Bản đồ cổ "Panatag"-Manila khóa miệng lưỡi bò 9 đoạn

09 Tháng Sáu 201510:57 CH(Xem: 17726)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 10 JUNE 2015

Manila nộp cho Tòa án LHQ bản đồ Biển Đông cách nay ba thế kỷ

Đức Tâm
blank
Bản đổ cổ 300 năm ghi gõ Scarborough là thuộc lãnh thổ Philippines.DR

Trong tuần này, chính quyền Manila sẽ nộp cho Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc một tấm bản đồ được in ra cách nay gần 300 năm, trên đó ghi rõ bãi đá ngầm Scarborough là một phần lãnh thổ của Philippines.

Tấm bản đồ này bác bỏ cái gọi là bản đồ đường 9 đoạn mà Trung Quốc sử dụng như là bằng chứng để biện minh cho các đòi hỏi lãnh thổ của mình.

Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.

Bãi đá ngầm Scarborough là một trong những tranh chấp lãnh thổ giữa Philippines và Trung Quốc.

Linh mục dòng Tên Pedro Murillo Velarde có được tấm bản đồ này, kích cỡ 1120 x 1200 mm, in năm 1734 tại Manila, trên đó ghi rõ tên hai người Philippines phụ trách là Francisco Suarez vẽ và Nicolas de la Cruz Bagay khắc bản in.

Theo nhà sử học Ambeth Ocampo, được báo điện tử Malaya Business Insight trích dẫn, thì bản đồ Murillo Velarde năm 1734 rất hiếm, hiện chỉ còn khoảng 50 bản sao trên thế giới.

Tài liệu này được biết đến vào năm 2012, thuộc quyền sở hữu của một quý tộc Anh. Văn phòng Sothby’s ở Luân Đôn đã bán đấu giá và một doanh nhân người Philippines Mel Velarde đã mua với giá hơn 170 500 Bảng Anh (266 000 đô la).

Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá : « Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila ». Một thẩm phán thuộc Tòa án Tối cao Philippines nhận định : Đây là bản đồ gốc của tất cả các bản đồ khác của Philippines.

Chính quyền Manila cũng như Viện Bảo tàng quốc gia Philippines rất muốn mua lại bản đồ này, nhưng đã không tham gia đấu giá vì không có tiền. Do vậy, doanh nhân Mel Verlande đã mua để sau này chuyển nhượng cho Viện Bảo tàng quốc gia.

Ông Velarde kể lại, Văn phòng Sothby’s tổ chức hai đợt bán đấu giá, ngày 09/07/2014 và 04/11/2014, đều tại Luân Đôn. Ông biết là tấm bản đồ quý giá này nằm trong lô số 183 và tham gia đấu giá qua điện thoại.

Giá chào bán ban đầu là 30 000 Bảng Anh và nhanh chóng tăng lên đến 80 000. Ở giá này, ông biết là Viện Bảo tàng quốc gia Philipines không có đủ tiền mua. Ông nói, các hình ảnh Trung Quốc chiếm các đảo trong vùng Trường Sa tái hiện trong đầu và ông quyết định tiếp tục trả giá, sẵn sàng trả gấp đôi để có bằng được tấm bản đồ. Cuộc đấu thầu dừng lại ở giá 170 500 Bảng Anh và tài liệu này thuộc về doanh nhân Mel Velarde.

Khi quyết định mua tấm bản đồ cổ quý giá, ông Velarde cũng nghĩ tới vụ Philippines kiện Trung Quốc và tòa sẽ cần có bằng chứng.

Doanh nhân này cho biết ông rất mừng là việc bán đấu giá không diễn ra tại Macao hay Thượng Hải, vì tấm bản đồ chắc chắn sẽ thu hút giới đầu tư Trung Quốc và ông sẽ phải mua với giá rất cao.

Ngày 12/06 tới, nhân kỷ niệm ngày Philippnes độc lập, ông Velarde sẽ đích thân trao cho Tổng thống Benigno Aquino bản sao tấm bản đồ với chứng thực sao y bản chính.

Sau khi ông Velarde mua được bản đồ, Viện Bảo tàng quốc gia Philippnes cho biết là trong năm nay, không có quỹ để mua lại và chưa rõ năm sau ra sao. Do vậy, ông Velarde quyết định tặng Nhà nước Philippines tài liệu quý hiếm này./

RFI 08-06-2015
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12756)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13694)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31083)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14685)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14108)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14613)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13259)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14415)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13033)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12514)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13818)
Ảnh phóng sự VĂN HÓA 23/12/2016