Hiệp ước Việt - Thái: "Không dùng lãnh thổ nước này chống phá nước kia"

23 Tháng Bảy 201511:11 CH(Xem: 17741)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 24 JULY 2015

Hiệp ước Việt - Thái: "Không dùng lãnh thổ nước này chống phá nước kia"
image003
  Ảnh trên: Chấm đỏ là Tỉnh Ubon Ratchathani, Thái Lan. Chấm vàng là đất Lào. Chấm xanh là Tỉnh Kontum, Việt Nam. Ảnh dưới: Chấm đỏ là tỉnh Trat, Thái Lan. Chấm vàng là thủ đô Phom Pênh, Campuchia. Chấm xanh là tỉnh Long An, Việt Nam. Long An cách Saigon khoảng 112km đường xe.

Tuyên bố chung Việt Nam – Thái Lan: "không để ai dùng lãnh thổ nước này phá nước kia"

23/07/2015
image005
Lễ ký Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3. Ảnh: VGP/Nhật Bắc
image007
Cái bắt tay hiệp ước giữa Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại Bangkok ngày 23/7/2015. Ảnh TTXVN

Nhận lời mời của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-ocha, ngày 23/7, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu Đoàn đại biểu Việt Nam đã thăm chính thức Vương quốc Thái Lan và cùng Thủ tướng Prayuth Chan-ocha đồng chủ trì họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3. Kỳ họp Nội các chung đầu tiên kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ đối tác chiến lược (tháng 6/2013).

Kết thúc cuộc họp, hai Thủ tướng cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan).

Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia.

Hai bên cũng đã ra Thông cáo báo chí chung về kết quả cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3. (Theo Vietnamnet)

XEM THÊM:

Có nước ‘chống lưng’ trong vụ tranh chấp Việt Nam – Campuchia?
 image008
Một giới chức đang chỉ ra các khu vực xảy ra xung đột tại biên giới Campuchia - Việt Nam.

VOA 23.07.2015

Những căng thẳng thời gian qua trên biên giới Tây Nam đã khiến vấn đề phân định biên giới Việt Nam – Campuchia lại ‘nóng’ lên. Tin cho hay, hiện đã có hơn 80% vùng biên giới giữa hai nước đã được cắm mốc và số còn lại vẫn còn đang trong vòng thương thảo. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ, người từng tham gia vào các cuộc đàm phán với Phnom Penh.

VOA: Thưa ông, ông đánh giá ra sao về tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia thời gian qua?

Ông Trần Công Trục: Hai bên đang tiếp tục tìm mọi cách thúc đẩy quá trình phân giới cắm mốc, vượt qua được những khó khăn, những nhận thức khác nhau để cắm mốc, đạt được đường biên giới một cách rõ ràng và cố định trên thực địa như mốc giới hiện tại. Đấy là công việc mà theo tôi nghĩ đã làm được.

Trong quá trình làm việc này, có xảy ra một số vụ tranh chấp lộn xộn. Cái này có nguyên nhân là bị một số đảng phái, một số nhân vật trong đảng phái đối lập của Campuchia họ kích động dư luận để gây ra cái rắc rối đó, đặc biệt là tại một số khu vực còn có chưa phân giới cắm mốc và còn có vấn đề nhận thức khác nhau.

Đây là một vấn đề có thể nói là đang gây ra dư luận rất là bức xúc, thậm chí gây ra đụng độ, tuy là nhỏ nhưng rất nguy hiểm, gây khó khăn bất lợi khi Việt Nam phải đối phó với rất nhiều hướng như về phía đông là biển Đông và phía Tây là Campuchia, tạo cho Việt Nam khó khăn.

VOA: Liệu những căng thẳng hiện thời có làm phức tạp hóa việc cắm mốc giới ở biên giới Tây Nam trong thời gian tới không, thưa ông?

Ông Trần Công Trục: Tại khu vực hiện nay, còn có những nhận thức khác nhau do tài liệu và bản đồ để lại thì hai bên cần phải tiếp tục xem xét và đặc biệt là cần phải ra thực địa để mà xem xét cụ thể xem vấn đề biên giới ở đây quản lý tạm thời ra làm sao và vấn đề cột mốc cũng như là xây dựng có ảnh hưởng tới quan điểm, hay lập trường của các bên hay vấn đề phân giới cắm mốc không.

Chính phủ Việt Nam có đề nghị rằng tại những khu vực đang có tranh cãi đó, hai bên thôi không có những hoạt động xây dựng hay làm điều gì trong khu vực thuộc bán kính phân chia đường biên giới 100 mét. Đấy là những đề nghị tôi cho rằng rất là cầu thị và thực tế, phù hợp với tập quán quốc tế lâu nay trong việc xử lý tranh chấp. Hiện nay chúng tôi đang chờ đợi câu trả lời từ bên phía Campuchia.

Nếu như không tích cực và cùng nhau hợp tác thì đấy có thể là điểm lan rộng tranh chấp, và thậm chí nếu không kiểm soát được sẽ trở thành đụng độ lớn.

VOA: Ông từng nói rằng là hai bên cũng phải cần cảnh giác với một bên gọi là bên thứ ba. Theo ý ông, bên thứ ba này là ai?

Ông Trần Công Trục: Người ta đã nói rất nhiều rồi. Rõ ràng có sự chống lưng của Trung Quốc trong các hoạt động vừa qua ở biên giới Việt Nam – Campuchia. Trung Quốc hiện nay giúp đỡ rất nhiều trong các lĩnh vực cho phía Campuchia, mà đặc biệt là các phần tử đảng phái, bất đồng, đang muốn tranh giành các vị trí trong nhà nước Campuchia. Cái đó thì rõ rồi.

Nhiều thông tin nói họ viện trợ kinh tế, họ giúp đỡ về quốc phòng rồi kể cả ngoại giao lẫn các vấn đề khác để làm sao cho lực lượng này họ có thể tiếp tục trong công cuộc tìm mọi cách, mọi cớ để phá hoại ổn định và uy thế của đảng phái cầm quyền hiện nay cũng như quan hệ Việt Nam – Campuchia. Điều đó quá rõ rồi. Đấy là một nguyên nhân rất là lớn, rất quan trọng, không thể không tính tới.

VOA Việt Ngữ không thể liên lạc được với Đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phỏng vấn về ý kiến của ông Trần Công Trục.
24 Tháng Giêng 2017(Xem: 13781)
- Phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spicer hôm thứ Hai nói rằng Hoa Kỳ sẽ 'đảm bảo rằng chúng ta sẽ bảo vệ quyền lợi của mình tại đó'. - Truyền thông Trung Quốc nói rằng các bình luận của ông Spicer khiến Washington đang 'tuyên chiến'. - Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh nói rằng Trung Quốc "cam kết theo đuổi các đàm phán hòa bình với toàn bộ các quốc gia có liên quan" trong cuộc tranh chấp, và nói Bắc Kinh "tôn trọng các nguyên tắc tự do đi lại và bay phía trên các vùng biển quốc tế".
22 Tháng Giêng 2017(Xem: 13207)
Thượng nghị sĩ John McCain từ tiểu bang Arizona cùng một đồng nghiệp khác là Lindsey Graham hôm 22/1 tuyên bố sẽ bỏ phiếu chấp thuận ông Rex Tillerson làm ngoại trưởng Mỹ, dù vẫn còn quan ngại về quan hệ của cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn ExxonMobil với Tổng thống Nga.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 12968)
Vào lúc sắp sửa kết thúc nhiệm kỳ, ông Kerry nói ông không thể đoan chắc liệu hiệp định Đối Tác Thương Mại Xuyên Thái Bình Dương (TTP) có tồn tại hay không, nhưng ông khuyên Việt Nam không nên vội vàng chấp nhận một hiệp định thương mại nào đó để thay thế TPP và hy sinh những điều khoản kinh doanh có lợi đã đạt được trong TPP.
19 Tháng Giêng 2017(Xem: 13936)
Yếu tố quy hoạch cùng sự cho phép trở thành cái mơ hồ tùy tiện lúc được lúc không, chính nó tạo ra sự bất công mà một đằng là bần cùng hóa người dân một đằng là tài phiệt hóa những doanh nghiệp bất động sản.
17 Tháng Giêng 2017(Xem: 31368)
Mỏ khí Cá Voi Xanh thuộc địa phận hải giới tỉnh Quảng Nam nằm trong thềm lục địa VN - 200 hải lý đặc quyền kinh tế (EEZ).VĂN HÓA MAP
12 Tháng Giêng 2017(Xem: 14872)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14348)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 14835)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13449)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14663)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13211)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12719)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.