“NHẬTBÁOVĂNHÓA-CALIFORNIA” THỨ TƯ 29 0CT 2014
Điếu Cày gạt lá cờ Vàng sang một bên khi được một thanh niên trao?
VĂN HÓA - Ngay sau khi Điếu Cày kết thúc cuộc gặp gỡ “lịch sử” với hàng trăm đồng bào đoàn thể người Việt tỵ nạn chào đón ông tại phi trường Los Angeles chiều tối 21/10/2014; các phóng viên truyền hình vẫn bám theo quay những đoạn phim cuối cùng lúc ông rời cửa phi trường quốc tế LAX (được hộ tống bởi nhân viên ngoại giao và một thân hữu VQ là ông Vũ Hoàng Hải (xem lại bài báo và ảnh trên mục Tin Nóng báo Văn Hóa Thứ Hai 27/0ct/14) ra xe về khách sạn nghỉ ngơi; nhiều “video clip” video ngay sau đó được các phóng viên tung lên mạng.
Tòa soạn báo Văn Hóa nhận được một E-mail “khá lạ” từ bạn đọc với câu hỏi: “MỘT CHI TIẾT NHỎ – MỘT VẤN NẠN LỚN”.
Chi tiết nhỏ này biểu thị qua “video clip” của phóng viên nhật báo Người Việt từ phút 1’20 đến phút 1’30, qua đó có cảnh ông Điếu Cày đã lấy tay phải gạt nhẹ lá cờ Vàng (nhỏ thôi) qua một bên (?) từ tay một thanh niên “không rõ mặt” đang cố chen vào đưa cho Điếu Cày.
Báo Văn Hóa đăng nguyên văn E-mail dưới đây của bạn đọc và xem lại “video clip” của nhật báo Người Việt để rộng đường dư luận. (Chú ý từ phút ‘1’20 – 1’30).
Fwd: Điếu Cày trả lời phỏng vấn Danlambao
|
8:58 AM (21 hours ago)
|
|||
Tu do dan Chu khong bong dung ma duoc neu khong co Người Chiu Hy Sinh lam "ke lot Duong" cho PHUC loi cua Người khac!. Dieu Cay Chiu o tu 6 nam voi Bao cay dang nhuc nhan ma tinh than bat khuan tranh DAu cho tu do dan Chu Toan Coi VN THI dung bat Ong cam co dung o phia nao no Se mat di Chinh nghia va long tu trong cua Người DAu tranh chan Chinh. Ong khong phai la thanh phan "don Gio tro co" va the Hien qua cung cach va y chi DAu tranh chi khong chi cam co va tung ho Khau hieu…
Xin duoc GOP y vai hang.
Xm
Sent from my iPhone
TRỞ LẠI THẮC MẮC DO ÔNG NGUYỄN NHƠN TỐ CÁO ÔNG ĐIẾU CÀY TỪ CHỐI NHẬN LÁ CỜ VÀNG TRONG TAY MỘT THANH NIÊN.
NẾU ĐÂY LÀ SỰ THẬT THÌ NGƯỜI THANH NIÊN ĐÓ NÊN THẲNG THẮN LÊN TIẾNG HOẶC XÁC NHẬN HOẶC PHỦ NHÂN VÀ THEO NHƯ SỰ MÔ TẢ DƯỚI ĐÂY:
MỘT CHI TIẾT NHỎ – MỘT VẤN NẠN LỚN
https://www.youtube.com/watch?v=J_6oAYzHvCE NHƯ VẬY LÀ CÓ VIDEO CLIP. VÀ THEO DÕI VIDEO CLIP NÀY CHO THẤY ÔNG ĐIẾU CÀY CHỈ NÓI LỜI CÁM ƠN VỚI ĐÁM ĐÔNG VÀ VÌ TÌNH TRẠNG XÚC ĐỘNG CHO NÊN CÓ THỂ ÔNG VÔ Ý CHĂNG? YÊU CẦU ÔNG NGUYỄN NHƠN VÀ CÁC NGƯỜI LIÊN HỆ CẦN PHẢI LÊN TIẾNG MINH XÁC ĐỂ TRÁNH NGỘ NHẬN. PL
PL
|
Attachments area
Preview YouTube video Điếu Cày trả lời
phỏng vấn Danlambao
Preview YouTube video Chúc mừng blogger Điếu Cày đến Mỹ
From: MD <yungkrall2012@yahoo.com>
Date: October 27, 2014 at 3:43:33 AM PDT
Subject: Fwd: Điếu Cày trả lời phỏng vấn Danlambao
Tôi trân quý bạn, bởi vì bạn là nguời đấu tranh cho dân chủ
WE DO NOT LIVE IN VIETNAM...VIETNAM LIVES IN US
Yung Krall
Dưới đây là đoạn ảnh trích từ video clip của phóng viên nhật báo Người Việt
nguyên
văn từ phút 1’20 đến phút 1’30.
Video clip
phút 1’20, tay phải Điếu Cày nắm chặt bàn tay giơ lên “cương quyết”!
Một cánh
tay cầm lá cờ Vàng bất ngờ đưa cho Điếu Cày.
Điếu Cày
nhìn thấy.
Điếu Cày
nhìn rõ… và dưa bàn tay lên…
Nhưng
không cầm lấy cờ Vàng…
Lá cờ Vàng
tiếp tục đưa sát vào mặt Điếu Cày…
Tay Điếu
Cày cầm lấy cán cờ … mặt quay đi hướng khác …
Và tiếp
tục quay đi hướng khác cười với đồng bào …
Tayphải
gạt lá cờ sang một bên…; mặt vẫn quay đi hướng khác … cười …
Không thấy
Điếu Cày cầm lấy cờ Vàng, người Mỹ bên cạnh tiếp tục đưa Điếu Cày ra cửa phi
trường …
Dường như
một nhân viên Bộ Ngoại giao và người bạn cũ tay cầm bảng Tưởng Lục của Bộ Ngoại
giao hộ tống Điếu Cày ra xe.
Người bạn
“mới” hay “cũ” nào đây choàng vai Điếu Cày ra chiều thân thiết.
An toàn
trên ghế sau…
Vẫn người
Mỹ bên cạnh Điếu Cày trong phi trường lái xe, bên cạnh là một cô gái dường như
người VIệt Nam…
Cô gái
dường như người Việt Nam… Có phải là con gái Điếu Cày ở Canada qua đón cha
không?
Chia tay
nhé …
Ảnh mới
nhất Điếu Cày ở Mỹ do phóng viên Dân làm báo chụp và trả lời phỏng vấn của Dân
làm báo.
Điếu Cày trả lời phỏng vấn Danlambao
Điếu Cày: Ra nước ngoài không phải là đóng lại cánh cửa đấu tranh
|
|
|
|
|
|||
Preview by Yahoo |
|||||||
Một trong những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất Việt Nam, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải đã bị nhà cầm quyền CSVN cưỡng bức và trục xuất ra khỏi Việt Nam hồi tuần qua. Ngày 21/10/2014, người sáng lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do đã được hàng trăm người Việt tị nạn cộng sản chào đón như một người hùng ngay khi vừa đặt chân đến Hoa Kỳ.
Sau ít ngày nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và lo một số vấn đề cá nhân, anh Điếu Cày đã dành cho Danlambao một cuộc phỏng vấn để hồi tưởng chặng đường đã qua và chia sẻ mục tiêu đấu tranh trong thời gian sắp tới.
Blogger Điếu Cày tại Mỹ. Ảnh: Danlambao
Không nhận tội để được tha tù
Điếu Cày cho biết, sáng ngày 21/10/2014, anh bị 2 xe công an áp giải từ trại
giam số 6, Nghệ An ra sân bay Nội Bài để trục xuất sang Hoa Kỳ.
“Trong suốt quá trình đi như thế, tôi không hề được gặp gia đình,
thăm người thân và cũng không được đi như một người bình thường”,
Điếu Cày nói
Trước đó, đại diện bộ công an đã nhiều lần trực tiếp vào trại giam ép buộc Điếu
Cày viết ‘đơn xin nhận tội’ và ‘tha tù’, tuy nhiên những yêu cầu này đều bị từ
chối.
“Một nguyên tắc bất di dịch của tôi là không bao giờ nhận tội để
được tha tù”,anh khẳng định.
Do bị bưng bít thông tin trong tù, Điếu Cày hoàn toàn không biết gì về quá
trình thương thảo giữa chính phủ Hoa Kỳ và nhà cầm quyền CSVN về trường hợp của
anh.
Mãi cho đến ngày 22/9/2014, đại diện ngoại giao Hoa Kỳ đã vào trại giam gặp
Điếu Cày, khi đó anh mới biết thêm một số thông tin. Điếu Cày kể lại:
“Bộ ngoại giao Hoa Kỳ có nói rằng, Hoa Kỳ yêu cầu Việt Nam thả ông
ra mà không có bất kỳ điều kiện nào, dù ông ở lại Việt Nam hay sang Hoa
Kỳ”.
“Nhưng hiện tại hai bộ ngoại giao mới đạt được thỏa thuận là ông ra khỏi Việt
Nam sẽ phải vào Hoa Kỳ. Đó là những thông tin mà tôi có thể biết được”.
Thả tù vì nhân đạo là ‘hoàn toàn trái sự thật’
Một quan chức bộ ngoại giao CSVN có lên tiếng nói rằng ‘việc cho phép ông Nguyễn Văn Hải xuất cảnh đi Mỹ vì lý do nhân
đạo’, blogger Điếu Cày khẳng định điều này ‘hoàn toàn trái với sự
thật’.
“Những gì mà bà con, cộng đồng quốc tế nhìn thấy tôi bị áp giải và
xuống sân bay Los Angeles trong đôi dép tổ ong thì cũng biết tôi đã phải ra đi
như thế nào”.
“Nếu vì lý do nhân đạo, tôi đã được về gặp gia đình và giờ này tôi đang ở Sài
Gòn cùng với gia đình tôi chứ không phải đi qua Mỹ như thế này”.
“Và nếu vì lý do nhân đạo, nếu tôi có đi sang Mỹ cũng đi một cách đàng hoàng,
cầm vé trên tay vào sân bay, chứ không phải bị áp giải ra đến tận cầu thang sân
bay như thế này”, blogger 62 tuổi này khẳng định.
Quan chức bộ ngoại giao CSVN cũng lặp lại tuyên bố “Ở Việt Nam không có cái gọi
là tù nhân lương tâm”, đồng thời bác bỏ cách gọi tù nhân lương tâm của quốc tế
dành cho Điếu Cày.
Nếu nhà cầm quyền CSVN có ‘nhân đạo’ thì những người cất lên tiếng nói ôn hòa
không thể bị bỏ tù như trường hợp Điếu Cày trong suốt 6 năm 6 tháng vừa qua.
Không đóng lại cánh cửa đấu tranh
Khi thông tin Điếu Cày đặt chân đến Mỹ được loan tải, có ý kiến cho rằng việc
anh ra nước ngoài sẽ khó có thể tiếp tục đấu tranh mạnh mẽ như khi còn ở Việt
Nam.
Trước những ý kiến này, Điếu Cày chia sẻ:
“Tôi đã đi qua 11 nhà tù và đã có hơn 6 năm rưỡi trong nhà tù, tôi
có đủ thời gian để nhìn nhận tất cả những sự ghê tởm trong các nhà tù Việt
Nam”.
“Chính vì điều đó, khi không còn được sát cánh cùng bạn bè đấu tranh ngay trên
chính quê hương Việt Nam, tôi đã nhận được trách nhiệm mới, đó là trách nhiệm
phải đấu tranh cho nhân quyền trong các nhà tù Việt Nam”.
“...Lần này tôi đi, tôi sẽ phải thực hiện và làm những công việc mà những người
tù nhân lương tâm ở Việt Nam đã không cất lên tiếng nói được”.
“Trong hoàn cảnh bất khả kháng như tôi, việc đi ra nước ngoài cũng
không phải là đóng lại cánh cửa đấu tranh đối với tôi”.
“Bởi vì trên internet không có khoảng cách”, Điếu Cày chia sẻ.
Ngay khi đến Hoa Kỳ, Điếu Cày cũng đã cho phổ biến bức thư của nhà báo Trương
Duy Nhất nhắn gửi. Đây là lá thư mà Điếu Cày phải rất khó khăn mới có thể mang
ra được bên ngoài.
Câu lạc bộ Nhà báo Tự do là một gia đình lớn
CLB Nhà Báo Tự Do do blogger Điếu Cày sáng lập đã đặt những viên gạch đầu tiên
cho truyền thông độc lập tại Việt Nam phát triển. Mặc dù bị đàn áp hết sức nặng
nề, nhưng nhiều thành viên CLB vẫn tiếp tục đấu tranh trong thời gian hơn 6 năm
anh bị tù đày.
Điếu Cày cho biết, CLB Nhà báo Tự Do như một gia đình lớn, anh luôn nhớ tất cả
mọi người trong hơn 6 năm qua.
“Tôi vẫn luôn nhớ về mọi người, mọi thành viên trong Câu lạc bộ
Nhà báo Tự Do. Đối với các thành viên trong CLB NBTD, chúng tôi như một gia
đình lớn, tình cảm như anh em trong nhà với nhau. Chúng tôi đã dành cho nhau
tất cả tình cảm, những khả năng mà mình có thể làm được cho bạn của mình”.
“Vì vậy, tôi muốn rằng trong thời gian sắp tới, những người còn ở
trong tù, những bạn bè còn ở bên ngoài… Tôi muốn tất cả tập hợp nhau lại để
cùng đấu tranh cho những người còn đang ở trong tù, và cho tất cả những ai còn
đang đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam”.
“Mọi nỗ lực của chúng ta là để thúc đẩy cho những quyền đó được
thực hiện trên quê hương Việt Nam”.
Trong cuộc phỏng vấn, Điếu Cày gửi lời cảm ơn đến tất cả các cá nhân và tổ chức
đã nỗ lực đấu tranh đòi trả tự do cho anh.
“Tôi muốn gửi lời cảm ơn đến tất cả mọi người đã nỗ lực đấu tranh
cho tự do báo chí. Cho tôi gửi lời cảm ơn đến những người đã giúp chúng tôi
thoát khỏi lao tù”.
Dự định sắp tới: Tập hợp lại CLB NBTD
Chia sẻ về những dự định sắp tới trong một hoàn cảnh đấu tranh mới, Điếu Cày
nói:
“Thứ nhất, chúng tôi sẽ tập hợp lại Câu lạc bộ Nhà báo Tự do.
Trong quá trình từ khi thành lập đến nay, anh em CLB NBTD người thì bị bắt giữ,
người bị giam cầm, nhưng chúng tôi vẫn không từ bỏ mục tiêu của mình.
Tất cả anh em sẽ tập hợp lại để phục hồi lại CLB NBTD và sẽ tiếp tục đấu tranh
cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận.
Thứ hai, tôi sẽ tiếp tục đấu tranh cho những tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Họ
không cất lên được tiếng nói thì tôi sẽ thay họ cất lên tiếng nói.
Đặc biệt, trong đó có một người vẫn còn ở trong tù là cô Tạ Phong Tần. Một
người đã đấu tranh rất kiên cường suốt nhiều năm trong nhà tù cộng sản. Gia
đình của cô, bác Đặng Thị Kim Liêng đã tự thiêu để phản đối chính sách hà khắc
của cộng sản đối với những người con đang bị giam giữ như tôi và Tạ Phong Tần”.
Điếu Cày bị trục xuất sang Mỹ chỉ với bộ quần áo đơn sơ và đôi dép tổ ong,
nhưng trách nhiệm mà blogger 62 tuổi này mang trên vai quả là hết sức nặng nề.