Cái nhìn từ một Phật tử: Sư "ôn" Giác Đẳng và chuyện bán Chùa

20 Tháng Mười 20158:05 CH(Xem: 20151)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ TƯ 21 OCT 2015

 

Chuyện Bán Chùa, Cái Nhìn từ Một Phật Tử

 

Nhật Liên Dũng

Căn nguyên của mọi vấn đề bắt nguồn từ ý niệm: không muốn để cơ sở của Giáo Hội bị tư hữu hóa như lần trước, bởi cá nhân của một vị Hòa Thượng, Thượng Tọa, Đại Đức, Tăng Ni nào, mà chỉ muốn Giáo Hội là sở hữu chủ duy nhất mà thôi. Hơn nữa, ở một xứ sở văn minh đầy đủ tiện nghi vật chất, và là quốc gia phú cường, dân chủ nhất thế giới, mà Giáo Hội (GH) đã hơn 40 năm qua, vẫn chưa có một cơ sở chính thức để cắm dù hoạt động. Nếu không mũi lòng trước tình cảnh ấy chưa phải là Phật tử quan tâm đúng mức đến sự sống còn của Đạo Pháp. Từ đó ý niệm một mái chùa chung được hình thành và thôi thúc. Nhân tuyển thích hợp nhất đảm lảnh trọng trách này phải là một tăng sĩ trẻ, có nhiệt huyết, có khả năng thuyết phục quần chúng, đảm lược, hy sinh, và trách nhiệm. Nhân tuyển ấy chính là Thượng tọa (TT) Thích Giác Đẳng, người đã được GH thỉnh cử vào cương vị Quyền Chủ Tịch VPII Viện Hóa Đạo GHPGVNTN.

Giao trọng trách hình thành Ngôi Chùa Chung cho TT Giác Đẳng, phải nói, GH đã không chọn lầm người, đứng trên phương diện phục vụ, hy sinh, năng nổ, sáng tạo và trẻ trung hóa tổ chức. Điển hình, với sự hậu thuẫn nhịp nhàng của Hội đồng Lưỡng Viện, Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, các Thành viên Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, TT đã thành công ở nhiều khía cạnh, khả năng thu phục nhân tâm, trẻ trung hóa GH, kêu gọi sự tiếp tay nồng nhiệt từ giới trẻ bên ngoài. Trong khoảnh khắc đã khởi động nhiều sinh khí mới cho GH. Chỉ trong một thời gian ngắn TT đã cho phát hành tờ nguyệt san Đồng Hành, mở đài phát thanh “Đường Về Bán Giác”, hợp tác với website “Tiếng Nói Lương Tri” để loan tải tin tức và bài vở. Điều đáng ghi nhận nhất là chỉ trong vòng 12 tuần lễ, TT đã cậy vào ân đức của Đức Tăng Thống (ĐTT) Thích Quảng Độ, kêu gọi Phật tử khắp nơi nơi góp phần tịnh tài, tâm huyết, và bao tấm lòng tạo mãi ngôi chùa chung, “Chùa Phật Quang”. Thành quả ấy ít mấy ai làm được. Công đức ấy GH cần ghi nhận, khuyến khích và tán dương một cách trang trọng.

Thành công vượt trội ngoài sức tưởng tượng này, dù không nói ra nhưng chắc cũng thầm hãnh diện với thành quả mỹ mãn ấy, vì vậy, TT đã miệt mài dấn thân lên đường phục vụ không mỏi mệt, phát minh nhiều sáng kiến, muốn thay đổi những nguyên tắc thủ cựu, muốn canh tân cải tổ luôn cả guồng máy của GH mà TT cho là quá cũ rích, như chiếc xe bệnh hoạn cà rịch cà tan, kéo lê trên con đường hộ dân, hộ quốc và hộ pháp. Bằng cớ là TT đã cho thành lập ban tu chỉnh hiến chương và bổ nhiệm 72 vị ủy viên công cán vào các chức vụ GH, một hình thức cổ động nhập cuộc, canh tân, hầu trang phục lại giáo hội.

Sự kiện đáng lưu ý là việc TT mới vừa hoàn tất xong việc đăng bạ pháp lý “the Unified Buddhist Church of Vietnam – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo” (UBCV) với chính phủ Hoa Kỳ. Tự biết uy tín mình được nâng cao và được Đức Tăng Thống tín nhiệm, và có thể vì vậy mà qua lần điện đàm cùng ĐTT về việc chuyển “pháp lý” GHPGVNTN ra hải ngoại Thượng tọa đã để cho ảo tưởng vượt ngoài lý trí. TT đã ngộ nhận lời của ĐTT là đưa Viện Hóa Đạo trong nước sáp nhập vào VPII ở hải ngoại.

Đây là một hiểu lầm đưa đến hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Vấn đề chuyển pháp lý khác xa với chuyện di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại. Mãi cho đến giờ phút này, ngay trong Đại Hội 2015 tại San Jose, Thượng Tọa vẫn thừa nhận trước đại hội và ống kính truyền thông rằng ĐTT đã chỉ định cho TT toàn quyền điều hành Viện Hóa Đạo trong và ngoài nước. Do chính nhận định này TT đã cho rằng giáo hội vừa được đăng bạ pháp lý tại bang Texas Hoa Kỳ với danh xưng “The Unified Buddhist Church of Vietnam” (UBCV) – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là giáo hội duy nhất, và TT toàn quyền điều phối nhân sự và các ban ngành.

Do TT nghĩ rằng mình có toàn quyền sắp xếp nhân sự trong VHĐ mà PTTPGQT và vai trò phát ngôn nhân là các cơ quan thuộc cấp, nên chi đã có những chồng chéo về nguyên tắc hành chánh và điều hành. Vả lại, vai trò phát ngôn nhân của GS Võ Văn Ái, theo TT, đã quá lạm sâu vào nội bộ của chư Tăng, ảnh hưởng quá nhiều về sinh hoạt của Hội Đồng Lưỡng Viện (HĐLV). Vì vậy, nay với vai trò mới, toàn quyền lãnh đạo VHĐ, TT muốn giảm hiệu năng hoặc vô hiệu hóa luôn PTTPGQT và vai trò Phát Ngôn Nhân của VHĐ. Và từ đó đã xảy ra những va chạm nẩy lửa và cuộc chiến tranh lạnh giữa TT và PTTPGQT bắt đầu. Sự liên lạc giữa TT và GS Võ Văn Ái bị đứt quãng. Công việc Phật sự qua lại không còn thường xuyên như trước nữa.

 Dù nhiều người lên tiếng cảnh giác rằng: TT đã nhầm lẫn, đã hiểu sai ý của Đức ĐLHT Tăng Thống qua buổi điện đàm hôm ấy. Nhưng TT vẫn quả quyết mình không sai và tiếp tục kế sách điều hành GH với tư cách một lãnh đạo toàn quyền.

Đến khi ĐTT phát giác sự rạn nứt giữa 2 thành viên nòng cốt, giữa TT và GS Võ Văn Ái, dĩ nhiên ĐTT buồn hơn ai hết. Thế nhưng, thay vì dừng chân để tìm hiểu ngọn ngành TT đã thách thức, mà trên thực tế là muốn làm cao, áp lực Đức Tăng Thống bằng cách đưa thư từ chức, nghĩ rằng với bao công đức và đóng góp của TT qua việc tạo dựng Chùa Phật Quang, hoàn thành bao nhiêu công tác Phật sự nêu trên, cọng vào việc từ thiện cứu trợ Phillipines, Nepal, đồng thời trước hiện trạng nhân sự GH quá cạn kiệt không còn ai không lý nào ĐTT chấp nhận để mình từ chức; ngược lại, Ngài phải dè dặt trước quyết định khó khăn là tuyển cử và lưu giữ nhân sự để phục vụ GH. Nào ngờ, ĐTT đã ký Quyết Định số 20 (QĐ20) chấp nhận sự từ chức của TT. Từ đó, bao thành trì đổ nát, bao giấc mộng vỡ tan.

 Đau đớn và thất vọng trước quyết định của ĐTT, TT như chiếc thuyền lênh đênh phiêu giạt giữa đại dương. Có nên “hồi đầu thị ngạn” hay tiếp tục ra khơi xông vào giông tố? Làm người ai cũng trải qua những chặng đường thách thức, những giai đoạn ở ngả ba đường. “Thiên thượng, thiên hạ duy ngã độc tôn”. Con đường trước mắt là do chính mình định đoạt. Rất tiếc TT đã chọn con đường đi vào giông tố. Thay vì thành tâm khắc kỷ, thi hành nghiêm túc những điều đã hứa với ĐTT qua thư từ chức, TT lại tiếp tục hành xử như thể còn nguyên tại chức. Thay vì tìm hiểu nguyên nhân từ đâu gây nên nông nỗi, bao giông tố bão bùng lại đùng đùng tiếp khởi từ đây.

 UBCV, cái pháp lý đăng bạ lúc đầu không còn mang chung ý nghĩa. Khởi nguyên, nó là một danh xưng chỉ dành riêng cho GH Mẹ, từ trong nước ra tới hải ngoại, đó là GHPGVNTN. Nhưng nay, UBCV là của TT Giác Đẳng. Từ đó, UBCV là UBCV. GHPGVNTN là GHPGVNTN. Hai tổ chức hoàn toàn biệt lập nhưng lại trùng danh xưng. Di sản duy nhất được hình thành dưới danh nghĩa GHPGVNTN là ngôi chùa chung, Chùa Phật Quang, thì nay UBCV (trùng danh xưng GHPGVNTN) tự cho mình là sở hữu chủ duy nhất. Đức Tăng Thống quả thật đã mất cả chì lẫn chài khi TT tuyên bố độc lập. Rồi sau đó, TT và UBCV đã tự ý bán chùa mà không cần hội ý với bất cứ ai.

 Hai điều vi phạm nghiêm trọng qua hành động bán chùa. Thứ nhất là bán một cách âm thầm không ai hay biết. Thứ hai là không hề hỏi ý của các chủ nợ, những người hảo tâm đóng góp cho GH Mẹ vay dù ngắn hạn hay dài hạn. Ở đâu và tự lúc nào cho phép UBCV trở thành sở hữu chủ ngôi chùa khi đã tự tách rời ra khỏi GH Mẹ? Ngay từ ngày đầu kêu gọi, TT đã dư biết GH sở hữu chủ ngôi chùa chung là Giáo Hội Mẹ trong nước dưới sự lãnh đạo của Đức Đương Kim Đại Lão Hòa Thượng Tăng Thống Thích Quảng Độ. Một khi đã tuyên bố độc lập thì đương nhiên phải giao trả những gì không thuộc về mình. Ấy là tinh thần thượng tôn kỷ luật mà một thường dân cũng phải chấp hành nghiêm chỉnh chứ đừng nói chi đến một Trưởng tử Như Lai.

 Vấn đề ở đây là thiện tâm và đạo đức đã hoàn toàn vắng bóng từ lúc bị GH sa thải. Từ bi và phụng hiến không còn là phương châm của người hành giả mang đạo nghiệp “vô ngã vị tha, thượng cầu Phật Đạo, hạ hóa chúng sanh” đi vào đời. Trong lòng chỉ còn sát phạt, giao tranh, công phẩn, ăn miếng trả miếng mà thôi. Phật sự đã bỗng dưng trở thành ma sự. Que diêm đã thật sự đốt cháy cả rừng công đức ngay từ “Lá thư tuần đầu tiên”.

 Quyết Định số 20 ở điều II và điều III, Viện Tăng Thống đã yêu cầu TT phải báo cáo chi tiết về tài chánh việc tạo mãi Chùa Phật Quang để GH giải quyết nợ nần sau khi TT rời chức vụ. Thế nhưng TT đã diễn dịch sai lệch hoàn toàn yêu cầu của GH. TT phát biểu qua Đại Hội San Jose 2015: “Ngôi chùa đã trở thành cái tâm điểm của bao nhiêu là thị phi, bao nhiêu là gánh nặng… Khi mà chúng tôi nhận được QĐ số 20 của Viện Tăng Thống, lại yêu cầu chúng tôi giao ngôi chùa, nhưng mà phải chịu trách nhiệm trả về tài chánh.” Sự thật thì QĐ20 chỉ yêu cầu TT báo cáo rõ ràng và bàn giao sổ nợ, không hề buộc TT phải trả nợ cho GH. Nhưng rồi TT cho đó là một hình thức GH đã ép người quá đáng, đưa TT đến chỗ chẳng đặng đừng phải bán Chùa Phật Quang để phủi tay các khoản nợ trước khi TT ra đi. Chỉ là cái cớ để phản công, một hành động trả đủa, cho đối phương nếm mùi cay đắng. Người Mỹ có câu: “Have a taste of your own medicine” chính là hành động của TT.

 Hành động bán chùa đã cho thấy TT đã tự coi mình là chủ nhân ông và có toàn quyền định đoạt về số phận ngôi chùa. Thế thì còn gì để gọi chùa chung như TT đã rêu rao buổi ban đầu: “Khi ý tưởng tạo lập một ngôi chùa chung được đề ra đã có nhiều phản ứng, dù đầy thiện chí, là không thể thực hiện được. ‘Cha chung không ai khóc’…Hai tuần qua, thực tế đã cho thấy một hình ảnh khác. Phật tử nhiều nơi liên lạc về ủng hộ nhiệt tình cho một ngôi chùa do Giáo Hội làm chủ... Ngôi chùa Phật Quang — cơ sở do Giáo Hội chủ quyền — là một ngôi chùa lịch sử” trích lá thư hàng tuần, thứ 2. Rốt cuộc, ngôi chùa chung chỉ là bánh vẽ. Thực tế thì TT là chủ nhân ông duy nhất. Như thế thì đâu có chuyện ai khác vô đây để thay phiên trụ trì theo nguyên tắc của ngôi chùa chung?

 Bài học về chuyện bán chùa cho thấy dã tâm con người thật khôn lường, lắm lúc trớ trêu, lúc đầy gian trá. Tuy nhiên, qua đó cũng không thiếu những tấm lòng sắt son vì đạo, những cống hiến cho đời cho đạo bằng cả trái tim, những đồng tiền chắt chiu dành giụm bằng từng giọt mồ hôi đổ xuống, máu xương và nướt mắt để dâng lên cúng dường Ba Ngôi Tam Bảo Phật Pháp Tăng, khác chi câu chuyện “Bà Già Cúng Đèn” Đức Phật năm xưa. Chuyện bán chùa nay đã phải nhờ đến pháp luật, một lựa chọn không ai muốn. Một bên cho rằng phước cho phe mình đã “đi trước một bước” cho đối phương không kịp trở tay, đang tự đắc ha hê hả dạ. Một bên không hề có đối phương. Tất cả chỉ vì chính nghĩa, nhờ công lý bênh vực và xoa dịu cho hàng triệu tấm lòng xót xa hụt hẩng bởi hành vi thiếu lương thiện. Chuyện đến nước này tưởng chừng như không còn lựa chọn thứ hai, nhưng không, GH vẫn an nhiên điềm tỉnh yêu cầu ai đó hãy “buông dao đồ tể”, hồi đầu thị ngạn. Chỉ cần ai đó thi hành nghiêm chỉnh những gì đã hứa qua thư từ chức thì mọi việc sẽ đi qua, sóng yên mây tạnh, mưa thuận gió hòa, êm đềm như chưa hề có chuyện gì xảy ra. Mong lắm thay.

 Nhật Liên Dũng

17.Oct.2015

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 14 SEP 2015

 Thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái

Kỳ 1

Lời tòa soạn: Dựa trên bản đánh máy của đạo hữu Thục Vũ, Văn Hóa thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái. Trong audio này có đoạn Ht Quảng Độ đưa ra câu hỏi, có đoạn Hòa thượng ý kiến. Bài phân tích không có ý thiên vị hay chỉ trích cá nhân nào, chỉ mong suy xét ra sự thật và tất nhiên không tránh được sự chủ quan.

Tòa soạn xin ghi nhận những ý kiến của quí bạn đọc và nhất là của quí đạo hữu Phật tử thường xuyên theo dõi "biến cố chùa Phật Quang".

Đặc biệt xin cám ơn đạo hữu Thục vũ đã bỏ công sức ra nghe, đánh máy audio. Trân trọng. (VH)

Câu hỏi 1:

Ngài QĐ: Còn quan tâm vấn đề sau này, nếu có một chế độ khác lên có thiện cảm với Phật giáo nói chung, thì không thành vấn đề, nếu là một chế độ độc tài chủ nghĩa, thì có thể gây khó khăn cho mình, có thể bắt mình xin phép thế này kia, có phép, xin phép thì nó cho mới được hoạt động, nó không cho thì mình cũng chịu, mình lấy lý do mình có sẳn pháp lý mình gửi ở Hoa Kỳ mình đem cái pháp lý đó về tiếp tục hoạt động, họ có chịu không? Tôi muốn biết có khó khăn gì không?

 

GsVVA: Con nghĩ, nó không khó khăn về phía chính quyền, bởi vì chắc chắn sau chính quyền độc tài này, sẽ có chính quyền dân chủ hơn, chắc chắn họ không có ác cảm với các tôn giáo khác nói chung và Phật giáo nói riêng. Nhưng cái khó khăn là cái nội bộ, nó có nhiều khuynh hướng của nhóm Chư tăng này, Nhóm chư tăng kia, những cái đó là cái khó khăn trong tương lai. Chứ còn trên mặt Pháp lý, bạch Thầy về mặt pháp lý thì không khó khăn gì cả. Bởi vì mình có cái Hiến chương từ 1964 và bao nhiêu lần điều chỉnh lại thì cứ theo đó mà làm thôi, đâu có khó khăn gì!

 

* Văn Hóa đóng góp: Hòa thượng nói: "Nếu có một chế độ khác lên..." Điều này là sự mong mỏi của Hòa thượng, hiện nay vẫn còn là một chế độ độc tài chủ nghĩa. Hòa thượng: "mình lấy lý do mình có sẳn pháp lý mình gửi ở Hoa Kỳ mình đem cái pháp lý đó về tiếp tục hoạt động, họ có chịu không? Tôi muốn biết có khó khăn gì không?"

- Ông Võ Văn Ái trả lời: Con nghĩ, nó không khó khăn về phía chính quyền, (bởi vì chắc chắn sau chính quyền độc tài này, sẽ có chính quyền dân chủ hơn, chắc chắn họ không có ác cảm với các tôn giáo khác nói chung và Phật giáo nói riêng.

 

- Thứ nhất: ông Ái nói nói không khó khăn về phía chính quyền... Vậy thì đó là chính quyền nào? Ông Ái thừa biết chính quyền cầm quyền hiện nay là chính quyền độc tài cộng sản; còn ông nói "sẽ có chính quyền dân chủ hơn", ông Ái cố tình tạo sự lạc quan cho Hòa thượng là sẽ có chính quyền dân chủ hơn! Bao giờ thì se có chính quyền dân chủ hơn trong lúc tuổi hạc của Hòa thượng nay đã gần 90,  đồng thời ông còn đoan chắc là "chắc chắn họ không có ác cảm với các tôn giáo khác nói chung và Phật giáo nói riêng."

 

- Thứ hai: ông Ái rất giầu tưởng tượng, ông chuyển ngay ý tưởng - mục tiêu chính của Hòa thượng là muốn "mình có sẳn pháp lý mình gửi ở Hoa Kỳ rồi mình đem cái pháp lý đó về tiếp tục hoạt động, họ có chịu không?

Hòa thượng nhấn mạnh câu hỏi với ông Ái: "Tôi muốn biết có khó khăn gì không?" Hòa thượng đã nảy ra mối nghi ngờ về cái gọi là chính quyền dân chủ của ông Ái, Hòa thượng nói ngay: "họ có chịu không".

 

Ông Ái trả lời: Con nghĩ, nó không khó khăn về phía chính quyền. Có lẽ ông Ái muốn nói chính quyền đây là chính quyền "dân chủ" mà ông vẽ ra... Nếu quả thật như vậy thì thâm tâm ông Ái vừa đưa cái bánh "sẽ có chính quyền dân chủ" vừa muốn đưa GHPGVNTN ra hải ngoại;

 

- Thứ ba: ông Ái biện luận: "Chứ còn trên mặt Pháp lý, bạch Thầy về mặt pháp lý thì không khó khăn gì cả. Bởi vì mình có cái Hiến chương từ 1964 và bao nhiêu lần điều chỉnh lại thì cứ theo đó mà làm thôi, đâu có khó khăn gì!"

 

Biện luận của ông Ái ý là dựa trên cuộc họp ngày 31 Tháng Chạp năm 1963 tại chùa Xá Lợi, và ngày 4/1/1954 Quốc trưởng Nguyễn Khánh ký sắc lệnh thành lập

GHPGVNTN và Hiến chương 1964 của giáo hội là một quyết định vĩnh viễn, trong lúc ông Ái thừa biết rằng ngày 30/4/1975, khi CS cưỡng chiếm toàn bộ miền Nam VN, không một sắc lệnh nào của chính phủ Sàigon còn hiệu lực đối với CS. 

 

- Thứ tư: Mục đích thâm hậu cuối cùng của ông Ái là dùng Hiến chương 1964 "mời mọc" Ht Quảng Độ đem GHPGVNTN ra hải ngoại. (Trong cuộc họp báo của Tt Giác Đẳng tại hội trường Việt Báo ở Quận Cam, luật sư chủ tịch UBC của Tt Giác Đẳng lập ra ở Houston Texas là ông Steve Dieu thuyết giảng về dự án hoặc đưa Viện Tăng thống, hoặc Viện Hóa Đạo di dời ra hải ngoại!!!)

 

* Văn Hóa đóng góp: đây là vấn đề chiến lược của giáo hội, là chính sách cốt lõi sinh tử của GHPGVNTN. Một: GHPGVNTN tiếp tục con đường tranh đấu đòi hỏi nhân quyền, tự do dân chủ cho 90 triệu người dân Việt và hiện hữu thường trực trong nước với kế sách mới; Hai là: lưu vong ở hải ngoại!

 

Khi Ht muốn biết và hỏi: "Tôi muốn biết có khó khăn gì không?" Điều muốn biết của Hòa thượng trong câu hỏi là Ngài muốn biết cái khó khăn về mặt pháp lý ở hải ngoại nó ra sao?

Ông Ái không trả lời về cái khó khăn hải ngoại mà chỉ nói về cái dễ dàng ở hải ngoại! Cái dễ dàng ông Ái đã thực hiện được là đồng thuận cho 3 người đầu tiên đứng tên đăng bạ (Grant Deed) UBCV-GHPGVNTN là Thượng tọa Giác Đẳng, ông Trần Đình Minh và bà Ỷ Lan; tờ Grant Deed được Quận Cam ký ngày 3/9/2014.

 

Thật ra, Hòa thượng Quảng Độ đã lường ra được cái khó khăn ở hải ngoại rồi chứ không cần nghe ông Ái nói "đâu có khó khăn gì"!

Ngài đã nắm được phần nào cái khó khăn này qua "Thư từ chức của Hòa thượng Trí Lãng" và vấn đề "tạo mãi", tức là huy động tiền bạc của Phật tử mua một ngôi chùa ở thủ đô tị nạn.

Ngài cũng đã nhìn thấy bài học trước đây  - một tăng sĩ bao nhiêu năm nhờ nhân danh VP II mà trong tay có hàng chục triệu, sở hữu "ngôi chùa riêng" to lớn từ tịnh tài của Phật tử, giờ đến lượt "ngôi chùa chung", kịch bản mới với đạo diễn kỳ tài  chỉ là vải thưa che mắt thánh.

 

Vả lại một trong "Tam đầu chế" cản trở và tiêu hủy dự án của Ht Trí Lãng trước đây không ai xa lạ ... đã quay đầu về núi. 

 

Câu số 2:

Ngài QĐ: Thế thì bây giờ nói tóm lại, sự thế cờ trước mắt trong nước chỉ có Ngài Thanh Quang coi như cuối cùng thế thôi, Ngài Thanh Quang hiện cũng chỉ là quyền chứ chưa phải là chính thức viện trưởng.

 

Gs VVA: Thì hiện tại vẫn có cái VP1 ở trong nước làm cái thế ỷ dốc. Tuy rằng nó không có tự do hoạt động nhưng mà trên mặt pháp lý lịch sử, thì nó vẫn cứ tồn tại để ngoài này dựa vào đó để hoạt động, đến khi mà, hoặc là vì nhân sự không còn ai, hoặc là nhà nước nó thắt chặt việc khủng bố, thì lúc đó mình dùng cái Giáo chỉ này, để cho cái VP2 tiếp tục cái công trình của GH từ 40 năm qua.

 

* Văn Hóa đóng góp: Đến đây thì ông Ái lòi đuôi. Khi nghe Hòa thượng than rằng: "trước mắt trong nước chỉ có Ngài Thanh Quang coi như cuối cùng thế thôi."

Ông Ái bắt ngay vào cái câu "trong nước chỉ có Ngài Thanh Quang coi như cuối cùng", ông "tán" ngay: "trên mặt pháp lý lịch sử, thì nó vẫn cứ tồn tại để ngoài này dựa vào đó để hoạt động."

Ông Ái coi VP I trong nước cuối cùng chỉ là cái thế ỷ dốc, tồn tại "trên mặt pháp lý lịch sử" tức là không còn tồn tại trên thực tế, để ngoài này làm việc và "mình dùng cái Giáo chỉ này" ...

Xin hỏi: Giáo chỉ này là giáo chỉ nào? Chắc là Giáo chỉ do ông đề xuất, tức là Giáo chỉ số 12 phải làm gấp rút, phải được sinh ra ngay để công nhận hóa tờ bằng khoán Grant Deed, hợp thức hóa quyền hành tối cao của Tt Giác Đẳng đang thụ đắc trong tay quyền Chủ tịch VP II VHĐ hải ngoại.

Khi Giáo chỉ số 12 ra đời, chính tay ông cầm trao tận tạy cho Giác Đẳng; nếu ông biết Giác Đẳng phản thùng, ông có giao tận tay không?

 

Thật là: Trời bất dung gian, kẻ cắp thì gặp bà già, âm mưu đồng lõa dùng pháp lý  tờ  Grant Deed cướp chùa Phật Quang và dùng Giáo chỉ 12 đưa Giác Đẳng lên ngôi tối cao... thì chính Giác Đẳng ra tay trước hạ bệ Võ Văn Ái và Ỷ Lan.

 

Giác Đẳng vận dụng tối đa thời cơ ùa tới, vừa nắm trong tay bạc triệu vừa nắm giáo chỉ "di chúc", lật ngửa ván bài mối thâm tình giữa Võ Văn Ái & Ỷ Lan . Mối thâm tình biến thành mối thâm thù "chơi" nhau tới bến.

 

Nói tóm lại, kịch bản Grant Deed Võ Văn Ái - Giác Đẳng không qua được huệ nhãn của bậc đại thiền sư, Ngài vẫn lặng yên để cho Ái và Đẳng múa; cuối cùng Ngài ký Giáo chỉ số 13 hủy bỏ, thâu hồi Giáo chỉ số 12, xem xét lại khả năng pháp lý của VP II VHĐ hải ngoại, minh bạch hóa tiền triệu đô la. Cả Ái lẫn Đẳng té ngửa.

 

Một trong "tam đầu chế" trước đây "hãm" Ht Trí Lãng đã bừng tỉnh, sám hối với Đức Đệ ngũ Tăng thống, viết thông bạch tố cáo đích danh Tt Giác Đẳng, nhưng lời lẽ vẫn còn "tránh né" thủ đoạn của Võ Văn Ái. Vì sao?

 

(Xin đọc tiếp bài phân tích số báo kỳ tới)

 

Thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái

Kỳ 2

Câu hỏi 3:

 

Ngài QĐ: Cho nên tôi phải lo thế nào phải chuyển ra trước Pháp lý ra nước ngoài chờ thời thôi! Để giữ Pháp lý đó, tôi đề phòng thế này, mình đưa ra chính thức có cái văn kiện của VP1 bây giờ chính thức, là một Giáo chỉ (12) của tôi trước khi chết, mình chuyển cái này ra VP2 giữ luôn. Sau mà, nếu mà mình nói, dĩ nhiên có thời hạn thôi chứ không có cái gì vĩnh viễn trong này, nếu không còn cái chế độ CS này nữa nhất định có một chế độ mới lên, không nhiều thì ít chắc họ cũng có thiện cảm với GH, đúng không?

 

Gs VVA: Dạ đúng!  

 

*Văn Hóa góp ý:

Tâm trạng của Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ khi nói và hỏi ông Võ Văn Ái được hiểu như sau:

1. Năm nay Ngài đã gần 90 tuổi hạc, hầu như suốt đời Ngài chỉ nghĩ đến thịnh - suy của nền Phật giáo Việt Nam.

 

2. Hoàn cảnh hiện tại của GHPGVNTN trong nước đang đứng trước hai vấn đề trọng đại:

 

2.1/ Nội bộ Giáo hội hầu như cạn kiệt về nhân sự cấp lãnh đạo, vừa già yếu, vừa nảy sinh nhóm ly khai. Từ nhiều năm qua, Giáo hội bị bó tay không làm nổi hay quên lửng chính sách đào tạo lớp Tăng Ni trẻ kế thừa hàng lãnh đạo.

 

2.2/ Giáo hội bị bao vây tứ phía bởi nhà cầm quyền: một mặt cô lập, phong tỏa tin tức, triệt tiêu  thủ túc; một mặt nhà nước đầu tư rộng lớn hệ thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam về lượng.

 

2.3/ Tuy nhiên, trong việc xây dựng hệ thống Phật giáo thuần Việt, các nhà lãnh đạo đảng CS tỏ ra rất khôn ngoan khi thấy được lượng (xác) vẫn không đáp ứng được chất (hồn). Nhắc lại một sự kiện hy hữu về cuộc "giao lưu" giữa giới lãnh tụ cộng sản và "mái chùa che chở hồn dân tộc": Ngày 3/4/2003, nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải mời Hòa thượng Thích Huyền Quang đương kim xử lý Viện Tăng Thống GHPGVNTN đang bị quản chế gắt gao ở Nguyên Thiều, tạo  cớ cho Hòa thượng ra Hà Nội chữa bệnh, để hai bên có cuộc gặp gỡ đầu tiên "đàm luận" về tình hình Phật giáo. Thủ tướng Phan Văn Khải khi tiếp Hòa thượng Thích Huyền Quang nói: xin Hòa thượng hỉ xả cho chuyện đã qua, vì cán bộ cấp địa phương làm sai.

 

image003

Sự kiện hy hữu trên có thể nói đây là dấu ấn chính trị rất quan trọng giữa người cầm đầu chính phủ Việt Nam Cộng sản và vị lãnh đạo tối cao của GHPGVNTN. Tiếc thay, quan điểm về "Một" Phật giáo của hai vị không gặp nhau. Cả hai đều "cứng", quá cứng. Chính quyền ỷ vào quyền lực trong tay, GHPGVNTN kiên định thà vào nhà tù hơn là vào guồng máy Đảng. Một đàng "phải được phục hồi", một đàng "phải đăng ký". Cuộc "đàm luận" bế tắc, "giao lưu" thất bại. Không có một giải pháp khả thi nào cho nền Phật giáo nói chung, GHPGVNTN nói riêng, chưa kể đến việc "nói chuyện phải trái" với hàng lãnh đạo bên GHPGVN. (Nên nhớ lúc này ông Võ Văn Ái đang làm tham mưu cho Ht Huyền Quang).

2.4/ Sau cuộc họp bất thành đó, về phía nhà nước ra tay trấn áp kinh khủng hơn. Dưới thời Việt Nam Cộng hòa 44 tỉnh thành được Giáo hội chia thành tám miền, nay gần như "miền" vắng bóng, hàng chục cơ sở của GHPGVNTN khắp miền Nam VN từ từ mất dần gần hết; về phía GHPGVNTN, hàng lãnh đạo của Giáo hội bị "nội trùng" khuynh đảo. Bất cứ mối liên hệ nào giữa GHPGVNTN với GHPGVN (nhà nước) hay với chính quyền đều bị lên án "hòa giải - hòa hợp". Nội trùng tìm cách phân hóa nội bộ, điển hình là Thượng tọa Thích Tuệ Sỹ-Đệ nhất phó Viện trưởng Viện Hóa Đạo phải từ chức. (Nếu so quá trình tranh đấu về "tài lẫn đức" giữa Tt Tuệ Sỹ và Gs Võ Văn Ái thì nội bản án tử hình của CSVN dành cho Tt Tuệ Sỹ cũng thừa uy tín để sư kế thừa GHPGVNTN).

 

Việc từ chức của Tt Tuệ Sỹ đánh dấu một bước ngoặt chiến lược vô cùng quan trọng đối với chính sách của Giáo hội. Giả sử nếu Giáo hội đi theo con đường của Tt Tuệ Sỹ thì ngày nay GHPGVNTN có thể đã có một diện mạo khác chứ không lâm vào cảnh "cụt đường!" (Cứ nhìn sang tôn giáo bạn là hàng lãnh đạo Hội đồng Giám mục Công giáo Việt Nam rất khôn khéo khi sống trong vòng kềm tỏa của đảng CSVN. Giáo hội Công giáo không "hùa" theo đảng, không bị mang tiếng là "hòa giải - hòa hợp", nội bộ Giáo hội Công giáo vẫn giữ nguyên bản sắc nhưng linh động "hiệp thông" trong một số vấn đề để tiếp tục giữ vững "thế và lực", từ chủ trương này, dân Chúa và Giáo hội tiếp tục phát triển lớn mạnh. 

 

2.5/ GHPGVNTN đánh giá (vào thời ấy) con đường tạo cho GHPGVNTN một thế đứng đối lập với nhà nước toàn trị theo đường lối của ông Võ Văn Ái là con đường duy nhất "Phật giáo đồng hành với dân tộc", Dân tộc tuyệt đối không phải là Cộng sản (?) (!); Vì vậy, đối với ông Ái, Giáo hội phải là một nhân tố hàng đầu trong việc đòi hỏi Tự do Tôn giáo và Nhân quyền, là tiếng nói đối lập duy nhất tại Việt Nam (bất kể đến các tổ chức tranh đấu khác hay tôn giáo khác). Phải công nhận rằng mục tiêu của ông Ái vạch ra đã đưa danh nghĩa Giáo hội lên hàng quốc tế. Không thể phủ nhận công trạng của ông Ái trong "chiến lược đối lập" đã gây nhiều khó khăn cho nhà nước Việt Nam Cộng sản hàng thập niên trong mối bang giao quốc tế.

 

2.6/ Vận hội của Việt Nam đang đứng trước xu thế Dân chủ, Pháp quyền và Nhân quyền của thời đại. Sự tồn tại của đảng CSVN, sự khả năng lãnh đạo cũng như sự toàn vẹn lãnh thổ đã đẩy đại khối dân tộc có khuynh hướng ngả dần về chủ nghĩa dân tộc. Một trong những nét đặc thù của chủ nghĩa dân tộc là sự hòa hợp mọi tầng lớp nhân bất kể giới tính, bất kể khuynh hướng khác biệt, bất kể thần phục theo hệ tôn giáo nào. Chủ nghĩa Dân tộc Việt vốn là một tổng hợp hài hòa triết lý đông tây. Hòa hợp, dung hợp và thích hợp nhưng không mất gốc vì mọi nguồn văn minh văn hóa, kể cả văn minh tôn giáo.

 

2.7/ Phật giáo là một trong các nền văn minh đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Phát xuất từ Ấn Độ du nhập vào đất Việt từ thời Luy Lâu, từ Đinh Lê Lý Trần, Phật giáo đã hóa thành Việt Phật. GHPGVNTN là một trong hệ phái Phật giáo ở miền Nam VN được hợp thức hóa bởi chính quyền VNCH năm 1964, nhưng 40 năm qua VNCH không còn tồn tại, GHPGVNTN nếu không muốn mất theo VNCH thiết nghĩ nên dọn con đường mới, có thể cho là phù hợp với chế độ mới dân chủ hơn (theo lời ông Ái). Ai sẽ là người dọn con đường mới? trong lúc ngôi sao tranh đấu về tay ông Võ Văn Ái?

 

2.8/ Vinh quang tranh đấu của GHPGVNTN cho Tự do tôn giáo và Nhân quyền đã lên tới cực điểm. Thiết tưởng cũng cần nhắc lại một sự kiện chính trị: Trong chuyến đi thăm của Bà Rena Bitter, Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Thanh Minh Thiền Viện Sàigon vào ngày 17/3/2015, Ht Quảng Độ khẳng định: "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất là Giáo Hội có tiếng nói đối lập duy nhất tại Việt Nam để đòi hỏi nhân quyền, tự do dân chủ cho 90 triệu người dân Việt Nam và chúng tôi sẽ tranh đấu đến cùng dù phải trả với bất cứ giá nào. Lập trường của Giáo hội, là không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị của Cộng sản."

 

Thế nhưng, qui luật của tạo hóa khi cực điểm đã bắt đầu nhuốm màu biến hóa theo dòng chảy chính trị toàn cầu hóa thì con đường chính trị đến cùng của Giáo hội cũng phải tìm cách "hạ cánh an toàn" để khỏi cùng đường!

 

Lại một tín hiệu chính trị đáng lưu ý do chính PTTPGQT Paris thông cáo cho biết hôm Ht Quảng Độ tiếp xúc với ông Tom Malinowski, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động đến Thanh Minh Thiền Viện ngày 5/8/2015 (chỉ sau bà Rena Bitter hơn 4 tháng), Hòa thượng Đệ ngũ Tăng thống nói: " Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm dọa”. Ngài cũng xác nhận rằng: GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản."

 

Một khi GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản thì Việt Nam Cộng sản cũng không nên coi GHPGVNTN là kẻ thù! Vậy thì chúng ta có quyền hy vọng lịch sử sẽ lập lại cuộc "đàm luận" thứ hai giữa hai "kẻ thù" không bao xa.

  

2.9/ Vai trò "chiến lược đối lập" của ông Võ Văn Ái sẽ phải chấm dứt. Ông Ái đã hoàn thành xuất sắc vai trò của mình. Lịch sử sẽ ghi tên ông sáng chói ở một giai đoạn, nhưng lịch sử cũng sẽ bôi đen tên ông khi ông lại tiếp tục dấn thân vào con đường "quỉ quái". Ai có thể tìm được một người thứ hai để thay thế ông Võ Văn Ái? Ai có thể giúp cho ông Ái "thoát" được vòng vây của "tập đoàn quỉ quái"? Chính Đức Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ chứ không có ai khác.

 2.10/ Ai đã đánh đổ con đường của Tt Tuệ Sỹ và Tt Thích Trí Siêu để tạo cho mình con đường "vinh quang giả tạo" ? Ai đã đưa GHPGVNTN đi từ triệt tiêu này đến triệt tiêu khác để vươn lên hàng "ngôi sao đối lập hàng đầu".

Câu hỏi này xin dành cho những nhà quan sát chính trị./

 

 (Xem tiếp Kỳ 3 số báo tới)

 

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 21 SEP 2015

Thử phân tích những điểm đối thoại trong audio giữa Ht Thích Quảng Độ và ông Võ Văn Ái

image004

Kỳ 3

(tiếp theo Kỳ 2 số báo trước)

Ác đảng: “vi trùng trong sư tử ăn thịt sư tử”

Câu hỏi 4:

 

Ngài QĐ: Trừ anh độc tài CS thôi, chế độ khác lên dù có độc tài chăng nữa họ cũng không đến nổi quá nghiệt ngã với tôn giáo, thì có thiện cảm với mình, trường hợp ấy thay vì mình phải thành lập một tổ chức  mới, thì mình chỉ nói với họ, mình đưa cái Pháp lý của GH ở hải ngoại về, ý tôi là muốn vậy khỏi phải xin họ thành lập một tổ chức văn phòng mới, mình chỉ đưa VP2 về, ý đạo hữu nghĩ thế nào? 

 

Gs VVA: Dạ. Con thấy đó là giải pháp hay nhất. Bạch thầy, tức là mình giữ truyền thống, truyền thừa đó, bất cứ khó khăn thế nào thì cái Pháp lý lịch sử nó vẫn cứ tồn tại.

 

* Văn Hóa góp ý:

Đây là sự tính toán và hướng tương lai của Giáo hội khi Hòa thượng Quảng Độ hỏi Võ Văn Ái:" ý đạo hữu nghĩ thế nào?   Câu hỏi của Ht Quảng Độ đã suy cho ông Ái ra tay thực hiện hai việc lớn:

 

Việc thứ nhất: Mua một cơ sở vật chất để làm trụ sở chính thức cho GHPGVN-VPII VHĐ.

Việc thứ hai: "đưa cái Pháp lý của GH ở hải ngoại"; Muốn như vậy Ái phải tiến hành lập thủ tục pháp lý dưới dạng "Hội đoàn non-profit association". Dựa vào by-law cơ sở  pháp lý này, Ái sẽ nói với Ht Quảng Độ là chính quyền Mỹ đã công nhận chính thức GHPGVNTN-VPII VHĐ ở Mỹ. Khi có chính quyền mới ở Việt Nam, chỉ cần đưa cái văn kiện pháp lý ở Mỹ về thì tự nhiên Giáo hội dựa vào đó tiếp tục được hoạt động công khai.

 

* Văn Hóa góp ý:

Khi nghe ý kiến của Ht Quảng Độ, ông Ái mở cờ trong bụng nói ngay: "Dạ. Con thấy đó là giải pháp hay nhất." Không biết ý định thâm sâu của Ht Quảng Độ như thế nào khi ngài đưa vấn đề "chuyển pháp lý lịch sử 2000 năm" của Giáo hội ra hải ngoại? nhưng dường như ngài đã rơi vào cái "bẫy" lớn của Võ Văn Ái. Ông Ái nói ngay: "Dạ. Con thấy đó là giải pháp hay nhất"

 

Ông Ái đã thuyết phục được Ht Quảng Độ "chuyển" GHPGVNTN ra hải ngoại khi ông Ái nghe  Ht bộc bạch thố lộ Giáo hội không còn người thừa kế trong nước, và tâm tư của Ngài đang mưu tìm hàng tăng lữ thế hệ thứ hai chuẩn bị lãnh đạo giáo hội. Ai  là vị Tăng lọt vào mắt xanh của ngài dưới sự "tiến cử" của Võ Văn Ái?

 

Kế sách này manh nha từ việc chính thức bổ nhiệm Hòa Thượng Thích Hộ Giác, Phó Viện Trưởng làm Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa kỳ / Văn Phòng II Viện Hoá Đạo, nhưng tiếc rằng Ht Hộ Giác không có cơ sở vật chất ở thủ đô tị nạn để lấy làm trụ sở cho VP II và Ht Hộ Gíac cũng đã lớn tuổi. (Bên lề câu chuyện này phải nhắc tới tham vọng của Tt Pháp Châu chùa Việt Nam ở Quận Cam - ông Pháp Châu sẵn sàng cho mượn chùa Việt Nam là trụ sở VP II nhưng với điều kiện ông phải là chủ tịch!!! Các hàng cao tăng ở hải ngoại phản đối.)

 

image005

Võ Văn Ái chất vấn Ht Hộ Giác trong ngày họp báo ở Tp Westminster, Quận Cam nam California  công bố Giáo chỉ của Viện Tăng Thống bổ nhiệm Ht Hộ Giác làm Chủ tịch VPII VHĐ.

 

Nhân cơ hội này, Thượng tọa Viên Lý lúc ấy đang là viện chủ chùa Diệu Pháp ở Tp Monterey Park (Quận Los) mới cho VPII VHĐ mượn chùa làm trụ sở và cá nhân Tt Viên Lý chỉ làm Tổng thư ký mà thôi. Nhưng ai dè, thời của Tt Viên Lý tới, từ khi chùa Diệu Pháp đặt trụ sở của VPII, tên tuổi của ông lên như diều gặp gió và tài vật Phật tử thì đổ vào như nước.

 

Chỉ trong vòng mấy năm, Tt mua ngay miếng đất ở thành phố Westminster thủ phủ thủ đô tị nạn, làm lễ động thổ khởi công xây dựng ngay ngôi chùa mang tên chùa Điều Ngự trị giá năm bẩy triệu đô la, và chính PTTPGQT đã ra sức cổ võ kêu gọi tài vật Phật tử đóng góp vào chùa Điều Ngự để có nơi cho trụ sở VP II VHĐ làm việc. Tài vật Phật tử đóng góp cho chùa Diệu Pháp và chùa Điều Ngữ dưới danh nghĩa VP II VHĐ nhưng rót vào trương mục mang tên ai thì chưa rõ!!!

 

image006
Lễ động thổ

Chùa Điều Ngự do Hòa Thượng Thích Viên Lý làm Viện Chủ, Thượng Tọa Thích Viên Huy trụ trì, tọa lạc tại địa chỉ 14472 Chestnut St, Westminster, CA 92683 vừa tổ chức đại lễ Phật Đản PL.2558 và động thổ xây cất chùa mới vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật 11.5.2014. (theo tin Việt Báo). Lễ động thổ xây chùa Điều Ngự diễn ra trước 4 tháng, ngày Tt Phạm Đẳng lập tờ bằng khoán Grant Deed sở hữu chùa Phật Quang 3/9/2014.

 

Qua việc đặt để VHII-VHĐ tại chùa Diệu Pháp và chùa Điều Ngự, ông Giám đốc PTTPGQT Võ Văn Ái là người có công lớn vun đắp kế hoặch thiết kế hàng tăng lữ thế hệ thứ hai với Ht Quảng Độ, tiến cử Tt Viên Lý là "ngôi sao sáng kế thừa" lãnh đạo GHPGVNTN một khi Ht Quảng Độ quy tiên.

 

Như Văn Hóa đã trình bày số báo trước, khi Tt Viên Lý đã trở thành ông "đại gia" chùa to hoành tráng, ông tìm cách "hạ cánh an toàn". Ông Võ Văn Ái và Ht Quảng Độ đã rơi nhẹ nhàng vào kế độc của Tt Viên Lý. Một sự việc sai trái của Viên Lý chẳng chẳng đi tới đâu. Chưa thể biết lý do sâu kín nào mà ông Ái và Viên Lý "cơm chẳng lành canh chẳng ngọt"! nhưng "báo cáo" của ông Ái quả thực đã có sức nặng khiển được ngòi bút và quả ấn của Ht Quảng Độ.

 

Nhận được giấy cách chức VPII VHĐ, Tt Viên Lý vui mở cờ trong bụng. Kế hoạch "hạ cánh an toàn" đã thực sự an toàn. Viên Lý an nhiên tự tại làm ông viện chủ ngôi chùa hoành tráng Điều Ngự mà không còn chút vương vấn nợ nần gì với GHPGVNTN nữa. Nay thì Viên Lý còn làm chức to hơn: "Chủ Tịch Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại" (TĐPGVNTNHN).

 

Kế hoặch "hạ cánh an toàn" chùa Điều Ngự song song với kế hoạch "chuyển" GHPGVNTN ra hải ngoại, bằng cách giao cho Tt Giác Đẳng tức Phạm Đẳng tạo mãi (huy động) tịnh tài (đô la); Võ Văn Ái lại ra sức Thông báo cổ võ tấm lòng Phật-Pháp-Tăng của hàng trăm ngàn Phật tử hải ngoại hướng về sự nguy khốn của GHPGVN trong nước đang bị CSVN bức bách, nhắc nhở liên tục bà con hãy gom góp đồng tiền dành dụm cho "Ngôi chùa chung" để lập VPII VHĐ.

 

Song song với việc hỗ trợ cho Giác Đẳng tạo mãi, Võ Văn Ái còn đưa Ỷ Lan cùng với Giác Đẳng và luật sư Steve Dieu lập một cái hội non - profit association lấy tên là UBCV-Gíao hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất ở Houston Texas và cắt cử Steve Dieu làm chủ tịch hội.

 

* Văn Hóa góp ý:

 

Từ danh phận Quốc gia - Quốc tế của "GHPGVNTN là một tổ chức to lớn, có cơ sở qui mô cùng khắp từ thành thị đến thôn quê, từ cao nguyên đến hải đảo, từ trong nước đến ngoài nước với các Chi bộ tại Hải ngoại truyền thừa pháp lý lịch sử - hậu thân của Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam, ra đời của GHPGVNTN năm 1964" (theo thư của Ht Huyền Quang), nay thoải mái trở thành một cái hội ái hữu như hàng trăm cái hội ái hữu cộng đồng tại hải ngoại.

 

Kế hoặch này lộ liễu rõ ràng trong cuộc họp báo ở hội trường báo Việt Báo. Lời phát biểu của Giác Đẳng: "Hội Đồng Quản Trị chỉ gồm tôi, đạo hữu Nguyên Hòa Trần Đình Minh và chị Ỷ Lan,” Theo Thượng Tọa Thích Giác Đẳng, hội đồng quản trị cần thêm nhân sự, vì thế hội đồng cũng đã mời thêm được sáu người, trong đó có Luật Sư Steven Dieu, (Bản tin trên Việt Báo viết rất rõ nhưng rất tiếc ông Lê Công Cầu ở trong nước không đọc được) 

 

"Chuyển" Giáo hội truyền thừa "pháp lý lịch sử 2000 năm" ra hải ngoại có nghĩa là "dứt điểm" nốt cái "hồn" của Giáo hội ra đời năm 1964 ở miền nam VN, sau một thời gian cái "xác" tức là thủ túc của Giáo hội Mẹ đã bị CS chặt đứt gần hết. Dứt điểm cái "hồn" Giáo hội Mẹ có nghĩa là "chấm hết" một giai đoạn "tiếng nói đối lập duy nhất tại Việt Nam".

 

Thiết nghĩ cũng nên nhắc lại, từ khi có sự xuất hiện nhân vật Võ Văn Ái Giám đốc Phòng TTPGQT Paris làm "tham mưu" như hình với bóng bên cạnh Ht Huyền Quang và Ht Quảng Độ, từ 8 Miền địa tôn giáo - địa chính trị tới 20 cơ sở Phật giáo của GHPGVNTN (1964-1975) lần lượt triệt tiêu suốt 34 năm qua (tính từ dấu mốc quan trọng năm 1981 Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Cố Hòa Thượng Thích Trí Thủ, Hòa Thượng Thích Minh Châu, Ht Thích Huyền Quang, Ht Thích Quảng Độ dứt khoát không gia nhập vào GHPGVN).

 

"Chính sách Một Phật giáo" là chủ trương lớn của đảng, người thực hiện được chủ trương lớn này quả là một nhân vật kỳ tài, đã lập được đại công. Nhắc lại bức Tâm thư của Ht Huyền Quang, Ngài đã nói: "đến cuối thế kỷ 20 nầy sẽ hoàn toàn “tuyệt tự”. Có lẽ Ngài tỏ ra lạc quan đến độ: Một tổ chức như thế mà hàng lãnh đạo từ cao cấp đến cơ sở không có một người nào do Cộng sản cài vào!

 

Đến thời Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ, Ngài bị "quản chế" kín mít trong bốn bức tường ở Thanh Minh Thiền Viện suốt 17 năm trường, lưu thông duy nhất của Ngài là cái phôn, không máy điện toán, không điện thoại bàn, Ngài chỉ nghe được MỘt tiếng nói của Võ Văn Ái, và Ỷ Lan. Tiếng nói này ra rả bên tại Ngài "Pháp lý lịch sử".

 

Đúng! Võ Văn Ái đã nói: cái "pháp lý lịch sử nó vẫn cứ tồn tại"! Nhưng toàn bộ thân thể của giáo hội đã từ liệt cho tới chết.

 

* Văn Hóa Tạm kết:

Một vấn đề lớn cũng đặt ra đặt ra do lời nhận định của Ht Huyền Quang: "Giáo hội do Lịch Đại Tổ Sư quá khứ và cận đại sáng lập để truyền bá Phật Pháp. Còn Giáo hội Nhà nước là một Giáo hội chính trị thời đại".

Đúng! Vì thế cho nên cuộc "giao lưu chính trị" giữa Ht Huyền Quang và nguyên Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải thất bại.

Tâm thư của Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..."

Thưa đúng: Chưa có văn kiện chính thức nào "khai tử" GHPGVNTN, nhưng, có một con vi trùng tối độc, con" vi trùng trong sư tử ăn thịt sư tử”. Con vi trùng này có thể không có một người nào do Cộng sản cài vào! Nhưng với mưu mô chức quỷ biến hóa vô lường, xuất quỉ nhập thần từ  xa vạn dặm, nó đã ăn thịt dần dần Giáo hội Mẹ từ trong nước ra hải ngoại!

 

"Nên phải hiểu rằng, lịch sử tự nó không có tội, nhưng nếu chúng ta sai lầm thì liệu lịch sử có dung tha những tội lỗi đó cho chúng ta không?"

(Tâm Thư của Ht Huyền Quang viết tại Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 9, 1992; Phật lịch 2536 )./

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

 

         THƯ THÀNH KÍNH XIN SÁM HỐI VÀ ĐÌNH CHÍNH

                  v/v đánh máy sai ngày tháng trong Thông Bạch số 39

           của Viện Hóa Đạo và Quyết Định số 21 của Đức Tăng Thống

                                 Ngưỡng bạch Đức Tăng Thống

                                 Kính bạch Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện

                                 Kính thưa đồng bào Phật Tử trong và ngoài nước

 Con / tôi là Nguyên Chánh Lê Công Cầu, Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

 Ngày 01.10.2012 Con / tôi được Đức Tăng Thống gọi vào Thanh Minh Thiền Viện để nghe Ngài dạy về biện pháp đối ứng với Văn Phòng II Viện Hóa Đạo, trước hiện trạng TT Giác Đẳng cùng Sư Bà Nguyên Thanh và một số thành viên đi sai đường hướng GHPGVNTN và vi phạm trầm trọng Hiến chương Giáo hội. Chẳng hạn như bất chấp giáo lệnh của Viện Hoá Đạo, Sư bà Nguyên Thanh và TT Giác Đẳng vẫn tổ chức Đại hội tháng 10 để đưa một ngoại nhân là ông Steven Điêu tới điều hành Đại hội. Đại hội Thường niên theo truyền thống xưa nay của Giáo hội tại Hoa Kỳ, nếu có, thì chỉ lo bàn Phật sự, báo cáo tình hình Phật sự năm qua để hoạch định sinh hoạt cho năm tới. Đại hội không thể là nơi bàn chuyện tài chánh, bán chùa, mua chùa với những người đóng góp tạo mãi chùa Phật Quang. Việc này Hoà thượng Thích Huyền Việt, Xử lý Thường vụ đã ra thông bạch nói rõ, đồng thời phủ nhận Đại hội do Sư bà Nguyên Thanh triệu tập. Nhưng một lần nữa, Sư Bà Nguyên Thanh không tuân thủ giáo lệnh của cấp trên, thực hiện mưu đồ đen tối cho một người đã xin từ chức, là TT Gíac Đẳng.

Vì đang đau yếu nằm bệnh viện suốt hai tuần qua, tôi phải xin xuất viện để vào Saigon theo lệnh ĐứcTăng Thống, đầu óc không tập trung, người lảo đảo, cho nên khi soạn thảo Thông Bạch số 39 của Viện Hóa Đạo theo ý chỉ của Hòa thượng Quyền Viện trưởng để ngưỡng trình Đức Tăng Thống, tôi đã viết nhầm ngày TT Thích Giác Đẳng được thỉnh cử vào chức vụ VPII Viện Hóa Đạo là ngày 13 tháng 6 năm 2016, thay vì chính xác phải là ngày 13 tháng 6 năm 2014

 Tại Thanh Minh Thiền Viện, khi Đức Tăng Thống sai tôi đánh máy Quyết Định số 21 ngay tại chỗ, tôi đã bất cẩn trong khi đánh máy nên sai sót Phật Lịch và tháng năm ấn ký là Phật lịch 2557 ngày 02 tháng 10 năm 2014 thay vì Phật Lịch 2559 ngày 02 tháng 10 năm 2015.

 Vậy xin được thông báo lỗi lầm của tôi trong thời gian bị bệnh làm ảnh hưởng tới việc đánh máy lời chỉ thị của Đức Tăng Thống và Hoà thượng Quyền Viện trưởng Viện Hoá Đạo. Kính nhờ Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế hoan hỉ đăng thư đính chính này để chư tôn giáo phẩm và đồng bào Phật tử được biết sự thiếu sót của tôi.

Kính mong chư tôn giáo phẩm và đồng bào Phật tử trong và ngoài nước niệm tình tha thứ cho tôi. Dù những lỗi trật ngày tháng khi đánh máy, nhưng tôi nghĩ rằng nội dung và sự kiện trong Quyết Định của Đức Tăng Thống, và Thông bạch của Viện Hóa Đạo không vì thế mà bị thay đổi hoặc sai khác ý nghĩa, như có số người vội vã nghi ngờ “giả hay thật”. Bởi nội dung của hai văn kiện khế hợp với những chuyện đang xẩy ra tại Văn Phòng II Viện Hoá Đạo.

 Ngưỡng xin Đức Tăng Thống, Chư Tôn Đức Hội Đồng Lưỡng Viện cho con được thành kính sám hối lỗi lầm bất cẩn không thể tha thứ đối với nhiệm vụ của một Tổng thư ký.

Kính xin Đồng bào Phật Tử các giới cho tôi được xin sám hối và cầu mong quý vị hoan hỷ.

                                       Phật Lịch 2559 Huế ngày 06 tháng 10 năm 2015

                                                                           (ký tên)

 

19 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13457)
"Nước Nga qua cái nhìn của người Thổ" - Aleppo thất thủ : Hồi chuông báo tử cho phong trào nổi dậy Syria.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12268)
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Trump lại tuyên bố, việc tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" có thể được sử dụng như một con bài thương lượng với Bắc Kinh xung quanh một số vấn đề tranh cãi, như tiền tệ hay hoạt động (bành trướng) của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa.
14 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13021)
Lưỡng viện Mỹ thông qua dự luật
13 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 18602)
Như VĂN HÓA loan tin trước đây, ông Trần Đại Quang trong dịp đến Roma thăm Giáo hoàng Phanxico có thể đã ngỏ lời mời Giáo hoàng đến thăm Việt Nam; trả lời RFI Việt ngữ ngày 05/12 vừa qua, giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Uỷ ban Công lý và Hòa bình của Hội đồng Giám mục Việt Nam, cho biết là hiện chưa thông tin gì mới về quan hệ Vatican - Việt Nam sau cuộc gặp gỡ giữa giữa Giáo hoàng Phanxicô với ông Quang.
08 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12954)
27 Tháng Mười Một 2016(Xem: 20919)
Sau vụ hành hình, hình ảnh ông nằm bất động, đôi mắt vẫn mở to. Che là một trong bộ ba lãnh đạo gồm (Che, Fidel Castro và Raul Castro) . Quyết định ra đi được đưa ra vào đúng lúc con đường công danh đang rộng mở đối với Che khiến dư luận không khỏi hồ nghi có những khuất tất. Đã không ít ý kiến cho rằng: đằng sau sự ra đi đó có sự ép buộc khiên cưỡng của 2 anh em nhà Castro...
23 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14387)
Ngày đầu tiên làm tổng thống, Trump sẽ rút Hoa Kỳ khỏi TPP
20 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14720)
Ngày 17-11 (giờ Mỹ), Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã có cuộc gặp Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Cuộc gặp diễn ra tại cao ốc Trump Tower ở Manhattan, New York trong 90 phút. Ảnh: REUTERS