Nếu TQ không dừng bồi lấp Trường Sa, Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp theo? / TT Obama "lắng nghe" diễn biến Biển Đông

28 Tháng Năm 201511:02 CH(Xem: 16760)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 29 MAY 2015
blank
Chiến hạm USS Fort Worth (LCS 3) Hoa Kỳ tuần tra vùng biển quốc tế trên Biển Đông gần vị trí Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh CNN.

Nếu Trung Quốc không dừng bồi lấp Trường Sa, Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp theo?

Hồng Thủy
28/05/15

(GDVN) - Nếu Bắc Kinh quân sự hóa nghiêm trọng khu vực này chắc chắn sẽ vấp phải một số phản ứng của Mỹ, cụ thể là gì thời điểm này...
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Bloomberg.

Reuters ngày hôm nay 28/5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter vừa kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông (khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), ngăn chặn quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ và tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh, những nỗ lực bồi lấp xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không hề có sự đồng thuận trong khu vực, máy bay và tàu chiến Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động như thường trong không phận và vùng biển quốc tế được luật pháp cho phép.

"Hành động của Trung Quốc đang đưa các nước khu vực lại với nhau theo con đường mới. Họ đang ngày càng làm gia tăng nhu cầu sự tham gia của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ đáp ứng nó. Chúng tôi sẽ vẫn là sức mạnh an ninh chủ yếu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới", ông Ash Carter nói.

"Chúng tôi muốn có một giải pháp hòa bình các tranh chấp, các hoạt động cải tạo bồi lấp của bất kỳ bên nào phải được dừng ngay lập tức và lâu dài. Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ hành động nào quân sự hóa hơn nữa các thực thể tranh chấp."

"Với những hành động của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đang thực hiện tiêu chuẩn kép đối với kiến trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và khu vực này đồng thuận ủng hộ cách tiếp cận phi cưỡng chế để giải quyết tranh chấp này hay các tranh chấp lâu đời khác", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi.

Xung quanh câu chuyện này, Đài phát thanh Công cộng quốc tế (PRI) hôm qua 27/5 đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia Jeffrey Bader, một học giả nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Brookings, cố vấn chính của Tổng thống Barack Obama về các vấn đề châu Á.

Theo ông, vấn đề quan trọng đang đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì với những đảo nhân tạo mà họ bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Liệu Bắc Kinh có thể sử dụng chúng để đe dọa các bên yêu sách khác ở Biển Đông hay hoạt động của Mỹ trong khu vực hay không?
blank
Học giả Jeffrey Bader. Ảnh: Brookings.edu

Jeffrey Bader cho biết, không nghi ngờ gì những đảo nhân tạo này sẽ là các căn cứ quân sự. Trung Quốc chắc chắn muốn hạ cánh máy bay trên đó và đã tuyên bố sẽ điều động "một ít quân" ra đồn trú. Nếu Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chịu dừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng ở Trường Sa, Jeffrey Bader cho rằng một lựa chọn tiếp theo của Hoa Kỳ đã thực hiện rõ ràng thời gian qua là cho máy bay, tàu chiến qua lại hàng ngày. Không phận và vùng biển quốc tế ở Trường Sa có tự do hàng hải, đó là điều bất khả xâm phạm.

Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bất kỳ khiếu nại nào xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng, vì nó trái luật pháp quốc tế. Chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động giám sát, tuần tra hải quân trong khu vực. Đồng thời Washington cũng sẽ tăng cường hơn nữa áp lực ngoại giao và nhấn mạnh vào việc không cưỡng chế ở Biển Đông. Nếu Bắc Kinh quân sự hóa nghiêm trọng khu vực này chắc chắn sẽ vấp phải một số phản ứng của Mỹ, cụ thể là gì thời điểm này Jeffrey Bader chưa thể tiết lộ.

Ông cũng lưu ý, những năm qua Mỹ đã xây dựng quan hệ với các bên tranh chấp khác, trong đó có việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, làm sống lại mối quan hệ quân sự với Philippines. Việc Hoa Kỳ điều động thêm chiến hạm đến khu vực sẽ xảy ra.

Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Một cách tự nhiên, chúng là những bãi đá ngầm, rặng san hô nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Vì vậy theo Công ước, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể cho tàu hải quân, máy bay quân sự đi qua khu vực (12 hải lý) mà không bị giới hạn./


Hồng Thủy

Tổng thống Obama ưu tiên nghe báo cáo Biển Đông hàng ngày

Hồng Thủy
27/05/15

(GDVN) - Đó là một ưu tiên mà có thể quý vị mong đợi rằng Tổng thống nghe báo cáo về tình hình mới nhất (ở Biển Đông) và liên tục được cập nhật.
blank
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: NBC News.

Tờ Business Standard ngày 27/5 dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định, tình hình Biển Đông rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ", ông Earnest phát biểu trong cuộc họp báo.

"Nó cũng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và tự do thương mại trên Biển Đông cần phải được duy trì. Bởi vì đó là một ưu tiên mà có thể quý vị mong đợi rằng Tổng thống nghe báo cáo về tình hình mới nhất (ở Biển Đông) và liên tục được cập nhật", ông Josh Earnest trả lời một câu hỏi.

"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn với ý định và khả năng của mình. Vì vậy chúng tôi khuyến khích Trung Quốc sử dụng khả năng quân sự của mình một cách có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương", Jeff Rathke - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Những nỗ lực cải tạo, bồi lấp quy mô lớn của Trung Quốc ở BIển Đông đã góp phần làm gia tăng căng thẳng, Rathke nói. Theo luật pháp quốc tế, rõ ràng hoạt động bồi lấp, cải tạo đất này không thể thay đổi đặc điểm pháp lý của các cấu trúc hàng hải, bao gồm một vùng lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế. Bởi các thực thể chỉ được hưởng quy chế này nhờ quá trình hình thành tự nhiên trên các vùng biển.

Xung quanh căng thẳng ở Biển Đông, tờ Washington Post ngày 26/5 bình luận, hành động khiêu khích nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông đòi hỏi Mỹ cần phải có một phản ứng. Một hoạt động cứng rắn của Mỹ chắc chắn có thể giúp các quốc gia châu Á phản đối tuyên bố (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc và chiến thuật nặng tay của Bắc Kinh.

Trung Quốc đang háo hức làm bá chủ khu vực, nhưng họ cũng muốn tránh một xung đột lớn với các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã từng thử những thủ đoạn chiến thuật trên Biển Đông trong quá khứ bằng cách gây hấn và đã vấp phải sự chống cự.

Một hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực ở Singapore cuối tuần này sẽ cung cấp cho Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc một cơ hội đẩy lùi "trường thành cát" của Trung Quốc ở Trường Sa. Các nước nên tham gia và nói lên tiếng nói của mình, Washington Post kêu gọi.
Hồng Thủy
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12033)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12017)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11728)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 11917)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14209)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá
20 Tháng Tư 2017(Xem: 12653)
Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin
18 Tháng Tư 2017(Xem: 12249)
- Dân vẫn giữ 20 lãnh đạo, cán bộ, công an huyện Mỹ Đức. - Dân Mỹ Đức thả 15 cảnh sát, đòi chính quyền đối thoại. - Để hiểu vụ Đồng Tâm, hãy xem lại vụ Xuân Dương. - Chủ tịch Hà Nội đã 'không về Đồng Tâm' hôm 18 tháng 4.
16 Tháng Tư 2017(Xem: 12219)
“Để xảy ra sai sót là điều vô cùng đáng tiếc. Đây chỉ là chi tiết nhỏ thôi nhưng là sự nhầm lẫn kiến thức sơ đẳng nên càng đáng tiếc hơn. Ai cũng biết Hàn Mạc Tử và Yến Lan là hai nhà thơ hoàn toàn khác nhau. Mặc dù hai ông đều có trong danh sách “Con đường thi nhân”. BTC đã họp và nghiêm khắc rút ra kết luận để không lặp lại vào các năm sau nữa”, nhà thơ Hữu Thỉnh cho biết.