(VH)- Ngày 11/11, theo BBC, vị thiền sư mà các môn đồ ở Làng Mai gọi là thầy, phải nhập viện sau khi bị xuất huyết nặng.
Theo tin từ mục Xã hội (trang nhà NTD. ORG), vào ngày 01 tháng 11 năm 2014, Sư Ông đã phải vào bệnh viện đa khoa Bordeaux để điều trị. 04 giờ sáng ngày 11 tháng 11, Sư Ông bất ngờ bị xuất huyết não.
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất cũng từ mục Xã hội cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88.
Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về bệnh tình của Thiền sư Nhất Hạnh gây xúc động cho giới Phật tử; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
Thiền sư Nhất Hạnh trong một lần thuyết giảng cho sinh viên Đại học UCI. Ảnh Lý Kiến Trúc.
Theo mục Xã hội, Thiền Sư Nhất Hạnh tên thật là Nguyễn Xuân Bảo, sinh năm 1926 tại làng Minh Hương, quận Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên- Huế. Bên nội của Thiền Sư gốc Thanh Hoá, phía ngoại gốc quận Gio Linh, tỉnh Quảng Trị.
Theo Wikipedia, Thích Nhất Hạnh là một thiền sư, giảng viên, nhà văn, nhà thơ, nhà khảo cứu, nhà hoạt động xã hội, và người vận động cho hòa bình. Ông sinh ra ở Thừa Thiên-Huế, miền Trung Việt Nam, vào ngày 11 tháng 10 năm 1926, xuất gia theo Thiền tông vào năm 16 tuổi, trở thành một nhà sư vào năm 1949. Pháp hiệu "Thích" được sử dụng bởi các nhà sư Việt Nam, nghĩa là họ là một phần của dòng tu Thích Ca. Ông là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt-lại Lạt-ma. Ông là người đưa ra khái niệm "Phật giáo dấn thân" (engaged Buddhism) trong cuốn sách Vietnam: Lotus in a Sea of Fire của ông.
Tuy nhiên, cũng có nguồn tin từ bên ngoài cho rằng gia tộc Sư Ông gốc ở Quảng Ngãi, đến 5 tuổi gia đình cho vào Huế tu học ở chùa Từ Hiếu ngoại thành Huế, suốt thời gian dài cho đến tuổi thanh niên, gần như nhà sư đã trở thành người Huế thực thụ. Sư bắt đầu nổi tiếng qua các bài thuyết giảng về Thiền ở tuổi 23, và khi sư bôn ba thuyết giảng Thiền trên khắp thế giới, ngài được xem là nhà lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn thứ hai ở phương Tây chỉ sau Đạt Lai Lạt Ma.
Tháng 4 năm 1965, đoàn sinh viên Vạn Hạnh đưa ra thông điệp “lời kêu gọi vì hoà bình”, sau vụ này, Thiền sư Nhất Hạnh bị chính phủ Sàigon trục xuất vĩnh viễn ra ngoại quốc do quan điểm phản chiến và các vận động hòa bình chống chiến tranh.
Năm 1966, Sư Ông lập ra Dòng tu Tiếp Hiện (“Tiếp” có nghĩa tiếp xúc, tiếp nhận, “Hiện’” có nghĩa thực hiện; tên tiếng Anh là The Order of Interbeing, tiếng Pháp là L’ordre de l’interêtre), và thiết lập các trung tâm thực hành và các thiền viện khắp trên thế giới. Nơi cư ngụ của Sư Ông là Tu viện Làng Mai ở vùng Dordogne thuộc miền Nam nước Pháp. (wikipedia)
Năm 1967, Martin Luther King, Jr. đề cử Thiền sư Thích Nhất Hạnh cho Giải Nobel Hòa bình.
Sau mấy cục năm không được phép quay về Việt Nam, lần đầu tiên Sư Ông dẫn một phái đoàn Làng Mai về thăm quê nhà vào năm 2005.
Theo Wikipedia, từ 12 tháng 1 đến 11 tháng 4 năm 2005, Thích Nhất Hạnh quay về Việt Nam sau một loạt các thương lượng cho phép ông thuyết giảng, một số sách của ông được xuất bản bằng tiếng Việt, và cho phép 100 tăng ni và 90 thành viên khác của dòng tu theo ông đi khắp đất nước, bao gồm cả chuyến quay về ngôi chùa ông xuất gia, chùa Từ Hiếu ở Huế.
Năm 2007, ông lại cùng phái đoàn Phật giáo quốc tế thuộc tăng thân Làng Mai trở về Việt Nam với lịch trình từ ngày 20 tháng 2 (mùng 4 Tết) đến ngày 9 tháng 5, mục đích tổ chức các khóa tu, buổi pháp thoại, gặp gỡ các tăng ni phật tử ba miền. Đầu năm 2007, với sự đồng ý của Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ông tổ chức ba trai đàn chẩn tế lớn tại ba miền Việt Nam gọi là "Đại trai đàn Chẩn tế Giải oan" cầu nguyện và giải trừ oan khổ cho tất cả những ai đã từng gánh chịu hậu quả khắc nghiệt của cuộc chiến tranh, dù đã qua đời hay còn tại thế, không phân biệt tôn giáo, chính trị, chủng tộc.
Thiền sư Nhất Hạnh trở về Huế năm 2007. Ảnh chụp lại từ chính ảnh gốc do Lưu Ly chụp năm 2007.
Theo BBC, năm 2007, Ngài từng về Việt Nam hành đạo và thuyết pháp, thiền sư Nhất Hạnh đã nhiều lần kêu gọi chính phủ trong nước ân xá cho tù chính trị và cởi mở tôn giáo.
Wikipedia viết rằng: Trong vụ mâu thuẫn ở tu viện Bát Nhã, các tu sinh của thiền sư tại tu viện đã bị quấy nhiễu và hăm dọa bằng vũ lực, tu viện bị đập phá, cắt điện, nước, điện thoại và cô lập. Tuy nhiên, thiền sư đã từ chối làm vụ việc thêm rắc rối và dạy các tu sinh nên chế ngự cơn giận nhằm mang lại sự thấu hiểu và tình yêu thương.
Thượng tọa Thích Đức Nghi viện chủ Tu viện Bát Nhã Lâm Đồng, đã có lần bay qua Pháp xin làm đệ tử Thiền sư Nhất Hạnh một thời gian dài. Ảnh tư liệu.
Tạp chí Văn Hóa Magazine xuất bản tại California có một bài viết khá dài về Công án Bát Nhã Lâm Đồng năm 2008-2009; Văn Hóa Magazine cho rằng Công án Bát Nhã Lâm Đồng không thuần túy là "sự mâu thuẫn", mà là nỗi buồn, nỗi thất vọng lớn nhất mà tăng thân Làng Mai gặp phải khi "Tiếp Hiện" với hiện tình Phật giáo Việt Nam./