Từ Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày, nhìn lại Hòa thượng Quảng Độ và Thiền sư Nhất Hạnh

23 Tháng Mười Một 201412:00 SA(Xem: 24044)
“NHẬTBÁO VĂNHÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 24 NOV 2014

image002
Từ trên từ trái qua: Hòa thượng Quảng Độ (2014) và Thiền sư Nhất Hạnh (2002). Ảnh Văn Hóa; Ảnh dưới: Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ tại trụ sở RFA ở Washington DC hôm 21/11/2014. Ảnh trích từ RFA

++++++++++++++++++++++

Thảo luận chính trị giữa Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2014-11-21

image003

Từ trái qua: Biên tập viên Mặc Lâm, Blogger Điếu Cày và TS Cù Huy Hà Vũ tại trụ sở RFA ở Washington DC hôm 21/11/2014.

RFA

Đài Á Châu Tự Do xin giới thiệu đến quí vị buổi nói chuyện ngắn giữa Mặc Lâm và hai người tù nhân lương tâm: Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ và Nhà báo blogger Điếu Cày Nguyễn Văn Hải. Chúng tôi xin chia sẻ những gì mà họ dự định làm cũng như những băn khoăn mà chúng tôi đặt ra cho hai anh trong hoàn cảnh hiện nay.

Khó khăn khi tranh đấu từ hải ngoại

Mặc Lâm: Trước nhất là câu hỏi chung cho cả hai anh và xin đưa đến cho anh Cù Huy Hà Vũ trước. Thưa anh tình trạng chung của các nhà bất đồng chính kiến như ông Đoàn Viết Hoạt, nhà thơ Nguyễn Chí Thiện và kể cả ông Nguyễn Chính Kết nữa, khi sang Mỹ thì hoạt động tranh đấu của họ có những khó nhăn nhất định nào đó. Theo anh, cũng là một nhà tranh đấu đang sống ở Mỹ và bị buộc phải rời xa quê hương, anh làm cách nào để tránh những khó khăn mà những người khác đã gặp?

TS Cù Huy Hà Vũ: Một số người bất đồng chính kiến như anh vừa nêu tên có gặp những khó khăn thì bản thân tôi không biết họ gặp những khó khăn gì, anh có thể nói lại cho tôi rõ vấn đề này?

Mặc Lâm: Vâng, một câu hỏi rất là bổ ích. Thưa anh, những khó khăn chung mà họ gặp phải là những tiếng nói chung của họ hình như không được chú ý từ trong nước nữa như khi họ còn ở trong nước. Khó khăn thứ hai là vấn đề hoàn cảnh gia đình đã buộc họ dù muốn, dù không phải chia sẻ thời gian để kiếm ăn và kiếm sống. Khó khăn thứ ba là bị những ý kiến trái ngược nhau ở hải ngoại và họ đã dành một thời gian rất lớn để giải quyết những chuyện đó. Trong ba điều đó anh thất như thế nào?

Những người mà “chụp mũ” người khác bằng cách vu khống thì chắc chắn rằng là bất kỳ xã hội nào cũng không chấp nhận, kể cả xã hội Hoa Kỳ này.
-Blogger Điếu Cày

TS Cù Huy Hà Vũ: Tôi nghĩ như thế này, chuyện đấu tranh là bằng cái tâm của mình. Tất nhiên, cái tâm của mình đã có rồi, đi theo một phương pháp đấu tranh đúng thì sẽ có được sự ủng hộ ngay tại Việt Nam. Ở đây tôi thấy có sự đánh giá không chính xác. Có những người mọi người không biết đến thành ra ở hải ngoại nười ta đánh giá là uy tín nhưng mà ở trong nước thì uy tín đấu tranh của họ hầu như là không nhận thấy. Đấy là sự đánh giá không chính xác-một sự ngộ nhận về uy tín chính trị.

Thứ hai, chuyện sang bên Mỹ này, rồi họ phải lao vào chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” thì bác ruột tôi là nhà thơ Xuân Diệu đã có câu là “Cơm áo không đùa với khách thơ”. Đến những người lãng mạn nhất cũng còn phải chú ý đến “cơm,áo,gạo,tiền” bởi vì đấy là mưu sinh để tồn tại cho bản thân mình. Bản thân mình có tồn tại thì gia đình mình rồi xã hội mới tồn tại được. Tôi cho rằng việc họ phải lao vào chuyện “cơm,áo,gạo,tiền” là chuyện rất bình thường.

Còn ý cuối cùng mà nói là sang bên này rồi gặp những quan điểm đống ý hay không đồng ý thì chuyện ấy cũng bình thường. Chúng ta là dân chủ mà đã là dân chủ thì chúng ta nghe tất cả mọi ý kiến. Còn sự lựa chọn là của bản thân mỗi người.

Mặc Lâm: Dạ vâng, xin cảm ơn anh. Còn anh Điếu Cày thì sao ạ?

Blogger Điếu Cày: Tôi xin chia sẻ với anh Mặc Lâm và quí vị khán thính giả như thế này, nếu nói rằng ở trong nước ra ngoài này mà tiếng nói thay đổi đi thì cũng có thể đúng với người này và cũng có thể đúng với người khác. Thế nhưng theo tôi nghĩ, khi môi trường đấu tranh thay đổi thì phương pháp đấu tranh cũng phải thay đổi mới đạt được hiệu quả. Còn vấn đề “cơm, áo, gạo, tiền” thì ai cũng phải lo vấn đề này trong cuộc sống.

Tôi nghĩ trong nhà tù, chúng tôi đấu tranh còn khổ hơn nhiều ở bên ngoài. Như vậy thì vấn đề “cơm,áo,gạo,tiền” đối với một người đấu tranh nó cũng không phải là quá nặng nề bởi vì khổ ở ngoài này có khổ thế nào cũng không chưa thể khổ bằng trong nhà tù được. Nếu mà ở trong tù chúng tôi đấu tranh được thì ở ngoài này chúng tôi vẫn cứ đấu tranh được.

Còn vấn đề có những ý kiến khác biệt thì chúng ta đấu tranh cho giá trị dân chủ mà trong một xã hội dân chủ thì có rất nhiều ý kiến khác biệt. Điều đó mình phải tôn trọng nhưng những người mà “chụp mũ” người khác bằng cách vu khống thì chắc chắn rằng là bất kỳ xã hội nào cũng không chấp nhận, kể cả xã hội Hoa Kỳ này. Quyền tự do báo chí, tụ do ngôn luận là quyền của người dân. Quyền có ý kiến khác biệt là quyền của người dân nhưng không có nghĩa rằng có quyền tự do vu khống. Vì thế những người mà có ý kiến khác biệt thì chúng tôi tôn trọng nhưng mà nếu vu khống thì họ nên suy nghĩ lại vì chính pháp luật ở đây không cho phép điều đó.

Đừng quên nhân quyền ở các nước nhược tiểu
image004 

Blogger Điếu Cày đến tới phi trường Los Angeles vào lúc 9 giờ đêm 21 tháng 10 năm 2014

Mặc Lâm: Thưa anh, những hành động áp bức, sách nhiễu, vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam thì rõ ràng là Quốc hội Mỹ cũng như bộ Ngoại giao và đồng thời tất cả những NGOs đều hiểu hết. Họ không ngạc nhiên khi mà Hà Nội đã và đang lấy cái nhân quyền để làm một món quà đổi chác cho sự tự do của hai anh, cụ thể là hai anh. Như vậy, hai anh sẽ làm gì để mà đánh động họ một cách hiệu quả hơn, thưa anh Hải?

Blogger Điếu Cày: Đối với cá nhân tôi thì tôi không phải là một bên trong những cuộc đàm phán đó cho nên không thể nói rằng là chúng tôi biết là mình bị đổi chác như thế này hay thế khác. Vấn đề là khi chúng ta tiếp nhận những nguồn tin thì chúng ta cũng nên biết rằng là đối với bộ Ngoại giao Việt Nam mà họ đã tuyên bố thì thật ra họ không thả tôi mà là tạm ngưng thi hành án. Tạm ngưng thi hành án và phục hồi thi hành án là chuyện bình thường bất cứ lúc nào.

Vấn đề thứ hai nữa là việc chính phủ Hoa Kỳ biết những việc này, rất nhiều tổ chức biết việc này. Thế nhưng, họ có tiếng nói đến đâu thì còn tùy thuộc vào những cơ quan làm ngoại giao của họ. Nếu tôi là một công dân Hoa Kỳ, nếu tôi là một nhà ngoại giao Hoa Kỳ, khi đàm phán với các nước về các lợi ích của đất nước, tôi cũng phải bảo đất nước Hoa Kỳ, bảo vệ lợi ích của đất nước Hoa Kỳ. Tôi chỉ muốn nhắc rằng: các vị ở các nước lớn, khi tham gia vào đàm phán những hiệp định về thương mại dành lợi ích cho đất nước thì đừng quên về nhân quyền của người dân ở các nước nhược tiểu.

Mặc Lâm: Vân, thưa tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ ạ?

TS Cù Huy Hà Vũ: Cách duy nhất để chấm dứt đàn áp nhân quyền ở Việt Nam là chỉ có giải thể chế độ cộng sản Việt Nam thôi. Đấy là quan điểm của tôi, trước sau như một. Làm thế nào để giải thể nó? Có hai cách:

Cách duy nhất để chấm dứt đàn áp nhân quyền ở Việt Nam là chỉ có giải thể chế độ cộng sản Việt Nam thôi. Đấy là quan điểm của tôi, trước sau như một.
-TS Cù Huy Hà Vũ

Một là dùng biện pháp bạo lực. Hai là biện pháp phi bạo lực hay là biện pháp hòa bình. Bản thân tôi luôn ủng hộ và chủ trương là giải thể chế độ cộng sản Việt Nam bằng biện pháp phi bạo lực hay bằng biện pháp hòa bình. Ngay sau khi tôi đã đến Mỹ vào tháng 4 thì tôi đã lao vào ngay chuyện soạn thảo ra chiến lược để đánh đổ cộng sản Việt Nam bằng biện pháp hòa bình mà bắt đầu bằng cách nạo sạnh những điều luật vi phạm nhân quyên. Thế nên tôi đã làm một bản khuyến nghị đọc tại quốc hội Mỹ, trong đó tôi khuyến cáo là chính phủ Mỷ nói chung trong đối thoại nhân quyền với Việt Nam phải yêu cầu chính phủ Việt Nam hủy bỏ ngay lập tức 3 điều luật 79, 88 và 258 của bộ luật hình sự. Khi những điều luật phạm nhân quyền này được hủy bỏ thì lúc ấy mọi người có quyền tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do biểu tình, tự do tín ngưỡng. Tất cả những điều đó là mầm mống của nền dân chủ rồi.

Mặc Lâm: Qua câu trả lời của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ thì tôi thấy hình như đây là những yếu điểm của những người cộng sản. Và có thể là họ rất sợ những yếu điểm này.

Thưa anh Hải, anh có những suy nghĩ nào khác về những tử huyệt khác, những yếu điểm nào khác của người cộng sản mà anh đã từng kinh qua, qua kinh nghiệm bản thân anh?

Blogger Điếu Cày: Tôi xin chia sẻ với anh Mặc Lâm và quí vị khán thính giả như thế này, thực chất chế độ cộng sản được xây dựng dựa trên bưng bít thông tin; Tạo ra một không gian truyền thông kín để định hướng dư luận xã hội; Và nó che dấu những việc làm sai trái của nó. Như vậy, việc mở rộng truyền thông và soi chiếu vào những sự kiện xã hội là khiến cho chính quyền công sản sợ nhất.

Hai tử huyệt của nó là những vấn đề Thác Bản Giốc, Ải Nam Quan hoặc là Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là những tử huyệt của cộng sản và họ sợ nhất khi mà truyền thông phơi bày những sự thật đó ra công luận. Bất kỳ một chính quyền nào khi mà đã bán rẻ lợi ích dân tộc thì người dân không bao giờ tin vào chính quyền đó nữa. Họ tìm mọi cách che đậy nhưng bây giờ thì bằng truyền thông tự do mạnh mẽ, tất cả những việc đó đã được phơi bày. Đó là điều họ sợ nhất.

Mặc Lâm: Xin được hỏi một câu hỏi riêng với anh: chúng tôi biết là anh sắp sửa có những cuộc gặp mặt đối với những vị dân biểu hay là nghị sĩ của Hoa Kỳ. Thông thường trong những cuộc gặp như vậy, anh sẽ phải điều trần những gì anh biết và anh sẽ đưa ra những yêu cầu của anh. Đặc biệt, lần này anh có nghĩ là anh sẽ đặt câu hỏi cho họ hay không?

Blogger Điếu Cày: Chắc có lẽ tôi sẽ phải đặt cho họ một câu hỏi. Như hồi nãy quí vị đã thấy rằng rất nhiều các tổ chức nhân quyền, các tổ chức quốc tế, các chính phủ cũng đều biết những sai phạm của Việt Nam trong quá trình điều hành đất nước. Đặc biệt, những vi phạm nhân quyền đã được báo cáo nhiều lần, đã được tường trình nhiều lần; Như vậy lần này sau khi tường trình trình tôi cũng muốn hỏi quí vị đại biểu quốc hội của Hoa Kỳ rằng quí vị sẽ làm gì sau khi quí vị nhận được tường trình của chúng tôi. Điều đó mới là quan trọng nhất vì đó là điều mà nhân dân Việt Nam và những nhà đấu tranh cho dân chủ của Việt Nam đang mong mỏi.

Mặc Lâm: Nhân nói về quốc hội thì xin quay về quốc hội Việt Nam chút xíu, đây là câu hỏi dành cho tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ:

Nếu đặt trường hợp ông là đại biểu quốc hội trong kỳ họp này và quốc hội đang có phiên chất vấn thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, câu hỏi ông đăt ra là gì, thưa ông?

TS Cù Huy Hà Vũ: Câu hỏi tôi đặt ra cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng như cho toàn bộ ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam và nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam:

Ban lãnh đạo nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lựa chọn biện pháp nào để giải thể cái chế độ độc tài của đảng Cộng sản Việt Nam - biện pháp hòa bình hay biện pháp bạo lực?

Mặc Lâm: Vâng, xin cảm ơn Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, xin cảm ơn Blogger - nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và xin cảm ơn quí vị đã theo dõi cuộc nói chuyện ngày hôm nay.

+++++++++++++++++++++
image005 

Nhà báo Lý Kiến Trúc diện kiến Hòa Thượng Quảng Độ ngày 17/5/2014 tại Thanh Minh Thiền Viện Sàigon. Ảnh VH

Đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2008 cho HT Quảng Độ và 4 điểm chính trị của GHPGVNTN

 BBC: "60 nghị sĩ quốc hội châu Âu đã ký tên vào hồ sơ đề cử Hoà thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hoá Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho giải Nobel Hòa bình năm 2008. Các dân biểu châu Âu nói họ đánh giá cao phương pháp bất bạo động của Hoà thượng Thích Quảng Độ để đạt mục tiêu dân chủ, nhân quyền và tự tôn giáo ở Việt Nam".

 4 điểm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, công bố năm 2001, như một tiến trình dân chủ hóa Việt Nam bằng tình nghĩa dân tộc và phương thức bất bạo động, nhằm chấm dứt tình trạng phân tranh, nghèo đói, suy kiệt của đất nước:

“Thứ nhất, CHXHCNVN phải phục hồi quyền sinh hoạt pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ;
“Thứ hai, hoàn trả Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tất cả các cơ sở chùa viện, văn hóa, giáo dục, từ thiện mà Nhà nước chiếm dụng sau năm 1975. Bước đầu, hoàn trả ngay cho Giáo hội hai cơ sở chính yếu là Việt Nam Quốc tự và Trung tâm Văn hóa Quảng Đức để Giáo hội có cơ ngơi đặt trụ sở cho Viện Tăng thống và Viện Hóa Đạo ;
“Thứ ba, đưa Giáo hội Phật giáo Việt Nam do Đảng và Nhà nước thiết lập năm 1981 ra khỏi Mặt trận Tổ quốc ; và
“Thứ tư, làm sáng tỏ cái chết của Cố Hòa thượng Thích Thiện Minh năm 1978”.

+++++++++++++++++++++++++
image006 

Nhà báo Lý Kiến Trúc diện kiến Thiền sư Nhất Hạnh ngày 15/9/2002 tại Tu viện Lộc Uyển Escondido, nam California. Ảnh VH

7 điểm đề nghị về chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo

16/07/2010

1. Nhà nước xác nhận ý muốn thực hiện sự tách rời giáo quyền ra khỏi chính quyền. Giáo quyền và chính quyền là hai lãnh vực riêng biệt không có quyền can thiệp vào nhau. Nhưng cả giáo quyền và chính quyền đều phải có đạo đức, nếu cả hai đều không muốn phá sản. Vì vậy tôn giáo có thể giúp cho chính trị và chính trị có thể giúp cho tôn giáo, nhưng cả hai bên đều phải theo luật pháp quốc gia. Bên tôn giáo có thể đóng góp tuệ giác và nhắc chừng về chiều hướng tâm linh đạo đức trong cả hai ngành lập pháp và hành pháp, bên chính trị có thể đóng góp ý kiến về sự suy thoái đạo đức trong tôn giáo và sự lạm dụng giáo quyền trong việc tìm cầu danh lợi và quyền bính, và yểm trợ cho tôn giáo trong những công tác giáo dục đạo đức và thực tập đưa tới lành mạnh hóa xã hội.Ngày xưa vua Lý Thái Tổ đã yểm trợ đạo Phật xây dựng cơ sở giáo hội, và thiền sư Vạn Hạnh đã chỉ bày thêm cho vua về các đường lối kinh tế, văn hóa, đạo đức và chính trị. Nhưng vua không chen vào để kiểm soát Phật giáo và thiền sư cũng không nhận trách vụ gì trong guồng máy chính trị.Nhà nước bảo đảm là từ nay các vị xuất gia sẽ không bị mời làm dân biểu quốc hội, trở nên thành viên hội đồng nhân dân các cấp và của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam hoặc trở nên đảng viên của bất cứ một đảng phái chính trị nào. Xen vào lãnh vực chính trị như thế các vị xuất gia sẽ phạm giới, làm mất uy tín của giáo đoàn Phật giáo và cũng làm cho chính quyền mang tiếng là sử dụng những vị ấy để kiểm soát tôn giáo. Từ nay các vị xuất gia sẽ không còn nhận huân chương của chính quyền. Vị cao tăng nào làm cố vấn giỏi, đề nghị được những biện pháp cụ thể lợi nước lợi dân thì chỉ có quyền nhận một chiếc y màu tím như các vị cao tăng quốc sư đời trước. 

2. Trong những năm qua đã có xảy ra nhiều điều đáng tiếc trong Phật giáo do những hiểu lầm, e sợ, nghi kỵ và vụng về gây ra . Những điều này đã gây khó khăn không ít cho nhà nước và cho cộng đồng Phật giáo. Nhà nước xin trân trọng chính thức kính mời tất cả các vị tôn túc trưởng lão trong cộng đồng Phật giáo làm cố vấn cho cả hai cơ quan lập pháp và hành pháp của nhà nước để giúp tháo gỡ những khó khăn đang có, hàn gắn những đổ nát, xây dựng lại tình huynh đệ trong cộng đồng Phật giáo và thiết lập truyền thông tốt với phía nhà nước. Danh sách các vị được mời: Hòa thượng Trí Quang, Trí Tịnh, Nhật Liên, Huyền Quang, Quảng Độ, Phổ Tuệ v.v... (xin thêm cho đủ ba miền). Nhà nước muốn lắng nghe liệt vị tôn túc trưởng lão về những vấn đề lớn có liên hệ tới cộng đồng Phật giáo. Các vị tôn túc có thể gặp gỡ nhiều tuần hoặc nhiều tháng bất cứ tại một địa điểm nào trong nước, có thời gian và không gian thoải mái để nghiên cứu và đưa ra những đề nghị và những giải pháp cụ thể. Nhà nước cam kết là không tìm cách gián tiếp hay trực tiếp ảnh hưởng tới tư duy và quyết định của chư vị tôn túc. Nhà nước mong liệt vị sẽ soi sáng cho nhà nước về những điểm sau đây: 

Pháp Lệnh về tôn giáo có những điểm nào tích cực cần phát triển và những điểm nào không phù hợp với tinh thần Phật giáo cần phải chỉnh lý? Xin cho các cơ quan lập pháp và hành pháp biết để tu bổ, hoàn thiện và nếu cần, các cơ quan lập pháp và hành pháp sẽ tham vấn lại với liệt vị trước khi tu bổ và hoàn thiện. 
Làm thế nào để hợp nhất hai giáo hội Phật giáo Việt Nam và Phật giáo Việt Nam Thống Nhất trong tình huynh đệ và đặt cộng đồng này ra ngoài ảnh hưởng của các vùng quyền lực chính trị trong nước và ngoài nước? Xin cho nhà nước biết, nhà nước có thể làm gì (và không nên làm gì) để yểm trợ cho sự phối hợp ấy. Sự có mặt của hai giáo hội sinh hoạt trong khuôn khổ luật pháp quốc gia không bị chi phối bởi chính trị là một sự kiện có thể chấp nhận và thực hiện được, nếu hai bên có điều kiện để ngồi xuống và nói hết cho nhau nghe về những khó khăn và những ước vọng của nhau. Nhà nước cần lắng nghe những khó khăn bên phía Phật giáo và bên phía Phật giáo cũng cần lắng nghe về những khó khăn mà nhà nước đang gặp phải. Không có gì mà ta không thể thực hiện được, nếu ta chịu ngồi xuống nói chuyện thành thật và thẳng thắn với nhau. 

3. Chính sách của nhà nước hiện thời để đối phó với các tệ nạn xã hội như tội phạm, mãi dâm, ma túy, trác táng và tham nhũng là xây dựng những tổ văn hóa, những thôn văn hóa, những khu phố văn hóa, v.v... Cố nhiên nhà nước đang kêu gọi mọi nỗ lực của nhân dân và tăng cường sự kiểm tra và trừng phạt, nhưng những phương tiện pháp trị ấy không đủ để đối trị được tận gốc những tệ nạn kia. Các giáo hội có chương trình đức trị gì cụ thể để giúp cha mẹ truyền thông được với con cái, vợ chồng truyền thông được với nhau, tái lập lại được hạnh phúc trong gia đình để tuổi trẻ khỏi phải đi tìm cầu quên lãng trong ma túy, rượu trà, trác táng, băng đảng, tội phạm? Ngôi chùa trong thôn xóm sẽ làm được gì để đóng góp và phục hồi nền tảng đạo đức và niềm tin xóm làng? 

4. Các giáo hội có thể làm được gì để giúp chấm dứt tình trạng lợi dụng trong nội bộ Phật giáo và nội bộ chính quyền ngoài sự kêu gọi hay phản đối? Nạn tham nhũng và tranh giành không phải chỉ có mặt trong đảng và trong chính trị mà cũng đang có mặt trong tôn giáo. Liệt vị tôn túc có những biện pháp cụ thể nào để giúp chấm dứt tình trạng hư hỏng của tăng ni sinh, của những vị xuất gia chỉ biết củng cố danh vọng và quyền hành, của những thành phần trong guồng máy hành chính các cấp? Chúng tôi cần tuệ giác của liệt vị, cũng như liệt vị có thể cần tới chúng tôi trong việc bảo hộ Phật pháp, ngăn chặn những thành phần thối nát không hành trì giới luật đang thao túng trong lãnh vực tôn giáo.


5. Nhà nước sẽ ra lệnh cho các ban ngành yểm trợ giới xuất gia bằng cách cấp phát hộ khẩu cho bất cứ vị xuất gia nào muốn gia nhập vào một tổ đình hay một tu học viện để tu học, không cần phải đi qua quá trình xin giấy tạm trú ba tháng, quá trình này trong quá khứ đã gây nên nạn tham nhũng trong cả hai giới giáo quyền và chính quyền. Nhà nước cam kết từ nay trở đi, thời hạn cấp phát hộ chiếu cho người xuất gia cũng là tối đa 21 ngày như những công dân Việt Nam khác, chứ không phải từ sáu tháng đến hai năm như trước. 

6. Chuyến về thăm và hành đạo của Thiền sư Nhất Hạnh và Phái đoàn Quốc tế Làng Mai tuy chưa chấm dứt nhưng đã đem lại rất nhiều hàn gắn, trị liệu, nuôi dưỡng và hạnh phúc cho Phật tử từ Nam, Trung, Bắc, hàn gắn được nhiều đổ vỡ, dựng lại được nhiều đổ nát và xây đắp được tình huynh đệ. Việc chư tăng Thừa Thiên đã đến tụng giới chung với nhau lần đầu ngày 22 tháng 2 năm 2005, sau hơn 10 năm trời tụng giới riêng đã đem lại hạnh phúc lớn lao cho cả các giới xuất gia và tại gia tại Thừa Thiên, cả trong nước và ngoài nước. Các buổi giảng diễn của Thiền sư, trong đó có buổi giảng tại Học Viện Hành Chính Quốc Gia, TP HCM, các buổi giảng do Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh, Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước Ngoài tổ chức và các khóa tu trong đó có khóa tu cho 1.200 người xuất gia tại chùa Hoằng Pháp, quận Hóc Môn, TP HCM và khóa tu cho 900 người xuất gia tại chùa Từ Hiếu, Huế đã giúp tháo gỡ rất nhiều tri giác sai lầm, nghi ngờ và sợ hãi. Nhà nước muốn được thấy các vị Hòa thượng Huyền Quang và Quảng Độ cũng được thoải mái làm các việc như thế, và bảo đảm quý vị có quyền di chuyển tự do, thuyết pháp và hành đạo trên mọi miền đất nước và sẽ tìm cách yểm trợ các vị. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một thực tại. Nếu quý hòa thượng muốn giáo hội này phục hoạt lại, điều này không phải là một việc khó. Việc khó là chúng ta phải ngồi lại với nhau để nói chuyện, để thiết lập lại truyền thông với nhau, để lắng nghe nhau, để thấy được những khó khăn của nhau và để cùng đi đến những quyết định chung có thể làm đẹp lòng cho cả hai phía. 

7. Bên phía nhà nước có Ban Tôn giáo của Chính phủ để yểm trợ cho tôn giáo, bên phía Phật giáo thì có Ban Tôn giáo liên hệ với thế quyền để yểm trợ cho bên nhà nước. Ban Tôn giáo của Chính phủ không có mục đích kiểm soát và điều khiển các tôn giáo mà chỉ để quán sát và đề nghị với các hàng giáo phẩm về những lạm dụng có thể xảy ra trong địa hạt tôn giáo và để biết được những gì nhà nước có thể làm để bảo vệ an toàn cho các cơ sở tôn giáo và yểm trợ cho giáo hội trong công tác xây dựng xã hội, lành mạnh hóa xã hội. Ban Tôn giáo liên hệ với thế quyền không có mục đích tham dự, cầu cạnh hoặc thao túng chính quyền mà chỉ để quán sát và cố vấn cho chính quyền về những phương pháp bài trừ lạm dụng, bất công, tham nhũng, có hại cho nhà nước, cho quốc gia và cho Phật giáo. 
(Bảy điểm này đã được thiền sư Nhất Hạnh trực tiếp trao cho thủ tướng Phan Văn Khải ngày 25.03.2005 - trang nhà Quảng Đức) 

09 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22610)
Trong thời kỳ George W Bush làm tổng thống, trong chiến dịch chống al-Qaeda của CIA - được biết dưới tên Rendition, Detention and Interrogation - khoảng 100 nghi phạm khủng bố đã bị giam giữ tại "những địa điểm đen" bên ngoài nước Mỹ. Những người này bị tra khảo bằng các hình thức như cho ngộp nước, đánh đập, chửi bới, giam ngoài trời lạnh và không cho ngủ.
07 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 22796)
Trả lời thắc mắc của cử tri quận Ba Đình, TBT Nguyễn Phú Trọng nói:“Còn xung quanh vấn đề biển Đông, có ý kiến nói là chúng ta mềm quá, phải kiên quyết hơn nữa. Vậy kiên quyết hơn thì phải làm thế nào? Đánh nhau chăng? Vấn đề không hề đơn giản... Còn phải rất lâu dài chứ không phải một trận mà xong”.*
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 25530)
Trong chuyến đi thăm và tìm hiểu về quần đảo Trường Sa, sau cuộc phỏng vấn nhân chứng cựu Đại Tá Hải Quân Vũ Hữu Lễ Thuyền trưởng tàu 505 dự trận Gạcma 1988, bổn báo Lý Kiến Trúc đã có dịp hỏi chuyện một giới chức cao cấp thuộc Bộ Ngoại Giao Việt Nam và được vị này cho biết: Năm 1988, theo tin tình báo,
02 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 21606)
Người con gái Việt Nam từ nay gắn liền với đỉnh Fansipan tên là Chu Thị Thảo, bộ hành lên tới 10,312 ft, kiên gan chịu đựng sự đau nhức của đôi chân bé bỏng, để không chỉ Yêu quê hương như đã yêu mình mà để gởi về nhân gian phía dưới, gởi về người tình hai tiếng "mình ơi"! Trăm năm đã có mấy ai là "hậu duệ" của Mẹ Âu Cơ lên núi Việt Nhìn mây trôi đang tìm về núi cao gởi xuống biển Lạc Long thông điệp của Tình Yêu? (VH)
26 Tháng Mười Một 2014(Xem: 33967)
Nhìn từ đỉnh đồi, tranh của họa sĩ Lê Phổ, đã được nhà Christie’s International bán đấu giá tại Hồng Kông hôm 22/11. Người bán bức tranh của ông là Patrick Lorenzi, một người Pháp sống ở Oslo. Ông của người này đã mua bức tranh khi là Thống sứ Bắc kỳ.
18 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20319)
Đa phần người xuất huyết não khó thoát chết sau vài giờ hay trễ lắm là ba ngày. Khi được hỏi về tình trạng của Sư Ông xảy ra hôm 11/11/2014 nhóm bác sĩ chuyên khoa tại bệnh viện Bordeaux đã không trả lời trực tiếp câu hỏi mà chỉ nói khéo một câu rằng : "Chúng ta không thể nào dự đoán được sức mạnh tâm linh của một con người". Theo kinh nghiệm lâm sàng, đa phần khó ai chịu nỗi một cơn xuất huyết não, nhưng cũng có những trường hợp không bị hôn mê và bình phục dần dần đi đến bình phục hoàn toàn.
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 46385)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 22608)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 23430)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 23953)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 21621)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 22650)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 29428)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 22479)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 21234)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 22199)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 21703)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 22741)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 23460)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.