Nếu TQ không dừng bồi lấp Trường Sa, Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp theo? / TT Obama "lắng nghe" diễn biến Biển Đông

28 Tháng Năm 201511:02 CH(Xem: 16771)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 29 MAY 2015
blank
Chiến hạm USS Fort Worth (LCS 3) Hoa Kỳ tuần tra vùng biển quốc tế trên Biển Đông gần vị trí Trung Quốc bồi lấp, xây dựng bất hợp pháp đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh CNN.

Nếu Trung Quốc không dừng bồi lấp Trường Sa, Hoa Kỳ sẽ làm gì tiếp theo?

Hồng Thủy
28/05/15

(GDVN) - Nếu Bắc Kinh quân sự hóa nghiêm trọng khu vực này chắc chắn sẽ vấp phải một số phản ứng của Mỹ, cụ thể là gì thời điểm này...
blank
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter. Ảnh: Bloomberg.

Reuters ngày hôm nay 28/5 đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter vừa kêu gọi Trung Quốc chấm dứt ngay lập tức các hoạt động bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Biển Đông (khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV), ngăn chặn quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ và tìm kiếm một giải pháp hòa bình.

Ông chủ Lầu Năm Góc nhấn mạnh, những nỗ lực bồi lấp xây đảo nhân tạo của Trung Quốc không hề có sự đồng thuận trong khu vực, máy bay và tàu chiến Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động như thường trong không phận và vùng biển quốc tế được luật pháp cho phép.

"Hành động của Trung Quốc đang đưa các nước khu vực lại với nhau theo con đường mới. Họ đang ngày càng làm gia tăng nhu cầu sự tham gia của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Chúng tôi sẽ đáp ứng nó. Chúng tôi sẽ vẫn là sức mạnh an ninh chủ yếu trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương trong nhiều thập kỷ tới", ông Ash Carter nói.

"Chúng tôi muốn có một giải pháp hòa bình các tranh chấp, các hoạt động cải tạo bồi lấp của bất kỳ bên nào phải được dừng ngay lập tức và lâu dài. Chúng tôi cũng phản đối bất kỳ hành động nào quân sự hóa hơn nữa các thực thể tranh chấp."

"Với những hành động của mình ở Biển Đông, Trung Quốc đang thực hiện tiêu chuẩn kép đối với kiến trúc an ninh khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Và khu vực này đồng thuận ủng hộ cách tiếp cận phi cưỡng chế để giải quyết tranh chấp này hay các tranh chấp lâu đời khác", Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ kêu gọi.

Xung quanh câu chuyện này, Đài phát thanh Công cộng quốc tế (PRI) hôm qua 27/5 đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia Jeffrey Bader, một học giả nghiên cứu Trung Quốc tại Viện Brookings, cố vấn chính của Tổng thống Barack Obama về các vấn đề châu Á.

Theo ông, vấn đề quan trọng đang đặt ra là Trung Quốc sẽ làm gì với những đảo nhân tạo mà họ bồi lấp, xây dựng (bất hợp pháp) ở Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam). Liệu Bắc Kinh có thể sử dụng chúng để đe dọa các bên yêu sách khác ở Biển Đông hay hoạt động của Mỹ trong khu vực hay không?
blank
Học giả Jeffrey Bader. Ảnh: Brookings.edu

Jeffrey Bader cho biết, không nghi ngờ gì những đảo nhân tạo này sẽ là các căn cứ quân sự. Trung Quốc chắc chắn muốn hạ cánh máy bay trên đó và đã tuyên bố sẽ điều động "một ít quân" ra đồn trú. Nếu Bắc Kinh vẫn khăng khăng không chịu dừng các hoạt động bồi lấp, xây dựng ở Trường Sa, Jeffrey Bader cho rằng một lựa chọn tiếp theo của Hoa Kỳ đã thực hiện rõ ràng thời gian qua là cho máy bay, tàu chiến qua lại hàng ngày. Không phận và vùng biển quốc tế ở Trường Sa có tự do hàng hải, đó là điều bất khả xâm phạm.

Hoa Kỳ sẽ không chấp nhận bất kỳ khiếu nại nào xung quanh các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng, vì nó trái luật pháp quốc tế. Chắc chắn Mỹ sẽ tiếp tục các hoạt động giám sát, tuần tra hải quân trong khu vực. Đồng thời Washington cũng sẽ tăng cường hơn nữa áp lực ngoại giao và nhấn mạnh vào việc không cưỡng chế ở Biển Đông. Nếu Bắc Kinh quân sự hóa nghiêm trọng khu vực này chắc chắn sẽ vấp phải một số phản ứng của Mỹ, cụ thể là gì thời điểm này Jeffrey Bader chưa thể tiết lộ.

Ông cũng lưu ý, những năm qua Mỹ đã xây dựng quan hệ với các bên tranh chấp khác, trong đó có việc dỡ bỏ một phần lệnh cấm vận vũ khí sát thương đối với Việt Nam, làm sống lại mối quan hệ quân sự với Philippines. Việc Hoa Kỳ điều động thêm chiến hạm đến khu vực sẽ xảy ra.

Về mặt luật pháp quốc tế học giả Jeffrey Bader lưu ý, 7 rặng san hô, bãi đá ngầm mà Trung Quốc (xâm lược, chiếm đóng bất hợp pháp của Việt Nam từ 1988, 1995 đến nay) đang xây dựng bồi lấp không được hưởng bất kỳ quy chế nào về vùng lãnh hải 12 hải lý chứ chưa nói tới vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý theo Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Một cách tự nhiên, chúng là những bãi đá ngầm, rặng san hô nằm dưới mực nước biển khi thủy triều lên. Vì vậy theo Công ước, Hoa Kỳ hoàn toàn có thể cho tàu hải quân, máy bay quân sự đi qua khu vực (12 hải lý) mà không bị giới hạn./


Hồng Thủy

Tổng thống Obama ưu tiên nghe báo cáo Biển Đông hàng ngày

Hồng Thủy
27/05/15

(GDVN) - Đó là một ưu tiên mà có thể quý vị mong đợi rằng Tổng thống nghe báo cáo về tình hình mới nhất (ở Biển Đông) và liên tục được cập nhật.
blank
Tổng thống Mỹ Barack Obama, ảnh: NBC News.

Tờ Business Standard ngày 27/5 dẫn lời người phát ngôn Nhà Trắng Josh Earnest khẳng định, tình hình Biển Đông rất quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ. "Tổng thống thường xuyên đề cập đến đến tầm quan trọng của an ninh trên Biển Đông. Điều này đặc biệt quan trọng đối với an ninh quốc gia Hoa Kỳ", ông Earnest phát biểu trong cuộc họp báo.

"Nó cũng quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu và tự do thương mại trên Biển Đông cần phải được duy trì. Bởi vì đó là một ưu tiên mà có thể quý vị mong đợi rằng Tổng thống nghe báo cáo về tình hình mới nhất (ở Biển Đông) và liên tục được cập nhật", ông Josh Earnest trả lời một câu hỏi.

"Chúng tôi tiếp tục kêu gọi Trung Quốc minh bạch hơn với ý định và khả năng của mình. Vì vậy chúng tôi khuyến khích Trung Quốc sử dụng khả năng quân sự của mình một cách có lợi cho duy trì hòa bình và ổn định ở châu Á - Thái Bình Dương", Jeff Rathke - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết.

Những nỗ lực cải tạo, bồi lấp quy mô lớn của Trung Quốc ở BIển Đông đã góp phần làm gia tăng căng thẳng, Rathke nói. Theo luật pháp quốc tế, rõ ràng hoạt động bồi lấp, cải tạo đất này không thể thay đổi đặc điểm pháp lý của các cấu trúc hàng hải, bao gồm một vùng lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế. Bởi các thực thể chỉ được hưởng quy chế này nhờ quá trình hình thành tự nhiên trên các vùng biển.

Xung quanh căng thẳng ở Biển Đông, tờ Washington Post ngày 26/5 bình luận, hành động khiêu khích nguy hiểm của Bắc Kinh ở Biển Đông đòi hỏi Mỹ cần phải có một phản ứng. Một hoạt động cứng rắn của Mỹ chắc chắn có thể giúp các quốc gia châu Á phản đối tuyên bố (vô lý, phi pháp) của Trung Quốc và chiến thuật nặng tay của Bắc Kinh.

Trung Quốc đang háo hức làm bá chủ khu vực, nhưng họ cũng muốn tránh một xung đột lớn với các nước láng giềng và Hoa Kỳ. Bắc Kinh đã từng thử những thủ đoạn chiến thuật trên Biển Đông trong quá khứ bằng cách gây hấn và đã vấp phải sự chống cự.

Một hội nghị thượng đỉnh an ninh khu vực ở Singapore cuối tuần này sẽ cung cấp cho Hoa Kỳ và các nước láng giềng của Trung Quốc một cơ hội đẩy lùi "trường thành cát" của Trung Quốc ở Trường Sa. Các nước nên tham gia và nói lên tiếng nói của mình, Washington Post kêu gọi.
Hồng Thủy
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13242)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15004)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 12815)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15584)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15875)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13268)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12777)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12648)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12458)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13301)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13295)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13013)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12252)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12723)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 12708)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 12754)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".