Cựu Thủ tướng Anh xin lỗi về 'sai lầm' khi tiến quân vào Iraq năm 2003

26 Tháng Mười 201512:57 SA(Xem: 16213)

"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 26 OCT 2015

Cựu Thủ tướng Anh xin lỗi về 'sai lầm' khi tiến quân vào Iraq năm 2003

image003

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair tại Viện Bảo tàng 11/9 ở New York, ngày 6/10/2015.

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về điều ông gọi là "sai lầm" trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ lãnh đạo năm 2003.

Trong cuộc phỏng vấn trên đài truyền hình CNN, ông Blair cũng viện dẫn việc can thiệp quân sự đó đã châm ngòi cho các cuộc xung đột hiện nay trong khu vực, trong đó có sự nổi lên mạnh của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria.

"Tất nhiên quý vị không thể nói rằng những ai phế truất Saddam Hussein năm 2003 không phải chịu trách nhiệm về tình hình của năm 2015," ông Blair nói.

Mặc dù ông Blair chỉ trích những thông tin sai về vũ khí giết người hàng loạt đã dẫn đến cuộc tiến quân, và "những lầm lẫn trong việc lập kế hoạch, và tất nhiên, sai lầm của chúng tôi trong nhận định chuyện gì sẽ xảy ra một khi lật đổ chế độ" của nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein," ông không xin lỗi về tất cả mọi chuyện trong cuộc chiến tranh đó.

"Tôi nghĩ rằng rất khó để xin lỗi cho việc phế truất Saddam. Tôi nghĩ, cho dù đến ngày hôm nay của năm 2015, Saddam không còn hiện diện ở đó tốt hơn là Sadam còn ở đó," ông Blair nói.

Anh đã đưa số binh sĩ nhiều hàng thứ hai – 45.000 binh sĩ - tham gia cuộc tiến quân vào Iraq. Quân đội Anh tham gia với gần 150.000 binh sĩ Mỹ và mấy ngàn binh sĩ từ các nước Australia, Tây Ban Nha và Ba Lan trong cuộc tiến quân đó.

179 binh sĩ Anh thiệt mạng trong cuộc chiến đó./

VOA 25.10.2015

Lời xin lỗi của Tony Blair về sai lầm trong Chiến tranh Iraq bị xem là "chạy án"

(GDVN) - Lời thú tội bất ngờ của ông Tony Blair về những sai lầm trong cuộc chiến tranh xâm lược Iraq của Anh và Mỹ được giới chức Anh xem là hành vi "chạy án".

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN ngày 25/11 đã thừa nhận một số sai lầm của Mỹ và Anh trong cuộc chiến tranh ở Iraq và đưa ra lời xin lỗi của mình.

Cựu Thủ tướng Blair đã xin lỗi về những "sai lầm" về cơ sở thông tin tình báo cũng như sự thất bại trong việc chuẩn bị cho hậu quả của khởi động chiến tranh xâm lược Iraq năm 2003 của Mỹ và Anh. Ông cũng nhận một phần trách nhiệm về sự trỗi dậy của khủng bố IS.

image005

Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair. Ảnh Daily Mail.


"Tôi có thể nói rằng tôi xin lỗi về những sai lầm về cáo buộc chính phủ (Saddam Hussein) sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân của mình và những điều không tồn tại như chúng tôi nghĩ", ông Blair nói.


Chính quyền Mỹ và Anh năm 2003 tuyên bố chính phủ Saddam sở hữu vũ khí hủy diệt hàng loạt và lấy cớ này để khởi động chiến dịch quân sự tại Iraq. Nhưng các báo cáo tình báo sau đó chỉ ra rằng điều này hoàn toàn không đúng.

Cuộc chiến tranh lật đổ chính quyền Saddam Hussein đã đẩy Iraq vào hỗn loạn và các cuộc bạo lực sắc tộc kéo dài tới tận ngày nay, tạo điều kiện cho sự trỗi dậy của các nhóm khủng bố khét tiếng al-Qaeda và Nhà nước Hồi giáo (IS).

Cuộc chiến tranh xâm lược Iraq không chỉ sát hại hàng chục ngàn sinh mạng tại quốc gia này mà còn giết chết 4.000 lính Mỹ, 179 binh sĩ Anh.

Giống như cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush, người khởi xướng cuộc chiến tranh xâm lược Iraq, đồng minh Tony Blair cũng đối mặt với nhiều chỉ trích và những câu hỏi ở mọi nơi ông xuất hiện.

Bình luận về những ý kiến cho rằng Iraq và Trung Đông sẽ tốt hơn nếu Saddam Hussein vẫn cầm quyền, cựu Thủ tướng Anh nói rằng ông không cảm thấy khối hận về quyết định lật đổ cựu nhà lãnh đạo Saddam Hussein của mình và George W. Bush, rằng sự tồn tại của nhà lãnh đạo này không phải là điều tốt đẹp cho tương lai Iraq.

Trong con mắt phương Tây, Saddam Hussein là một nhà độc tài, đàn áp đẫm máu người dân Iraq trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, kích động các cuộc chiến tranh với láng giềng Iran và Kuwait, sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd ở miền Bắc Iraq.

image006

Ông Tony Blair và cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lược tại Iraq năm 2003. Ảnh Daily Mail. 


Nhưng hành động "nghĩa hiệp" loại bỏ nhà lãnh đạo này và dựng lên một chính phủ mới thân phương Tây của Mỹ và Anh không giúp giải quyết những căng thẳng sắc tộc ở Iraq mà ngược lại đẩy quốc gia này tới sự hỗn loạn hơn, tạo điều kiện cho những mầm mống khủng bố cực đoan phát triển. 

Tuy nhiên, trong cuộc phỏng vấn, ông Blair chỉ nhận một phần trách nhiệm về sự trỗi dậy của IS tại Iraq và cáo buộc cái gọi là Mùa xuân Ả Rập ở Syria là nơi nuôi dưỡng mầm mống của tổ chức khủng bố cực đoan này.

Ông Blair liên tục nói xin lỗi về hành vi của mình và thậm chí đề cập đến tuyên bố rằng cuộc xâm lược Iraq là một "tội ác chiến tranh", nhưng bác bỏ những ý kiến cho rằng ông là "tội phạm chiến tranh". Cựu Thủ tướng Anh cho biết, ông đã làm những gì lúc đó ông nghĩ là đúng và quyền phán xét thuộc về mọi người.

Theo Daily Mail, Blair vẫn mắc kẹt giữa sự hối hận và việc duy trì quan điểm cứng rắn của mình nên ông không thể thừa thẳng thắn nhận toàn bộ sai lầm trong việc lật đổ Saddam Hussein.

Việc ông Blair lên tiếng xin lỗi và thừa nhận sai lầm trong chiến tranh xâm lược Iraq thực tế không hoàn toàn có gì bất ngờ.

Cựu Bộ trưởng Lao động Anh David Blunkett, người từng cảnh báo ông Blair về sự hỗn loạn ở Iraq sau khi Saddam Hussein bị lật đổ nhưng nhà lãnh đạo này đã bỏ qua và "đặt niềm tin mù quáng" vào chính quyền "diều hâu" của Mỹ, đã dự đoán trước được động thái này của ông Blair. 

Theo quan điểm của Blunkett, việc ông Blair bất ngờ đưa ra lời xin lỗi này là không xuất phát từ sự hối hận thực sự mà từ mong muốn dập tắt những chỉ trích gay gắt và cũng như các nỗ lực đưa sai phạm của ông ra xét xử.

Báo cáo điều tra về sai phạm của ông Blair liên quan tới cuộc chiến tranh Iraq do Chủ tịch Ủy ban điều tra độc lập John Chilcot thúc đẩy dự kiến sẽ được công bố vào đầu năm 2016.

Blunkett cho rằng, Blair - một bậc thầy về quan hệ công chúng và truyền thông - có thể đã tính toán rằng nên đưa ra một lời xin lỗi trước khi vụ việc đẩy ông vào tình thế ít lựa chọn sẽ có lợi hơn. 

Tuy nhiên, theo ông Blunkett, ông Blair nên xin lỗi về tất cả những sai lầm của mình trong cuộc chiến tranh Iraq thay vì chỉ một phần như trong cuộc phỏng vấn với CNN. 

Bà Nicola Sturgeon, người đứng đầu chính phủ Scotland, cũng bày tỏ sự đồng tình với nhận định của ông Blunkett khi xem lời thú tội của ông Blair là hành vi "chạy án"./.

Nguyễn Hường 26/10/15 06:35

01 Tháng Ba 2016(Xem: 14482)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21217)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 16933)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15308)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15206)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 13741)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15039)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13490)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 13883)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15121)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15949)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17623)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17413)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17872)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)
31 Tháng Giêng 2016(Xem: 16923)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
28 Tháng Giêng 2016(Xem: 22829)
-" Đối với Việt Nam, hồ sơ Biển Đông cố gắng được đẩy lên là một trong các nghị sự chính; tuy nhiên, biển Đông có tác động vào TT Obama như thế nào sẽ là chuyện mà các nhà lãnh đạo Việt Nam cần biết - hiểu rõ hơn hết, để hoặch định phản ứng đối với sự bành trướng hung hãn của Trung Quốc hiện nay". - "Trong tứ trụ mới hiện nay, ai sẽ là người dẫn đầu đảng CSVN đi California dự phó hội Obama: ông Trần Đại Quang, ông Nguyễn Xuân Phúc hay vẫn là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?" (lkt-VH)
26 Tháng Giêng 2016(Xem: 15103)
XEM LẠI: 17 Tháng Giêng 2016 8:12 CH - "Chuyến đi Hoa Thịnh Đốn hôm 7/7/15, ông Tổng Trọng lại cũng được đón bằng nghi thức cao nhất, chưa từng có đối với Mỹ'. - "Đương kim Tổng bí thư đảng cộng sản Việt Nam đầu tiên trên thế giới bước vào Phòng bầu dục tòa Bạch Ốc đàm đạo với TT Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ; nâng ly "lẩy Kiều" với Phó Tổng Thống Joe Biden; hội đàm với các nhân vật lưỡng đảng Cộng Hòa, Dân Chủ'.
24 Tháng Giêng 2016(Xem: 16918)
- " Ba khuôn mặt dự đoán sẽ được Hội đồng 1510 Đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm vào chức vụ tổng bí thư là ông Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang và Nguyễn Tấn Dũng.Thật ra. việc đề cử một trong "Tứ trụ triều đình" gọi là để thể hiện sự "đổi mới" không quan trọng bằng sự "thay đổi" một Cơ chế lãnh đạo trẻ trung mà người dân có quyền hy vọng rằng đó là những bộ óc có tinh thần dân chủ cấp tiến".