1000 xe du lịch x 4 người một xe = 4000 "lính" Trung Quốc sẽ xuyên suốt Việt Nam

16 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 22614)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 17 DEC 2014
image002
Năm 1974, hạm đội Trung cộng từ đảo Phú Lâm (Hoàng Sa đông) tràn qua Hoàng Sa tây đánh trận hải chiến lừng danh với Hải quân VNCH, trận này VNCH hy sinh 74 chiến sĩ. Ảnh tư liệu

1
Năm 1979, ba trăm ngàn quân Trung cộng tràn qua biên giới đánh phá 6 tỉnh Việt Bắc khiến hàng triệu người dân điêu tàn, hàng chục ngàn bộ dội hy sinh bảo vệ lãnh thổ. Ảnh trên là một bộ đội VN đang tác chiến đến viên đạn cuối cùng ngay bên cạnh cột mốc Lạng Sơn 0 km. Người bộ đội này không biết còn sống hay đã chết. Ảnh tư liệu

image003
Năm 1988, Hải quân Trung cộng sau khi bắn chìm 2 tàu vận tải và tàn sát 64 thủy thủ VN. TC hoàn toàn làm chủ đảo đá Gạc Ma, một hải điểm cực kỳ quan trọng về chiến lược lẫn chiến thuật ở biển Trường Sa. Ảnh tư liệu

image004

Con đường từ ải Nam quan dẫn xuống đồng bằng Bắc Bộ. Ảnh tư liệu

image005
4000 người du lịch sẽ quan sát những địa điểm hiểm trở như ở Bái Đính vì sao núi rừng Việt Nam lại có thể đánh bại đoàn hùng binh phương Bắc. Ảnh LKT

image006
4000 "du lịch viên" sẽ đến nhìn cứ điểm đầu mũi trọng yếu ở đèo Hải Vân phóng ra Biển Đông. Ảnh tư liệu

image007
1000 xe du lịch sẽ leo lên đỉnh núi Sam Châu Đốc, núi Tà Lơn Hà Tiên, đảo Phú Quốc... miền đất cuối cùng của đất Việt. Ảnh LKT

image008

Và từ đỉnh núi Sam họ quan sát con kinh dưới chân núi làm ranh giới hai nước Việt-Miên Ảnh LKT

image009
Sông nước, chùa trên núi Hà Tiên.
Ảnh LKT

image010

Từ bãi biển Hà Tiên nhìn ra Phú Quốc.Ảnh LKT

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

TQ muốn VN cho 1.000 xe vào du lịch

BBC 15 tháng 12 2014


image011
Khách du lịch Trung Quốc ra nước ngoài ngày càng đông

Trung Quốc muốn Việt Nam cấp phép cho 1.000 xe ô-tô của họ đi qua biên giới vào Việt Nam đi du lịch khắp các tỉnh thành, báo chí trong nước đưa tin.

Hiện lời đề nghị này đang được các cơ quan hữu trách của Việt Nam cân nhắc và có tin Bộ Quốc phòng không đồng thuận.

Mặc dù Trung Quốc là một thị trường du lịch trọng điểm của Việt Nam, quan hệ giữa hai nước láng giềng nay đã xấu đi nhiều sau những căng thẳng trên Biển Đông.

‘Tỏa ra đi khắp Việt Nam’

Đề xuất này được thành phố Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc, đưa ra với Bộ Giao thông-Vận tải Việt Nam, nhân dịp sắp diễn ra hội chợ thương mại Trung Quốc-Asean trong tháng này.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn văn bản đề xuất này cho biết 1.000 xe với 1.500 người sẽ chia thành bảy tuyến tỏa ra đi du lịch gần khắp Việt Nam, trong đó có đoàn xuyên Việt đi các thành phố lớn.

Tờ báo này nêu một số lộ trình mà phía Trung Quốc muốn như Hà Nội-Hạ Long, Ninh Bình-Vinh, từ Lạng Sơn đến Đà Nẵng, từ Lạng Sơn đến Thành phố Hồ Chí Minh.

Ngoài ra đoàn xe Trung Quốc cũng quá cảnh Việt Nam để sang Lào, Campuchia, cũng theo Tuổi Trẻ.

Sau khi nhận được đề xuất này, Bộ Giao thông-Vận tải đã có công văn xin ý kiến các bộ ngành liên quan như Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch.

Báo mạng VnExpress dẫn lời ông Nguyễn Xuân Thủy, phó Vụ trưởng Vụ Vận tải, cho biết nếu các bộ ngành đều đồng thuận thì Bộ Giao thông-Vận tải sẽ làm việc với phía Trung Quốc để lên phương án di chuyển cho đoàn xe.

Về phần mình, ông Thủy được VnExpress dẫn lời nói ‘Bộ Giao thông-Vận tải ủng hộ trên quan điểm phát triển du lịch’.

"Về quan điểm phát triển du lịch thì Bộ Giao thông Vận tải ủng hộ, song với số lượng xe lớn như vậy thì có thể các bộ ngành không thống nhất", ông Thủy nói.

Bộ Quốc phòng nói không?

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng đã có công văn trả lời Bộ Giao thông-Vận tải rằng ‘không đồng tình việc xe du lịch Trung Quốc vào Việt Nam với số lượng lớn’, cũng theo tờ báo này. Tuy nhiên, BBC không có điều kiện kiểm chứng thông tin này.

Trao đổi với BBC, ông Phùng Trọng Hanh, Vụ phó Vụ Lữ hành thuộc Tổng cục Du lịch Việt Nam, cho biết cơ quan ông đã nghe Bộ Giao thông-Vận tải thông báo về vụ việc nhưng ‘chưa nhận được công văn’.

image012
Vịnh Hạ Long là điểm đến yêu thích của du khách Trung Quốc

“Theo cá nhân tôi thì cũng ủng hộ thôi, nhưng an ninh quốc phòng thì cũng phải trao đổi với Bộ Công an và Bộ Quốc phòng,” ông Hanh nói và cho biết một mình ngành du lịch ‘không thể quyết được’.

“Đoàn xe caravan du lịch không có vấn đề gì cả. Nhưng vào cấp tập nhiều thế thì phải tính toán phối hợp giữa các bộ ngành để quản lý,” ông nói.

Trên diễn đàn của BBC Việt ngữ trên mạng xã hội, đa phần các độc giả đều không đồng tình việc cho một đoàn xe đông đảo như thế của Trung Quốc vào Việt Nam du lịch.

“Tốt nhất là không cấp phép vì an ninh quốc gia phải đặt lên hàng đầu, không thể nhìn cái lợi trước mặt mà quên đi cảnh giác với người Trung Quốc,” Thành Hoàng viết.

Tuy nhiên, cũng có ý kiến cho rằng Việt Nam không nên từ chối một số lượng khách du lịch lớn như thế từ Trung Quốc.

“Tất nhiên là nên cho vào. Việt Nam cũng giống như các nước khác luôn hiếu khách ngay cả với khách Trung Quốc. Vấn đề còn lại là Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch tổ chức đón và phục vụ ra sao mà thôi,” Man Linh Dao viết./

03 Tháng Hai 2017(Xem: 12187)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13089)
Tư tưởng "Người Mỹ trên hết" và chống toàn cầu hóa của Tổng thống Donald Trump đang tạo thêm cơ hội cho sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc.
03 Tháng Hai 2017(Xem: 13232)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm nhập cảnh công dân 7 nước Hồi giáo, tại bộ Quốc Phòng
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 13819)
- Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ 'đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó'. - Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang 'tuyên chiến'. - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan" trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh "tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 13230)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13005)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13955)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31404)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14919)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14377)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14864)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13490)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14699)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.