Nếu TQ không dừng bồi lấp Trường Sa, Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp theo? / TT Obama "lắng nghe" diễn biến Biển Đông

28 Tháng Năm 201511:02 CH(Xem: 16766)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 29 MAY 2015
blank
Chiến hạm USS Fort Worth (LCS 3) Hoa Kỳ tuần tra vùng biển quốc tế trên Biển Đông gần vị trí Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh CNN.

Nếu Trung Quốc không dừng bồi lấp Trường Sa, Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp theo?

Hồng Thủy
28/05/15

(GDVN) - Nếu Bắc Kinh quân sự hóa nghiêm trọng khu vực này chắc chắn sẽ vấp phải một số phản ứng của Mỹ, cụ thể là gì thời điểm này...
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Bloomberg.

Reuters ngày hôm nay 28/5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter vừa kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông (khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), ngăn chặn quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ và tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh, những nỗ lực bồi lấp xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không hề có sự đồng thuận trong khu vực, máy bay và tàu chiến Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động như thường trong không phận và vùng biển quốc tế được luật pháp cho phép.

"Hành động của Trung Quốc đang đưa các nước khu vực lại với nhau theo con đường mới. Họ đang ngày càng làm gia tăng nhu cầu sự tham gia của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ đáp ứng nó. Chúng tôi sẽ vẫn là sức mạnh an ninh chủ yếu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới", ông Ash Carter nói.

"Chúng tôi muốn có một giải pháp hòa bình các tranh chấp, các hoạt động cải tạo bồi lấp của bất kỳ bên nào phải được dừng ngay lập tức và lâu dài. Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ hành động nào quân sự hóa hơn nữa các thực thể tranh chấp."

"Với những hành động của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đang thực hiện tiêu chuẩn kép đối với kiến trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và khu vực này đồng thuận ủng hộ cách tiếp cận phi cưỡng chế để giải quyết tranh chấp này hay các tranh chấp lâu đời khác", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi.

Xung quanh câu chuyện này, Đài phát thanh Công cộng quốc tế (PRI) hôm qua 27/5 đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia Jeffrey Bader, một học giả nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Brookings, cố vấn chính của Tổng thống Barack Obama về các vấn đề châu Á.

Theo ông, vấn đề quan trọng đang đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì với những đảo nhân tạo mà họ bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Liệu Bắc Kinh có thể sử dụng chúng để đe dọa các bên yêu sách khác ở Biển Đông hay hoạt động của Mỹ trong khu vực hay không?
blank
Học giả Jeffrey Bader. Ảnh: Brookings.edu

Jeffrey Bader cho biết, không nghi ngờ gì những đảo nhân tạo này sẽ là các căn cứ quân sự. Trung Quốc chắc chắn muốn hạ cánh máy bay trên đó và đã tuyên bố sẽ điều động "một ít quân" ra đồn trú. Nếu Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chịu dừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng ở Trường Sa, Jeffrey Bader cho rằng một lựa chọn tiếp theo của Hoa Kỳ đã thực hiện rõ ràng thời gian qua là cho máy bay, tàu chiến qua lại hàng ngày. Không phận và vùng biển quốc tế ở Trường Sa có tự do hàng hải, đó là điều bất khả xâm phạm.

Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bất kỳ khiếu nại nào xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng, vì nó trái luật pháp quốc tế. Chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động giám sát, tuần tra hải quân trong khu vực. Đồng thời Washington cũng sẽ tăng cường hơn nữa áp lực ngoại giao và nhấn mạnh vào việc không cưỡng chế ở Biển Đông. Nếu Bắc Kinh quân sự hóa nghiêm trọng khu vực này chắc chắn sẽ vấp phải một số phản ứng của Mỹ, cụ thể là gì thời điểm này Jeffrey Bader chưa thể tiết lộ.

Ông cũng lưu ý, những năm qua Mỹ đã xây dựng quan hệ với các bên tranh chấp khác, trong đó có việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, làm sống lại mối quan hệ quân sự với Philippines. Việc Hoa Kỳ điều động thêm chiến hạm đến khu vực sẽ xảy ra.

Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Một cách tự nhiên, chúng là những bãi đá ngầm, rặng san hô nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Vì vậy theo Công ước, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể cho tàu hải quân, máy bay quân sự đi qua khu vực (12 hải lý) mà không bị giới hạn./


Hồng Thủy

Tổng thống Obama ưu tiên nghe báo cáo Biển Đông hàng ngày

Hồng Thủy
27/05/15

(GDVN) - Đó là một ưu tiên mà có thể quý vị mong đợi rằng Tổng thống nghe báo cáo về tình hình mới nhất (ở Biển Đông) và liên tục được cập nhật.
blank
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: NBC News.

Tờ Business Standard ngày 27/5 dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định, tình hình Biển Đông rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ", ông Earnest phát biểu trong cuộc họp báo.

"Nó cũng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và tự do thương mại trên Biển Đông cần phải được duy trì. Bởi vì đó là một ưu tiên mà có thể quý vị mong đợi rằng Tổng thống nghe báo cáo về tình hình mới nhất (ở Biển Đông) và liên tục được cập nhật", ông Josh Earnest trả lời một câu hỏi.

"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn với ý định và khả năng của mình. Vì vậy chúng tôi khuyến khích Trung Quốc sử dụng khả năng quân sự của mình một cách có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương", Jeff Rathke - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Những nỗ lực cải tạo, bồi lấp quy mô lớn của Trung Quốc ở BIển Đông đã góp phần làm gia tăng căng thẳng, Rathke nói. Theo luật pháp quốc tế, rõ ràng hoạt động bồi lấp, cải tạo đất này không thể thay đổi đặc điểm pháp lý của các cấu trúc hàng hải, bao gồm một vùng lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế. Bởi các thực thể chỉ được hưởng quy chế này nhờ quá trình hình thành tự nhiên trên các vùng biển.

Xung quanh căng thẳng ở Biển Đông, tờ Washington Post ngày 26/5 bình luận, hành động khiêu khích nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông đòi hỏi Mỹ cần phải có một phản ứng. Một hoạt động cứng rắn của Mỹ chắc chắn có thể giúp các quốc gia châu Á phản đối tuyên bố (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc và chiến thuật nặng tay của Bắc Kinh.

Trung Quốc đang háo hức làm bá chủ khu vực, nhưng họ cũng muốn tránh một xung đột lớn với các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã từng thử những thủ đoạn chiến thuật trên Biển Đông trong quá khứ bằng cách gây hấn và đã vấp phải sự chống cự.

Một hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực ở Singapore cuối tuần này sẽ cung cấp cho Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc một cơ hội đẩy lùi "trường thành cát" của Trung Quốc ở Trường Sa. Các nước nên tham gia và nói lên tiếng nói của mình, Washington Post kêu gọi.
Hồng Thủy
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11099)
Tổng thống Mỹ cho rằng hãng hàng không có thể đưa ra mức bồi thường cao hơn để hành khách tự nguyện nhường chỗ, thay vì cưỡng ép họ rời khỏi máy bay. "Họ (United Airlines) lẽ ra nên thương lượng với mức tiền cao hơn. Nhưng việc chỉ bước vào và yêu cầu 'Ông phải rời khỏi máy bay' thì thật khủng khiếp", ông Trump nói.
13 Tháng Tư 2017(Xem: 11801)
Ông David Đào bị gãy mũi, mất 2 răng cửa và choáng.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 24160)
- Chà đạp 5 tình ca Bolero cũ mà đòi đi "hòa giải" dân tộc! - Nguyên Tt Dũng "mê" ca khúc Thành phố buồn của Lam Phương.
11 Tháng Tư 2017(Xem: 13300)
- Trump: Sau 59 quả Tomahawk nã vào Syrie, USS Carl Vinson tiến vào bán đảo Bắc Hàn
09 Tháng Tư 2017(Xem: 12885)
Hải đồ Văn Hóa Map mô tả đường đi của USS Carl Vinson từ Sigapore băng qua biển Đông tiến vào bán đảo Bắc Hàn.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12755)
Vào lúc 10 giờ 30 phút sáng ngày 6.4 (giờ Mỹ), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago, bang Florida và gặp mặt Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump đã ra tận cửa đón tiếp ông Tập và phu nhân Bành Lệ Viện bước xuống từ chiếc limousine màu đen. Hai lãnh đạo cấp cao bắt tay nhau với những cử chỉ rất hòa nhã, thân thiện.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 11963)
« Mar-a-Lago » tiếng Tây Ban Nha có nghĩa là « Biển Hồ », hoặc « Biển trở nên hồ ». Tổng thống Donald Trump và chủ tịch Tập Cận Bình có thể chú ý đến cái tên của dinh cơ ông Trump ở Palm Beach, nơi họ đang gặp gỡ để thảo luận về quan hệ Mỹ-Trung.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12125)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đón tiếp Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm khu nghỉ mát của ông ở bang Florida hôm nay, thứ Năm 6/4 vào lúc bắt đầu cuộc họp thượng đỉnh hai ngày. Nhà lãnh đạo Mỹ hy vọng tăng sức ép để TQ kiềm chế nỗ lực của Bắc Hàn nhằm phát triển chương trình hạt nhân của nước này. Mời quý vị theo dõi chi tiết.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 14188)
Tổng thống Mỹ Donald Trump chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại khu nghỉ dưỡng của ông ở Florida cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Trung đầu tiên.
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12276)
Ngày 6/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Ma - a La-gô) của ông ở Florida ...
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12929)
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, khi đến nơi, hai khu trục hạm USS Sterett và USS Dewey có thể phối hợp hoạt động với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hạm Đội 3, vốn đã được được điều đến hoạt động trong vùng từ tháng Hai vừa qua.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12512)
Ngày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
02 Tháng Tư 2017(Xem: 13019)
gày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. -- Hình ảnh người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam tháng 3-1973. - Diễn văn của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Hoa Kỳ
02 Tháng Tư 2017(Xem: 11877)
- "Nhất thể hóa", Tổng bí thư kiêm luôn thủ tướng?
28 Tháng Ba 2017(Xem: 12307)
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.