Vớt được 3 hay 40/162 thi thể từ QZ8501 đâm xuống eo biển Karimata?

30 Tháng Mười Hai 201412:00 SA(Xem: 18400)
“NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 31 DEC 2014

image001
Nghệ sĩ Ấn Độ Sudarsan Pattnaik chỉnh sửa những nét cuối cùng cho tác phẩm điêu khắc trên cát của mình về hai chiếc máy bay mất tích, QZ8501 của hãng AirAsia và MH370 của Malayasia Airlines, trên Bãi biển Golden Sea ở Puri, khoảng 65 km về phía đông thành phố Bhubaneswar, Ấn Độ. (Ảnh từ VOA)

+++++++++++++++++++++++

image005

'QZ8501: Mảnh vỡ 'của phi cơ mất tích'

image012

Giới chức Indonesia đính chính chỉ mới tìm được ba thi thể, chứ không phải 40 người như hải quân nói ban đầu.

Đây là thông báo mới nhất của người đứng đầu nhóm tìm kiếm Indonesia, Bambang Soelistyo.

Chính quyền Indonesia xác nhận những thi thể và mảnh vỡ tìm thấy trên biển Java ngoài khơi Borneo đúng là của chiếc phi cơ QZ8501 thuộc hãng hàng không AirAsia bị mất tích hôm Chủ Nhật, một tuyên bố của AirAsia nói.

Giám đốc điều hành AirAsia, Tony Fernandes nói trong tuyên bố rằng ông "cảm thấy tan nát" và ưu tiên hàng đầu của ông vào lúc này là gia đình các nạn nhân.

Chiếc máy bay Airbus A320-200 chở theo 162 người khởi hành từ Surabaya của Indonesia tới Singapore đã biến mất hôm Chủ Nhật.

Các dấu vết được phát hiện vào hôm thứ ba sau khi máy bay mất tích.

Phát ngôn nhân của hải quân nói rằng các nhân viên cứu hộ "hiện rất bận" với chiến dịch tìm và trục vớt xác máy bay.

Tuyên bố cho hay các thi thể được tìm thấy ở eo Karimata, phía tây nam của Pangkalan Bun thuộc tỉnh Borneo, miền trung Kalimantan.

Ông Fernandes nói: "Tôi có cảm giác tan nát cùng cực. Đây là thời điểm vô cùng khó khăn cho tất cả chúng tôi tại AirAssia trong lúc đang chờ đợi có thêm tin tức về diễn biến tìm kiếm và cứu hộ, nhưng mối ưu tiên đầu tiên của chúng tôi vào lúc này là tình hình gia đình những người có mặt trên chuyến bay QZ8501."

Tuyên bố nói các thân nhân sẽ được chăm sóc và một trung tâm điện thoại khẩn cấp đã được thiết lập để cung cấp thông tin theo yêu cầu./

++++++++++++++++++++++++++

Tìm được ít nhất 40 thi thể nạn nhân máy bay AirAsia

image008
Các bộ phận máy bay và một chiếc vali được tìm thấy trôi trên mặt nước gần khu vực tìm kiếm máy bay AirAsia tại căn cứ không quân Indonesia ở Pangkalan Bun, ngày 30/12/2014.

Các giới chức Indonesia đã thu hồi được ít nhất 40 thi thể ngoài khơi gần đống đổ nát của chiếc máy bay chở khách AirAsia bị rơi trong một cơn bão ngày Chủ nhật.

Truyền hình địa phương ngày thứ ba chiếu cảnh máy bay trực thăng cứu hộ kéo các thi thể ra khỏi biển Java, khoảng 160km ngoài khơi bờ biển của đảo Borneo.

Gia đình của 162 người trên chuyến bay AirAsia 8501 đã òa khóc và ôm lấy nhau sau khi nhìn thấy những hình ảnh của các thi thể trôi nổi không mặc áo phao, và đống đổ nát.

Đến đêm, lực lượng cứu hộ chỉ thu hồi được 1/4 thi thể những người trên khoang. Không tìm được ai sống sót trong số các phi hành đoàn hoặc hành khách.

Chuyến bay QZ 8501 chở 162 hành khách và phi hành đoàn bay được nửa chặng đường của tuyến bay từ thành phố Surabaya của Indonesia đến Singapore khi bị biến mất vào sáng Chủ nhật.

Trước đó phi công đã yêu cầu các nhân viên kiểm soát không lưu cho phép bay lên cao khoảng 1.800 mét để tránh bão. Một viên chức Bộ Giao thông Indonesia cho biết yêu cầu bị từ chối vì một chiếc máy bay khác đang bay trong vùng. Nhân viên kiểm soát không lưu sau đó đã mất liên lạc với máy bay.

Các hành khách trên chuyến bay gồm 149 người Indonesia, 3 người Nam Triều Tiên, 1 người Anh, một người Malaysia và 1 người Singapore. Phi hành đoàn gồm 6 người Indonesia và một phi công phụ người Pháp./ (theo VOA 30.12.2014)

image011

image012

image014

image016
Gia đình của hành khách trên chuyến bay AirAsia 8501 òa khóc sau khi nhìn thấy những hình ảnh của các thi thể trôi nổi không mặc áo phao trên truyền hình, ngày 30/12/2014.

++++++++++++++++++++++++++++++

QZ8501 gặp nạn vì hiện tượng “góc quan tài”?

Những thi thể đầu tiên của các nạn nhân trên máy bay QZ8501 đã được tìm thấy, song nguyên nhân gây ra vụ tai nạn thảm khốc này vẫn còn là bí mật.

Nhiều phán đoán cho rằng, máy bay QZ8501 của hãng hàng không AirAsia đã gặp nạn vì hiện tượng “góc quan tài” giống như máy bay Airbus A330 mang số hiệu 447 của hãng Air France gặp nạn ở Brazil năm 2009.

image017

Vị trí xảy ra tai nạn của QZ8501. 

Theo thông tin được các cơ quan hữu quan cung cấp, trước khi chiếc máy bay gặp nạn, phi công của chiếc QZ8501 đã liên lạc với đài kiểm soát không lưu Indonesia đề nghị tăng độ cao của máy bay và rẽ trái để tránh một vùng thời tiết phức tạp.

Thế nhưng, chỉ vài phút sau, chiếc máy bay bất ngờ biến mất trên màn hình radar của đài kiểm soát không lưu Jakarta.

Các chuyên gia ngành hàng không cho rằng, việc tăng độ cao lên mức trần cho phép của máy bay sẽ dẫn tới hiện tượng “góc quan tài” (Q corner) khiến máy bay bị “khựng” lại và rơi xuống theo chiều thẳng đứng. Đây có thể là lý do dẫn đến vụ tai nạn của chiếc máy bay QZ8501.

Theo đó, khi máy bay càng bay lên cao, không khí càng loãng trong khi diện tích cánh không đổi, khiến máy bay phải bay nhanh hơn để cánh có đủ lực nâng. Bay quá chậm, máy bay sẽ rơi.

Tuy nhiên nếu bay nhanh, lượng không khí trôi qua cánh sẽ đạt tốc độ gần hoặc cao hơn tốc độ âm thanh (trong khi máy bay vẫn bay ở tốc độ dưới âm thanh).

Ở tốc độ này, các sóng chấn động hình thành từ va chạm giữa luồng không khí với bề mặt cánh sẽ có xu hướng đẩy mũi máy xuống đất. Bay quá nhanh, máy bay sẽ cắm thẳng đầu xuống biển.

Tại các độ cao lớn, khoảng cách giữa hai thời điểm tốc độ quan trọng này càng thu hẹp dần. Và tại độ cao mà hai thời điểm này gặp nhau, máy bay sẽ mất kiểm soát và cắm đầu xuống biển. Người ta gọi hiện tượng này là “góc quan tài”.

image019
Mô tả về hiện tượng "góc quan tài" (Q Corner hoặc Coffin Corner)

Vào năm 2009, chiếc máy bay Airbus A330 mang số hiệu 447 của hãng Air France cũng được cho là gặp tai nạn do hiện tượng “góc quan tài” này.

Chiếc máy bay Airbus A330 của Pháp cũng đã tăng vọt độ cao khi gặp sự cố trong điều kiện mưa bão trước khi mất kiểm soát và đột ngột rơi xuống biển hôm 1/6.

Một số chuyên gia cũng cho rằng, quyết định tăng độ cao của QZ8501 cũng làm tăng nguy cơ “va chạm” với những cơn bão hình thành ở độ cao 12.000 mét vốn rất nguy hiểm.

Dù tối tân đến đâu, không chiếc máy bay nào có thể bay qua những đám mây bão cực lớn bên trong tâm của những cơn bão. Những luồng gió thẳng đứng tại khu vực này có thể gây ra sức hủy diệt đối với cả những chiếc máy bay lớn nhất.

Thực tế, các radar thời tiết hiện đại ngày nay có thể giúp phi công bay vòng qua các cơn bão. Tuy nhiên, nhiều hãng hàng không giá rẻ đã buộc phải cắt giảm tính năng hiện đại này để đảm bảo lợi nhuận và không loại trừ AirAsia cũng làm điều này.

Hiện tại, những thi thể đầu tiên của các nạn nhân trong vụ tai nạn của chiếc máy bay QZ8501 đã được tìm thấy. Tuy nhiên, nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn thảm khốc này có lẽ vẫn cần có thời gian để tìm câu trả lời.

theo L.V (Tổng hợp)

Máy bay AirAsia lại vừa trượt ra ngoài đường băng

Chiều tối nay (30/12), một máy bay của AirAsia Philippines từ Manila đã trượt ra ngoài đường băng ở sân bay quốc tế Kalibo tại Aklan, do thời tiết xấu.

image020
Hành khách được yêu cầu rời khỏi máy bay bằng thang trượt khẩn cấp

Mạng tin Rappler và hãng tin BBC cho hay, chuyến bay Z2 272 của AirAsia dự định khởi hành vào lúc 15h10 chiều 30/12 (giờ địa phương), nhưng sau đó đã bị trễ gần 2 giờ.

Chuyến bay này đã kết thúc với màn hạ cánh khó khăn. Động cơ bị tắt ngay lập tức và hành khách được thông báo mang theo hành lý, rời khỏi máy bay bằng thang trượt khẩn cấp. Các hành khách đã được đưa tới ga đón khách tại Kalibo.

Khi được hỏi điều gì đã xảy ra, một nhân viên trên chuyến bay nói rằng là do gió mạnh.

Trong một thông báo, AirAsia Philippines cho hay, hãng xác nhận "chuyến bay Z2 272 từ Manila đã bị trượt ra ngoài đường băng ở sân bay quốc tế Kalibo vào lúc 17h43 (giờ địa phương) trong lúc hạ cánh. Toàn bộ 153 hành khách và phi hành đoàn đã xuống máy bay an toàn, không ai bị thương".

"Toàn bộ hành khách hiện ở tại một khách sạn và được nhân viên AirAsia giúp đỡ", thông báo cho biết thêm.

Thanh Vân

10 Tháng Tư 2016(Xem: 16212)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16186)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17452)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21361)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14813)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13500)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20424)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16591)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13011)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13491)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14023)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14582)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15197)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16962)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14492)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15376)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14350)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.