chủ quyền do Hải quân VNCH xây dựng từ năm 1956 trên đảo Song Tử Tây. Ông đang giơ tay đo chiều cao của bia đá. Điều này xác lập tính chủ quyền liên tục Biển-Đảo Việt Nam từ năm 1930 đến nay. Ảnh tài liệu của Văn Hóa Online.
PHỤ LỤC 2:
1/ Năm 1975, Việt Nam đóng giữ 5 đảo nổi: Song Tử Tây, Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa.
Năm 1978, Việt Nam đóng giữ thêm 4 đảo nổi: An Bang (10/3/1978), Sinh Tồn Đông (15/3/1978), Phan Vinh (30/3/1978), Trường Sa Đông (4/4/1978).
2/ Năm 1887-1988, Việt Nam tiếp tục đóng giữ bãi đá chìm Thuyền Chài (5/3/1987), đá Tây (2/12/1987), Tiên Nữ (25/1/1988), đá Lát (5/2/1988), đá Đông (19/2/1988), đá Lớn (20/2/1988), Tốc Tan (27/2/1988), Núi Le (28/2/1988).
Ngày 14/3/1988, Việt Nam đóng giữ thêm đá Len Đao và đá Cô Lin sau khi xẩy ra trận Gạc Ma. Ngày 15/3/1988, đóng giữ đảo chìm Núi Thị, ngày 16/3/1988 đóng giữ đảo Đá Nam. Tổng cộng trong năm 1988, Việt Nam đóng giữ thêm 11 đảo chìm. Tháng 11/1988, Hải quân Việt Nam bắt đầu đóng giữ các nhà giàn DK1, bảo vệ khu vực mỏ dầu DK1 ở thềm lục địa phía Nam.
3/ Từ năm 1990 – 2008, Việt Nam đã kiểm soát 21 đảo, cồn và rạn san hô. Từ 1990- 2008, Việt Nam kiểm soát thêm 10 điểm.
4/ Từ năm 2008 – 2014, VN kiểm soát thêm 18 điểm tại quần đảo Trường Sa.
5/ Ngày 18/4/2014, Bộ Ngoại giao Việt Nam dưới sự điều phối của Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn mở chiến dịch xác lập chủ quyền liên tục lãnh thổ biển - đảo ở khu vực quần đảo Trường Sa. Bổn báo Văn Hóa Online tham dự chuyến đi 10 ngày đêm với tư cách quan sát viên công cuộc đổi mới ở quần đảo này, chứng kiến công tác bồi đắp tại các đảo quan trọng năm 2014 và tìm hiểu vị trí chiến lược của hệ thống nhà giàn DK1 trên các bãi đá san hô.
6/ Năm 2015, Theo báo cáo của chính phủ Mỹ, Việt Nam đã mở rộng khu vực kiểm soát lên 48 đảo, cồn và rạn san hô.
7/ Từ năm 2021-2024, Việt Nam đã kiểm soát hơn 50 đảo, cồn và rạn san hô.
PHỤ LỤC 3
Tại sao Việt Nam đang gấp rút xây dựng trên các rạn san hô ở South China Sea?
Các hoạt động chôn lấp đất gần đây đã mở rộng đáng kể sự hiện diện của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa đang có tranh chấp và có nguy cơ làm leo thang căng thẳng trong khu vực. John Pollock và Damien Symon viết.
The World Today Updated 15 October 2024
Social Media and Podcast Manager, Communications and Publishing
Damien Symon
Geo-intelligence researcher, The Intel Lab
Các bức ảnh vệ tinh cho thấy hoạt động cải tạo đất quy mô lớn đang diễn ra trên các rạn san hô do Việt Nam kiểm soát. Hoạt động này được xác định vào năm 2022, đã tăng đáng kể về quy mô trong năm nay và có vẻ sẽ tiếp tục.
Hoạt động này tập trung vào sáu rạn san hô chính ở quần đảo Trường Sa thuộc South China Sea - một trong những khu vực có tranh chấp địa chính trị nhất trên Trái Đất.
Mặc dù mục đích của hoạt động này không rõ ràng, nhưng nó đang góp phần tạo nên bầu không khí căng thẳng leo thang trong khu vực.
Quần đảo Trường Sa không do bất kỳ quốc gia nào kiểm soát mà nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Malaysia, Brunei, Việt Nam và Philippines, cũng như tuyên bố chủ quyền gây tranh cãi của Trung Quốc đối với một khu vực rộng lớn ở South China Sea (3,5 triệu km2), được giới hạn bởi 'đường chín đoạn'.
Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền đối với các đảo trong khu vực.
Quần đảo Trường Sa có tầm quan trọng chiến lược vì chúng cung cấp cho các quốc gia có yêu sách quyền:
- tiếp cận các tuyến đường vận chuyển quốc tế của Biển Đông,
- ngư trường phong phú và
- các mỏ khí đốt và dầu đáng kể.
Ví dụ, Trung Quốc – quốc gia kiểm soát ba rạn san hô lớn nhất ở quần đảo Trường Sa – hiện đang có tranh chấp với Philippines về quyền kiểm soát bãi cạn Second Thomas (bãi Cỏ Mây)
— Quần đảo Trường Sa ở Biển Đông là một trong những khu vực có tranh chấp nhiều nhất trên thế giới, với Malaysia, Brunei, Việt Nam, Đài Loan, Philippines và Trung Quốc đưa ra các yêu sách lãnh thổ cạnh tranh trên một khu vực rộng lớn. Bản đồ: Alexander Ecob.
Mở rộng sự hiện diện trong khu vực
Những thay đổi nhỏ đối với các tiền đồn của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa lần đầu tiên được quan sát thấy cách đây một thập kỷ, nhưng tốc độ và quy mô của chúng đã tăng lên đáng kể kể từ năm 2022.
Tại Barque Canada Reef (bãi Thuyền Chài), các hoạt động đổ trầm tích đã tăng gấp đôi quy mô và biến nơi này thành tiền đồn lớn nhất của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa.
Phần lớn công việc là mở rộng vành đai phía bắc của đảo san hô, mà Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI - Asia Maritime Transparency Initiative) - một tổ chức có trụ sở tại Washington giám sát South China Sea - cho rằng hiện có thể có một đường băng dài 3 km có khả năng hạ cánh máy bay quân sự tầm xa.
Rạn san hô Barque Canada (bãi Thuyền Chài), tháng 9 năm 2020.
Cho đến gần đây, sự hiện diện của Việt Nam tại Rạn san hô Barque Canada chỉ giới hạn ở ba tiền đồn nhỏ được xây dựng trên các bệ bê tông trên đảo san hô. ©2024 Maxar Technologies.
Barque Canada Reef, tháng 8 năm 2024. ©2024 Maxar Technologies.
Sau những nỗ lực nạo vét rộng rãi, Barque Canada Reef hiện là đặc điểm lớn nhất của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa với công trình lớn có thể nhìn thấy ở vành đai phía bắc của đảo san hô.
Đảo Namyit cũng đã chứng kiến những thay đổi lớn kể từ năm 2022.
Hiện tại, đảo có một bến cảng mới được nạo vét từ trung tâm đảo san hô và đã phát triển thành thực thể lớn thứ hai của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa. Đảo nằm ngay phía bắc của bãi cạn Union Banks do Trung Quốc kiểm soát, nơi lực lượng dân quân biển của Trung Quốc đã cố gắng ngăn chặn lực lượng Philippines tiếp tế cho một đội quân trên tàu BRP Sierra Madre tại bãi cạn Second Thomas (Bãi Cỏ Mây)
— Namyit Island, March 2021. Hòn đảo rộng 13 mẫu Anh này nằm trong một rạn san hô dài khoảng hai dặm.©2024 Maxar Technologies.
Namyit Island, June 2024. Sau khi được cải tạo trên diện rộng, Namyit hiện là đặc điểm lớn thứ hai của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa, sau Barque Canada Reef. Một bến cảng lớn đã được nạo vét ra khỏi đảo san hô, có thể nhìn thấy ở giữa hình ảnh. ©2024 Maxar Technologies.
Động cơ hỗn hợp
Động lực đằng sau các dự án cải tạo của Việt Nam đang bị phản đối. Chính phủ Hà Nội chính thức không bình luận về những diễn biến này, nhưng thường xuyên chỉ trích các hoạt động của các quốc gia có yêu sách khác mà họ coi là xâm phạm chủ quyền của họ.
Tất cả đều do quân đội thực hiện và có thể nói rằng Hà Nội đã quân sự hóa các đặc điểm trên biển của mình.
Nga Phạm, một nhà báo Việt Nam: “Lịch sử đối đầu lâu đời của Việt Nam với Trung Quốc, bao gồm một loạt các cuộc đối đầu giữa lực lượng dân quân biển, lực lượng bảo vệ bờ biển và các cơ quan thực thi pháp luật, có thể ảnh hưởng đến việc ra quyết định của nước này tại Trường Sa. Cuộc giao tranh lớn cuối cùng diễn ra cách đây hơn một thập kỷ”
Nga Phạm, nói: “Câu chuyện chính thức luôn là Việt Nam đang tiến hành một số công trình xây dựng quy mô nhỏ để gia cố nơi trú ẩn thời tiết cho ngư dân và ngăn chặn xói mòn. Nhưng tất cả đều do quân đội thực hiện và có thể nói rằng Hà Nội đã quân sự hóa các đặc điểm trên biển của mình nhưng với tốc độ chậm hơn nhiều và ở quy mô nhỏ hơn nhiều so với Trung Quốc.”
Pearson Reef (đảo bãi đá Phan Vinh), February 2020. Đảo san hô dài 5,6 dặm và rộng hơn một dặm, bao quanh một đầm phá và có một vành san hô. Trước năm 2022, các cơ sở của Việt Nam trên Pearson Reef chỉ giới hạn ở mũi phía đông bắc. ©2024 Maxar Technologies.
Pearson Reef, August 2024. Các hoạt động cải tạo đất quy mô nhỏ lần đầu tiên được quan sát thấy ở Rạn san hô Pearson vào cuối năm 2021. Từ năm 2022, nhiều công trình lớn đã được tiến hành để mở rộng diện tích đất sẵn có, bao gồm một bến cảng mới ở vành đai đông bắc của rạn san hô. ©2024 Maxar Technologies.
Hòa hoãn với Bắc Kinh?
Tuy nhiên, với sự tập trung của Bắc Kinh vào việc buộc Philippines phải rút khỏi Bãi Cỏ Mây, nhiều khả năng Việt Nam đang lợi dụng sự lắng dịu tương đối trong căng thẳng Trung-Việt để củng cố vị thế của mình ở South China Sea và phòng ngừa mọi sự leo thang trong tương lai.
Bill Hayton, cộng sự tại Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương của Chatham House, cho biết: ‘Theo như chúng tôi biết, Trung Quốc chưa từng cố gắng can thiệp vào hoạt động xây dựng của Việt Nam trên các rạn san hô này, đây là sự tương phản lớn với những nỗ lực liên tục của nước này nhằm ngăn chặn nỗ lực của Philippines trong việc củng cố tàu BRP Sierra Madre.'
Điều đáng nói là mặc dù Trung Quốc thường xuyên phản đối các yêu sách của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa, nhưng nước này lại ít bình luận về các hoạt động cải tạo đất hiện tại của Hà Nội. Sự im lặng này, cùng với những thay đổi trong ban lãnh đạo theo hướng ủng hộ Trung Quốc đang diễn ra tại Hà Nội, có thể báo hiệu Bắc Kinh không muốn leo thang căng thẳng ở Biển Đông.
Ban lãnh đạo mới tại Hà Nội có nhiều điểm chung về mặt ý thức hệ với Trung Quốc và Nga hơn là với phương Tây. Bill Hayton, cộng sự tại Chương trình Châu Á - Thái Bình Dương, Chatham House. 'Ban lãnh đạo mới tại Hà Nội có nhiều điểm chung về mặt ý thức hệ với Trung Quốc và Nga hơn là với phương Tây', Hayton cho biết.
‘Vì vậy, họ thậm chí còn ít mong muốn làm đảo lộn mối quan hệ với Bắc Kinh hơn những người tiền nhiệm và không có khả năng tạo ra làn sóng ở South China Sea trong thời điểm hiện tại.’
Với các hoạt động cải tạo đất tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra trên ít nhất bốn trong số sáu rạn san hô, phạm vi cuối cùng của tham vọng của Hà Nội tại Trường Sa vẫn chưa rõ ràng.
Mặc dù căng thẳng với Trung Quốc có thể đang lắng xuống, hình ảnh vệ tinh Maxar cho thấy rằng đối với Việt Nam và các quốc gia khác trong khu vực, những hòn đảo này sẽ vẫn là trung tâm của một cuộc đấu tranh địa chiến lược âm ỉ.
Sand Cay (Bãi cát), tháng 6 năm 2022. Từ năm 2015 đến năm 2021, Việt Nam đã liên tục mở rộng khu vực hoạt động của Sandy Cay, nằm gần đảo Itu Aba do Đài Loan kiểm soát. Vào năm 2022, phạm vi của các hoạt động cải tạo đó đã tăng lên đáng kể. ©2024 Maxar Technologies.
Sand Cay, August 2024. Sand Cay đã tăng diện tích đáng kể kể từ năm 2022. Ban đầu, diện tích của Sand Cay không quá 17 mẫu Anh, tính đến tháng 8 năm 2024, Sand Cay đã tăng lên 110 mẫu Anh. ©2024 Maxar Technologies.
Tennent Reef, June, 2022. Đá Tiên Nữ, tháng 6 năm 2022. Việt Nam chiếm đóng rạn san hô này vào năm 1988, kể từ đó sự hiện diện của họ trong nhiều thập kỷ chỉ giới hạn ở hai tiền đồn tập trung nhỏ (có thể nhìn thấy ở rìa phía tây của đảo san hô). Các nỗ lực cải tạo đất ban đầu bắt đầu vào năm 2022 ở phía đông nam của đảo san hô. ©2024 Maxar Technologies.
Tennent Reef, August 2024. Đá Tiên Nữ, tháng 8 năm 2024. Công trình mở rộng của Việt Nam hiện đã kết nối hai tiền đồn bê tông ban đầu với vùng đất mới được khai hoang ở phía đông nam của thực thể này. ©2024 Maxar Technologies.
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
THAM KHẢO:
(1) Tiếng nổ và cuộc săn lùng mảnh vỡ trên biển Thị Tứ
https://www.nhatbaovanhoa.com/a11676/tieng-no-va-cuoc-san-lung-manh-vo-tren-bien-thi-tu
https://amti.csis.org/hanoi-in-high-gear-vietnams-spratly-expansion-accelerates/
Bình Phước Online, RFA, Wikepedia
https://amti.csis.org/hanoi-in-high-gear-vietnams-spratly-expansion-accelerates/
https://www.rfa.org/english/southchinasea/2024/10/25/vietnam-china-spratly-airstrip/
https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=Z5us2iUv6AY
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cp87er30peyo
Wikipedia: Theo Niên giám Đài Loan (1993) thì đảo Ba Bình dài 1360 m, rộng 350 m, cao 3,8 m và có diện tích là 0,4896 km², trong khi nguồn tài liệu khác cho rằng đảo này chỉ cao hơn 2 m và có diện tích 0,443 km². Đảo Ba Bình là đảo tự nhiên, có đất đai, có nhiều nước ngọt, đất đai màu mỡ nên có nhiều loại cây như chuối, đu đủ, dừa. Ngày nay, đảo Ba Bình là một pháo đài với nhiều công sự phòng thủ kiên cố của binh sĩ Đài Loan và có một đường băng dài khoảng 1000 mét cho phép máy bay vận tải C-130 Hercules lên xuống. (theo wikipedia)
Wikipedia: Bãi đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) có chiều dài tính theo trục đông bắc-tây nam là 14 hải lý (25,93 km) và chiều rộng là 4 hải lý (7,4 km); tổng diện tích đạt 110 km². Trừ một tảng đá cao 1 m nổi lên ở phần đuôi phía tây nam thì nhìn chung đá này chìm dưới nước khi thủy triều lên. Từ năm 2014, Trung Quốc bắt đầu cải tạo mở rộng bãi đá Chữ Thập thành đảo nhân tạo Chữ Thập lớn nhất ở quần đảo Trường Sa, đặt tên là đảo Vĩnh Thử (永暑岛), trên đảo có một đường băng dài 3.125m, rộng 60m. Đảo này có diện tích 2,74 km². (wikipedia)
Wikipedia: Bãi đá Xu Bi (Su Bi Reef) tính theo trục đông bắc-tây nam là khoảng 5,7 km và nơi rộng nhất của vụng biển là hơn 3,7 km. năm 2015 - 2016, Trung Quốc đã xây dựng một tòa nhà bốn tầng, hai doanh trại cho quân lính, một vòm che radar và một ngọn đèn biển tại đá Xu Bi. Ngoài ra, Trung Quốc còn có dự định xây một đường băng 3.250m x 55m, dài nhất trong các đường băng hiện có tại khu vực South China Sea. (wikipedia)