Đô đốc James A. Lyons: "300 quả tên lửa đủ dập nát 7 đảo nhân tạo”

16 Tháng Sáu 201511:01 CH(Xem: 15540)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 17 JUNE 2015
blank
Philippines map. Google

 “Nếu Trung Quốc dùng vũ lực, chỉ 300 quả tên lửa đủ dập nát 7 đảo nhân tạo”

15/06/2015

(Quốc tế) - Tạo điều kiện cho “hòa bình bằng vũ trang” là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn chiến tranh, hai học giả Hoa Kỳ kết luận.
blank
Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ.

The Washington Times ngày 14/6 đăng bài phân tích của Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ và là đại diện quân sự cấp cao của Mỹ tại Liên Hợp Quốc cùng Richard Fisher, một học giả thành viên Trung tâm Chiến lược và đánh giá quốc tế về căng thẳng leo thang trên Biển Đông.

Hai học giả này cho rằng Trung Quốc có ý định bỏ qua mọi yêu cầu của chính quyền Tổng thống Obama về việc dừng mọi hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa (bất hợp pháp) tại Biển Đông. Đã đến lúc Washington phải đối mặt với thực tế mới: Hoặc là dẫn đường cho “hòa bình bằng vũ trang” trong khu vực, hoặc Trung Quốc sẽ sớm bắt đầu một cuộc chiến tranh cho tham vọng thống trị khu vực.

Điều đầu tiên và quan trọng nhất là phải hiểu được lý do tại sao Trung Quốc sẽ tiếp tục làm ngơ quan điểm của Hoa Kỳ như những gì Bắc Kinh đã làm suốt 20 năm qua với khu vực tìm kiếm khả năng tránh xung đột trên Biển Đông. Đơn giản là Trung Nam Hải coi kiểm soát Biển Đông là điều cần thiết với họ nhằm bảo vệ căn cứ quân sự trên đảo Hải Nam, bàn đạp vươn ra không gian quyền lực toàn cầu. Bắc Kinh xem đó là nhu cầu để đảm bảo sự sống còn của chế độ.

Hải Nam đã trở thành một căn cứ cho hạm đội tàu ngầm chạy động cơ hạt nhân được trang bị vũ khí hiện đại. Ngay từ cuối những năm 1990 Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một căn cứ tàu ngầm mới để bảo vệ hạm đội này và tăng cường ảnh hưởng quân sự của mình đến Trung Đông, thậm chí xa hơn.

Từ năm 2016, một trung tâm không gian vũ trụ mới trên đảo Hải Nam dành cho các thiết bị hàng không vũ trụ hạng nặng của Trung Quốc sẽ hỗ trợ tham vọng quân sự của nước này từ hệ thống vệ tinh quỹ đạo thấp quanh Trái Đất hoặc từ Mặt Trăng. Hầu hết các vụ phóng tên lửa sẽ dễ bị tổn thương khi chúng đi qua Biển Đông, vì vậy quân đội nước này đang chuẩn bị áp đặt kiểm soát khu vực một cách chặt chẽ hơn.

Có lẽ sớm nhất vào năm tới Trung Quốc có thể bắt đầu đặt (bất hợp pháp) 30 chiến đấu cơ và một phi đội tàu chiến tại căn cứ quân sự mới trên đá Chữ Thập (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam). Tương tự như vậy, Trung Quốc sẽ đặt lực lượng và vũ khí (bất hợp pháp) trên các căn cứ quân sự mới ở đá Xu Bi, đá Vành Khăn. Không có gì nghi ngờ về việc Trung Quốc áp đặt kiểm soát quân sự khi họ có thể và điều này không thể bác bỏ.

Trung Quốc đã từng sử dụng vũ lực, cất quân xâm lược hoàn toàn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam năm 1974, 6 bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988 và bãi đá Vành Khăn năm 1995. Năm 2013 Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ Philippines.

Từ cuối năm 2013 Trung Quốc đã triển khai hàng trăm tàu vận tải dân sự để bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo và quân sự hóa 7 bãi đá mà họ chiếm đóng (bất hợp pháp) ở Trường Sa dưới sự yểm trợ của hải quân. Lực lượng này có thể được Bắc Kinh sử dụng để tấn công các điểm đảo, bãi đá, rặng san hô mà Việt Nam, Philippines, Đài Loan đang đóng quân ở Trường Sa, hai học giả Mỹ lưu ý.

Trung Quốc tìm kiếm sự thống trị, tuy nhiên nó có thể là một sai lầm chiến lược lớn, nhưng chỉ khi nào Washington sửa chữa sai lầm đánh giá thấp vai trò an ninh ở Biển Đông đối với Hoa Kỳ. Khu vực này là trung tâm hoạt động của Hải – Không quân Hoa Kỳ, là nơi Mỹ cần phải duy trì tự do hàng hải và hàng không trong khu vực.

Trong 30 năm qua, các quan chức Mỹ đã từ chối ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc, cũng một phần bởi chiến lược “bành trướng cường độ thấp”, hay tằm ăn dâu, gặm nhấm từ từ của Trung Quốc. Chưa phải là quá muộn để Washington trung hòa tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Theo hai học giả, kế hoạch này đơn giản là hãy làm việc với Philippines để xây dựng các căn cứ quân sự khống chế Trường Sa từ quốc gia này, sau đó triển khai và chuyển giao cho Philippines các phương tiện có thể phá hủy các căn cứ (bất hợp pháp) trên các đảo nhân tạo Trung Quốc bồi lấp. Đầu tiên là Washington và Manila có thể xây dựng căn cứ và đặt tên lửa trên 3 đảo gần Trường Sa là Palawan, Visayas và Luzon.

Sau đó Mỹ cần nhanh chóng triển khai bà chuyển giao cho Philippines nhiều phi đội chiến đấu cơ tân tiến đa năng. Một giao thức mới sẽ được thiết lập để tạo thuận lợi cho việc chuyển giao đó, nhưng quan trọng hơn là sự triển khai nhanh chóng tên lửa đạn đạo tầm ngắm. Khoảng 300 quả tên lửa có thể phá hủy ngay lập tức các đảo nhân tạo nếu Trung Quốc có ý định sử dụng vũ lực từ đây.

Chỉ khi nào những tham vọng quân sự khu vực và toàn cầu của Bắc Kinh được cản trở ở mức độ này mới có hiệu quả khiến Trung Nam Hải không thể áp đặt sự thống trị quân sự và trở về với các giải pháp phi quân sự. Trung Quốc đã chứng minh rằng, họ xem chiến tranh là phương tiện để đạt được mục tiêu ở Biển Đông và Bắc Kinh chỉ xem xét các lựa chọn thay thế khi hiểu ra rằng nó không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến.

Đối với Washington, các quốc gia Đông Nam Á hay Nhật Bản, Đài Loan, tạo điều kiện cho “hòa bình bằng vũ trang” là lựa chọn tốt nhất để ngăn chặn chiến tranh, hai học giả Hoa Kỳ kết luận.

Đáp lại, Trung Quốc dự kiến sẽ đe dọa xung đột hạt nhân với Hoa Kỳ. Đây là lý do tại sao Tổng thống Obama “rất thiếu khôn ngoan” khi ra quyết định hủy bỏ lực lượng tên lửa hành trình hạt nhân chiến thuật năm 2010. Lực lượng tên lửa này nên được phục hồi ngay lập tức cho các tàu ngầm của Mỹ. Nó sẽ là một cản trở đáng tin cậy với cả Trung Quốc và Bắc Triều Tiên./
21 Tháng Tám 2016(Xem: 16837)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 12763)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12493)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14418)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14432)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15647)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15028)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 14769)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14083)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13185)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12403)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13300)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14573)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 12806)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14065)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.