Tổng kết sự kiện Điếu Cày ở Cali: “Luận về lá cờ Việt Nam”
Điếu Cày cúi đầu chào cử tọa trong buổi hội luận ở
SBTN. Ảnh Văn Hóa
Điếu Cày đứng trước tấm banner vàng đỏ lớn treo trên tường phi trường LAX giơ tay chào đồng hương chiều tối 21/10/2014. INTERNET
Văn Hóa tổng hợp sự kiện Điếu Cày từ ngày 21/10/2014 đến ngày 31/10/2014
21/10/2014: Dân cử, Cộng đồng, Đoàn thể đấu tranh nô nức đón Điếu Cày ở LAX
Xem lại tin tức và hình ảnh chiều tối 10:00PM 21/10/2014 tại LAX
Dân Luận tổng hợp
Khoảng 12 giờ trưa 22/10/2014 giờ Việt Nam, blogger Điếu Cày đã đến phi trường Los Angeles kết thúc 6 năm rưỡi bị đày đọa trong nhà tù của chính quyền Việt Nam. Mời các bạn xem những hình ảnh của các nhà hoạt động tại Mỹ chụp anh Điếu Cày giữa vòng vây của những người hâm mộ anh:
Sĩ Lâm - Lời phát biểu đầu tiên của anh Điếu Cày Nguyễn Văn Hải khi bước xuống phi trường LAX (Los Angeles, California, USA):
"Tôi xin trả lời với tất cả quý vị ở đây. Đây là thắng lợi của những giá trị Dân Chủ. Đây quả thật là những giá trị của giá trị Dân Chủ. Đây là kết quả của những nổ lực không ngừng nghỉ suốt bao năm qua của anh em chúng ta, và của bạn bè, của các tổ chức, và các chính phủ trên khắp thế giới để tôi có được Tự Do ngày hôm nay Đây cũng là thông điệp hiệu quả nhất để gửi đến những anh em tù nhân mà còn đang năm trong nhà tù của cộng sản..."
Nguồn: Thanh Tam Nguyen
FB Ly Tri Anh:
Anh Điếu Cày đã phát biểu trước báo chí và cộng đồng tại phi trường Los Angeles:
"Tôi qua đây là để Đấu tranh và tôi sẽ đấu tranh cho sự trở về của tôi, và không chỉ tôi mà tất cả chúng ta ở đây".
"Tôi không biết tại sao chính phủ VN muốn trục xuất tôi. Tất cả những gì tôi làm đều chỉ vì lợi ích của đất nước và người dân Việt Nam và vì sự toàn vẹn chủ quyền của đất nước".
Nguồn video: Thien Thanh Nguyen
Nguồn ảnh: David L Phạm, Lý Trí Anh, Trinity Hồng Thuận
++++++++++++++++++++++++
DANH SÁCH:
Cộng đồng gồm:
Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California,
Hội Đồng Liên Tôn, Tập Thể Chiến Sĩ VNCH,
Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH, Liên Ủy Ban Chống Cộng Sản và Tay Sai,
Các đoàn thể trẻ gồm:
Tổng Hội Sinh Viên Miền Nam California,
Đoàn Thanh Niên Cờ Vàng,
Đoàn Thanh Niên Phó Đức Chính,
Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu,
Tuổi Trẻ Yêu Nước Hải Ngoại,
Thanh Niên Truyền Thông Việt, v.v...
Dân cử gồm:
Thượng Nghị Sĩ Lou Correa,
Giám sát viên Janet Nguyễn,
Bà Young Kim, phụ tá Dân biểu liên bang Ed Royce (R) ứng viên Dân biểu Calif., … cũng đến phi trường LAX để đón ông Điếu Cày.
++++++++++++++++++++++++
22/10/2014: Xem Video clip: “Điếu Cày có gạt lá cờ Vàng sang một bên hay nhân viên ngoại giao Mỹ gạt?”
Ngay sau khi Điếu Cày kết thúc cuộc gặp gỡ “lịch sử” với hàng trăm đồng bào đoàn thể người Việt tỵ nạn chào đón ông tại phi trường Los Angeles chiều tối 21/10/2014; các phóng viên truyền hình vẫn bám theo quay những đoạn phim cuối cùng lúc ông rời cửa phi trường quốc tế LAX (được hộ tống bởi nhân viên ngoại giao và một thân hữu VQ là ông Vũ Hoàng Hải (xem lại bài báo và ảnh trên mục Tin Nóng báo Văn Hóa Thứ Hai 27/0ct/14) ra xe về khách sạn ở Los Angeles nghỉ ngơi. Nhiều “video clip” ngay sau đó được các phóng viên tung lên mạng.
Trích đoạn Video clip từ phút 1’20 đến phút 1’30
Ảnh dưới: Video
clip phút 1’20, Điếu Cày nắm chặt bàn tay giơ lên bày tỏ ý “cương quyết”
Ảnh dưới: Một
cánh tay đứng bên phải Điếu Cày cầm lá cờ Vàng nhỏ đưa cho Điếu Cày trong lúc
ông đang trả lời phỏng vấn của các phóng viên bu kín.
Điếu Cày quay lại, nhìn thấy lá cờ Vàng ngay trước mặt ông, nhưng bàn tay phải của ông không cầm lấy cán cờ nhỏ.
Ảnh dưới: Điếu
Cày tiếp tục nhìn vào lá cờ , nhưng …
Ảnh dưới: Nhưng
ông không cầm lấy lá cờ Vàng…, và ông tiếp tục quay lại phía các phóng viên
để trả lời các câu hỏi…
Ảnh dưới:
Cánh tay của người cầm cờ lại đưa sát lá cờ Vàng vào trước mặt Điếu Cày…
Điếu Cày
cầm nhẹ lấy cán cờ … mặt quay đi hướng bên trái tiếp tục trả lời phỏng vấn, …
và hình như tay ông muốn đẩy lá cờ ra xa… chứ không cầm lấy phất cao như mọi
người mong đợi…
Ngay lúc
ấy, cánh tay người Mỹ đi theo bảo vệ gạt hẳn lá cờ sang một bên, còn Điếu Cày
vẫn ở vị trí quay mặt về hướng bên trái … cười với đồng bào…
Ảnh dưới:
Ls Nguyễn Xuân Nghĩa, Chủ tịch Cộng đồng NVQG/Nam Cali đứng ngay bên cạnh Điếu
Cày.
Ảnh dưới:
Một nhân viên ngoại giao giơ tay che ống kính và một người “bạn” tay ôm cái
bằng tưởng lục của Bộ ngoại giao Mỹ đưa Điếu Cày ra xe chờ sẵn ngoài cửa phi
trường về nghỉ ở một khách sạn ở Los Angeles.
Lên xe
tiễn Điếu Cày.
Vẫn người
Mỹ bảo vệ Điếu Cày trong phi trường lái xe,bên cạnh là một cô gái dường như
người VIệt Nam…
Vẫn người
Mỹ bảo vệ Điếu Cày trong phi trường lái xe,bên cạnh là một cô gái dường như
người Việt Nam…
+++++++++++++++++++++++
30/10/2014: AP phỏng vấn Điếu Cày tại Los
Điếu Cày: 'Con tin chính trị' của HN
BBC 31 tháng 10 2014
Trả lời phỏng vấn của hãng tin AP hôm 30/10, blogger Điếu Cày cho rằng, Hà Nội nên "khuyến khích" khi thả các tù nhân lương tâm, "nhưng trong việc Hà Nội bắt các tù nhân lương tâm và sử dụng tù nhân lương tâm như một con tin chính trị để đánh đổi lấy những thỏa thuận ngoại giao, thì đây là việc hoàn toàn không thể chấp nhận được".
"Nếu chính phủ Việt Nam suy nghĩ rằng việc bắt các tù nhân lương tâm là sai trái và bây giờ họ thả các tù nhân lương tâm ra, thì đó là điều nên khuyến khích," blogger có tên thật là Nguyễn Văn Hải, nói từ Los Angeles.
Ông cũng gọi tình trạng nhân quyền trong các trại giam ở Việt Nam là 'tồi tệ', và nói ông đã trải qua tổng cộng 11 trại tù./
++++++++++++++++++++++++
Blogger Điếu Cày trả lời phỏng vấn AP và tiếp xúc nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ
CTV Danlambao - Vào ngày thứ Năm giờ Hoa Kỳ, thông tấn AP đã phỏng vấn blogger Điếu Cày tại văn phòng của AP, thành phố Los Angeles.
Nội dung phỏng vấn bao gồm những vấn đề về tình trạng tù đày của Điếu Cày cũng như những tù nhân lương tâm khác; phân biệt đối xử giữa tù hình sự và tù nhân chính trị; việc thăm viếng, ăn uống và chăm sóc đối với tù nhân, việc thả tù nhân lương tâm trong thương thảo giữa Việt Nam và Hoa Kỳ; thái độ chính trị "cực đoan" của một số người Việt hải ngoại...
Liên quan đến việc blogger Điếu Cày được trả tự do, phóng viên AP đã đặt câu hỏi là có nên "chúc mừng" nhà cầm quyền Hà Nội sau khi đã cho thấy có những "tiến bộ" về nhân quyền trong việc trả tự do cho người tù lương tâm nổi tiếng này.
Anh Điếu Cày đã trả lời rằng: "Đầu tiên hết, phải nhìn thấy việc giam cầm những tù nhân lương tâm là sai trái. Nếu nhà nước VN thả người bởi vì nhận thức rằng họ đang làm những việc sai trái đối với công ước nhân quyền quốc tế thì việc trả người là đáng ca ngợi. Tuy nhiên, nhà nước VN đã bắt người, thả người và xem đây là những món hàng để đổi chác với thế giới tự do, và việc này không thể chấp nhận được..."
Điếu
Cày trong phòng thu AP - ảnh Danlambao
Khi nói đến những nỗ lực kết hợp trong và ngoài nước của anh cho mục tiêu tự do, dân chủ, AP hỏi rằng hiện nay tại hải ngoại có nhiều người Việt Nam có những quan điểm cực đoan, họ không được sự hỗ trợ từ người dân trong nước và gây nhiều khó khăn cho những người đang tìm kiếm sự thay đổi tiệm tiến tại Việt Nam. Phóng viên AP đã hỏi Điếu Cày rằng những người cực đoan này có nên im lặng bớt không? Những người đang sống an toàn tại hải ngoại mà cứ cố gắng khuyến khích các cuộc nổi dậy bên trong Việt Nam, trong lúc thừa biết rằng những người làm theo hướng dẫn của họ là sẽ nhận được án tù lâu. Đây có phải là một việc làm đạo đức?
Anh Điếu Cày quan niệm: "Tôi nghĩ rằng mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau trong vấn đề tự do ngôn luận. Tôi có thể không hoàn toàn đồng ý với họ về một số vấn đề nhưng không vì thế mà tôi nghĩ rằng họ cần phải im lặng. Thứ hai tôi nghĩ không nên cho rằng những ai có quan điểm không giống mình thì là cực đoan. Chúng tôi đang muốn kết nối và hàn gắn những ngăn cách giữa người dân Việt với nhau để cùng xây dựng một tương lai đoàn kết và dân chủ cho Việt Nam...
Những người đấu tranh cho dân chủ trong nước, họ cũng như tôi, đứng lên đấu tranh là do sự thôi thúc khởi đi từ lòng yêu thương đất nước, do đó nói rằng chúng tôi đấu tranh chỉ vì có sự thôi thúc, khuyến khích của những đồng hương bên ngoài đất nước là không đúng. Có hay không sự khuyến khích, hỗ trợ từ bên ngoài chúng tôi vẫn đấu tranh. Và đấu tranh hay không là quyết định của cá nhân mỗi người, do đó, không cần đặt ra là nên khuyến khích hay không và nếu có khuyến khích thì đó là có đạo đức hay không đạo đức..."
Sau buổi phỏng vấn với AP, anh Điếu Cày đã tiếp xúc với nhân viên ngoại giao Hoa Kỳ để trình bày về tình trạng các trại tù, việc sử dụng các nghị định, thông tư do các bộ phận hành pháp ban hành đã vi phạm luật pháp lẫn hiến pháp như thế nào. Đồng thời anh đã yêu cầu chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến tình trạng sức khoẻ của các tù nhân. Đặc biệt là trường hợp sức khoẻ suy sụp của tù nhân Tạ Phong Tần, Nguyễn Kim Nhàn đang thụ án và blogger Phạm Thanh Nghiên đang bị quản chế và không được đi chữa trị.
Trước đó, hôm qua, thứ Tư anh Điếu Cày cũng đã dành cho thông tấn Bloomberg một cuộc phỏng vấn từ Hà Nội.
Nguốn: CTV Danlambao
+++++++++++++++++++++++++
31/10/2014: Điếu Cày và cuộc hội luận lịch sử về lá cờ Vàng tại SBTN
Điếu Cày:“Lá cờ chỉ là biểu tượng”
Ảnh từ
phải: Nhạc sĩ Trúc Hồ, TGĐ SBTN; Luật sư Nguyễn Anh Tuấn; Nhà báo Điếu Cày, Chủ
tịch Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, và Luật sư Đỗ Phủ, khai mạc buổi Hội luận Lịch
sử tại hội trường đài SBTN lúc 2 giờ trưa Thứ Sáu 31 tháng 10, 2014. Ảnh Văn Hóa
trích:
Trả lời một câu hỏi cử tọa về vấn đề lá cờ Vàng, Nhà báo Điếu Cày nói “trích nguyên văn từ video clip”:
“Đây là một chủ đề nhạy cảm, nhiều người muốn biết quan điểm của tôi. Việc
tôi không nhận lá cờ thì qua tranh luận nó cũng đã rõ. Có rất nhiều hình ảnh và
video chứng minh. Nhưng chia sẻ về việc lá cờ, tôi xin chia sẻ như thế này:
Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một
biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì
biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu
tranh thì không bao giờ thay đổi.
Và đây cái lá cờ vàng mà tôi biết đã có từ những thời nhà Nguyễn, đó là lá cờ
của tổ quốc, và đây nó cũng đại diện cho những quyền tự do, quyền dân chủ; còn
cái lá cờ đỏ sao vàng là biểu hiện của một chế độ độc tài, và chính là cái chế
độ độc tài đó đã cắt đi tiếng nói của người dân VN, và nếu có một lá cờ nào mà đại diện cho những quyền tự do, dân chủ,
quyền lợi của dân tộc, của tổ quốc, thì tôi sẵn sàng đứng dưới lá cờ đó để đấu
tranh, không riêng gì cá nhân tôi mà tất cả chúng ta trong nhu cầu kết
nối để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới một cái ngọn cờ để đấu
tranh cho quyền lợi của dân tộc, của đất nước, và tôi hy vọng rằng, khi chúng
ta đoàn kết được, chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì
đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá
cờ đó nữa, nếu mà 90 triệu người dân VN cùng đồng thuận rằng cái lá cờ từ
thời nhà Nguyễn để lại cho chúng ta là lá cờ của dân tộc và chúng ta nhất trí
như thế thì chúng ta cũng không thể cãi được…”
++++++++++++++++++++
Phụ bản 1:
Nội dung Hội luận tại SBTN
Điếu Cày: Hãy xếp lại quá khứ, xếp
sự khác biệt, để cùng đấu tranh
Friday, October 31, 2014
Ngọc Lan/Người Việt
GARDEN GROVE, California (NV) – Trường quay của đài SBTN trưa Thứ Sáu chật ních người, bởi sự có mặt của đông đảo đồng hương, cùng các hội đoàn, và hầu hết dân cử từ cấp địa phương đến tiểu bang, liên bang đến tham dự buổi hội luận với nhà báo blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, người vừa bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam áp giải khỏi nhà tù và đẩy ra phi trường, đến thẳng Hoa Kỳ cách đây 10 ngày.
Sự xuất hiện lần đầu tiên này của Blogger Điếu Cày trước công chúng Orange County ở miền Nam California do đài truyền hình SBTN và Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do phối hợp tổ chức thật sự thu hút sự theo dõi của những người có mặt bởi những vấn đề, câu hỏi được đặt ra cùng cách trả lời thẳng thắn, thông minh và không kém phần tinh tế, nhiều cảm xúc của Điếu Cày.
Nhà báo, blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải tại buổi hội luận cùng đồng hương và giới truyền thông tại đài SBTN. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt) |
***
Trong dáng vẻ tự tin, bằng giọng nói rõ ràng và nụ cười dễ mến, lời chào đầu tiên của Blogger Điếu Cày gửi đến đồng hương đã gây nhiều xúc động.
Ông nói, “Tôi đã trải qua 6 năm 6 tháng 2 ngày trong 11 nhà tù cộng sản. Suốt thời gian ấy, tôi mơ ước giây phút được ngồi quây quần với gia đình, với những món ăn gia đình thanh đạm, quen thuộc và nghe thấy giọng cười tiếng nói của vợ và các con tôi. Nhưng từ trại tù ra thẳng phi trường, tôi đã không đạt được giấc mơ ấy. Tuy nhiên, bữa cơm tự do đầu tiên của tôi tại vùng đất này là do đứa con gái yêu thương của tôi nấu, cháu rất ít nói nhưng trong những ngày tới tôi biết tôi không đơn độc.”
Cũng trong những lời chân tình này, ông nhắc đến kỷ niệm về một đồng hương nhận ra ông trên phố, “ái ngại dúi vào tay tôi món quà nhỏ bé đầy tình người. Tôi xúc động đón nhận món quà quý báo dành cho người tù xa lạ. Tôi thấy hình ảnh đẹp đẽ đó của cộng đồng người Việt hải ngoại.”
Và từ hành động đó, Điếu Cày nhận ra “Tôi biết tôi không cô đơn bên cạnh những đồng hương của tôi trên đất nước Hoa Kỳ.”
Đại diện tổ chức Nhân Quyền Human Rights Watch và các Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Giám sát viên Janet Nguyễn, Thượng nghị sĩ tiểu bang Lou Correa, cựu Dân biểu tiểu bang Jose Solorio và Dân biểu tiểu bang Sharon Quick-Silva đã dành những lời tốt đẹp nhất để vinh danh, ca ngợi về sự dấn thân cho tự do, dân chủ và nhân quyền của nhà báo, blogger Điếu Cày.
Rất nhiều câu hỏi, nhiều vấn đề được Luật Sư Đỗ Phủ, phó Tổng giám đốc SBTN và Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, thư ký Hội đồng quản trị SBTN, đại diện bao tổ chức đặt ra với Điếu Cày. Bên cạnh đó đồng hương từ khắp nơi cũng gửi những câu hỏi trực tiếp đến ông Hải.
Liên quan đến việc chọn nơi định cư sắp tới, ở Canada hay Hoa Kỳ, Điếu Cày cho biết, “Khi mới sang con gái tôi ở Canada muốn tôi về đó ở để cháu chăm sóc. Nhưng khi xuống sân bay, được cộng đồng ở đây tiếp đón rất nồng nhiệt, chân tình và sau đó gặp bạn bè trong giới truyền thông thì cũng đạt được nhiều sự đồng thuận về việc liên kết truyền thông ở đây. Cho nên tôi quyết định ở lại đây để chung tay góp sức với đồng bào khu vực Cali này đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.”
“Anh có thuộc về một tổ chức hay đảng phái nào hay không?” Luật sư Đỗ Phủ hỏi.
“Tôi chỉ có một tổ chức duy nhất là CLB Nhà Báo Tự Do. CLB Nhà Báo Tự Do trong vai trò truyền thông là một tổ chức độc lập không liên quan đến các đảng phái chính trị nào. Nhưng là một cơ quan truyền thông, chúng tôi sẽ góp sức để kết nối thông tin để đưa tất cả tiếng nói của mọi người, mọi tổ chức xã hội lên trên hệ thống truyền thông để giúp tiếng nói của họ đi xa hơn mạnh hơn. Đó là điều chúng tôi làm.”
Về thắc mắc, “Trong những ngày qua có những lời kết án rằng khi anh được đồng bào đón tiếp tại phi trường, anh đã không nhận lá cờ vàng. Một số người kết luận rằng anh từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại,” Điếu Cày nêu suy nghĩ: “Trước tiên lá cờ một biểu tượng, chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do dân chủ, không phải đấu tranh vì biểu tượng của lá cờ. Vì biểu tượng có thể thay đổi nhưng mục tiêu đấu tranh thì không thay đổi. Lá cờ vàng có từ thời nhà Nguyễn, đó là lá cờ tổ quốc, đại diện cho những quyền tự do dân chủ. Còn cờ đỏ sao vàng là biểu tượng cho một chế độ độc tài.”
“Nếu có một lá cờ nào đại diện cho những quyền tự do, dân chủ, cho những quyền lợi tự do dân tộc tổ quốc thì tôi sẵn sàng đứng dưới lá cờ đó để đấu tranh cho mục tiêu đó. Không riêng gì cá nhân tôi mà tất cả chúng ta trong nhu cầu kết nối tạo sức mạnh tổng hợp, thì hãy cùng nhau đứng dưới một ngọn cờ để đấu tranh cho quyền lợi dân tộc, đất nước. Tôi hy vọng khi chúng ta đoàn kết được, chúng ta sẽ chọn ra những biểu tượng xứng đáng nhất cho mình. Nếu 90 triệu người dân Việt Nam đồng thuận rằng lá cờ từ thời nhà Nguyễn để lại cho chúng ta là lá cờ của dân tộc và chúng ta nhất trí đứng chung như thế thì chúng ta không cãi nhau nữa.” Ông Hải nói thêm.
***
Nhà báo Lý Kiến Trúc ở Little Saigon gửi câu hỏi, “Trong bối cảnh chính trị nhân văn phức tạp của cộng đồng Việt hải ngoại và các nhà đấu tranh dân chủ, những thành phần cấp tiến trong nước, sự tiếp cận còn rất nhiêu khê, còn bị bưng bít và dễ bị 2 phía chụp mũ. Ông sẽ giải quyết sự bế tắc này bằng cách nào?”
Blogger Điếu Cày trình bày, “Mục tiêu của tôi sang đây là vì tôi đã nhìn thấy rõ khuyết tật của truyền thông Việt Nam. Bởi vậy, tôi sang đây là để làm việc kết nối truyền thông trong và ngoài nước để đẩy mạnh làn thông tin trao đổi giữa hai bên. Khi thông tin cân bằng thì sự thấu hiểu, thông cảm giữa hai cộng đồng trong và ngoài nước dễ dàng hơn, từ đó dẫn đến việc hàn gắn, xây dựng tình đoàn kết trong ngoài.”
Ông Lý Tống từ miền Bắc California nêu vấn đề, “Nhiều người nghĩ là Việt Cộng cứ tống hết những người chống Cộng vào tù thì sẽ không còn ai chống Cộng tại quốc nội. Tôi lại nghĩ nếu dân chúng tin rằng việc chống Cộng của mình sẽ được các cường quốc và tổ chức trên thế giới chống lưng, như trong vụ Điếu Cày, thì sẽ có nhiều người đứng lên chống Cộng để được đi qua Mỹ miễn phí. Quan điểm này anh trả lời ra sao?”
Điếu Cày chia sẻ, “Người phát ngôn Bộ ngoại giao Việt Nam phát biểu rõ là họ không thả tôi mà chỉ là tạm ngưng thi hành án thôi. Còn Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì yêu cầu Việt Nam thả tôi ra vô điều kiện, dù tôi ở Việt Nam hay đi sang Hoa Kỳ. Cho nên việc tôi sang đây không như anh Lý Tống nghĩ và cũng xin cộng đồng nơi đây hiểu rõ câu mà Bộ ngoại giao Việt Nam đã phát biểu. Họ không thả tôi mà chỉ tạm ngưng thi hành án thôi. Cho nên sự lựa chọn của tôi là như quý vị đã thấy rồi.”
Với câu hỏi của ông Lê Khắc Lý về việc “Việt Nam có thể có những cuộc biểu tình như Hồng Kông không?” Điếu Cày trả lời rằng, “Chúng ta muốn có một cuộc tập họp một triệu người xuống đường thì đầu tiên chúng ta phải có sự kết nối và việc đầu tiên để kết nối là truyền thông. Có truyền thông, chúng ta có một triệu người xuống đường, có một triệu người xuống đường, chúng ta có như Hồng Kông. Khi tư duy thay đổi thì hành động thay đổi. Hồng Kông làm được thì chúng ta cũng làm được.”
Blogger Điếu Cày trong vòng tay đồng hương hải ngoại. (Hình: Ngọc Lan/Người Việt) |
Blogger Điếu Cày liên tục nhận được những tràng vỗ tay tán thưởng của đồng hương từ những câu trả lời của ông.
Khi một độc giả ở San Jose nêu vấn đề “Liệu ông có để cho vấn đề cơm áo gạo tiền hay áp lực chính trị nào đó mà đi vào vết xe của Luật sư Trần Quang Thành, một luật sư mù đấu tranh cho tư do ở Trung Quốc nhưng sau một thời gian ngắn bị trục xuất qua Mỹ đã mất hút và chìm xuồng,” thì ông Nguyễn Văn Hải nói một cách khẳng khái: “Trong suốt những ngày đấu tranh ở Việt Nam, mặc dù bị đàn áp chúng tôi vẫn không sợ, vẫn đấu tranh. Thứ hai khi chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc về vấn đề Hoàng Sa -Trường Sa bị đàn áp dữ dội, không cuộc biểu tình nào không bị đánh, bị bóp cổ đến ngất đi rồi bị đưa vào đồn công an để làm việc, nhưng chúng tôi vẫn đấu tranh. Trong suốt 6 năm 6 tháng 2 ngày trong tù tôi cũng chưa một lần ngừng đấu tranh. Vậy tại sao khi tôi sang Hoa Kỳ, một đất nước tự do, tự do trên internet mà chúng tôi là người đấu tranh trên mạng internet, mà lại ngừng đấu tranh?”
Trả lời câu hỏi của khán giả Huy Phương là “Ông có nghĩ chính phủ CSVN đưa ông qua Mỹ để vô hiệu hóa ông hay không? Việc đấu tranh của ông ở trong nước hay ngoài nước thuận lợi hơn?” nhà báo Điếu Cày lập luận, “Trong môi trường nào cũng đấu tranh. Ở ngoài xã hội tôi đấu tranh trong vai trò một nhà báo. Vào trong tù tôi đấu tranh trong vai trò người tù. Mỗi người khi vào những môi trường khác nhau phải chuẩn bị sẵn cho mình những dự án khác nhau để hành động trong môi trường đó. Đây là môi trường thuận lợi về truyền thông và chúng tôi có lợi thế về truyền thông ở trong nước. Tôi ra ngoài này tôi sẽ thực hiện được nhiều việc lợi hơn trong nước thay vì tôi phải nằm trong tù cho đến hết ngày hết tháng mà không phục vụ được gì cho đồng bào.”
Câu trả lời này cũng nhận được nhiều tiếng vỗ tay ủng hộ.
“Cảm nhận đầu tiên về truyền thông Việt Nam trên đất Mỹ?” Việt TV hỏi.
Điếu Cày trả lời, “Tôi chưa được đi nhiều, chỉ mới đến thăm anh em SBTN và anh em báo Người Việt và một số báo chí khác. Điều cảm nhận của tôi là anh em truyền thông hải ngoại rất năng động và sáng tạo và đang sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất.”
Cũng trả lời câu hỏi của Việt TV liên quan đến “không khí tranh cử ở đây”, ông Điếu Cày nói, “Suốt ngần ấy năm tôi sống trong chế độ cộng sản chưa bao giờ tôi được bầu cho người mà tôi được chọn cả vì đất nước Việt Nam là đất nước của Đảng cử dân bầu.”
“Hôm nay tôi đi sang đây sắp tới mùa bầu cử của Hoa Kỳ và tôi thấy quý vị ở đây cộng đồng ở đây được tự đưa ra ý kiến của mình, sự lựa chọn của mình để chọn ai là người đại diện cho quý vị và đó là điều hạnh phúc nhất. Khi quý vị đã có người đại diện tốt rồi thì đương nhiên quý vị có quyền đề đạt người đại diện của quý vị có tiếng nói với Quốc hội Hoa Kỳ với chính phủ Hoa Kỳ để tăng cường áp lực lên chính quyền cộng sản Việt Nam để thúc đẩy nhân quyền, tự do dân chủ ở Việt Nam và đó là điều tôi rất mong muốn.” Ông nhắn nhủ.
Câu trả lời của nhà dân chủ vừa bị “trục xuất” này liên quan đến bà Dương Thị Tân, vợ cũ của ông, khiến nhiều người xúc động.
Ông nói một cách đằm thắm, “Những người đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bị đàn áp rất khốc liệt. Vì vậy trước khi bước vào con đường đấu tranh, tôi đã tự xây một bước tường để ngăn cách giữa tôi và gia đình. Điều đó nhằm để bảo vệ gia đình và vợ con tôi. Về mặt pháp lý bà Dương Thị Tân không còn là vợ tôi nữa nhưng về mặt tình cảm, trong tim chúng tôi vẫn có nhau.” Bàn tay ông đặt lên trái tim khi trả lời khiến nhiều người đưa tay lau nước mắt.
“Trước đây anh là bộ đội và ngay tại đây lại có nhiều người từng là sĩ quan VNCH. Nếu cần phải nói với họ điều gì thì anh sẽ nói gì?” Một khán giả từ Washington đặt vấn đề.
“Tôi muốn nói thế này, ở miền Bắc đến tuổi không đi bộ đội thì cũng bị bắt. Đi qua một cuộc chiến tôi đã thấy nhiều điều đau khổ trên quê hương đất nước này. Tôi từng thấy một bà mẹ Việt Nam từng đặt lên bàn thờ di ảnh của hai con mình ở hai chiến tuyến khác nhau. Mất mát nhất thuộc về người Mẹ Việt Nam. Nhà thơ Nguyễn Duy có nói 'Bên nào thắng thì nhân dân đều bại.' Còn chúng ta vì lý do này hay lý do kia từng đứng ở hai đầu chiến tuyến và tôi cũng muốn nói đến các vị cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam cũng như vậy thôi. Bây giờ là lúc chúng ta hàn gắn dân tộc Việt Nam. Bây giờ cũng là lúc bắt tay vào hợp tác và phát triển với bạn bè trên cộng đồng quốc tế. Vì vậy chúng ta hãy xếp lại quá khứ, xếp lại sự khác biệt để cùng đấu tranh vì một mục đích vì tương lai của dân tộc. Còn những chính quyền đã đem lại sự đau khổ cho người dân thì giờ mọi người cũng đã nhận rõ và bây giờ chúng ta đấu tranh vì một tương lai Việt Nam đoàn kết, hòa hợp và phát triển.”
***
Buổi hội luận kết thúc sau hai tiếng đồng hồ liên tục.
Ngoài nhiều vị dân cử, đại diện một số hội đoàn ra về trước, còn lại là đồng hương. Nhiều người không có chỗ ngồi, vẫn đứng đến phút chót, để nghe cho trọn vẹn những điều Blogger Điếu Cày tâm sự, để sau cùng, được đến gần ông, cầm lấy tay ông, chụp cùng ông một tấm hình, như một nghĩa cử của sự ngưỡng mộ một người dấn thân, quên mình vì tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
Liên lạc tác giả: Ngoclan@nguoi-viet.com
++++++++++++++++++++++++++
“Tường
thuật của phái viên Dân Làm Báo:
Danlambao - Vào 2 giờ trưa thứ Sáu ngày 31 tháng 10, 2014 giờ Nam California, một buổi Hội luận Truyền thông với blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải đã được Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do và đài truyền hình SBTN thực hiện tại thành phố Garden Grove, Nam California.
Mở đầu chương trình, anh Điếu Cày đã gởi lời tâm tình đến đồng hương, đồng nghiệp và bạn bè trong nước. Anh đã kết thúc bằng lời cám ơn và lời cam kết:
"Có thật nhiều điều để nói, để tâm sự, để chia sẻ cho một người tù mà 6 năm rưỡi qua đã rất thèm khát tự do. Tôi chỉ xin phép được nhân dịp này cám ơn gia đình, bạn bè trong nước cũng như đồng bào hải ngoại đã thương mến và tranh đấu không ngừng nghỉ cho tự do của tôi và của bạn bè tôi. Tôi tâm niệm rằng không một lời cám ơn nào, một thái độ đền bù nào có thể tương xứng với những gì mà quý vị đã dành cho tôi hơn là sự dấn thân và đóng góp của cá nhân mình cho mục tiêu chung của tất cả chúng ta; đó là tự do, dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Đó cũng là lời cam kết của tôi gửi đến tất cả..."
Điếu Cày với bài phát biểu (ảnh Danlambao)
Trong phần hội luận khi được hỏi sau
hơn 1 tuần đến Hoa Kỳ thì cảm tưởng của anh ra sao. Anh đã trả lời:
Tôi đã được đưa thẳng từ nhà tù đến Hoa Kỳ, vì vậy tôi có những cảm nhận khác
với những người được tự do đến xứ sở này. Thành phố rộng lớn với hạ tầng giao
thông hiện đại, được quy hoạch rất tốt và khí hậu thì ấm áp như ở Sài Gòn...
Nhưng kể từ nay tôi có thể tự do vào mạng internet mà không bị ngăn chận, gọi
điện thoại mà không sợ bị nghe lén, máy computer của tôi không bị nguy cơ an
ninh ập vào nhà lấy đi bất cứ lúc nào và mỗi bước chân tôi đi trên đường không
còn những cái đuôi an ninh cộng sản theo dõi...
Trong tuần đầu đến Hoa Kỳ tôi và các bạn trong CLBNBTD đã có nhiều cuộc tiếp xúc với các cơ quan truyền thông Việt ngữ và các hãng thông tấn quốc tế để tìm kiếm sự liên kết, hỗ trợ nhằm thúc đẩy quyền tự do báo chí, tự do biểu đạt tại Việt Nam; tìm kiếm sự giúp đỡ để giải cứu các tù nhân lương tâm và cải thiện nhân quyền trong các nhà tù cộng sản.
Ban tổ chức giới thiệu Điếu Cày (ảnh Danlambao)
Khi được hỏi về dự định tương lai anh sẽ ở đâu, anh cho biết:
Khi mới sang thì con gái tôi muốn tôi sang Canada để con gái săn sóc. Nhưng khi đón nhận những chân tình và hỗ trợ của anh em truyền thông tại đây tôi đã quyết định ở lại Cali để sát cánh cùng đồng bào đấu tranh cho tự do dân chủ tại VN.
Về hướng hoạt động tương lai:
Thứ nhất là sẽ phát triển CLBNBTD để gia tăng góp phần tranh đấu cho tự do
báo chí, tự do ngôn luận tại Việt Nam. CLBNBTD đã bị đàn áp khốc liệt, 3 thành
viên bị kết án, gia đình bị sách nhiễu. Do đó, việc đầu tiên khi ra tù là tôi
nỗ lực kết nối anh em trong nước và kết hợp với anh em truyền thông nước
ngoài...
Thứ hai là tôi sẽ tranh đấu cho tự do của các tù nhân lương tâm, cho
những cây bút độc lập...
Song song với 2 hướng hoạt động chính yếu ấy anh cho biết sẽ nỗ lực để kết
nối truyền thông trong và ngoài, đặc biệt là với SBTN và anh em truyền thông
hải ngoại. Việc kết nối sẽ tạo nên sự cân bằng truyền thông, bà con trong ngoài
chuyển tải thông tin, hàn gắn, xoá đi những khác biệt.
Về nhu cầu kết nối trong ngoài, khi được hỏi có còn lửa hay không để kết nối... anh Điếu Cày đã chia sẻ:
Tôi xin đưa ra một thí dụ đã xảy ra về sức mạnh của sự kết nối. Khi ở trong tù chúng tôi bị cai tù đàn áp, nhưng chúng tôi đã tìm cách đưa thông tin ra ngoài qua thân nhân và từ đó kết nối với truyền thông hải ngoại... Đó là câu chuyện kết nối truyền thông, cả hệ thống truyền thông bên ngoài ủng hộ chúng tôi.
Từ đó cũng qua truyền thông chúng tôi kết nối với phong trào dân chủ trong nước, với các tổ chức nhân quyền quốc tế và với cộng đồng hải ngoại. Tất cả đã tạo sự quan tâm, dẫn đến anh Trúc Hồ có nguồn cảm hứng để sáng tác Triệu Con Tim Một Tiếng Nói. Trong 1 xã hội CS độc tài về truyền thông, nó như một nhà tù, thì khi chúng ta kết nối để phá vỡ thông tin và sẽ tác động đến tư duy xã hội.
Về nguồn tin Điếu Cày không nhận lá cờ vàng và từ chối đứng vào hàng ngũ của cộng đồng người Việt tự do hải ngoại. Điếu Cày cho biết:
Đây là một chủ đề nhạy cảm, nhiều người muốn biết quan điểm của tôi. Việc tôi không nhận lá cờ thì sự thật đã rõ, nhiều người đã thấy khi xem clip.
Trước tiên chúng ta phải thấy rằng
lá cờ chỉ là biểu tượng. Chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ cho
đất nước, không phải vì biểu tượng một lá cờ. Bởi vì biểu tượng thì có thể thay
đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi. Lá cờ vàng 3 sọc đỏ
đã có từ thời nhà Nguyễn, là cờ của tổ quốc, đại diện cho tự do dân chủ. Lá cờ
đỏ sao vàng là biểu tượng của một thể chế độc tài, áp bức. Chính chế độ độc tài
đó đã cắt đi tiếng nói của người VN. Do đó, đối với tôi, bất kỳ biểu tượng nào
tượng trưng cho tự do dân chủ tôi đều trân trọng và hãnh diện đứng dưới
nó.
Không riêng gì cá nhân chúng tôi mà tất cả chúng ta, trong nhu cầu kết nối
để tạo sức mạnh tổng hợp, hãy cùng nhau đứng dưới ngọn cờ tự do dân chủ để xoá
bỏ độc tài, áp bức và bất công. Chúng ta có thể khác nhau về phương thức nhưng
mục tiêu chỉ có một. Đó là đem lại tự do, dân chủ trên đất nước Việt Nam. Khi
chúng ta đoàn kết và chọn ra biểu tượng chung và nếu 90 triệu người dân đồng ý
về biểu tượng chung đó thì tất cả cùng đứng chung dưới biểu tượng chung ấy...
Trình bày về sự hình thành của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do được xem là thành phần
tiên phong của phong trào dân báo. Anh Điếu Cày kể lại:
Năm 2007 VN chỉ có 6 triệu trang blog, trong số 20 triệu người sử dụng internet. Ngày hôm nay, đã có 25 triệu trang blog, với hơn 30 triệu người sử dụng internet. Chỉ cần 1/100 trong số 25 triệu trang blog hoạt động như một tờ báo nhỏ, chúng ta đã có 250 nghìn tờ báo. Đủ sức để tạo sự cân bằng với truyền thông một chiều và mị dân của nhà cầm quyền.
Từ ý tưởng đó đã dẫn đến ý định tập hợp những nhà báo công dân. Ở đâu cũng có người dân, với chiếc điện thoại nhỏ bé của mình, họ có thể chụp ảnh, quay phim, ghi âm lại sự kiện và gửi tới cộng đồng. Họ đã làm báo, họ chính là những nhà báo công dân, là dân báo. CLBNBTD ra đời quy tụ những nhà báo công dân và đã cắm một điểm mốc cho sự phát triển của phong trào dân báo.
Về tình hình báo lề dân hiện nay so với 6 năm trước:
Với số lượng người sử dụng blog, 25 triệu người sử dụng FB, chúng ta có 250 ngàn tờ báo nhỏ rồi, đã cân bằng với hệ thống truyền thông nhà nước vốn là việc rất quan trọng. Trên 250 ngàn tờ báo nhỏ sẽ có sức mạnh ngang bằng với truyền thông của đảng CSVN. Ở trong tù tôi luôn luôn theo dõi những thay đổi và phát triển của công nghệ truyền thông và tôi rất phấn khởi vì từ nay người dân có thể truy cập vào mạng internet từ bất kỳ đâu. Cứ thêm một kết nối là chúng ta phát triển và chúng tôi rất vui mừng trước sự phát triển ấy.
Một thí dụ như trang Danlambao là một tờ báo mạng nổi lên và có sức mạnh, trong vòng 4 năm anh em CLBNBTD vẫn tiếp tục hoạt động và phát triển để Danlambao hiện đã có gần 200 triệu lượt truy cập, 33 triệu người vào xem, trong đó 3/4 là bạn đọc trong nước. Đây là một việc rất là quan trọng. Vì thế, tôi muốn tạo ra kết nối trong ngoài để gia tăng sức mạnh truyền thông nhiều hơn nữa.
Khi được hỏi về những dự định cho tự do của blogger Tạ Phong Tần, anh Điếu Cày đã trình bày:
Điều mà tôi cảm thấy mất mát lớn lao nhất của CLBNBTD là khi nghe tin bác Đặng Kim Liêng, mẹ của blogger Tạ Phong Tần, một thành viên chủ chốt của CLBNBTD, đã tự thiêu để phản đối chế độ đối xử hà khắc của nhà tù cộng sản đối với các con của mình, trong đó có tôi và blogger Tạ Phong Tần.
Chỉ trong thời gian ngắn ngủi vừa qua, tôi và các thành viên CLBNBTD đã tiếp xúc được với các tổ chức truyền thông, chính giới để kêu gọi, để mở những chiến dịch truyền thông tranh đấu cho tự do của Tạ Phong Tần. Cụ thể chúng tôi đã kết nối với SBTN để thực hiện một chiến dịch rộng lớn cho tự do của Tạ Phong Tần. Và tôi mong muốn mọi người cùng tham gia, là điều mà tôi muốn gửi gắm.
Ngày hôm qua, các thành viên CLBNBTD cũng đã tiếp xúc với nhân viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ để tìm kiếm sự hỗ trợ cho sự tranh đấu của người Việt cho những tù nhân lương tâm trong nước. Đây cũng chính là trách nhiệm mà anh em trong tù đã ủy thác cho chúng tôi.
Sẽ phát động chiến dịch tranh đấu đòi tự do
cho blogger Tạ Phong Tần (ảnh Danlambao)
Về vấn đề nhà tù cộng sản đối xử với tù nhân anh Điếu Cày là nhân chứng sống cho vấn đề này:
Trong 6 năm 6 tháng tôi có điều kiện để chứng kiến mọi sự ghê tởm trong nhà tù cộng sản VN. Nó là những lỗ đen, vùng đất của lãnh chúa, pháp luật dừng lại trước cửa tù, cai tù làm việc theo thông tư của Bộ Công an chứ không theo pháp luật. Khi tù nhân bị đàn áp thì việc khiếu kiện rất khó khăn. Tù nhân làm đơn khiếu nại chỉ có thể gửi đơn đến chính những người đã đàn áp họ, tước đoạt quyền của họ. Lấy gì để bảo đảm rằng những người tước đoạt quyền lợi của tù nhân sẽ chuyển đơn khiếu nại của họ đến cơ quan giám sát. Nhà tù không có hộp thư của các cơ quan chức năng để tù nhân gửi đơn.
Cá nhân tôi đã 16 lần lên tiếng, gửi đơn, nhưng họ không trả lời. Các cai tù rất lộng hành và bất chấp pháp luật.
Nếu quý vị cùng hỗ trợ để tù nhân Việt Nam có thể cất lên tiếng nói, có thể đưa nguyện vọng của họ đến nơi giải quyết thì rất là cần.
Cần lưu ý là tù chính trị bị phân biệt bởi thông tư 37 ban hành bởi Bộ Công an và chính họ sau đó thi hành. Thông tư 37 đã tước đoạt mọi quyền căn bản của người tù, đi ngược lại hiến pháp, luật pháp Việt Nam và công ước quốc tế.
Tôi có một số kỷ niệm đáng nhớ là tôi có gặp nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, chúng tôi nói chuyện với nhau và nói rằng chúng ta có thể mất nhiều thứ nhưng mất thời gian thì không thể lấy lại được. Hãy dùng thời gian trong tù để tiếp tục sáng tác những bài ca góp phần tranh đấu...
Một kỷ niệm khác là tôi ở cùng nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, khi tôi tuyệt thực thì nhờ có anh Nguyễn Xuân Nghĩa đã dũng cảm thông báo ra bên ngoài là tôi đã tuyệt thực 25 ngày. Anh đã bị công an bịt miệng và lôi đi, nhưng nhờ đó mà thế giới bên ngoài biết đến cuộc tranh đấu ở trong tù của tôi.
Nếu không có anh Nghĩa thông báo thì tôi nghĩ rằng cai tù cũng đã để cho tôi tuyệt thực đến chết vì tôi đã kinh nghiệm điều đó trong lần tuyệt thực trước tại B34, không ai thông báo được và đến khi tôi gần chết thì họ mới đưa đi cấp cứu.
Có một số người ra tù đã gửi quà, thăm hỏi anh em ở trong tù đã làm chúng tôi rất cảm động. Khi ở trại giam số 6 tôi đã nhận được quà của blogger và cũng là tù nhân lương tâm Phạm Thanh Nghiên làm cho tôi rất xúc động vì dù món quà rất nhỏ nhưng chứa nhiều tình cảm và khích lệ tinh thần chúng tôi rất nhiều.
Nhân dịp này, SBTN đã trình chiếu lại đoạn phát biểu của blogger Điếu Cày trong phiên toà sơ thẩm xét xử anh vào ngày 24 tháng 9 năm 2012:
Khi được hỏi về việc được trả tự do và có nguồn dư luận cho rằng anh đã tự chấp nhận mình là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, cũng như tạo tiền lệ là nhà cầm quyền VN cứ bắt những người hoạt động dân chủ và nhân quyền trước để làm vốn cho việc thả người đổi chác về sau, anh Điếu Cày trả lời:
Khi người đặt ra câu hỏi này hãy tự đặt mình vào vị trí của tôi để thấy rằng việc đàm phán giữa Hoa Kỳ và nhà cầm quyền Hà Nội như thế nào thì tôi không biết. Phần tôi, trước sau như một là tôi không bao giờ nhận tội, không ký bất kỳ một tờ giấy xin tha tù nào. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã yêu cầu Hà Nội phải trả tự do cho tôi vô điều kiện, kể cả tôi ở Việt Nam hay sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, tôi đã bị áp tải thẳng từ nhà tù ra sân bay đã nói lên tất cả.
Nhưng dù thế nào đi nữa, sự có mặt của tôi ngày hôm nay tôi xem là một chiến thắng. Thay vì ở trong nhà tù tôi sẽ được sát cánh cùng mọi người để tiếp tục đấu tranh cho các bạn tù.
Về vấn đề là một con cờ trong ván bài đổi chác chính trị thì tôi quan niệm rằng ngày nào đất nước Việt Nam còn nằm dưới ách cai trị độc đảng và độc tài cộng sản thì người dân không thực sự làm chủ đất nước, thì không riêng gì cá nhân của vài tù nhân lương tâm, mà cả đất nước Việt Nam vẫn chỉ là con tin để chế độ đổi chác quyền lợi với cường quốc Tây phương, với Trung Quốc để bảo vệ quyền lực và khả năng cai trị của đảng CSVN.
Để không trở thành con cờ, chúng ta phải đấu tranh để chúng ta làm chủ đất nước của mình.
Khi trả lời về tệ nạn bị "chụp mũ" trong cộng đồng hải ngoại:
Mục tiêu tôi sang đây là thấy rõ sức mạnh truyền thông và nhu cầu kết nối truyền thông, từ đó dẫn đến thông tin trong ngoài, để thông hiểu nhau, đoàn kết nhau là cực kỳ cần thiết. Vì không đủ thông tin nên bà con trong ngoài có nhiều điều không hiểu nhau, khi thông hiểu nhau thì sẽ dẫn đến hàn gắn và đoàn kết.
Anh là bộ đội, anh chống nhà nước CSVN từ khi nào?
Từ khi tôi có thông tin nhiều chiều để biết sự thật.
Biểu tình Hong Kong, VN có làm tương tự và cơ may thành công cho VN hay không?
Chúng ta muốn có một cuộc tập hợp 1 triệu người, chúng ta phải kết nối. Muốn kết nối thì phải có truyền thông. Khi tư duy thay đổi thì hành động thay đổi. Khi đó chúng ta sẽ một cuộc xuống đường không thua gì Hong Kong. Hong Kong làm được thì chúng ta cũng làm được.
Khi hỏi về vấn đề cơm áo gạo tiền có làm anh không còn có thể đấu tranh và bị chìm xuồng?
Ở Việt Nam khi thành lập CLBNBTD, mặc dù bị đàn áp chúng tôi vẫn không sợ. Khi biểu tình chống Trung Quốc bị đánh đập, bắt giam chúng tôi vẫn đấu tranh. Khi ở trong tù chúng tôi vẫn đấu tranh. Vậy thì tại sao ra đây có tự do mà lại không thể tiếp tục đấu tranh?
Làm thế nào để lôi kéo những người cộng sản?
Năm 1975 sau khi cộng sản vào VN, truyền thông CS nói rằng tổng thống Thiệu đem 16 tấn vàng ra khỏi VN. Tuy nhiên, sau đó những người giữ chìa khoá kho vàng ấy đã lần lượt lên tiếng và sự thật được làm rõ là số vàng đó không hề bị đưa ra khỏi nước. Hệ thống bưng bít thông tin đã làm nhiều cán bộ có những tiếp cận sai lầm. Khi có truyền thông độc lập, họ đã thức tỉnh.
Có người cho rằng việc CSVN đưa qua Mỹ là để vô hiệu hoá Điếu Cày. Như vậy hoạt động ở đâu mới hiệu quả?
Ở đâu chúng ta cũng có thể đấu tranh dù ở ngoài hay trong tù. Chúng ta phải có những dự án hoạt động khác nhau để phù hợp với môi trường. Chúng tôi có đầu mối truyền thông trong nước để từ đó chuyển thông tin đến hải ngoại. Tôi đóng góp tốt hơn ở đây thay vì ở trong tù.
Tại sao có biệt danh Điếu Cày?
Việt Nam là một nước nông nghiệp, người nông dân ra đồng mang theo điếu cày là một vật dụng đơn giản, thân thuộc. Tên Điếu Cày được lấy là để bày tỏ lòng yêu mến với bà con nông dân VN.
Anh là một Bộ đội, anh có điều gì muốn nói với những người lính VNCH?
Ở VN đến tuổi thì phải đi bộ đội, không đi sẽ bị bắt. Tôi đã thấy một bà mẹ đặt di ảnh 2 người con là bộ đội và người lính QLVNCH. Người Mẹ ấy đã mất mát hai người con và Mẹ Việt Nam là người mất tất cả. Bên nào thắng thì nhân dân đều bại. Bây giờ là lúc chúng ta hãy hàn gắn, xếp lại quá khứ để tranh đấu cho tương lai dân tộc.
Đánh phá của đảng CSVN đối với anh?
Con trai tôi đã nói với tôi rằng bố đừng lo gì ở nhà, bố cứ làm việc của bố. Gia đình đồng ý là tôi phải đấu tranh cho đúng nghĩa.
Cảm tình viên, VC nằm vùng, đã thành công trong việc vô hiệu hoá nhiều người hoạt động từ trong nước. Anh có cách hoá giải?
Việc đầu tiên và nhanh nhất của họ là tìm sơ hở để đánh sụp uy tín. CS có 4 cách thức: trấn áp, phân hoá, cô lập, lôi kéo. Tuy nhiên, ở trên mạng, những tiếng nói chống lại chúng tôi cũng yếu ớt lắm. Phần đồng bào thì đã đã thấy tôi, gia đình tôi, bạn bè tôi đã phải trải qua những gì, đã phải trả giá về cuộc sống của chúng tôi như thế nào, thì không lý do nào mà xoá bỏ đi tất cả những việc làm trong quá khứ của chúng tôi chỉ vì một việc nhỏ nhặt nào đó.
Buổi Hội luận Truyền thông chấm dứt
với lời cám ơn của anh Điếu Cày:
Lời cám ơn gửi đến mọi người (Ảnh Danlambao)
Tôi xin cám ơn anh Trúc Hồ và tất cả các anh chị em của SBTN đã hỗ trợ Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do thực hiện buổi Hội Luận Truyền Thông ngày hôm nay. Và xin cám ơn quý đồng hương, các bạn đồng nghiệp, các chính giới đã bỏ thời gian tham dự để tôi được chia sẻ cũng như học hỏi thêm.
Con đường đi đến tự do và dân chủ của chúng ta tuy còn nhiều gian nan nhưng tôi
tin rằng đích đến của chúng ta không còn xa. Hành trình rút ngắn lại vì chúng
ta, những người Việt trong và ngoài nước đang ngồi gần lại với nhau hơn. Trước
hiểm hoạ mất đất mất biển và chủ quyền đất nước vào tay ngoại xâm, chúng ta
không còn nhiều thời gian. Chúng ta hãy cùng sát cánh với những người bạn đang
ngày đêm tranh đấu trong môi trường đầy gian nan ở quê nhà. Tôi xin lần nữa cám
ơn tất cả quý đồng hương đã hỗ trợ để ngày hôm nay tôi được hưởng ánh sáng của
tự do và được tiếp tục tranh đấu cho ngày trở về quê hương.
Ban tổ chức trao quà lưu niệm đến blogger Điếu Cày
Trả lời những câu hỏi do khán giả SBTN gửi đến
+++++++++++++++++++++
Phụ bản 2:
Cuộc tranh luận thư của Văn phòng Thượng nghị sĩ Roach tiểu bang Washington State và Đại sứ CSVN Nguyễn Tâm Chiến:
LỜI TÒA SOẠN:
Nhân sự kiện nhà tranh đấu Dân chủ Điếu Cày Nguyễn Văn Hải bị “tống xuất” sang Mỹ được hàng trăm đồng bào Việt tỵ nạn chào đón ở phi trường quốc tế LAX chiều tối 21/10/2014; Sau 10 ngày cự ngụ tạm ở Los Angeles, Hội Nhà Báo Tự Do của Điếu Cày và đài SBTN đã tổ chức một buổi Hội luận Truyền thong tại hội trường SBTN, nhà báo Điếu Cày đã đề cập tới câu chuyện đang gây tranh cãi sôi nổi trong cộng đồng về thái độ của ông đối với lá cờ Vàng.
Để thông tin lại một vài sự kiện liên quan đến lá cờ Vàng trong quá khứ gần đây tại Hoa Kỳ; Văn Hóa đăng lại hai lá thư của ông Nguyễn Tâm Chiến, Đại sứ VN tại Hoa Thịnh Đốn và thư của văn phòng Thượng nghị sĩ Pam Roach thuộc tiểu bang Washington, cũng tranh luận về lá cờ Vàng và tượng đài kỷ niệm chiến sĩ Việt Mỹ.
Mời quý bạn đọc theo dõi. (VH)
Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang Washington là ông Pam Roach đưa ra hai nghị quyết tại Thượng Viện: Nghị quyết thứ nhất là công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ; nghị quyết thứ hai ủng hộ dự án xây tượng đài tại tiểu bang Washington kỷ niệm các chiến sĩ chiến đấu cho Tự Do.
Sau đó Nghị Sĩ Roach nhận một bức thư từ ông Đại sứ CS Việt Nam phản đối cả hai Nghị quyết trên. Ông Terrell A. Minarcin đã đánh máy lại thư ông Nguyễn Tâm Chiến và viết thư trả lời.
Nguồn:
From: Terrell Minarcin <tektalk@verizon. net>
Subject: Another International Incident
Date: Feb 23, 2004 9:30 PM
Thư phản đối của ông Nguyễn Tâm Chiến, Đại Sứ CSVN gửi Thượng Nghị Sĩ Pam Roach, tiểu bang Washington
Ngày 10-2-2004
Kính thưa Thượng Nghị Sĩ Roach:
Với sự quan tâm đặc biệt mà tôi viết thư này gửi ông liên quan đến một nỗ lực thứ hai nhằm thừa nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ được trình bày trong văn kiện SJM8045. Đây là để tái khẳng định rằng nhân dân và chính phủ Việt Nam không thể chấp thuận với dự án xây dựng Tượng Đài. Tôi xin chia sẻ với ông về ý nghĩ của tôi.
Thứ nhất, dự án Tượng Đài đi ngược lại những quy ước quốc tế và thực
tiễn.
Bây giờ, cái gọi là Việt Nam Cộng Hòa đã không còn tồn tại, hơn ba mươi năm qua,
lá cờ của nó đã không còn chỗ đứng hợp pháp tại Việt Nam. Giống như một số văn
bản hoặc nghị quyết, ngôn ngữ của dự án Tượng Đài Kỷ Niệm rõ ràng đã phủ định
sự hiện hữu của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam là nước đã thiết lập
quan hệ ngoại giao đầy đủ vối Hoa Kỳ từ năm 1995.
Thứ hai, kể từ khi khởi đầu của giai đoạn mới của sự bình thường hóa và hòa giải với quý quốc vào năm 1995, Việt Nam đã làm hết sức mình để đẩy lùi quá khứ và nhìn về phía tương lai, phấn đấu để xây dựng một quan hệ mà đôi bên đều có lợi. Trong tiểu bang của ông, hãng Boeing đã bán máy bay cho Việt Nam và Cảng Seattle vẫn là một cảng chị em với cảng Hải Phòng của miền Bắc Việt Nam trong chương trình trao đổi. Theo ý tôi, dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, dấu hiệu làm sống lại quá khứ của hận thù và buồn đau, không phục vụ cho lợi ích của cả Việt Nam lẫn Hoa Kỳ hoặc tiểu bang Washington .
Thứ ba, với một chính sách kiên định, Việt Nam hoan nghênh sự tham gia năng động của Việt kiều trong việc mở rộng quan hệ có lợi cả hai bên giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sự hội nhập hữu hiệu của họ vào dòng sinh hoạt chính lưu của đời sống Mỹ.Việt Nam hy vọng mãnh liệt rằng cộng đồng của người Mỹ gốcViệt, khoảng gần năm mươi ngàn đã chọn tiểu bang của ông làm quê hương mới, sẽ cũng tiếp nhận tinh thần thân hữu và hợp tác.
Sau hết, ở cấp liên bang vị Ngoại Trưởng và các giới chức cao cấp Hoa Kỳ đã luôn luôn tuyên bố rằng Hoa Kỳ không công nhận lá cờ của Việt Nam Cộng Hòa cũ. Trong cuộc họp với tôi vào mùa hè vừa qua, Thống Đốc Gary Locke đã nói ông ta và tiểu bang Washington ủng hộ sự gia tăng quan hệ hai bên cùng có lợi giữa tiểu bang Washington và Việt Nam .
Như ông có thể nhớ lại, Nghị Quyết
Thượng Viện loại này số 8659 đã bị rút
lại sau cuộc duyệt xét vào mùa xuân vừa qua, khi những ý tưởng này được đưa ra
bàn thảo.
Cuối cùng nhưng không kém quan trọng; tôi tin dự án Tượng Đài Kỷ Niệm, một khi được cơ quan lập pháp của ông thông qua, sẽ đâm bổ vào chính Hiến Pháp. Hoa kỳ là nền tảng trao quyền hành cho việc thi hành chính sách đối ngoại duy nhất trong hệ thống liên bang. Vả lại, bằng sự kêu gọi công nhận lá cờ cũ ấy như là lá cờ chính thức duy nhất của nhân dân Việt Nam , nó sẽ làm cho quyền tự do phát biểu bị nghi ngờ.
Dưới ánh sáng của những nhận xét này, tôi thành kính yêu cầu ông đừng hành động hỗ trợ cho dự án Tượng Đài Kỷ Niệm.
Tôi cảm ơn ông về sự quan tâm và hợp
tác.
Với lòng kính trọng cao nhất của tôi.
Ký tên : Nguyễn Tâm Chiến,
Đại Sứ.
Thư phúc đáp từ văn phòng TNS tiếu bang Washington
Ngày 23-2-2004
Thưa Ông Đại Sứ,
Tôi vừa nhận được một bản sao của thư ông gửi đến Nghị Sĩ Pam Roach đề ngày10-2-2004. Tôi xin trả lời thư đó.
Nếu bất cứ một nước nào khác viết
bức thư này, thì sẽ đơn thuần một chuyệnbuồn cười. Nhưng đây lại là của nước
ông, Ông Đại Sứ, nước Cộng sản Việt Nam . Nước ông chưa bao giờ tôn trọng hoặc
thành thật tuân theo những thủ tục và quy định của bất cứ một thỏa hiệp quốc tế
nào mà nước ông đã ký kết vào.. Tuy nhiên, nước ông sẽ chỉ núp đằng sau các
Thỏa hiệp ấy khi nào
chúng thích hợp cho quyền lợi của nước ông.
Khi có những cá nhân, chẳng hạn như bản thân tôi hoặc Ông M. Benge, hoặc các tổ chức như Ân Xá Quốc Tế, Ủy Ban Tự Do, Tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền, cáo buộc quý quốc với vô số hành động vi phạm nhân quyền hoặc tổn hại, thì lập tức quý quốc đáp lại bằng cách nói rằng những vấn đề mà chúng tôi đang quan tâm tới là những vấn đề nội bộ và rằng chúng tôi đã can thiệp vào chính sách của quý quốc. Thế cũng được.. Ở đây, với quá trình được sắp đặt, chính ông đang can thiệp vào Tiểu bang Washington về những vấn đề không liên quan gì đến ông cả. Sao mà chúng tôi vinh danh sự đóng góp của các cá nhân hoặc các cộng đồng dân tộc ở đây tại Washington lại là ăn nhập đến ông. Xin hãy từ bỏ hành động can thiệp vào những vấn đề nội bộ của chúng tôi.
Ông muốn chúng tôi công nhận và vinh
danh lá cờ của ông. Lá cờ đại diện cho một quốc gia đã thực hiện những cuộc tàn
sát diệt chủng, huynh đệ tương tàn và buôn bán nô lệ quốc tế. Tôi, với tư cách
một cư dân của tiểu bang Washington , không thể nào tha thứ hành động ấy. Sao
ông dám đòi hỏi tôi làm? Làm như thế sẽ đưa tôi đến sự đồng lõa với những tội
ác lớn lao chống
nhân loại của nước ông.
Ông nói rằng dự án Đài Tưởng Niệm phủ định sự tồn tại của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam . Nó chẳng làm được việc nào như thế đâu. Đối lại với các bảo tàng viện và đài tưởng niệm của nước ông, Đài Tưởng Niệm này bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người đã trả cái giá cao nhất cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trong nước Việt Nam Cộng Hòa cũ. Ngọn cờ của Việt Nam Cộng Hòa từ đó được công nhận như là ngọn cờ của tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trên khắp thế giới. Các màu sắc của nó thật là tiêu biểu. Ba sọc đỏ tượng trưng cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Trong lúc màu vàng nói lên sự quý giá biết bao của những lý tưởng ấy, màu đỏ tượng trưng cho sự đổ máu để bảo vệ những lý tưởng đó. Cả trong quá khứ và cả đối với những người sẽ bảo vệ những lý tưởng ấy cho đến chết. Tôi, trước hết, hân hạnh công nhận lá cờ Tự Do và tỏ lòng vinh danh nó. Tôi cũng sẽ hân hạnh công nhận lá cờ của ông khi ông công nhận lá cờ của chúng tôi. Trước khi ấy, đối với tôi, lá cờ của ông tượng trưng cho giết hại, khủng bố, ngược đãi, tráo trở, buôn bán nô lệ và vi phạm nhân quyền.
Ông tuyên bố rằng ông đang cực kỳ nỗ lực để đẩy lùi quá khứ.. Vâng, với nước của ông, hồ sơ quá khứ là sự xâm phạm tất cả các tiêu chuẩn của hành động văn minh, nên tôi hoàn toàn hiểu được mong muốn đẩy lùi quá khứ của ông. Sau hết, mục đích về sự thừa nhận của ông chỉ bị tổn thương bởi những hành động quá khứ của nước ông.
Tất cả các cư dân của tiểu bang Washington sẽ cảm thấy sung sướng hơn để mở bàn tay thân hữu và hợp tác khi nước ông có đầy đủ Tự Do, Dân Chủ và mở rộng Nhân Quyền cho tất cả người dân Việt Nam. Trước khi đó, xin hãy tránh khỏi công việc nội bộ của chúng tôi.
Dự án Đài Tưởng Niệm không phải là một lời tuyên bố của chính sách ngoại giao. Nơi mà ông lấy ra cái ý tưởng đó ngoài phạm vi của tôi. Một lần nữa, ông lại cố gắng làm mờ tối vấn đề. Những gì mà nhân dân Mỹ làm không mắc mớ gì tới ông. Đây là một vấn đề nội bộ của tiểu bang Washington do những công dân bình thường vinh danh những người đã hy sinh mạng sống của mình để bảo vệ Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền, là những lý tưởng đáng nguyền rủa đối với chính phủ chuyên chính bạo ngược của ông. Đó là những lý tưởng mà lá cờ nền vàng với ba sọc đỏ đã tượng trưng.
Bây giờ chúng ta hãy nhìn kỹ vào những gì mà nước ông đã làm và đang tiếp tục làm.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia vào hành động diệt chủng. Nó đã chính thức bắt đầu suốt trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai. Chính nước ông đã tuyên chiến Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai. Theo định nghĩa lúc bấy giờ, đó là một cuộc chiến tranh. Như vậy, nước ông bị ràng buộc bởi những Quy Ước Genève về cách đối xử với Tù binh chiến tranh. Thế nhưng, như tôi đã nói trước đây, nước ông chưa đủ thành thật và tôn trọng đối với những nguyên tắc căn bản của bất cứ một hiệp định quốc tế nào mà nước ông đã ký vào. Sự đối xử với tù binh chiến tranh của các ông đã chứng minh cho điều đó.
Ngoài ra, các ông đã hành quyết
ít nhất là 11 tù binh Hoa Kỳ đang bị các ông giam giữ. Đó là một tội phạm
chiến tranh và diệt chủng. Cho đến ngày nay, các ông vẫn cố tình phạm tội diệt
chủng. Hãy lấy trường hợp của Lý Tống, một người Mỹ gốc Việt. Các ông đã tìm
cách can thiệp vào tòa án và luật pháp của Thái-Lan và yêu cầu Thái-Lan hãy
hành quyết Lý Tống.. Tội
danh của ông ta là gì? Nói cho dân Việt Nam về Tự Do là một trường hợp mà các
ông không thể nào tha thứ được.
Cộng sản Việt Nam đã tham gia và tiếp tục tham gia vào cuộc huynh đệ tương tàn. Việc này đã khởi đầu vào năm 1956 khi chế độ Cộng sản tại Hà Nội phát động chương trình Cải Cách Ruộng Đất. Trong lúc có thể dễ dàng trút trách nhiệm lên kẻ khích động của Cộng sản Quốc tế là Hồ Chí Minh, thì kiến trúc sư thực sự là Trường Chinh.
Đã có bao nhiêu người Việt Nam chết dưới cuộc tàn sát này? 10,000? - 50,000? - 100,000? Nhiều hơn? Ngay cả chỉ có một nạn nhân của cuộc tàn sát này, cũng đã tạo nên cảnh tương tàn huynh đệ rồi. Cuộc tàn sát nhắm vào người thiểu số Việt Nam tại miền Tây Bắc Việt Nam cũng cùng một loại (với cải cách ruộng đất). Mục đích của cuộc tàn sát này là xóa sạch chủng tộc số người Việt Nam thiểu số đã giúp cho người Pháp. Tôi nhắc đến điều này là để chứng minh rằng các ông đã tiếp tục chính sách này sau khi kết thúc Cuộc Chiến Tranh Đông Dương Thứ Hai với sự bắt đầu chính sách cưỡng bách tái định cư những người Việt Nam đã cộng tác với Việt Nam Cộng Hòa cũ tại những vùng mà các ông thản nhiên gọi là Vùng Kinh Tế Mới.
Các ông tiếp tục chính sách diệt chủng hiện nay dưới dạng ngược đãi và khủng bố tôn giáo, nó cũng là một bằng chứng hiển nhiên về vi phạm nhân quyền. Bất cứ một người nào bị giết hại trong cuộc tàn sát này cũng là nạn nhân của chính sách diệt chủng và tương tàn của nước ông.
Hãy nhìn vào sự gắn bó của nước ông trong hành động buôn bán nô lệ.
Nhiều lần trong cuộc Chiến Tranh Đông Dương lần thứ hai và cả sau đó, nước ông bán người Mỹ, bán đồng minh và tù binh Việt Nam qua nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Liên Bang Xô-Viết.
Một bằng chứng, năm 1983, nước ông bán 275 người Mỹ và 27,000 tù binh Việt Nam qua Liên-xô để trừ nợ đã vay trong chiến tranh. Đây là một vi phạm quá trọng đại đối với nhân quyền và là một tội ác chống nhân loại. Đã có nhiều lần nước ông bán người Mỹ, đồng minh và tù binh Việt Nam qua Liên-Xô, nhưng mỗi một lần số lượng không nhiều lắm.
Nước ông có thể giải quyết nhiều trường hợp Tù Binh/Người Mất Tích Trong khi làm nhiệm vụ một cách dễ dàng bằng cách mở các hồ sơ quân đội và Công an của nước ông. Nhưng nước ông đã không làm chỉ vì không có lợi lộc gì trong việc giải quyết nhân đạo vấn đề tình cảm này. Nước ông tống tiền nước Mỹ cho lợi nhuận riêng và hưởng thụ. Tại sao? Bởi vì nước ông nhận thấyrằng Tổng Thống Nixon đã hứa viện trợ tái thiết cho nước ông khoảng 4 tỷ 3 đô-la. Điều này có thể xảy ra, nước ông có thể nhận được số tiền này một cách dễ dàng, nếu chịu công bố hồ sơ và danh sách tù binh của nước ông cho các gia đình và cho thế giới. Ít ra việc này cũng có thể làm giảm nhẹ một phần nào trong số tội ác của nước ông.
Rồi thì ông dám trơ tráo đòi hỏi rằng người Mỹ đừng can thiệp vào công việc nội bộ của ông và đòi vinh danh lá cờ của nước ông. Với hồ sơ của nước ông, lẽ ra ông nên vui mừng là đã không bị đưa ra xét xử bởi một Tòa án Quốc Tế về những tội ác chống nhân loại mà nước ông đã phạm.
Vậy thì, xin đừng can thiệp vào các vấn đề nội bộ của chúng tôi trong việc vinh danh những người đã chết vì Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền. Xin đừng xen vào để xem làm sao chúng tôi vinh danh những công dân đã đóng góp vào sự an sinh và no ấm của Tiểu bang chúng tôi.
Terrell A.. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam
Bản dịch của NGUYỄN-CHÂU
NGUYÊN VĂN ANH NGỮ:
From: Terrell Minarcin <tektalk@verizon. net>
Subject: Another International Incident
Date: Feb 23, 2004 9:30 PM
This is a rather long e-mail and for
that I apologize. However, I think it
is well worth reading, even if I did write.
Recently, State Senator Pam Roach introduced two resolutions in our State
Senate. The first dealt with recognizing the flag of the former Republic of
Vietnam . The second dealt with support for a proposed Freedom Fighters
Memorial to be built here in Washington State.
Senator Roach then received a letter from the ambassador for communist
Vietnam that protested both resolutions. I have re-typed the ambassador's
letter. If you wish a copy of the letter with the letterhead on it, please
e-mail me back and I will see that a copy of it is FAXed to you. After the
ambassador's letter is my response to him.
Please feel free to pass this e-mail
to any one you wish.
Terry Minarcin
--------------------------------------------------------------------------
February 10, 2004
Dear Senator ROACH
It is with particular concern that I
am writing to you regarding a second attempt to recognize the flag of the
former Republic of Vietnam , as expressed in SJM8045.. This is to reaffirm that
the people and
Government of Vietnam cannot agree with the proposed Memorial. Let me share
with you my thoughts.
First, the proposed Memorial runs counter to international
conventions and
practices. Now that the so-called Republic of Vietnam ceased to exist over
thirty years ago, its flag therefore no longer has legal standing in Vietnam .
Like a number of similar bills or resolutions, the language of the proposed
Memorial clearly negates the existence of the Socialist Republic of Vietnam
that has established full diplomatic
relations with the United States since 1995.
Secondly, since the start of the new phase of normalization and
reconciliation in 1995 with your country, Vietnam has been doing her utmost to
put the past aside and look forward to the future, striving to build a
relationship that benefits both sides. In your State, Boeing has
been selling airplanes to Vietnam and the Port of Seattle maintaining a sister
port exchange program with Vietnam 's northern port of Hai Phong. In my
opinion, the proposed Memorial, languaged to revive the past of hatred and
sadness, does not serve the interests of either Vietnam , or the United States,
or Washington State.
Thirdly, as a consistent policy, Vietnam welcomes active participation by Vietnamese Americans in expanding the mutually beneficial relationship between Vietnam and US and their effective integration into the mainstream of the US life. It is Vietnam 's strong hope that the community of Vietnamese Americans, about nearly fifty thousand of whom have chosen your State as their new home, will also adopt the spirit of friendship and cooperation.
Finally, at the federal level the Secretary of State and other
senior US officials have repeatedly stated that the US does not recognize the
former Republic of Vietnam flag. In his meeting with me last summer, Governor
Gary Locke said he and the State of Washington are supportive of
the acceleration of mutually beneficial ties between Washington State and
Vietnam.
As you may recall, the similar Senate Resolution 8659 was withdrawn from consideration last spring when those thoughts were taken into account.
Last but not least; I believe the
proposed Memorial, once passed by your legislature, could run afoul of the very
US Constitution that vests the powers to conduct foreign policy solely in the
federal system. Furthermore, by calling for the recognition of the former flag
'as the only legitimate flag of the Vietnamese people,' it also renders the
freedom of expression questionable.
In light of these considerations, I respectfully urge you not to act in favor
of the proposed Memorial.
I thank you for your consideration and cooperation.
With my best personal regards,
(signed)
NGUYEN TAM CHIEN
Ambassador
-------------------------------------------------------------------------------
February 23, 2004
Mr. Ambassador,
I recently received a copy of your
letter to State Senator Pam Roach dated
February 10, 2004. I would like to respond to that letter.
If any other country had written this letter, it would be, simply put,
laughable. But it was your country, Mr. Ambassador, communist Vietnam.
Your country has never honorably or honestly met the protocols of any international agreement that you are a signatory to. Yet, you hide behind these agreements only when they suit your fancy. When individuals, such as myself or Mr. M. Benge, or organizations, such as Amnesty International or Freedom House, or Human Rights Watch, charge yourcountry with numerous counts of violations of human rights or worse, you immediately respond by saying that the matters we are concerned with are internal matters and that we are interfering with your country's policies. So be it. You are interfering with due process here in the State of Washington in matters that do not concern you. How we honor the contributions of individuals or ethnic communities here in Washington is of no concern to you. Quit interfering in our internal matters.
You want us to recognize and honor
your flag. The flag represents a country that has promulgated pogroms of
genocide, fratricide and international slave trafficking. I, as a resident of
the State of
Washington , can not condone such behavior. How dare you insist that I do?
To do so makes me an accomplice to your egregious crimes against humanity.
You state that the proposed Memorial negates the existence of the Socialist
Republic of Vietnam . It does nothing of the sort. In contrast to your museums
and memorials, this Memorial pays tribute to those who paid the ultimate price
for Freedom, Democracy and Human Rights in the former
Republic of Vietnam. The flag of the former Republic has since come to be
recognized as the flag for the struggle for Freedom, Democracy, and Human Rights
throughout the World. The colors are quite symbolic. The three bands stand for
Freedom, Democracy, and Human Rights. While the gold shows how precious these
ideals are, the red stands for the blood shed for these ideals, both in the
past and for those who will defend these ideals to the death. I, for one, am
glad to recognize the Freedom Flag and to pay honor to it.
I will be glad to recognize your flag when you recognize mine. Until then, your
flag, for me, stands for murder, persecution, duplicity, slave trading, and
human rights violations.
You state that you are trying your utmost to put the past aside. With your
country's past records of abuse of all standards of civilized behavior, I fully
understand your desire to brush the past aside.
After all, your cause for recognition is only hurt by your past actions.
All of the residents of Washington will be more than happy to extend to you the
hand of friendship and cooperation when you fully embrace Freedom,
Democracy and to extend Human Rights to all Vietnamese. Until then, stay out of
our internal affairs. The proposed Memorial is not a statement of foreign
policy. Where you got that idea is beyond me. Once again, you try to cloud the
issue.
What the people of America do is not
your concern. It is an internal affair of the State of Washington by private
citizens to honor those who gave their lives defending Freedom, Democracy, and
Human Rights, ideals which are anathematic to your despotic government. That is
what that flag of gold with three horizontal red stripes stand for.
Now let us look closely at what your country has done and continues to do.
Communist Vietnam has engaged in genocide. This began in earnest during the
Second Indochina War. You declared it the Second Indochina War. By definition
then, it was a war. As such, you were bound by the Geneva Conventions governing
the treatment of Prisoners of War (POWs).. But, as I
stated before, you have yet to honestly and honorably meet the tenets of any
international agreement to which you are a signatory.
Your treatment of POWs testifies to this.. In addition, you executed at least
11 American POWs who were in your custody. This is a war crime and genocide. To
this day, you try to commit genocide. Take the matter of Ly Tong, a
Vietnamese-American . You tried to interfere in a Thai court of law and
demanded that Thailand execute Ly Tong. His crime? Telling the Vietnamese about
Freedom, a condition that you can not tolerate.
Communist Vietnam has engaged in and continues to engage in fratricide. This
began in 1956 when the communist regime in Hanoi started their land reform
programs.. While it would be easy to blame the agent provocateur of the
Communist Internationale, Ho Chi Minh, the real architect was Truong Chinh. How
many Vietnamese died under this pogrom?10,000? 50,000? 100,000? More? Even one
victim of this pogrom constitutes fratricide. The pogrom initiated against the
Vietnamese minorities in northwest Vietnam fall into this same category.
The aim of this pogrom was to 'ethnically cleanse' Vietnam of those minorities
who had helped the French. I mention this to show that you continued this
policy after the conclusion of the Second Indochina War with the start of your
forcible relocation of Vietnamese who were associated with the former Republic
of Vietnam to those areas you so blithely called New Economic Areas. You
continue your ethnic cleansing today under the guise of religious persecution,
which is also a blatant human rights violation.. Any one executed under this
pogrom is a victim of your genocidal and fratricidal policies.
Let us take a look at your country's involvement in the international slave
trafficking movement. Several times during the Second Indochina War, and even
afterwards, you sold American, allied, and Vietnamese POWs to the former Union
of Soviet Socialist Republics . To whit, in 1983, you sold 275 American and
27,000 Vietnamese POWs to the USSR to reduce your war debt to them. This is a
most egregious violation of human rights and a crime against humanity. There
were other times you sold other American, allied and Vietnamese POWs to the
USSR but not so many at one time.
You could resolve many of the POW/MIA cases with ease by opening up your military and political police files. You do not because there is no profit in humanely resolving this emotional issue. You extort monies from America for your own profit and gain. Why? Because you feel that President Nixon promised you some $4.3 billion dollars in reconstruction aid. Be that as it may, you can recover that money easier if you release your files publicly to the families and to the world. At least this can mitigate some of your crimes. And then you have the gall to demandthat Americans not interfere in your internal affairs and to honor yourflag. With your record, you should be happy not to be on trial by aninternational court for your crimes against humanity.
Until then, do not interfere in our internal affairs in how we honor those who have died for Freedom, Democracy, and Human Rights. Do not interfere with how we honor our citizens who contribute to the well being and welfare of our State.
Terrell A. Minarcin
Concerned Citizen for Freedom, Democracy, and Human Rights for Vietnam
From: Terrell Minarcin <tektalk@verizon. net>
Subject: Another International Incident
Date: Feb 23, 2004 9:30 PM
< style="font-size: 16px;">
Ảnh trên
cùng: Tượng đài Chiến sĩ Việt Mỹ ngày lễ khánh thành 27/4/2003. Ảnh giữa: TNG
Joe Dunn, TNS Lou Corre và các nhân vật trong tập thể Cộng đồng VN chụp ảnh kỷ
niệm trước tượng đài. Ảnh dưới: Đại diện cựu chiến binh các quân binh chủng
VNCH tham dự buổi lễ khánh thành tượng đài. Ảnh
Văn Hóa .
Ảnh
trên: Nhà báo lý Kiến Trúc đi tìm dấu vết
bia chủ quyền do Hải quân VNCH dựng vào ngày 22 tháng 8 năm 1956 trên đảo Song
Tử Tây thuộc quần đảo Trường Sa. Thời Đệ I và Đệ II VNCH đã chiếm giữ được 5
đảo trong hơn 100 đảo thuộc quần đảo Trường Sa; Hiện nay, theo tài liệu của Bộ
Ngoại giao và Bộ Hải quân VN cho biết, VN đã chiếm giữ được 29 đảo lớn nhỏ, xây
dựng 33 cứ điểm quân sự, xây 18 nhà giàn kiên cố trên thềm lục địa và có hơn
2000 lính hải quân ngày đêm bảo vệ. Một sĩ quan hải quân cao cấp cho biết, tốn
phí xây dựng một nhà giàn trung bình khoảng 200,000 đôla. Một nhà giàn có thể
chứa hơn một tiểu đội trang bị vũ khí quân trang, thực phẩm đầy đủ; ngoài
ra lính nhà giàn còn tự trồng rau xanh trong các chậu nhựa để cải thiện bữa ăn.
Nhu cầu của họ không phải vì miếng cơm manh áo mà hun đúc từ những tấm lòng ái
quốc, hy sinh, chấp nhận cái chết để bảo vệ lãnh hải lãnh thổ VN. Trong chuyến
đi Trường Sa HQ-571 vào tháng 4, 2014 vừa qua trải dài từ đảo Bắc tới đảo Nam
hơn 3000 km, nhà báo Lý Kiến Trúc đã có dịp đi quan sát 12 cứ điểm đảo quân sự
về phỏng thủ, tấn công, phỏng vấn nhiều lính hải quân đa số là lính trẻ từ 20
đến 30 tuổi, đa số độc thân./