Berlin: TT Dũng nhắc lại, nhấn mạnh “Quốc gia Philippines có quyền kiện TQ”

16 Tháng Mười 201412:00 SA(Xem: 21702)
“NHẬTBÁOVĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ SÁU 17 OCT 2014

Thủ tướng Việt Nam: Philippines có quyền kiện Trung Quốc
image002 

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp báo chung tại Berlin, ngày 15/10/2014.

VOA 16.10.2014

Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình.

Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.

Khi được hỏi Việt Nam nghĩ sao về vụ kiện Trung Quốc của Manila, ông Dũng nói Philippines 'là một quốc gia độc lập, có chủ quyền' nên việc làm đó là 'quyền của Philippines'.

Thủ tướng Việt Nam nói tiếp: “Đối với chúng tôi, độc lập, chủ quyền của quốc gia là thiêng liêng. Đối với các quốc gia, Việt Nam chúng tôi cũng khẳng định độc lập, chủ quyền là thiêng liêng. Chúng tôi sẽ làm hết sức mình, bằng các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để bảo vệ độc lập, chủ quyền thiêng liêng của mình và biện pháp pháp lý là một biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, là một biện pháp tiến bộ, văn minh, trong giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực, kể cả chủ quyền lãnh thổ”.

Năm tháng trước, khi căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc lên tới đỉnh điểm vì giàn khoan dầu gây tranh cãi, Thủ tướng Việt Nam từng tuyên bố có thể kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế.

Nhưng từ đó cho tới nay, Hà Nội vẫn chưa có bước đi cụ thể, ngoài các tuyên bố các tranh chấp ở biển Đông cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp pháp lý như những gì ông Dũng nhắc lại tại Viện Koerber.

“Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia trên các lĩnh vực, kể cả tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp pháp lý, thông qua việc phân xử ở cơ quan tòa án, ở cơ quan trọng tài, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trên cơ sở lẽ phải, một cách công khai, minh bạch, công bằng, đó là một giải pháp hòa bình, một giải pháp tiến bộ, một giải pháp nhân văn”.

Trong bài phát biểu, ông Dũng cũng nhắc tới tình trạng 'thiếu hụt lòng tin' ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhân tố mà ông cho rằng khiến cho 'hòa bình, ổn định ở đây chưa thực sự bền vững'.

Về vấn đề biển Đông mà ông cho là 'diễn biến phức tạp', Thủ tướng Việt Nam cũng nói tới điều ông gọi là 'những bất ổn, căng thẳng vừa qua', nhưng không đề cập cụ thể tới giàn khoan dầu của Trung Quốc mà Việt Nam tuyên bố nằm trong thềm lục địa của mình hồi tháng Năm.

Hồi tháng Bảy, hàng chục đảng viên lão thành là các nhân sỹ, trí thức có tiếng ở trong nước đã viết một bức thư ngỏ gửi Ban chấp hành trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, trong đó kêu gọi “nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa” của Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng giống như nhiều lần khác, chính quyền trong nước vẫn chưa có hồi đáp đối với bức thư ngỏ này.

Philippines hiện đã đưa tranh chấp ở biển Đông với Trung Quốc ra tòa trọng tài quốc tế phân xử, nhưng cho tới nay, Bắc Kinh đã phớt lờ các yêu cầu của tòa này.

Luật sư đại diện cho Philippines từng nói với VOA Việt Ngữ rằng ‘quyền lợi của Việt Nam hoàn toàn giống với hai điểm chính mà Philippines mang ra tòa trọng tài quốc tế’.

Ngoài vấn đề biển Đông, trong phần hỏi đáp sau khi phát biểu tại Viện Koerber, Thủ tướng Dũng cũng lần đầu tiên bình luận về việc Hoa Kỳ mới dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam.
Ông nói:

“Việc Hoa Kỳ tuyên bố dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam là một việc làm bình thường của quan hệ đối tác, hợp tác toàn diện, giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Chúng tôi cho rằng việc này, lẽ ra Hoa Kỳ phải làm sớm hơn. Việc Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam, không vi phạm luật pháp quốc tế, không ảnh hưởng tới lợi ích của các nước, cho nên tôi thấy đó là điều bình thường”.

Chặng dừng chân ở Đức hôm 14/10 là một phần chuyến công du châu Âu kéo dài một tuần của ông Dũng.

Trước khi ông Dũng đặt chân tới Berlin, một số nhà hoạt động ở hải ngoại đã lên tiếng kêu gọi Thủ tướng Đức nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Thủ tướng Việt Nam.

Chưa rõ là bà Angela Merkel đặt vấn đề mà nhiều nước vẫn còn quan ngại khi nhắc tới Việt Nam như thế nào, nhưng ông Dũng đã bị chất vấn về điều này ngay đầu phần hỏi đáp ở Viện Koerber.

Ông Dũng trả lời rằng Việt Nam 'đang khẩn trương hoàn thiện nhà nước pháp quyền, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường để bảo đảm và phát huy ngày càng mạnh mẽ quyền tự do, dân chủ của người dân'.

Sau cuộc hội đàm với ông Dũng, bà Merkel nói rằng vấn đề tranh chấp biển Đông sẽ được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng định Á - Âu, ASEM, diễn ra tại Milan từ ngày 16 đến 17/10.

Bà Merkel nói rằng tất cả các quốc gia Châu Âu cũng có quyền lợi chiến lược tại vùng biển này, nhất là về vấn đề tự do hàng hải.
09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22610)
Trong thời kỳ George W Bush làm tổng thống, trong chiến dịch chống al-Qaeda của CIA - được biết dưới tên Rendition, Detention and Interrogation - khoảng 100 nghi phạm khủng bố đã bị giam giữ tại "những địa điểm đen" bên ngoài nước Mỹ. Những người này bị tra khảo bằng các hình thức như cho ngộp nước, đánh đập, chửi bới, giam ngoài trời lạnh và không cho ngủ.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22796)
Trả lời thắc mắc của cử tri quận Ba Đình, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“Còn xung quanh vấn đề biển Đông, có ý kiến nói là chúng ta mềm quá, phải kiên quyết hơn nữa. Vậy kiên quyết hơn thì phải làm thế nào? Đánh nhau chăng? Vấn đề không hề đơn giản... Còn phải rất lâu dài chứ không phải một trận mà xong”.*
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25530)
Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn nhân chứng cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988, bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo,
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21606)
Người con gái Việt Nam từ nay gắn liền với đỉnh Fansipan tên là Chu Thị Thảo, bộ hành lên tới 10,312 ft, kiên gan chịu đựng sự đau nhức của đôi chân bé bỏng, để không chỉ Yêu quê hương như đã yêu mình mà để gởi về nhân gian phía dưới, gởi về người tình hai tiếng "mình ơi"! Trăm năm đã có mấy ai là "hậu duệ" của Mẹ Âu Cơ lên núi Việt Nhìn mây trôi đang tìm về núi cao gởi xuống biển Lạc Long thông điệp của Tình Yêu? (VH)
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 33967)
Nhìn từ đỉnh đồi, tranh của họa sĩ Lê Phổ, đã được nhà Christie’s International bán đấu giá tại Hồng Kông hôm 22/11. Người bán bức tranh của ông là Patrick Lorenzi, một người Pháp sống ở Oslo. Ông của người này đã mua bức tranh khi là Thống sứ Bắc kỳ.
23 Tháng Mười Một 2014(Xem: 24044)
Điếu Cày: "Hai tử huyệt của nó là những vấn đề Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hoặc là Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tử huyệt của cộng sản và họ sợ nhất khi mà truyền thông phơi bày những sự thật đó ra công luận... tôi cũng muốn hỏi quí vị đại biểu quốc hội của Hoa Kỳ rằng quí vị sẽ làm gì sau khi quí vị nhận được tường trình của chúng tôi".
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20319)
Đa phần người xuất huyết não khó thoát chết sau vài giờ hay trễ lắm là ba ngày. Khi được hỏi về tình trạng của Sư Ông xảy ra hôm 11/11/2014 nhóm bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Bordeaux đã không trả lời trực tiếp câu hỏi mà chỉ nói khéo một câu rằng : "Chúng ta không thể nào dự đoán được sức mạnh tâm linh của một con người". Theo kinh nghiệm lâm sàng, đa phần khó ai chịu nỗi một cơn xuất huyết não, nhưng cũng có những trường hợp không bị hôn mê và bình phục dần dần đi đến bình phục hoàn toàn.
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 46385)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22608)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 23429)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 23953)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 21621)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22650)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 29428)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 22479)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 21234)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 22197)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 22740)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 23460)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.