TQ xây phi - hải cảng, hỏa điểm "phòng thủ quân sự" trên quần đảo Trường Sa

21 Tháng Tư 20157:08 CH(Xem: 16079)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 22 APRIL 2015
Mỹ-Nhật sẽ tăng cường hợp tác ở Biển Đông để răn đe Trung Quốc

30/03/2015,

(An ninh quốc tế) - Theo Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông, Mỹ sẽ triển khai 4 tàu chiến ở Singapore.
blank
Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David B. Shear là cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam

Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc dẫn trang mạng Đài phát thanh VOA Mỹ ngày 28 tháng 3 đưa tin, ngày 27 tháng 3 tại Washington, Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách các vấn đề an ninh châu Á-Thái Bình Dương, ông David B. Shear cho biết, Mỹ và Nhật Bản sẽ tăng cường xây dựng và phối hợp năng lực ở Biển Đông. Ông nhấn mạnh, đồng minh Mỹ-Nhật vẫn là nền tảng của hòa bình và ổn định khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Theo bài báo, ông David B. Shear đã có bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington. Có người hỏi ông: “Đồng minh Mỹ-Nhật hoặc Nhật Bản có thể đóng vai trò gì ở Biển Đông?”. Vị quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ này cho biết: “Tôi luôn nói, đồng minh Mỹ-Nhật rất quan trọng đối với hòa bình và ổn định của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, điều tôi nói không chỉ là Đông Bắc Á, mà còn có Đông Nam Á và Biển Đông”.

Ông cho rằng, Mỹ và Nhật Bản không chỉ sẽ tăng cường xây dựng năng lực đối tác hợp tác ở xung quanh Biển Đông, hơn nữa sẽ tăng cường phối hợp ở khu vực đó.

David B. Shear cho biết, Mỹ đã cùng các đồng minh ở Đông Nam Á tăng cường năng lực ở Biển Đông. Để tăng cường an ninh của khu vực này, Mỹ sẽ điều 4 tàu chiến tới triển khai Singapore vào năm 2018. Có nhà phân tích cho rằng, việc làm này của Mỹ nhằm tăng cường vai trò ảnh hưởng quân sự ở châu Á, uy hiếp ảnh hưởng và dã tâm không ngừng mở rộng của Trung Quốcở Biển Đông.
blank
Tư lệnh Hạm đội 7 Mỹ Robert Thomas gần đây đề nghị Nhật Bản mở rộng tuần tra trên không tới Biển Đông, đồng thời đề nghị ASEAN thành lập lực lượng trên biển tuần tra Biển Đông – những lời kêu gọi này làm Trung Quốc rất bực tức.

Bài phát biểu của ông David B. Shear chủ yếu xoay quanh phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật sắp sửa đổi. Ông nói, phương hướng hợp tác phòng vệ sau sửa đổi sẽ giúp cho Mỹ-Nhật có thể ứng phó linh hoạt hơn các thách thức mới và mở rộng hợp tác trong các vấn đề toàn cầu. Ông còn cho biết, phương hướng hợp tác phòng vệ Mỹ-Nhật mới hoàn toàn phù hợp với việc triển khai chiến lược “tái cân bằng” châu Á của Mỹ.

Cùng ngày, Phó chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Masahiko Komura cũng phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế, cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của đồng minh Mỹ-Nhật đối với hòa bình và ổn định của châu Á-Thái Bình Dương.

Masahiko Komura còn phê phán Trung Quốc không minh bạch trên phương diện tăng cường quân bị và các động thái quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông.

Masahiko Komura từng làm Ngoại trưởng và Bộ trưởng Quốc phòng, ông cho hay, các động thái này của Trung Quốc đã phá hoại cân bằng của châu Á, Mỹ “tái cân bằng” ở châu Á, bạn bè của Mỹ cũng cần cân bằng.

Ngoài ra, theo hãng tin Kyodo ngày 27 tháng 3, phó Chủ tịch Đảng Tự do Dân chủ (LDP) Nhật Bản Masahiko Komura chiều ngày 27 tháng 3 phát biểu tại Washington, nói về pháp chế bảo đảm an ninh mới và công tác sửa đổi phương hướng hợp tác phòng vệ Nhật-Mỹ tiến hành vào cuối tháng 4 tới, nhấn mạnh, dự tính mở rộng phạm vi hợp tác của Quân đội Mỹ và Lực lượng Phòng vệ tới toàn cầu.
blank
Hạm đội liên hợp Mỹ-Nhật tập trận chung (ảnh tư liệu)

Masahiko Komura còn đề cập tới ý nghĩa chuyến thăm Mỹ vào hạ tuần tháng 4 tới của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, cho rằng, chuyến thăm này sẽ “khẳng định với trong và ngoài nước về việc đồng minh Nhật-Mỹ phát triển lên cấp độ mới”.

Tờ “Yomiuri Shimbun” Nhật Bản ngày 28 tháng 3 còn cho biết, ngày 27 tháng 3, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Bồ Đào Nha Pedro Passos Coelho đang ở thăm Nhật Bản đã tổ chức hội đàm, đạt được đồng thuận về việc Lực lượng Phòng vệ tham gia vào huấn luyện trên biển của NATO với tư cách quan sát viên, thời gian huấn luyện từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2015. Hai bên cũng đã đạt được nhất trí về các vấn đề hợp tác trên biển như tăng cường hợp tác chống cướp biển.

(Theo Giáo Dục)

+++++++++++++++++++++++++

Aquino: 'VN chủ động đề nghị đối tác chiến lược'

BBC 20/4/15
blank
Tổng thống Banigno Aquino nói Việt Nam chủ động muốn lập quan hệ đối tác chiến lược

Tổng thống Philippines tiết lộ đề nghị thiết lập 'đối tác chiến lược' nhằm đối phó với Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo đến từ phía Việt Nam.

Trong thời gian qua, nhiều ý kiến cho rằng đó là sáng kiến của Manila, vốn vẫn luôn có lập trường cứng rắn trước Trung Quốc.

Tuy nhiên trong cuộc trả lời phỏng vấn với tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (South China Morning Post - SCMP), được đăng hôm 20/4, ông Benigno Aquino cho biết yêu cầu này đến từ phía Việt Nam.

Ông nói hiện hai phía vẫn chưa xác định rõ thời điểm ký kết thỏa thuận.

"Trên thực tế chúng tôi đang định hình mối quan hệ đó ... và đang đàm phán các chi tiết cụ thể," ông nói.

Tổng thống Philippines cũng cho rằng quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam sẽ tạo điều kiện cho hai nước "có thêm không gian để đối thoại một cách thích đáng" về những "tuyên bố chủ quyền chồng chéo", thay vì phản ứng dựa trên những lợi ích quốc gia riêng biệt.

Trước đó, giới chức Việt Nam và Philippines đã có cuộc gặp hồi đầu năm nay và đã ra thông cáo chung trong đó bày tỏ quan ngại trước hoạt động cải tạo các bãi đá trên quy mô lớn của Trung Quốc tại Biển Đông.

Trong bài phỏng vấn với SCMP, ông Aquino cũng nói nếu có dịp, ông sẽ đề nghị Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình 'thử đặt mình vào vị trí các nước Đông Nam Á, như Philippines hay Việt Nam'.

"Hãy thử đặt mình vào vị trí của chúng tôi ... và tự hỏi ông sẽ đáp lại những thách thức trên Biển Nam Trung Hoa như thế nào," ông Aquino nói trong cuộc phỏng vấn.

"Có như vậy, chúng ta mới có thể hy vọng xây dựng một mối quan hệ tốt hơn, nhất là trong bối cảnh tranh chấp hiện nay."

Tổng thống Philippines nói việc đưa Trung Quốc ra các tòa quốc tế là cách tốt để Bắc Kinh cảm thấy 'tác động xấu' về mặt dư luận kể cả khi họ không chấp nhận các phán quyết quốc tế về biển đảo.

Tại Philippines đang dấy lên lo ngại về công tác xây đảo của Trung Quốc ở Trường Sa, có điểm chỉ cách vùng dân cư Philippines 25 km.

Ông Aquino coi đây là vấn đề 'xấu đi chưa từng có' trong quan hệ Philippines - Trung Quốc.

'Kẻ bề tôi'

Trong một diễn biến khác, tờ Hoàn cầu Thời báo, trực thuộc Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, hôm 21/4 đã đăng tải bài xã luận gọi Philippines là 'đầy tớ' của Hoa Kỳ.

Bài viết được đăng tải chỉ một ngày sau khi Philippines bắt đầu đợt tập trận kéo dài 10 ngày với Hoa Kỳ và Úc.

"Trong tất cả những nước có tranh chấp chủ quyền trên Nam Hải, Philippines là nước có nhiều thủ đoạn nhất, nhưng sẽ không có thủ đoạn nào phát huy hiệu quả", bài viết có đoạn.

"Không ai tin rằng Trung Quốc có thể bị lừa phỉnh để đi đến thỏa hiệp, trong lúc những nước khác phô trương sức mạnh quân sự của mình."
"Chúng ta sẽ chỉ phá lên cười khi tưởng tượng cảnh binh sỹ Philippines bám theo quân Mỹ."

Bài xã luận cũng nhạo báng khả năng quốc phòng của Philippines: "Dù là một tên đầy tớ bé nhỏ xinh xắn của Hoa Kỳ trong nhiều năm qua, Manila chỉ có được trong tay một số ít vũ khí đã qua sử dụng và sự tưởng tượng sáo rỗng về an ninh, huống hồ bất cứ sự cải thiện nào đối với khả năng chiến đấu của quân đội nước này."

Hôm 17/4, Tổng thống Philippines được Reuters dẫn lời nói trước báo giới cảnh báo rằng hoạt động nới đảo của Trung Quốc là 'vấn đề của toàn cầu'.

"Chúng ta cứ nghĩ rằng tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa chỉ là vấn đề trong khu vực", ông nói.

"Tuy nhiên, đây là vấn đề của toàn cầu, vì 40% lượng hàng hóa giao thương của cả thế giới đi qua vùng biển này".

Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trước đó đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đang dùng 'tầm vóc và sức mạnh' của mình để lấn át các nước nhỏ hơn trên Biển Đông.

Tuy nhiên Trung Quốc khẳng định hành động trên là hợp pháp.

++++++++++++++++++++++++

Học giả TQ: Việt Nam, Philippines có hợp sức cũng không ngăn nổi Bắc Kinh?!

Hồng Thủy

21/04/15 07:04

Thảo luận (8)

(GDVN) - Viên học giả Trung Quốc này cho rằng, vị thế của Việt Nam để đối phó với (sự bành trướng của) Trung Quốc ở Biển Đông cũng đã "suy yếu" vì tầm quan trọng...
blank
Hình minh họa. Ảnh: DW/DPA.

South China Morning Post ngày 20/4 đưa tin, Việt Nam và Philippines đang nỗ lực xây dựng quan hệ đối tác chiến lược trong lúc Trung Quốc ngày càng leo thang trên Biển Đông. Nhưng giới phân tích cho rằng nỗ lực này của 2 nước sẽ không ngăn nổi Bắc Kinh tăng cường sự hiện diện (bành trướng) trên vùng biển này.

Tuy nhiên Trung Quốc sẽ vẫn thận trọng với việc các nước láng giềng trong khu vực quan hệ chặt chẽ hơn với các đối thủ chiến lược của Bắc Kinh, đó là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Nói với South China Morning Post trong một cuộc phỏng vấn độc quyền, Tổng thống Aquino cho biết Philippines và Việt Nam đang nỗ lực tăng cường quan hệ hợp tác. Ông cũng liên tục báo động việc Trung Quốc xây dựng sân bay, căn cứ quân sự phi pháp trên đảo nhân tạo trái phép ở  Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).

Năm ngoái Aquino đã khiến Bắc Kinh tức giận khi ông nói rằng, thất bại của cộng đồng quốc tế trong việc giúp Philippines chống tham vọng bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc ở Biển Đông cũng giống như phương Tây quay lưng với Tiệp Khắc trong cuộc chiến chống phát xít Đức năm 1938.

Hứa Lợi Bình, một giáo sư nghiên cứu ngoại giao khu vực Đông Nam Á thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc nói rằng, Bắc Kinh sẽ không xem bất kỳ hợp tác nào giữa Việt Nam và Philippines đủ sức thách thức vị trí của Trung Quốc. "Việt Nam và Philippines cũng có yêu sác chủ quyền đối với Trường Sa. Trong trường hợp này, đó là khó khăn để Việt Nam và Philippines kết hợp mạnh mẽ", ông Bình nhận định.

Viên học giả Trung Quốc này cho rằng, vị thế của Việt Nam để đối phó với (sự bành trướng của) Trung Quốc ở Biển Đông cũng đã "suy yếu" vì tầm quan trọng của mối quan hệ thương mại với Bắc Kinh để tiếp tục phát triển kinh tế.
blank
Ông Hứa Lợi Bình, ảnh: VOV/Talk Vietnam.

Trương Minh Lượng, một chuyên gia về các vấn đề Đông Nam Á đại học Kỵ Nam cho rằng, sự hợp tác giữa Việt Nam với Philippines sẽ khiến Bắc Kinh phiền lòng, nhưng trọng tâm của Trung Quốc lại là sự hiện diện của Hoa Kỳ và Nhật Bản ở Biển Đông. Nhật đã sử dụng ảnh hưởng của mình thuyết phục G7 lên tiếng phản đối dùng vũ lực, dọa dùng vũ lực cản trở tự do, an ninh hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Lý Minh Giang, một giáo sư từ trường Rajaratnam ở Singapore cho rằng, Bắc Kinh sẽ không dừng công việc cải tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, nhưng sẽ cảnh giác với phản ứng của các quốc gia khác trong khu vực như Malaysia và Brunei. Quá nhiều căng thẳng sẽ khiến các nước Đông Nam Á chào đón Mỹ và Nhật Bản, Bắc Kinh thì không muốn điều này.

Tạp chí The Week ngày 20/4 cũng đưa ra bình luận, dù xét theo tiêu chuẩn nào thì hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông cũng là không thể chấp nhận được. Bắc Kinh đã chiếm thế chủ động và huy động tất cả các thủ đoạn "vũ lực ngắn hạn" để có được những gì họ muốn. Điều này khiến các nước láng giềng cảm thấy khó đối phó.

The Week cho rằng các quốc gia láng giềng bị ảnh hưởng cần hợp tác với nhau và chung sức với Ấn Độ, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Một mặt trận thống nhất sẽ là xương sống cho các quốc gia yếu hơn và Bắc Kinh sẽ khó khăn hơn so với khi trả đũa 1 quốc gia đơn lẻ.

Các đảo nhân tạo Trung Quốc xây (bất hợp pháp) ở Biển Đông không phải lý do đủ lớn để bắt đầu một cuộc chiến tranh, nhưng nó là vi dụ về một thủ đoạn cao tay và thách thức người khác. Nếu thành công, nó sẽ còn dẫn đến những hành vi hiếu chiến hơn nữa. Bắc Kinh cần phải biết rằng những hành động đơn phương đều có hậu quả, tốt nhất hãy "chơi đúng luật"./

+++++++++++++++++++++++++++++

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì “đá hóa đảo” của Trung Quốc

Đông Bình (nguồn Đài tiếng nói Đức)

29/03/15

 (GDVN) - Theo báo Đức, ở Biển Đông, Tập Cận Bình muốn gì thì ông ta sẽ lấy cái đó. Trong ý thức của ông ta, Biển Đông là thứ thuộc về ông ta.
blank
Hình ảnh minh họa trên báo Đức (nguồn dw.de)

Philippines: vấn đề Biển Đông mấu chốt nằm ở "đường chín đoạn"

Đài tiếng nói nước Đức vừa có bài viết cho rằng, về vấn đề chủ quyền đảo đá ở Biển Đông, tuần này, Philippines và Trung Quốc lại diễn ra một cuộc khẩu chiến lớn. Philippines trước hết tuyên bố sẽ quay trở lại sửa chữa công trình sân bay trên đảo Thị Tứ (thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam), Bộ Ngoại giao Trung Quốc sau đó bày tỏ "quan ngại nghiêm trọng" đối với vấn đề này. Bộ Ngoại giao Philippines phản hồi: so với hành động lấn biển quy mô lớn của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp, Philippines sửa chữa sân bay thực ra không thể đánh đồng.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose vào thứ Bảy nói rằng, việc Trung Quốc trước đó công kích Philippines khôi phục thi công trên đảo ở Biển Đông "sẽ không ảnh hưởng tới vấn đề thực sự trên Biển Đông". Theo Charles Jose, vấn đề thực sự của Biển Đông nằm ở "đường chín đoạn" (đường lưỡi bò) do Trung Quốc vẽ ra một cách bất hợp pháp (tức là vẽ bậy vẽ bạ).

"Đường chín đoạn" ban đầu do Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc công bố vào năm 1947, khi đó gọi là "đường 11 đoạn", tức là trên bản đồ sử dụng 11 đoạn đường ảo để đưa khoảng 90% diện tích Biển Đông vào bản đồ Trung Quốc. Việc phân định ranh giới của bản đồ này cũng cơ bản là kế thừa của Chính phủ Trung Quốc sau này.

Bộ Ngoại giao Philippines vào thứ Bảy tái khẳng định, Philippines "có chủ quyền" đối với vùng biển tranh chấp, nước này có kế hoạch sửa chữa công trình quân sự trên đảo, đá ngầm "không thể đánh đồng với hoạt động lấn biển quy mô lớn của Trung Quốc, hành vi của Trung Quốc vừa vi phạm luật pháp quốc tế, cũng đã làm trầm trọng thêm tình hình căng thẳng khu vực này một cách không cần thiết".
blank
Hình ảnh minh họa trên báo Đức về khu vực Biển Đông (nguồn dw.de)

Các học giả địa chất cho rằng, đáy biển Biển Đông tàng trữ tài nguyên dầu khí phong phú; vùng biển này cũng là tuyến đường hàng hải quốc tế quan trọng, hàng năm tổng kim ngạch hàng hóa vận chuyển trên 5.000 tỷ USD. Ngoài Trung Quốc và Philippines, Brunei, Malaysia, Việt Nam và Đài Loan cũng đều tuyên bố có chủ quyền đối với toàn bộ hoặc một phần đảo, đá ngầm Biển Đông. Tranh chấp lãnh thổ Biển Đông cũng là vấn đề nóng lâu dài của khu vực châu Á-Thái Bình Dương, tạo ra mối đe dọa đối với sự ổn định khu vực.

Vào thứ Sáu, Trung Quốc thông qua phát ngôn viên ngoại giao của họ có tên là Hoa Xuân Oánh cho rằng, họ "quan ngại nghiêm trọng" về việc Philippines có kế hoạch tu sửa đường băng sân bay trên đảo Thị Tứ. Hoa Xuân Oánh nói, quyết định của Philippines "không chỉ chà đạp chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc, mà còn lộ ra bản chất đạo đức giả của Philippines" - giọng chửi bới thường thấy của một số quan chức ngoại giao "nước lớn".

Năm 2014, Philippines đã chấm dứt công tác tu sửa đường băng đảo Thị Tứ, lo ngại công trình này sẽ gây ảnh hưởng bất lợi đối với vụ kiện trọng tài quốc tế của nước này. Năm 2013, Philippines đã kiện Trung Quốc lên Tòa án trọng tài quốc tế ở La Hay, Hà Lan, cho rằng, yêu sách "đường chín đoạn" của Trung Quốc đã vi phạm "Công ước Liên hợp quốc về Luật biển", đồng thời yêu cầu trọng tài phân xử. Tòa án trọng tài có thể sẽ đưa ra phán quyết vào đầu năm 2016. Trong khi đó, Trung Quốc từ chối tham gia vụ kiện, cho rằng chủ trương của Philippines "thiếu căn cứ pháp lý".

Quyền lợi của Việt Nam sẽ không mất đi vì “đá hóa đảo” phi pháp của Trung Quốc

Trên Đài tiếng nói nước Đức mấy ngày qua còn có một bài viết khác, cho rằng, những năm gần đây Trung Quốc đang bành trướng mạnh mẽ trên Biển Đông; Bắc Kinh đang thông qua mở rộng đảo nhân tạo để nhấn mạnh yêu sách lãnh thổ (phi pháp) của họ đối với "vùng biển tranh chấp".
blank
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp sân bay, bến cảng ở đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (nguồn dw.de)

Theo các nguồn tin như tờ "Jane's Defense Weekly" Anh, Trung Quốc đang mở rộng đảo nhân tạo nhanh chóng ở vùng biển quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Ảnh chụp vệ tinh mới nhất cho thấy, công trình trên đá ngầm Gaven trong một năm nhanh chóng mở rộng, đã tăng mới một bãi đáp máy bay trực thăng, một con đê dài, một đoạn khác của đê là một đảo nhân tạo mới xây vào tháng 3 năm 2014.

Trong khi đó, ở đá ngầm Tư Nghĩa, gần đây đã tăng thêm 2 bến tàu, một bãi đáp trực thăng và 1 công trình bê tông... Trên đá Chữ Thập, cách đây không lâu vẫn chỉ có một công trình xây dựng nhỏ; nhưng từ năm 2014, thông qua lấn biển, bồi đắp (phi pháp), hiện nay diện tích đá ngầm này đã đủ để thi công đường băng máy bay và bến tàu. Hơn nữa 2 công trình này rõ ràng đang được thi công (phi pháp).

Mỹ cho rằng, trong 2 - 3 năm qua, diện tích lấn biển, bồi đắp mới của Trung Quốc trên các hòn đảo ở Biển Đông đã vượt tổng số bồi đắp của các nước trong mấy chục năm qua. Trung Quốc cho rằng, việc này thuộc "chủ quyền lãnh thổ" (yêu sách phi pháp, vô lý – hệ quả từ các cuộc chiến tranh xâm lược biển đảo Việt Nam) của họ; họ còn nói rằng, (mở rộng đá ngầm phi pháp) là để "cải thiện điều kiện sinh hoạt của nhân viên làm việc trên biển" của họ. Nhưng dư luận nghi ngờ, Trung Quốc đang xây dựng các tiền đồn quân sự ở Biển Đông.

Theo bài báo, thông quá mở rộng đá ngầm ở Biển Đông, Bắc Kinh đang muốn làm cho yêu sách lãnh thổ (phi pháp) của họ trở thành "sự thực đã rồi". Nhưng, khi phân định lãnh thổ, thông thường chỉ xét tới diện tích tăng tự nhiên, chứ không phải công trình mở rộng nhân tạo. Vì vậy, về pháp lý, việc xây dựng rầm rộ (phi pháp của Trung Quốc) hoàn toàn không thể gây ảnh hưởng mang tính quyết định tới cục diện.

Trong tranh chấp Biển Đông, các bên như Malaysia, Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Brunei hoàn toàn không vì vậy mà mất đi quyền lợi của họ. Trong khi đó, ở góc độ đấu tranh chính trị quyền lực, họ lại thực sự ở vào tình hình bất lợi.
blank
Căn cứ quân sự hải-không quân Trung Quốc ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam trong tương lai (ảnh tưởng tượng từ các trang mạng Trung Quốc)

Đối với Trung Quốc, mở rộng đá ngầm cũng có tính toán quân sự nhất định. Khác với tình hình biển Hoa Đông, lực lượng đường không của Trung Quốc không thể tiến hành tuần tra thường lệ (phi pháp) đối với Biển Đông rộng lớn. Trung Quốc thiếu cơ sở tiếp tế ở Biển Đông. Trong khi đó, thông qua thi công (phi pháp) công trình mới, Quân đội Trung Quốc có thể theo dõi (phi pháp) có hiệu quả hơn vùng biển này.

Theo bài viết, khác với Tổng thống Nga Vladimir Putin, lãnh đạo Trung Quốc - Tập Cận Bình hoàn toàn không cần dựa vào cường quyền để bành trướng lãnh thổ, thực hiện lợi ích chính trị quyền lực của ông ta (? Trung Quốc xâm lược Hoàng Sa năm 1974, xâm lược 1 phần Trường Sa năm 1988…; xâm phạm vùng biển chủ quyền Việt Nam năm 2014). Nhưng, theo bài báo, phương thức hành vi của Tập Cận Bình cũng không có gì khác với Putin. Ở Biển Đông, ông ta muốn gì thì ông ta sẽ lấy cái đó. Trong ý thức của ông ta, Biển Đông là thứ thuộc về ông ta./

+++++++++++++++++++++++++++++

Báo Trung Quốc: Philippines là “đứa trẻ ngoan phục tùng Mỹ”

Thứ ba, 21/04/2015

(An ninh quốc tế) - Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc hôm 21-4  mỉa mai Philippines “không có gì hơn ngoài việc trở thành đứa trẻ ngoan ngoãn phục tùng Mỹ”, sau khi Manila tham gia cuộc tập trận quân sự chung với Washington.

Trước đó một ngày, Philippines bắt đầu tập trận thường niên “Vai kề vai” với Mỹ và Úc, trong đó có một số nội dung diễn ra cách bãi cạn Scarborough khoảng 220 km. Mặc dù Tổng thống Philippines Benigno Aquino III thông báo mục đích cuộc tập trận không nhằm đối phó Trung Quốc nhưng Thời báo Hoàn cầu nhận định đó là tuyên bố không đúng sự thật.

Tờ báo nhấn mạnh trong số các quốc gia đang tranh chấp trên biển Đông, Philippines là nước “giấu nhiều “mánh lới trong tay áo nhất nhưng chẳng có trò bịp bợm nào phát huy tác dụng”. Và Bắc Kinh sẽ không thỏa hiệp khi các quốc gia khác đang phô trương sức mạnh quân sự, theo tờ báo.
blank
Hình ảnh Trung Quốc cải tạo Đá Gạc Ma trong quần đảo Trường Sa do Philippines cung cấp. Ảnh: EPA

Theo Thời báo Hoàn cầu, Mỹ và Philippines đã tập trận quân sự chung 31 lần nhưng không giúp được Manila tạo đòn bẩy ở biển Đông. Thay vào đó, Philippines ngoan ngoãn phục tùng Mỹ, nhận về các loại vũ khí đã qua sử dụng trong khi ngày càng phụ thuộc quân sự vào đồng minh.

Trước diễn biến ngày càng phức tạp trên biển Đông, Manila khuyến khích Washington tăng cường hiện diện quân sự tại quốc gia này thông qua các cuộc diễn tập quân sự mở rộng và thường xuyên.

Trong khi đó, tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á (WEFEA) hôm 21-4, Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Harry Harris, lo ngại việc Trung Quốc cải tạo các rạn san hô trái phép trong vùng biển tranh chấp có thể gây ra một cuộc đối đầu giữa lực lượng hải quân các nước.

Đô đốc Harris chỉ đích danh Trung Quốc là nước “phải chịu trách nhiệm cho sự gia tăng căng thẳng và chuyển biến phức tạp trên biển Đông”. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ nói thêm rằng có sự khác biệt rõ rệt giữa những gì Trung Quốc cam kết thực hiện theo Tuyên bố Ứng xử giữa các bên trên biển Đông (DOC) và những gì Bắc Kinh thực sự làm được.

DOC được Trung Quốc và ASEAN ký kết năm 2002, trong đó buộc các bên phải kiềm chế đối với các hoạt động làm phức tạp hoặc gia tăng tranh chấp cũng như ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định khu vực.
(Theo Người Lao Động)
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12747)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13686)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31076)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14677)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14096)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14588)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13251)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14409)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13022)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12507)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13814)
Ảnh phóng sự VĂN HÓA 23/12/2016